ỒN ÀO CHÚA ĐẾN, NGÀY TẬN THẾ ĐẾN CÓ NÊN KHÔNG ?
Các giáo đoàn đầu tiên thời các thánh tông đồ luôn luôn mong chờ Chúa Giêsu trở lại để giải thoát nhân loại, nhất là tình trạng của họ đang bị bách hại khổ sở.
Một vài hiện tượng lớn xảy ra như thành Giêrusalem bị phá bình địa năm 70, loạn lạc, Đạo Chúa bị bách hại, các tín hữu rỉ tai nhau : Chúa sắp trở lại rồi. Dư luận “Chúa trở lại nay mai thôi” truyền đi, gây xáo trộn trong đời sống thường nhận. Chờ lâu không thấy Chúa trở lại, niềm tin bị căng thẳng, tổn thương cách tai hại.
Thánh Phaolô từ lâu đã quở trách những người “bỏ công ăn việc làm” đi rỉ tai nhau Chúa sắp đến”. Thánh Luca cũng phải đương đầu với dư luận tai hại đó nhất là với biến cố Giêrusalem bị phá bình địa (dư luận nói chắc chắn Chúa trở lại).
Đền thờ Giêrusalem, một công trình kiến trúc của vua Hêrôđê đại đế và của dân Do thái xây cất từ 46 năm qua, nhất là dân Do thái tin rằng đền thờ biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi dân tộc họ, sự phù trợ, che chở của Chúa. Đền thờ không còn thì Thiên Chúa khoongconf ngự nơi đó nữa, dân tộc cũng tiêu luôn.
Chúa Kitô tiên báo Đền thờ sẽ bị phá bình địa. Lời Chúa nói đã ứng nghiệm vào năm 70 khi tướng Titus đem quân tới bao vây Giêrusalem và phá tan Đền thờ. Đền thờ bị phá, tín hữu nhớ lại Lời Chúa tiên báo và tưởng là Chúa sắp trở lại. Họ bị cám dỗ vì tưởng này và lúc không thấy Chúa đến, đức tin họ bị giao động, hoang mang.
Thánh Luca đã viết Phúc Âm giúp tín hữu của Ngài phân biệt đâu là dấu hiệu liên can tới biến cố Chúa trở lại đâu là không.
- Đền thờ Giêrusalem bị phá bình địa không phải là dấu hiệu báo Chúa trở lại. Phải coi chừng. Coi chừng vì có người lợi dụng dịp này xưng mình là Kitô, mê hoặc dân chúng.
- Loạn lạc, giặc giã xảy ra cũng đừng hốt hoảng, đừng nghĩ là dấu hiệu gần báo trước thời gian Chúa trở lại.
- Những hiện tượng thiên văn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú mất sáng v.v… dưới biển sóng lớn, tiếng động gầm thét chỉ là dấu hiệu xa xôi, mơ hồ báo trước Chúa trở lại.
Chắc chắn Chúa sẽ trở lại. Ngày giờ đó không ai biết được. Điều quan trọng là phải sống với hiện tại, sống với bao biến cố trong hiện tại, với những khó khăn hiện tại. Sống như thế nào? Sống tin tưởng vào Chúa, phó thác vào Chúa, sống trong kiên trì, bền đỗ vì Chúa luôn luôn quan phòng, săn sóc đến ta. Mỗi một điều gì xảy ra với ta, Chúa đều biết và điều khiển. Sợi tóc trên đầu, vậy một sợi thôi, rụng xuống Chúa còn biết, Chúa còn quan phòng huống chi là cuộc sống của ta, và cả vũ trụ này Chúa quan phòng tất cả, ta không để ý tới, Chúa cũng biết tới nghĩa là Chúa để ý, quan phòng hết mọi sự, mọi điều cho ta, dầu là điều nhỏ nhặt, tầm thường ta bỏ qua, Chúa cũng để ý. Chúa không bao giờ bỏ rơi ta, việc của ta là đáp ứng sự quan phòng bằng tin tưởng, phó thác bằng sức dẻo dai bền đỗ đến cùng. Bị bách hại đừng xao xuyến, cứ vững tin vì đó là dịp làm chứng cho Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta ứng phó. Cuộc bách hại có thể tới mức độ tàn nhẫn : cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp người thân, mọi người đều lên án, ghét bỏ. Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ.
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh
Các giáo đoàn đầu tiên thời các thánh tông đồ luôn luôn mong chờ Chúa Giêsu trở lại để giải thoát nhân loại, nhất là tình trạng của họ đang bị bách hại khổ sở.
Một vài hiện tượng lớn xảy ra như thành Giêrusalem bị phá bình địa năm 70, loạn lạc, Đạo Chúa bị bách hại, các tín hữu rỉ tai nhau : Chúa sắp trở lại rồi. Dư luận “Chúa trở lại nay mai thôi” truyền đi, gây xáo trộn trong đời sống thường nhận. Chờ lâu không thấy Chúa trở lại, niềm tin bị căng thẳng, tổn thương cách tai hại.
Thánh Phaolô từ lâu đã quở trách những người “bỏ công ăn việc làm” đi rỉ tai nhau Chúa sắp đến”. Thánh Luca cũng phải đương đầu với dư luận tai hại đó nhất là với biến cố Giêrusalem bị phá bình địa (dư luận nói chắc chắn Chúa trở lại).
Đền thờ Giêrusalem, một công trình kiến trúc của vua Hêrôđê đại đế và của dân Do thái xây cất từ 46 năm qua, nhất là dân Do thái tin rằng đền thờ biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi dân tộc họ, sự phù trợ, che chở của Chúa. Đền thờ không còn thì Thiên Chúa khoongconf ngự nơi đó nữa, dân tộc cũng tiêu luôn.
Chúa Kitô tiên báo Đền thờ sẽ bị phá bình địa. Lời Chúa nói đã ứng nghiệm vào năm 70 khi tướng Titus đem quân tới bao vây Giêrusalem và phá tan Đền thờ. Đền thờ bị phá, tín hữu nhớ lại Lời Chúa tiên báo và tưởng là Chúa sắp trở lại. Họ bị cám dỗ vì tưởng này và lúc không thấy Chúa đến, đức tin họ bị giao động, hoang mang.
Thánh Luca đã viết Phúc Âm giúp tín hữu của Ngài phân biệt đâu là dấu hiệu liên can tới biến cố Chúa trở lại đâu là không.
- Đền thờ Giêrusalem bị phá bình địa không phải là dấu hiệu báo Chúa trở lại. Phải coi chừng. Coi chừng vì có người lợi dụng dịp này xưng mình là Kitô, mê hoặc dân chúng.
- Loạn lạc, giặc giã xảy ra cũng đừng hốt hoảng, đừng nghĩ là dấu hiệu gần báo trước thời gian Chúa trở lại.
- Những hiện tượng thiên văn như mặt trăng, mặt trời, tinh tú mất sáng v.v… dưới biển sóng lớn, tiếng động gầm thét chỉ là dấu hiệu xa xôi, mơ hồ báo trước Chúa trở lại.
Chắc chắn Chúa sẽ trở lại. Ngày giờ đó không ai biết được. Điều quan trọng là phải sống với hiện tại, sống với bao biến cố trong hiện tại, với những khó khăn hiện tại. Sống như thế nào? Sống tin tưởng vào Chúa, phó thác vào Chúa, sống trong kiên trì, bền đỗ vì Chúa luôn luôn quan phòng, săn sóc đến ta. Mỗi một điều gì xảy ra với ta, Chúa đều biết và điều khiển. Sợi tóc trên đầu, vậy một sợi thôi, rụng xuống Chúa còn biết, Chúa còn quan phòng huống chi là cuộc sống của ta, và cả vũ trụ này Chúa quan phòng tất cả, ta không để ý tới, Chúa cũng biết tới nghĩa là Chúa để ý, quan phòng hết mọi sự, mọi điều cho ta, dầu là điều nhỏ nhặt, tầm thường ta bỏ qua, Chúa cũng để ý. Chúa không bao giờ bỏ rơi ta, việc của ta là đáp ứng sự quan phòng bằng tin tưởng, phó thác bằng sức dẻo dai bền đỗ đến cùng. Bị bách hại đừng xao xuyến, cứ vững tin vì đó là dịp làm chứng cho Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta ứng phó. Cuộc bách hại có thể tới mức độ tàn nhẫn : cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp người thân, mọi người đều lên án, ghét bỏ. Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ.
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh