Chúa Nhật III Mùa Vọng/B
Bổn phận Mùa Vọng của người Kitô hữu
(Ga 1,6-8; 19-28)
Thánh Gioan Tẩy Giả là «dấu chỉ thời gian» hay nói đúng hơn, là lời Thiên Chúa cảnh cáo Dân riêng Người. Thánh nhân kêu gọi tất cả mọi người hãy ăn năn hối cải. Thánh nhân đòi hỏi tất cả mọi người hãy thay đổi tư duy và hãy tin vào Thiên Chúa. Và từng đoàn người tấp nập tuôn đến với ngài, thú nhận tội lỗi mình và xin ngài làm phép rửa cho như dấu chỉ tỏ lòng ăn năn hối cải. Tiếp đến là những sứ giả do các Thầy Cả ở Giê-ru-sa-lem phái đi cũng đã đến gặp thánh nhân. Ðể trả lời cho những câu hỏi họ đưa ra, thánh nhân đã trả lời cách thẳng thắn và rõ ràng: Tôi không phải là Ðấng Messia, tôi chỉ là phát ngôn viên của Người, đến để loan báo về Người. Còn chính Người đang ở giữa các ngươi, nhưng các ngươi không biết nhận ra Người.
Chúng ta cứ thử giả tưởng là trong thánh lễ hôm nay có một sứ giả nào đó đến với chúng ta, chẳng hạn: một phóng viên của đài truyền hình hay của một tờ báo, đến để làm một bài tường trình về đề tài «Những người Kitô hữu nghĩ gì về chính mình? Họ muốn gì? Ðời sống kitô hữu của họ có ích gì?» Nói cách khác, người phóng viên sẽ hỏi chúng ta: Quí vị nói gì về chính mình? Tại sao quí vị chịu Phép Rửa Tội và tại sao qúi vị đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện và xem lễ?
Mỗi người trong chúng ta sẽ trả lời thế nào đây?
Liệu người phóng viên khi về có thể trả lời lại cho «những người đã đề cử anh đi» một cách đại thể là: «Những người tự nhận mình là Kitô hữu, là người Công Giáo, xem ra thật sự là những người do Thiên Chúa sai đến. Họ luôn làm chứng nhân cho Người trong giáo xứ của họ, chứng nhân về ánh sáng mà Ðức Kitô đã mang đến cho họ. Họ làm chứng nhân, hầu qua đó tất cả mọi người tìm gặp được đức tin vào ánh sáng. Họ không phải là ánh sáng. Họ chỉ muốn làm chứng cho ánh sáng mà thôi, tức Đức Kitô!»
Liệu người phóng viên có thể có được sự nhận xét như thế về giáo xứ chúng ta hay không? Liệu qua lòng cảm kích, qua sự gắn bó với nhau, qua tình huynh đệ, qua kinh nguyện của chúng ta, anh ta có cảm nhận được về chúng ta: Ðó là những người mà người ta có thể cảm nhận ngay được rằng họ là những người luôn có Thiên Chúa trong cuộc đời; họ mang trong mình ánh sáng đến từ một thế giới khác; người ta có thể lập tức cảm nhận được rằng Ðấng đang ngự giữa họ là chính ánh sáng, là lòng nhân hậu và là niềm vui cho con người không?
Tuy nhiên, để trả lời cho những câu hỏi đó, hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ sống của chúng ta: Liệu chúng ta có chu toàn được bổn phận mình không. Liệu chúng ta có sống xứng đáng với ơn gọi «Kitô hữu» của mình không. Liệu chúng ta là những hạt lúa đích thực hay chỉ là vỏ trấu.
Có lẽ trong Chúa Nhật III Mùa Vọng hôm nay, ít ra chúng ta cũng có thể lôi cuốn được người phóng viên, để anh ta còn muốn trở lại với chúng ta (ở giáo xứ…) một lần nữa, chẳng hạn vào Lễ Giáng Sinh, vì anh ta đã nghe thấy được rằng trong ngày Ðại Lễ quan trọng và thân thương này, những người Kitô hữu chúng ta sẽ tổ chức «lạc quyên cho người nghèo» mà thiên hạ đã nói đến khắp nơi! Rất có thể anh ta sẽ tường trình lại cho «những người đã cử anh ta đi», là: Tại giáo xứ (T.) những người tự nhận là Kitô hữu, là người Công Giáo, tuy không đông, nhưng họ đã thực sự ý thức được mình là «muối ướp thế gian» nên có trách nhiệm đối với hết mọi người. Những Kitô hữu ở đây thực sự là nhân chứng cho ánh sáng, bởi vì họ dấn thân xây dựng một thế giới công bình và tươi sáng hơn, bởi vì họ, do tình yêu đối với Ðức Kitô mà họ gọi là Con Thiên Chúa, đã coi tất cả mọi người là những người anh chị em của mình?
Vậy, cũng như thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta hãy thẳng thắn và rõ ràng nói cho tất cả mọi người đã đến hỏi chúng ta biết rằng: Không phải chúng ta, nhưng chỉ một mình Người là Ðức Kitô; Không phải chúng ta là sự cứu rỗi và niềm hy vọng cho thế giới, nhưng là Người; không phải anh em ăn năn hối cải và trở về với chúng tôi, nhưng là trở về với Người! Bởi vì, nếu chúng tôi có rửa tội cho ai thì chỉ rửa bằng nước, còn Người thì rửa bằng lửa và bằng Thần Khí; chúng tôi không hề xứng đáng cởi dây giầy cho Người: Chỉ một mình Người là Ðức Chúa.
Nếu thế, người phóng viên sẽ rất có thể trả lời cho «những người đã đề cử anh đi», là: Có lẽ những người Kitô hữu này có điều gì đó muốn nói cùng chúng ta. Họ có một sứ điệp làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Sứ điệp đó là: «Ở giữa anh em có một Ðấng mà anh em không biết.» Qua tất cả những gì nơi những người Kitô hữu này, mà chính mắt tôi đã nhìn thấy, thì theo tôi, chúng ta cần phải thật trân trọng với Ðấng đó. Ít là chúng ta phải dành thời giờ để tìm hiểu về Người, tìm kiếm Người và cùng với Người tái tạo một cuộc sống mới trong công bình, bác ái và an hòa.
Nếu chúng ta thành công trong việc làm cho những người hỏi về đời sống Kitô hữu của chúng ta có thể xác tín được như thế, thì chúng ta thực sự đã chu toàn được bổn phận Mùa Vọng quan trọng của mình, đó là: «Hãy dọn đường cho Ðức Chúa!»
Bổn phận Mùa Vọng của người Kitô hữu
(Ga 1,6-8; 19-28)
Thánh Gioan Tẩy Giả là «dấu chỉ thời gian» hay nói đúng hơn, là lời Thiên Chúa cảnh cáo Dân riêng Người. Thánh nhân kêu gọi tất cả mọi người hãy ăn năn hối cải. Thánh nhân đòi hỏi tất cả mọi người hãy thay đổi tư duy và hãy tin vào Thiên Chúa. Và từng đoàn người tấp nập tuôn đến với ngài, thú nhận tội lỗi mình và xin ngài làm phép rửa cho như dấu chỉ tỏ lòng ăn năn hối cải. Tiếp đến là những sứ giả do các Thầy Cả ở Giê-ru-sa-lem phái đi cũng đã đến gặp thánh nhân. Ðể trả lời cho những câu hỏi họ đưa ra, thánh nhân đã trả lời cách thẳng thắn và rõ ràng: Tôi không phải là Ðấng Messia, tôi chỉ là phát ngôn viên của Người, đến để loan báo về Người. Còn chính Người đang ở giữa các ngươi, nhưng các ngươi không biết nhận ra Người.
Chúng ta cứ thử giả tưởng là trong thánh lễ hôm nay có một sứ giả nào đó đến với chúng ta, chẳng hạn: một phóng viên của đài truyền hình hay của một tờ báo, đến để làm một bài tường trình về đề tài «Những người Kitô hữu nghĩ gì về chính mình? Họ muốn gì? Ðời sống kitô hữu của họ có ích gì?» Nói cách khác, người phóng viên sẽ hỏi chúng ta: Quí vị nói gì về chính mình? Tại sao quí vị chịu Phép Rửa Tội và tại sao qúi vị đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện và xem lễ?
Mỗi người trong chúng ta sẽ trả lời thế nào đây?
Liệu người phóng viên khi về có thể trả lời lại cho «những người đã đề cử anh đi» một cách đại thể là: «Những người tự nhận mình là Kitô hữu, là người Công Giáo, xem ra thật sự là những người do Thiên Chúa sai đến. Họ luôn làm chứng nhân cho Người trong giáo xứ của họ, chứng nhân về ánh sáng mà Ðức Kitô đã mang đến cho họ. Họ làm chứng nhân, hầu qua đó tất cả mọi người tìm gặp được đức tin vào ánh sáng. Họ không phải là ánh sáng. Họ chỉ muốn làm chứng cho ánh sáng mà thôi, tức Đức Kitô!»
Liệu người phóng viên có thể có được sự nhận xét như thế về giáo xứ chúng ta hay không? Liệu qua lòng cảm kích, qua sự gắn bó với nhau, qua tình huynh đệ, qua kinh nguyện của chúng ta, anh ta có cảm nhận được về chúng ta: Ðó là những người mà người ta có thể cảm nhận ngay được rằng họ là những người luôn có Thiên Chúa trong cuộc đời; họ mang trong mình ánh sáng đến từ một thế giới khác; người ta có thể lập tức cảm nhận được rằng Ðấng đang ngự giữa họ là chính ánh sáng, là lòng nhân hậu và là niềm vui cho con người không?
Tuy nhiên, để trả lời cho những câu hỏi đó, hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ sống của chúng ta: Liệu chúng ta có chu toàn được bổn phận mình không. Liệu chúng ta có sống xứng đáng với ơn gọi «Kitô hữu» của mình không. Liệu chúng ta là những hạt lúa đích thực hay chỉ là vỏ trấu.
Có lẽ trong Chúa Nhật III Mùa Vọng hôm nay, ít ra chúng ta cũng có thể lôi cuốn được người phóng viên, để anh ta còn muốn trở lại với chúng ta (ở giáo xứ…) một lần nữa, chẳng hạn vào Lễ Giáng Sinh, vì anh ta đã nghe thấy được rằng trong ngày Ðại Lễ quan trọng và thân thương này, những người Kitô hữu chúng ta sẽ tổ chức «lạc quyên cho người nghèo» mà thiên hạ đã nói đến khắp nơi! Rất có thể anh ta sẽ tường trình lại cho «những người đã cử anh ta đi», là: Tại giáo xứ (T.) những người tự nhận là Kitô hữu, là người Công Giáo, tuy không đông, nhưng họ đã thực sự ý thức được mình là «muối ướp thế gian» nên có trách nhiệm đối với hết mọi người. Những Kitô hữu ở đây thực sự là nhân chứng cho ánh sáng, bởi vì họ dấn thân xây dựng một thế giới công bình và tươi sáng hơn, bởi vì họ, do tình yêu đối với Ðức Kitô mà họ gọi là Con Thiên Chúa, đã coi tất cả mọi người là những người anh chị em của mình?
Vậy, cũng như thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta hãy thẳng thắn và rõ ràng nói cho tất cả mọi người đã đến hỏi chúng ta biết rằng: Không phải chúng ta, nhưng chỉ một mình Người là Ðức Kitô; Không phải chúng ta là sự cứu rỗi và niềm hy vọng cho thế giới, nhưng là Người; không phải anh em ăn năn hối cải và trở về với chúng tôi, nhưng là trở về với Người! Bởi vì, nếu chúng tôi có rửa tội cho ai thì chỉ rửa bằng nước, còn Người thì rửa bằng lửa và bằng Thần Khí; chúng tôi không hề xứng đáng cởi dây giầy cho Người: Chỉ một mình Người là Ðức Chúa.
Nếu thế, người phóng viên sẽ rất có thể trả lời cho «những người đã đề cử anh đi», là: Có lẽ những người Kitô hữu này có điều gì đó muốn nói cùng chúng ta. Họ có một sứ điệp làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Sứ điệp đó là: «Ở giữa anh em có một Ðấng mà anh em không biết.» Qua tất cả những gì nơi những người Kitô hữu này, mà chính mắt tôi đã nhìn thấy, thì theo tôi, chúng ta cần phải thật trân trọng với Ðấng đó. Ít là chúng ta phải dành thời giờ để tìm hiểu về Người, tìm kiếm Người và cùng với Người tái tạo một cuộc sống mới trong công bình, bác ái và an hòa.
Nếu chúng ta thành công trong việc làm cho những người hỏi về đời sống Kitô hữu của chúng ta có thể xác tín được như thế, thì chúng ta thực sự đã chu toàn được bổn phận Mùa Vọng quan trọng của mình, đó là: «Hãy dọn đường cho Ðức Chúa!»