NÊN THÁNH, NIỀM HY VỌNG CỦA KITÔ HỮU
Ðang tiến bước đến tháng 11/2018, chúng ta suy nghĩ về các ngày 01, 02 và 24 tháng này để tưởng nhớ Quê hương, Giáo hội và hiệp thông cầu nguyện cho Dân tộc Việt Nam.
I.- LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ.
Giáo Hội Công Giáo dành ngày 01 tháng 11 hằng năm để Kính Trọng thể tất cả các Thánh Nam Nữ (từ các Thánh Anh Hài, ‘người trộm lành cùng bị đóng đinh với Chúa’, … đến những người công chính vừa được gọi ra khỏi thế gian).
A. Sự Thánh Thiện trong Giáo hội Ðức Kitô.
Trong Chương V Hiến chế ‘Ánh sáng muôn dân’ (Lumen Gentium) có tựa đề ‘Lời Kêu Gọi Mọi Người Nên Thánh Trong Giáo hội’, các Nghị phụ tham dự Công đồng Vaticanô II xác tín Giáo hội có tính cách thánh thiện. Thật vậy, Ðức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là ‘Đấng thánh duy nhất’, đã yêu dấu Giáo hội như hiền thê mình và đã hiến thân để thánh hóa Giáo hội (x. Eph 5,25-26). Vì thế, tất cả mọi người trong Giáo hội đều được kêu gọi Nên Thánh : ‘Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa’ (1Th 4,3; x. Eph 1,4); sự thánh thiện này của Giáo hội luôn được và phải được biểu lộ qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu; sự thánh thiện ấy được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới Đức Ái trọn hảo trong bậc sống của mình trong khi xây dựng kẻ khác. Đặc biệt hơn, sự thánh thiện đó tỏ lộ trong việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, nhiều Kitô hữu thực hành các lời khuyên ấy với tư cách cá nhân hoặc trong những lối sống hay bậc sống đã được Giáo hội công nhận; việc thực hành đó mang lại và phải mang lại cho thế giới một bằng chứng và một mẫu gương rạng ngời về sự thánh thiện của Giáo hội.
1. Nên Thánh là tham dự vào đời sống thần linh Thiên Chúa.
Từ gần 2000 năm nay, Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thế làm người và chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta. Vì yêu thương, Đức Kitô tự ý đến với con người, gần gũi họ và ngỏ lời với họ, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Người, trở nên con cái Thiên Chúa mà được sống đời đời. ‘Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô’ (Ga 17,3). Tuy nhiên, để việc cứu chuộc được thực hiện, Thiên Chúa cần sự cộng tác của từng người chúng ta. Nhờ một dịp nào đó, chúng ta bắt đầu nhận biết ‘Thiên Chúa ẩn mình’ (Is 45,15), rồi tìm hiểu nhiều hơn Đạo Công Giáo qua việc học biết Giáo lý và, sau cùng, hoàn toàn tự do đáp lời tham gia tiến trình cứu chuộc khi lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích Đức Tin, để thực sự trở nên Kitô hữu, con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở nên Thánh, tức vào nước Thiên đàng.
Như vậy, mặc khải là hành động yêu thương của Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người, để chúng ta tự do đón nhận và hiệp thông với Thiên Chúa, để được cứu độ. Sự thánh thiện này là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu theo ý định: « Vì sự an bài (của Người) cho muôn thời được viên mãn, là thâu họp vạn vật dưới một đầu mối trong Đức Kitô, vật ở trời cao, vật ở nơi dương thế. » (Ep 1,10) Vì thế, Chúa Giêsu là tác giả, là Đấng hoàn thành sự thánh thiện trong Giáo hội (Ánh sáng muôn dân số 40). Chính Người đã lấy Máu Thánh mà chuộc tội cho chúng ta và ban Thánh Thần cho chúng ta.
2. Mọi người được kêu gọi sống thánh thiện.
Chúa Giêsu, Thầy dạy và Mẫu mực của mọi sự trọn lành, đã giảng dạy cho chúng ta, bất luận ở hoàn cảnh nào, một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Đấng ban phát vừa là Đấng hoàn tất: ‘Vậy các con hãy trở nên trọn lành như Cha các con ở trên trời’ (Mt 5,48). Bởi vậy, Người đã sai Thánh Thần đến với mọi người, để từ bên trong Ngài thôi thúc họ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức họ (x. Mc 12,30), và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương họ (x. Gio 13,34; 15,12). Được Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Ngài, các Kitô hữu được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở Nên Thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải luôn gìn giữ và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện mà họ đã lãnh nhận, sống ‘xứng đáng như những vị Thánh’ (Eph 5,3). Nhưng vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (x. Giac 3,2), nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện ‘xin Chúa tha nợ chúng tôi’ (Mt 6,12).
3. Nhiều hình thức thực hành sự thánh thiện duy nhất.
Chúng ta được Thánh Thần Chúa hướng dẫn, nghe theo tiếng gọi của Chúa Cha, thờ phượng Người trong tinh thần và chân lý, noi gương Chúa Kitô nghèo khó, khiêm nhường và vác thập giá để xứng đáng dự phần vào vinh quang Người; tất cả những người ấy đều theo đuổi cùng một sự thánh thiện tuy lối sống và nhiệm vụ của họ có khác nhau, cho nên mỗi người, tùy theo ân sủng và nhiệm vụ mình, phải nhất quyết tiến bước bằng con đường Đức Tin sống động. Đức Tin khơi động Đức Cậy và hoạt động nhờ Đức Ái.
Có nhiều cách thực hành các lời khuyên trong Phúc Âm và những lời khuyên đó không phải chỉ dành cho giáo sĩ, tu sĩ. Nhưng, người giáo dân cũng được mời gọi bằng những cách thế riêng để Nên Thánh. Vợ chồng, người góa, người độc thân, người lao động, người đau ốm, tất cả đều có thể Nên Thánh theo hoàn cảnh và bậc sống của riêng mình. Do đó, Giáo hội được trau dồi bằng những vẻ đẹp muôn mầu muôn sắc. Mẫu mực thánh thiện chỉ có một, nhưng cách ‘họa lại’ mẫu mực ấy thì ‘thiên hình vạn trạng’.
4. Đường lối và phương tiện Nên Thánh.
‘Thiên Chúa là tình yêu, ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa sống trong người ấy’ (1Gio 4,16), Thiên Chúa đã đổ tràn Đức Ái Ngài trong tâm hồn chúng ta, nhờ Chúa Thánh Thần Ngài đã ban cho chúng ta (x. Rm 5,5); cho nên ơn huệ thứ nhất và cần thiết nhất là bác ái. Đức Ái làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân vì Ngài. Nhưng để đức ái, tựa hạt giống tốt, lớn lên trong tâm hồn và kết sinh hoa trái, mỗi một tín hữu phải sẵn lòng lo lắng nghe Lời Chúa, và với ơn Ngài thực hành thánh ý Ngài; phải năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, năng tham dự vào các nghi lễ phụng vụ, chuyên cần cầu nguyện, từ bỏ mình, nhiệt thành phục vụ anh em và chuyên cần luyện tập các nhân đức.
Thật vậy, Đức Ái là mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật (x. Col 3,14; Rm 13,10), nên đức ái chi phối mọi phương thế Nên Thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được cùng đích. Vì thế, đức ái đối với Thiên Chúa và tha nhân là dấu chỉ người môn đệ chân chính Đức Kitô.
Việc noi theo và làm chứng Đức Ái cùng sự khiêm hạ của Đức Kitô cần được các Kitô hữu thực hiện không ngừng; nên Giáo hội là Mẹ chúng ta vui mừng khi thấy trong lòng mình có nhiều con cái nam nữ muốn theo sát gương Đấng Cứu Thế. Vì thế, mọi Kitô hữu đều được kêu mời và có bổn phận Nên Thánh và nên trọn lành theo bậc sống mình.
B. Giáo hội Khải hoàn.
Khi chúng ta rời cỏi đời nầy, linh hồn lìa khỏi xác, đến trước tòa Thiên Chúa để được phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẽ trải qua một sự thanh luyện, hoặc lập tức bước vào hưởng hạnh phúc trên trời, hoặc lập tức bị án phạt muôn đời. (x. Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1022). Được hưởng hạnh phúc trên trời, được chiêm ngưỡng Nhan Thánh Chúa nơi Thiên đàng, chúng ta đã đạt được mục đích Nên Thánh.
Trong những người Nên Thánh, Giáo hội chọn phong Chân Phước (hay Á Thánh, được tôn kính trong nước) rồi phong Thánh (hay Hiển Thánh được tôn kính khắp thế giới) cho những Kitô hữu đã có một đời sống đặc biệt đồng dạng Thầy Chí Thánh, Đức Kitô, và đã được Giáo hội điều tra qua một thủ tục khắt khe và một thời gian điều tra vô tư, với các nhân chứng và phép lạ mà, nhờ sự can thiệp của các Vị đó, Thiên Chúa đã ban cho tha nhân.
Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo có khoảng 4.300 Chân phước và 2.200 Thánh đã được tuyên phong từ năm 1588 khi Đức Giáo Hoàng Sixte-Quint thành lập Thánh Bộ Nghi Lễ, nay đã đổi tên : Thánh Bộ Phong Thánh. Ngày nay, đời sống các Thánh và Chân Phước trở thành những gương sáng cho chúng ta noi theo để đáp lời Thiên Chúa mời gọi Nên Thánh như ý nguyện của chúng ta khi lãnh Bí tích Rửa Tội. Việt Nam hiện đang có 117 Thánh Tử Đạo, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong ngày 19.06.1988 tại Rôma và Chân Phước Anrê Phú Yên cũng do Người phong, ngày 05.03.2000, tại Rôma. Ngoài ra, cuộc điều tra tuyên Thánh cho Thầy Marcel Nguyễn Tân Văn (từ năm 1997), và cho Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp (2012). Tiến trình Phong Thánh cho Ðức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận đã được mở ra ngày 16.09.2007 bởi Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Tổng Giáo phận Rôma, Quỹ Thánh Matthêu tưởng niệm Ðức Hồng Y, Hội Quan sát Quốc tế Văn Thuận về Đạo lý xã hội Công Giáo và Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Rôma. Ngày 04.05.2017, Ðức Thánh Cha Phanxicô cho phép Ðức Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận được mang danh xưng ‘Đấng Đáng Kính’, trước khi được phong Á Thánh.
Với chừng ấy số Chân Phước và Thánh, trong gần 2000 năm qua, đã tốn bao nhiêu công và của, thì kết quả Chương trình ‘Thiên Chúa cứu chuộc nhân loại’ thật là quá ít, nếu không muốn nói là thất bại.
Xin đừng bi quan. Cùng nhau, chúng ta hãy mở Sách Lễ ngày mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ, Thánh Gioan viết trong sách Khải huyền: « tôi đã thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên ». Đoạn Sách Thánh nầy xác nhận số người lên Thiên đàng là hằng hằng lớp lớp. Chính vì thế Giáo hội đã dành ngày Lễ Kính Trọng thể tất cả các Thánh Nam Nữ. Trong đó, phải kể đến các tiền nhân chúng ta trong các Gíáo xứ trong nước và các Cộng đoàn hải ngoại, ông bà trong gia đình chúng ta đã được Chúa gọi về Nhà Cha. Đó là những linh hồn những vị đã được Rửa tội và có đời sống phù hợp Tin Mừng Đức Kitô và Giáo lý dạy để đáp lời mời Nên Thánh của Thiên Chúa.
Vì thế, tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của Đức Ái. Ngay trong xã hội trần thế sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân đạo hơn. Để đạt được sự trọn lành đó, tín hữu phải xử dụng những sức lực mà Chúa Kitô đã ban nhiều ít tùy ý Người để trở nên giống Người khi theo vết chân Người, và khi thực hành thánh ý Chúa Cha trong tất cả mọi sự, họ sẽ hết lòng tìm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân. Như thế, sự thánh thiện của Dân Thiên Chúa sẽ sinh hoa trái dồi dào, như lịch sử Giáo hội đã từng minh chứng rõ ràng qua đời sống của bao vị Thánh.
C. Một trường hợp Nên Thánh.
Ngày 16.09.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói ‘Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị’ và ‘Những vị cầm quyền ‘phải yêu thương người dân của họ’ bởi vì ‘một lãnh đạo mà không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được’. Để chuẩn bị sứ vụ đó, ngay thời niên thiếu, ông Ngô Ðình Diệm đã nhận ảnh hưởng sâu đậm từ nền giáo dục Nho giáo và Kitô giáo. Thật vậy, chính Nho giáo đã giúp ông thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực và giáo dục Kitô giáo đã đào tạo ông thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Quốc trưởng Bảo Đại viết trong Hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam, tên xưa) : « Ngày 18.06.1954, khi hội nghị Genève đang tiếp diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho tôi và phe quốc gia. Một lần nữa, tôi tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo : « Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ ».
– Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
–Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:
– Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề ».
Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho ông Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy vì Người biết ông Diệm xuất thân từ một gia đình Công Giáo đạo đức và yêu nước mà thân phụ ông, Tổng quan Ngô đình Khả, được Vua Thành Thái giao việc tổ chức Trường Quốc học với chức Trưởng giáo.
Trong Phúc âm ngày Lễ các Thánh Nam Nữ, Thánh sử Matthêu đã tường thuật việc Chúa Giêsu giảng ‘Tám Mối Phúc Thật’, tức bài giảng Trên Núi, gồm có tinh thần nghèo khó, hiền lành, đau khổ, đói khát điều công chính, hay thương xót người, lòng trong sạch, ăn ở thuận hòa, bách hại vì lẽ công chính và ‘Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.’ Ðức Kitô khẳng định : ‘Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời’. Đó là những chỉ dẩn mà Đức Kitô đề nghị chúng ta thực hành hay phải gánh nhận để Nên Thánh mà mình có tự do hoàn toàn để chấp nhận hay từ chối. Khi giảng bài này, Người đã dùng cho mỗi mối phúc với một câu văn ‘điều kiện cách’ để diễn tả, gồm hai vế: một về điều kiện: ‘Ai xây dựng hòa bình’ và một về thành quả : ‘Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’. Các mối phúc chỉ là những khích lệ về mặt luân lý trong thời điểm thực hiện, nhưng thành quả thường là những phần thưởng hạnh phúc tinh thần trong tương lai. Phúc lành mà các mối phúc nói đến việc viên mãn của một lời hứa dành cho tất cả những ai để cho mình được hướng dẫn bởi những đòi hỏi của Chân lý, Công bình và Bác ái.
Ý thức những điều đó, ngay từ khi nhậm chức, dù vừa phải chống giặc trong (các giáo phái võ trang, cộng phỉ) và đối phó với ngoại nhân (Pháp, Mỹ), Thủ tướng (rồi Tổng thống) Ngô Đình Diệm đã cấp tốc xây dựng một nền Giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng giúp phát triển toàn diện cá nhân và tinh thần quốc gia. Đồng thời, chánh phủ tiêu diệt các tệ đoan cờ bạc, mãi dâm, hút á phiện để lành mạnh hóa xã hội. Chỉ trong thời gian hai năm cầm quyền, Tổng thống Ngô Đình Diệm vừa thu hồi chủ quyền quốc gia từ tay người Pháp, độc lập và hòa bình cho Dân tộc, kinh tế tự túc và phát triển. Năn 1963, nếu ‘bọn thực dân Mỹ ở Tòa Bạch ốc’ nghe lời Người đừng gởi quân sang Việt Nam thì Hoa kỳ đã không phải hy sinh 58.000 quân nhân.
Đức Kitô là Đấng Chân Thật, Người hứa ‘Phúc cho ai xây dựng hòa bình’ thì ‘Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’, nên người giáo dân Công Giáo tốt Ngô Đình Diệm đã ‘xây dựng hòa bình’ qua việc tham gia vào chính trị xứng đáng ‘được gọi là con Thiên Chúa’. Do đó, ngày 02.11.1963, trước khi chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian, ông Ngô Đình Diệm, sau khi gặp Linh mục (là Đức Kitô thứ hai) để lãnh nhận những Bí tích cuối cùng và Của Ăn đi đường, xứng đáng được Ơn Chết Lành hầu Linh hồn Gioan Baotixita Nên Thánh được Ngôi Hai Thiên Chúa đón vào Thiên Đàng.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người và Người giao cho con người cai quản vũ trụ để làm nơi sinh sống. Vâng lệnh Thiên Chúa và thương đồng bào đi tìm Tự do từ miền Bắc, chính phủ ông Diệm cung cấp phương tiện cơ giới để người di cư khai khẩn rừng hoang hầu xây cất nhà ở và được cấp quyền sở hữu (nhớ rằng : đây là ‘quyền sở hữu người dân’ chớ không là ‘quyền sở hữu toàn dân’). Sự thành công mỹ mãn của Tổng thống Ngô Đình Diệm là nhờ sự phù trợ của Thánh Odilon, Bổn mạng những người tị nạn, mà vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam đã chọn cho mình khi tuyên khấn trong bậc oblat tại Ðan viện dòng Biển Đức Saint–André de Bruges (Vương quốc Bỉ) ngày 01.01.1954. Ngoài ra, Thánh Odilon còn là vị Linh mục, từ năm 998, đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn vào ngày 2 tháng 11 mỗi năm cũng chính là ngày ông Diệm qua đời năm 1963. Hôm đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị kẻ sát nhân giết chết trong khi thi hành nhiệm vụ dân cử giống như, ngày 26.07.2016, Linh mục Jacques Hamel bị kẻ khủng bố cắt cổ chết khi đang thi hành sứ vụ thừa tác trong Nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray (Pháp).
II. NGÀY 02 THÁNG 11 LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN.
Giáo hội dành ngày 2 tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ đặc biệt đến các tín hữu đã qua đời, và dành trọn cả tháng Mười Một để cầu cho các linh hồn còn ở luyện nơi luyện hình (Giáo hội đau khổ) vì ‘Nên Thánh’ chưa đủ để vào Nước Trời, nhưng chắc chắn sẽ lên Thiên đàng sau đó.
Nhờ mầu nhiệm Các Thánh Thông Công, chúng ta, những Kitô hữu đang sống ở trần gian (Giáo hội chiến đấu, nhưng chỉ chiến đấu với ‘chính mình’!) có bổn phận cầu nguyện, làm việc lành để nhường cho các linh hồn này. Các linh hồn đó có thể là thân nhân, bè bạn hay ân nhân chúng ta. Hãy nhớ: ‘Nay người, mai ta’. Đó là quy luật muôn đời bất biến! Lòng Chúa Thương Xót hoạt động tích cực. Các linh hồn luyện hình cần người khác giúp đỡ để được giảm án hay phóng thích và Thiên Chúa mong mỏi ban phát Ơn Cứu Độ, như Ngài đã mạc khải cho thánh Faustina: ‘Cha khao khát cứu các linh hồn’.
III. LỄ CHƯ THÁNH TỬ ÐẠO TẠI VIỆT NAM NGÀY 24.11.2018.
Cách đây hơn 30 năm, ngày 19.06.1988, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên Hiển Thánh cho 117 vị Tử Ðạo. Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu chọn ngày 24 tháng 11 hàng năm để mừng kính ‘Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Việt Nam, Tử Ðạo’ tại Việt Nam vì là ngày Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 24.11.1960.
Theo Lịch sử Công Giáo Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã tử đạo để làm chứng cho đức tin Kitô giáo vào thế kỷ 18 và 19. Trong số đó, có 117 vị đã được phong Hiển Thánh còn có Anrê Phú Yên được phong Á Thánh ngày 05.03.2000.
Từ năm 1857 đến 1862, có khoảng 5.000 Kitô hữu bị giết, khoảng 40.000 giáo dân cùng 215 giáo sĩ và tu sĩ nam nữ đã bị bắt, bỏ tù hay lưu đày vì đạo. Số 117 vị, tử đạo từ 1745 đến 1862, được Giáo Hội Công Giáo tôn vinh Chân phước qua bốn đợt:
- Ngày 27.05.1900 : 64 vị bởi Ðức Thánh Cha Lêô XIII ;
- Ngày 20.05.1906 : 8 vị bởi Thánh Giáo hoàng Piô X) :
- Ngày 02.05.1909 : 20 vị bởi Thánh Giáo hoàng Piô X ;
- Ngày 29.04.1951 : 25 vị bởi Ðấng Ðáng Kính Giáo hoàng Piô XII).
A./ Tín hữu Công Giáo tốt cũng là công dân tốt.
Ðó là lời Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã nói với các Giám mục Việt Nam ngày 27.06.2009, nhân dịp Ad Limina. Tuy nhiên, Người đã nhắc như vậy trong khung cảnh ‘cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích’. Thế mà, người cộng sản ‘chóp bu’ lợi dụng lời khuyên đó để giải thích ‘công dân tốt’ phải là người lúc nào cũng tuân theo luật lệ do Quốc hội ‘đảng cử dân bầu’ làm ra. Bởi thế, ngày 22.03.2014, việt cộng Nguyễn Sinh Hùng đã nói với Ðức Thánh Cha Phanxicô : « mong muốn, với uy tín, vị thế của mình, Đức Giáo hoàng tiếp tục quan tâm, huấn dụ chỉ dẫn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện đường hướng ‘Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc’, ‘người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt’, phát huy những mặt tích cực của Giáo Hội Công Giáo, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ». Thật hỗn láo !
Vậy các Thánh Tử đạo tại Việt Nam có phải là những ‘người Công Giáo tốt’ hay không khi quý Vị này không phải là ‘người công dân tốt’ vì đã không tuân theo các luật bắt đạo dã man, dù phải can đảm chấp nhận cái chết những hình phạt thật đau đớn ?
Cũng thế, ngày nay, có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân đang cùng đồng bào Việt Nam đối phó với bọn cầm quyền vi phạm cả Hiến pháp lẫn Luật lệ để đe dọa và trấn áp người dân Việt, nạn nhân thảm họa môi trường do công ty Formosa sả thải hóa chất độc hại vào nước sông và biển.
B./ Trách nhiệm chúng ta.
1. Kitô hữu sống đạo trong nước.
Đồng bào hãy khẩn cầu Mẹ Maria, Nữ vương các Thánh Tử đạo, và Chư Thánh Tử đạo tại Quê hương để, nhờ sự can thiệp của Chư Vị, Thiên Chúa nhậm lời hầu nhà nước cộng sản, dù đã cướp chính quyền, cũng phải biết bảo vệ chủ quyền Quốc gia và đem An bình đến cho Toàn dân Việt.
2. Kitô hữu sống đạo tại các quốc gia tạm dung.
Tại các nước này, Thánh Lễ mừng kính Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Việt Nam, Tử Ðạo cử hành trọng thể bằng tiếng Việt (tòng nhân với các sách phụng vụ do Hội đồng Giám mục Việt Nam phê chuẩn) và, do đó, có thể được dời vào ngày Chúa Nhật thường vào Tháng 11, nhưng tránh Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Vua (năm nay vào ngày 25.11.2018, Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ C). Thánh Lễ này cử hành bằng tiếng địa phương (tòng thổ) và chỉ ở bậc ‘lễ nhớ’ vào đúng ngày 24 tháng 11 hàng năm. Tại Hoa kỳ, nhiều Giáo xứ tòng nhân cử hành trọng thể Lễ này vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là ngày nghỉ toàn Hoa kỳ.
Việc hình thành các Giáo xứ hay Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam để cử hành bằng tiếng Việt định kỳ là một đặc ân do Ðức Giám mục Giáo phận ban cho. Mục đích để chúng ta thấm nhuần phụng vụ, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.
Nhân Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam trong Năm kỷ niệm 30 năm Ngày Phong Thánh, những Kitô hữu ở xa Quê hương được mời hiệp dâng Thánh Lễ trọng thể tiếng Việt để cầu nguyện cho Ðất Nước được trường tồn, Dân tộc được Bình an, tránh thực phẩm độc và, cuối cùng, cho người cộng sản biết sống ‘tử tế’.
Hà Minh Thảo
Ðang tiến bước đến tháng 11/2018, chúng ta suy nghĩ về các ngày 01, 02 và 24 tháng này để tưởng nhớ Quê hương, Giáo hội và hiệp thông cầu nguyện cho Dân tộc Việt Nam.
I.- LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ.
Giáo Hội Công Giáo dành ngày 01 tháng 11 hằng năm để Kính Trọng thể tất cả các Thánh Nam Nữ (từ các Thánh Anh Hài, ‘người trộm lành cùng bị đóng đinh với Chúa’, … đến những người công chính vừa được gọi ra khỏi thế gian).
A. Sự Thánh Thiện trong Giáo hội Ðức Kitô.
Trong Chương V Hiến chế ‘Ánh sáng muôn dân’ (Lumen Gentium) có tựa đề ‘Lời Kêu Gọi Mọi Người Nên Thánh Trong Giáo hội’, các Nghị phụ tham dự Công đồng Vaticanô II xác tín Giáo hội có tính cách thánh thiện. Thật vậy, Ðức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là ‘Đấng thánh duy nhất’, đã yêu dấu Giáo hội như hiền thê mình và đã hiến thân để thánh hóa Giáo hội (x. Eph 5,25-26). Vì thế, tất cả mọi người trong Giáo hội đều được kêu gọi Nên Thánh : ‘Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa’ (1Th 4,3; x. Eph 1,4); sự thánh thiện này của Giáo hội luôn được và phải được biểu lộ qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu; sự thánh thiện ấy được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới Đức Ái trọn hảo trong bậc sống của mình trong khi xây dựng kẻ khác. Đặc biệt hơn, sự thánh thiện đó tỏ lộ trong việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, nhiều Kitô hữu thực hành các lời khuyên ấy với tư cách cá nhân hoặc trong những lối sống hay bậc sống đã được Giáo hội công nhận; việc thực hành đó mang lại và phải mang lại cho thế giới một bằng chứng và một mẫu gương rạng ngời về sự thánh thiện của Giáo hội.
1. Nên Thánh là tham dự vào đời sống thần linh Thiên Chúa.
Từ gần 2000 năm nay, Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thế làm người và chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta. Vì yêu thương, Đức Kitô tự ý đến với con người, gần gũi họ và ngỏ lời với họ, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Người, trở nên con cái Thiên Chúa mà được sống đời đời. ‘Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô’ (Ga 17,3). Tuy nhiên, để việc cứu chuộc được thực hiện, Thiên Chúa cần sự cộng tác của từng người chúng ta. Nhờ một dịp nào đó, chúng ta bắt đầu nhận biết ‘Thiên Chúa ẩn mình’ (Is 45,15), rồi tìm hiểu nhiều hơn Đạo Công Giáo qua việc học biết Giáo lý và, sau cùng, hoàn toàn tự do đáp lời tham gia tiến trình cứu chuộc khi lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích Đức Tin, để thực sự trở nên Kitô hữu, con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở nên Thánh, tức vào nước Thiên đàng.
Như vậy, mặc khải là hành động yêu thương của Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người, để chúng ta tự do đón nhận và hiệp thông với Thiên Chúa, để được cứu độ. Sự thánh thiện này là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu theo ý định: « Vì sự an bài (của Người) cho muôn thời được viên mãn, là thâu họp vạn vật dưới một đầu mối trong Đức Kitô, vật ở trời cao, vật ở nơi dương thế. » (Ep 1,10) Vì thế, Chúa Giêsu là tác giả, là Đấng hoàn thành sự thánh thiện trong Giáo hội (Ánh sáng muôn dân số 40). Chính Người đã lấy Máu Thánh mà chuộc tội cho chúng ta và ban Thánh Thần cho chúng ta.
2. Mọi người được kêu gọi sống thánh thiện.
Chúa Giêsu, Thầy dạy và Mẫu mực của mọi sự trọn lành, đã giảng dạy cho chúng ta, bất luận ở hoàn cảnh nào, một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Đấng ban phát vừa là Đấng hoàn tất: ‘Vậy các con hãy trở nên trọn lành như Cha các con ở trên trời’ (Mt 5,48). Bởi vậy, Người đã sai Thánh Thần đến với mọi người, để từ bên trong Ngài thôi thúc họ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức họ (x. Mc 12,30), và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương họ (x. Gio 13,34; 15,12). Được Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Ngài, các Kitô hữu được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở Nên Thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải luôn gìn giữ và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện mà họ đã lãnh nhận, sống ‘xứng đáng như những vị Thánh’ (Eph 5,3). Nhưng vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (x. Giac 3,2), nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện ‘xin Chúa tha nợ chúng tôi’ (Mt 6,12).
3. Nhiều hình thức thực hành sự thánh thiện duy nhất.
Chúng ta được Thánh Thần Chúa hướng dẫn, nghe theo tiếng gọi của Chúa Cha, thờ phượng Người trong tinh thần và chân lý, noi gương Chúa Kitô nghèo khó, khiêm nhường và vác thập giá để xứng đáng dự phần vào vinh quang Người; tất cả những người ấy đều theo đuổi cùng một sự thánh thiện tuy lối sống và nhiệm vụ của họ có khác nhau, cho nên mỗi người, tùy theo ân sủng và nhiệm vụ mình, phải nhất quyết tiến bước bằng con đường Đức Tin sống động. Đức Tin khơi động Đức Cậy và hoạt động nhờ Đức Ái.
Có nhiều cách thực hành các lời khuyên trong Phúc Âm và những lời khuyên đó không phải chỉ dành cho giáo sĩ, tu sĩ. Nhưng, người giáo dân cũng được mời gọi bằng những cách thế riêng để Nên Thánh. Vợ chồng, người góa, người độc thân, người lao động, người đau ốm, tất cả đều có thể Nên Thánh theo hoàn cảnh và bậc sống của riêng mình. Do đó, Giáo hội được trau dồi bằng những vẻ đẹp muôn mầu muôn sắc. Mẫu mực thánh thiện chỉ có một, nhưng cách ‘họa lại’ mẫu mực ấy thì ‘thiên hình vạn trạng’.
4. Đường lối và phương tiện Nên Thánh.
‘Thiên Chúa là tình yêu, ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa sống trong người ấy’ (1Gio 4,16), Thiên Chúa đã đổ tràn Đức Ái Ngài trong tâm hồn chúng ta, nhờ Chúa Thánh Thần Ngài đã ban cho chúng ta (x. Rm 5,5); cho nên ơn huệ thứ nhất và cần thiết nhất là bác ái. Đức Ái làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân vì Ngài. Nhưng để đức ái, tựa hạt giống tốt, lớn lên trong tâm hồn và kết sinh hoa trái, mỗi một tín hữu phải sẵn lòng lo lắng nghe Lời Chúa, và với ơn Ngài thực hành thánh ý Ngài; phải năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, năng tham dự vào các nghi lễ phụng vụ, chuyên cần cầu nguyện, từ bỏ mình, nhiệt thành phục vụ anh em và chuyên cần luyện tập các nhân đức.
Thật vậy, Đức Ái là mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật (x. Col 3,14; Rm 13,10), nên đức ái chi phối mọi phương thế Nên Thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được cùng đích. Vì thế, đức ái đối với Thiên Chúa và tha nhân là dấu chỉ người môn đệ chân chính Đức Kitô.
Việc noi theo và làm chứng Đức Ái cùng sự khiêm hạ của Đức Kitô cần được các Kitô hữu thực hiện không ngừng; nên Giáo hội là Mẹ chúng ta vui mừng khi thấy trong lòng mình có nhiều con cái nam nữ muốn theo sát gương Đấng Cứu Thế. Vì thế, mọi Kitô hữu đều được kêu mời và có bổn phận Nên Thánh và nên trọn lành theo bậc sống mình.
B. Giáo hội Khải hoàn.
Khi chúng ta rời cỏi đời nầy, linh hồn lìa khỏi xác, đến trước tòa Thiên Chúa để được phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẽ trải qua một sự thanh luyện, hoặc lập tức bước vào hưởng hạnh phúc trên trời, hoặc lập tức bị án phạt muôn đời. (x. Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1022). Được hưởng hạnh phúc trên trời, được chiêm ngưỡng Nhan Thánh Chúa nơi Thiên đàng, chúng ta đã đạt được mục đích Nên Thánh.
Trong những người Nên Thánh, Giáo hội chọn phong Chân Phước (hay Á Thánh, được tôn kính trong nước) rồi phong Thánh (hay Hiển Thánh được tôn kính khắp thế giới) cho những Kitô hữu đã có một đời sống đặc biệt đồng dạng Thầy Chí Thánh, Đức Kitô, và đã được Giáo hội điều tra qua một thủ tục khắt khe và một thời gian điều tra vô tư, với các nhân chứng và phép lạ mà, nhờ sự can thiệp của các Vị đó, Thiên Chúa đã ban cho tha nhân.
Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo có khoảng 4.300 Chân phước và 2.200 Thánh đã được tuyên phong từ năm 1588 khi Đức Giáo Hoàng Sixte-Quint thành lập Thánh Bộ Nghi Lễ, nay đã đổi tên : Thánh Bộ Phong Thánh. Ngày nay, đời sống các Thánh và Chân Phước trở thành những gương sáng cho chúng ta noi theo để đáp lời Thiên Chúa mời gọi Nên Thánh như ý nguyện của chúng ta khi lãnh Bí tích Rửa Tội. Việt Nam hiện đang có 117 Thánh Tử Đạo, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong ngày 19.06.1988 tại Rôma và Chân Phước Anrê Phú Yên cũng do Người phong, ngày 05.03.2000, tại Rôma. Ngoài ra, cuộc điều tra tuyên Thánh cho Thầy Marcel Nguyễn Tân Văn (từ năm 1997), và cho Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp (2012). Tiến trình Phong Thánh cho Ðức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận đã được mở ra ngày 16.09.2007 bởi Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Tổng Giáo phận Rôma, Quỹ Thánh Matthêu tưởng niệm Ðức Hồng Y, Hội Quan sát Quốc tế Văn Thuận về Đạo lý xã hội Công Giáo và Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Rôma. Ngày 04.05.2017, Ðức Thánh Cha Phanxicô cho phép Ðức Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận được mang danh xưng ‘Đấng Đáng Kính’, trước khi được phong Á Thánh.
Với chừng ấy số Chân Phước và Thánh, trong gần 2000 năm qua, đã tốn bao nhiêu công và của, thì kết quả Chương trình ‘Thiên Chúa cứu chuộc nhân loại’ thật là quá ít, nếu không muốn nói là thất bại.
Xin đừng bi quan. Cùng nhau, chúng ta hãy mở Sách Lễ ngày mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ, Thánh Gioan viết trong sách Khải huyền: « tôi đã thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên ». Đoạn Sách Thánh nầy xác nhận số người lên Thiên đàng là hằng hằng lớp lớp. Chính vì thế Giáo hội đã dành ngày Lễ Kính Trọng thể tất cả các Thánh Nam Nữ. Trong đó, phải kể đến các tiền nhân chúng ta trong các Gíáo xứ trong nước và các Cộng đoàn hải ngoại, ông bà trong gia đình chúng ta đã được Chúa gọi về Nhà Cha. Đó là những linh hồn những vị đã được Rửa tội và có đời sống phù hợp Tin Mừng Đức Kitô và Giáo lý dạy để đáp lời mời Nên Thánh của Thiên Chúa.
Vì thế, tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của Đức Ái. Ngay trong xã hội trần thế sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân đạo hơn. Để đạt được sự trọn lành đó, tín hữu phải xử dụng những sức lực mà Chúa Kitô đã ban nhiều ít tùy ý Người để trở nên giống Người khi theo vết chân Người, và khi thực hành thánh ý Chúa Cha trong tất cả mọi sự, họ sẽ hết lòng tìm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân. Như thế, sự thánh thiện của Dân Thiên Chúa sẽ sinh hoa trái dồi dào, như lịch sử Giáo hội đã từng minh chứng rõ ràng qua đời sống của bao vị Thánh.
C. Một trường hợp Nên Thánh.
Ngày 16.09.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói ‘Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị’ và ‘Những vị cầm quyền ‘phải yêu thương người dân của họ’ bởi vì ‘một lãnh đạo mà không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được’. Để chuẩn bị sứ vụ đó, ngay thời niên thiếu, ông Ngô Ðình Diệm đã nhận ảnh hưởng sâu đậm từ nền giáo dục Nho giáo và Kitô giáo. Thật vậy, chính Nho giáo đã giúp ông thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực và giáo dục Kitô giáo đã đào tạo ông thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Quốc trưởng Bảo Đại viết trong Hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam, tên xưa) : « Ngày 18.06.1954, khi hội nghị Genève đang tiếp diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho tôi và phe quốc gia. Một lần nữa, tôi tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo : « Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ ».
– Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
–Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:
– Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề ».
Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho ông Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy vì Người biết ông Diệm xuất thân từ một gia đình Công Giáo đạo đức và yêu nước mà thân phụ ông, Tổng quan Ngô đình Khả, được Vua Thành Thái giao việc tổ chức Trường Quốc học với chức Trưởng giáo.
Trong Phúc âm ngày Lễ các Thánh Nam Nữ, Thánh sử Matthêu đã tường thuật việc Chúa Giêsu giảng ‘Tám Mối Phúc Thật’, tức bài giảng Trên Núi, gồm có tinh thần nghèo khó, hiền lành, đau khổ, đói khát điều công chính, hay thương xót người, lòng trong sạch, ăn ở thuận hòa, bách hại vì lẽ công chính và ‘Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.’ Ðức Kitô khẳng định : ‘Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời’. Đó là những chỉ dẩn mà Đức Kitô đề nghị chúng ta thực hành hay phải gánh nhận để Nên Thánh mà mình có tự do hoàn toàn để chấp nhận hay từ chối. Khi giảng bài này, Người đã dùng cho mỗi mối phúc với một câu văn ‘điều kiện cách’ để diễn tả, gồm hai vế: một về điều kiện: ‘Ai xây dựng hòa bình’ và một về thành quả : ‘Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’. Các mối phúc chỉ là những khích lệ về mặt luân lý trong thời điểm thực hiện, nhưng thành quả thường là những phần thưởng hạnh phúc tinh thần trong tương lai. Phúc lành mà các mối phúc nói đến việc viên mãn của một lời hứa dành cho tất cả những ai để cho mình được hướng dẫn bởi những đòi hỏi của Chân lý, Công bình và Bác ái.
Ý thức những điều đó, ngay từ khi nhậm chức, dù vừa phải chống giặc trong (các giáo phái võ trang, cộng phỉ) và đối phó với ngoại nhân (Pháp, Mỹ), Thủ tướng (rồi Tổng thống) Ngô Đình Diệm đã cấp tốc xây dựng một nền Giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng giúp phát triển toàn diện cá nhân và tinh thần quốc gia. Đồng thời, chánh phủ tiêu diệt các tệ đoan cờ bạc, mãi dâm, hút á phiện để lành mạnh hóa xã hội. Chỉ trong thời gian hai năm cầm quyền, Tổng thống Ngô Đình Diệm vừa thu hồi chủ quyền quốc gia từ tay người Pháp, độc lập và hòa bình cho Dân tộc, kinh tế tự túc và phát triển. Năn 1963, nếu ‘bọn thực dân Mỹ ở Tòa Bạch ốc’ nghe lời Người đừng gởi quân sang Việt Nam thì Hoa kỳ đã không phải hy sinh 58.000 quân nhân.
Đức Kitô là Đấng Chân Thật, Người hứa ‘Phúc cho ai xây dựng hòa bình’ thì ‘Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’, nên người giáo dân Công Giáo tốt Ngô Đình Diệm đã ‘xây dựng hòa bình’ qua việc tham gia vào chính trị xứng đáng ‘được gọi là con Thiên Chúa’. Do đó, ngày 02.11.1963, trước khi chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian, ông Ngô Đình Diệm, sau khi gặp Linh mục (là Đức Kitô thứ hai) để lãnh nhận những Bí tích cuối cùng và Của Ăn đi đường, xứng đáng được Ơn Chết Lành hầu Linh hồn Gioan Baotixita Nên Thánh được Ngôi Hai Thiên Chúa đón vào Thiên Đàng.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người và Người giao cho con người cai quản vũ trụ để làm nơi sinh sống. Vâng lệnh Thiên Chúa và thương đồng bào đi tìm Tự do từ miền Bắc, chính phủ ông Diệm cung cấp phương tiện cơ giới để người di cư khai khẩn rừng hoang hầu xây cất nhà ở và được cấp quyền sở hữu (nhớ rằng : đây là ‘quyền sở hữu người dân’ chớ không là ‘quyền sở hữu toàn dân’). Sự thành công mỹ mãn của Tổng thống Ngô Đình Diệm là nhờ sự phù trợ của Thánh Odilon, Bổn mạng những người tị nạn, mà vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam đã chọn cho mình khi tuyên khấn trong bậc oblat tại Ðan viện dòng Biển Đức Saint–André de Bruges (Vương quốc Bỉ) ngày 01.01.1954. Ngoài ra, Thánh Odilon còn là vị Linh mục, từ năm 998, đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn vào ngày 2 tháng 11 mỗi năm cũng chính là ngày ông Diệm qua đời năm 1963. Hôm đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị kẻ sát nhân giết chết trong khi thi hành nhiệm vụ dân cử giống như, ngày 26.07.2016, Linh mục Jacques Hamel bị kẻ khủng bố cắt cổ chết khi đang thi hành sứ vụ thừa tác trong Nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray (Pháp).
II. NGÀY 02 THÁNG 11 LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN.
Giáo hội dành ngày 2 tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ đặc biệt đến các tín hữu đã qua đời, và dành trọn cả tháng Mười Một để cầu cho các linh hồn còn ở luyện nơi luyện hình (Giáo hội đau khổ) vì ‘Nên Thánh’ chưa đủ để vào Nước Trời, nhưng chắc chắn sẽ lên Thiên đàng sau đó.
Nhờ mầu nhiệm Các Thánh Thông Công, chúng ta, những Kitô hữu đang sống ở trần gian (Giáo hội chiến đấu, nhưng chỉ chiến đấu với ‘chính mình’!) có bổn phận cầu nguyện, làm việc lành để nhường cho các linh hồn này. Các linh hồn đó có thể là thân nhân, bè bạn hay ân nhân chúng ta. Hãy nhớ: ‘Nay người, mai ta’. Đó là quy luật muôn đời bất biến! Lòng Chúa Thương Xót hoạt động tích cực. Các linh hồn luyện hình cần người khác giúp đỡ để được giảm án hay phóng thích và Thiên Chúa mong mỏi ban phát Ơn Cứu Độ, như Ngài đã mạc khải cho thánh Faustina: ‘Cha khao khát cứu các linh hồn’.
III. LỄ CHƯ THÁNH TỬ ÐẠO TẠI VIỆT NAM NGÀY 24.11.2018.
Cách đây hơn 30 năm, ngày 19.06.1988, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên Hiển Thánh cho 117 vị Tử Ðạo. Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu chọn ngày 24 tháng 11 hàng năm để mừng kính ‘Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Việt Nam, Tử Ðạo’ tại Việt Nam vì là ngày Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 24.11.1960.
Theo Lịch sử Công Giáo Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã tử đạo để làm chứng cho đức tin Kitô giáo vào thế kỷ 18 và 19. Trong số đó, có 117 vị đã được phong Hiển Thánh còn có Anrê Phú Yên được phong Á Thánh ngày 05.03.2000.
Từ năm 1857 đến 1862, có khoảng 5.000 Kitô hữu bị giết, khoảng 40.000 giáo dân cùng 215 giáo sĩ và tu sĩ nam nữ đã bị bắt, bỏ tù hay lưu đày vì đạo. Số 117 vị, tử đạo từ 1745 đến 1862, được Giáo Hội Công Giáo tôn vinh Chân phước qua bốn đợt:
- Ngày 27.05.1900 : 64 vị bởi Ðức Thánh Cha Lêô XIII ;
- Ngày 20.05.1906 : 8 vị bởi Thánh Giáo hoàng Piô X) :
- Ngày 02.05.1909 : 20 vị bởi Thánh Giáo hoàng Piô X ;
- Ngày 29.04.1951 : 25 vị bởi Ðấng Ðáng Kính Giáo hoàng Piô XII).
A./ Tín hữu Công Giáo tốt cũng là công dân tốt.
Ðó là lời Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã nói với các Giám mục Việt Nam ngày 27.06.2009, nhân dịp Ad Limina. Tuy nhiên, Người đã nhắc như vậy trong khung cảnh ‘cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích’. Thế mà, người cộng sản ‘chóp bu’ lợi dụng lời khuyên đó để giải thích ‘công dân tốt’ phải là người lúc nào cũng tuân theo luật lệ do Quốc hội ‘đảng cử dân bầu’ làm ra. Bởi thế, ngày 22.03.2014, việt cộng Nguyễn Sinh Hùng đã nói với Ðức Thánh Cha Phanxicô : « mong muốn, với uy tín, vị thế của mình, Đức Giáo hoàng tiếp tục quan tâm, huấn dụ chỉ dẫn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện đường hướng ‘Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc’, ‘người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt’, phát huy những mặt tích cực của Giáo Hội Công Giáo, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ». Thật hỗn láo !
Vậy các Thánh Tử đạo tại Việt Nam có phải là những ‘người Công Giáo tốt’ hay không khi quý Vị này không phải là ‘người công dân tốt’ vì đã không tuân theo các luật bắt đạo dã man, dù phải can đảm chấp nhận cái chết những hình phạt thật đau đớn ?
Cũng thế, ngày nay, có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân đang cùng đồng bào Việt Nam đối phó với bọn cầm quyền vi phạm cả Hiến pháp lẫn Luật lệ để đe dọa và trấn áp người dân Việt, nạn nhân thảm họa môi trường do công ty Formosa sả thải hóa chất độc hại vào nước sông và biển.
B./ Trách nhiệm chúng ta.
1. Kitô hữu sống đạo trong nước.
Đồng bào hãy khẩn cầu Mẹ Maria, Nữ vương các Thánh Tử đạo, và Chư Thánh Tử đạo tại Quê hương để, nhờ sự can thiệp của Chư Vị, Thiên Chúa nhậm lời hầu nhà nước cộng sản, dù đã cướp chính quyền, cũng phải biết bảo vệ chủ quyền Quốc gia và đem An bình đến cho Toàn dân Việt.
2. Kitô hữu sống đạo tại các quốc gia tạm dung.
Tại các nước này, Thánh Lễ mừng kính Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Việt Nam, Tử Ðạo cử hành trọng thể bằng tiếng Việt (tòng nhân với các sách phụng vụ do Hội đồng Giám mục Việt Nam phê chuẩn) và, do đó, có thể được dời vào ngày Chúa Nhật thường vào Tháng 11, nhưng tránh Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Vua (năm nay vào ngày 25.11.2018, Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ C). Thánh Lễ này cử hành bằng tiếng địa phương (tòng thổ) và chỉ ở bậc ‘lễ nhớ’ vào đúng ngày 24 tháng 11 hàng năm. Tại Hoa kỳ, nhiều Giáo xứ tòng nhân cử hành trọng thể Lễ này vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là ngày nghỉ toàn Hoa kỳ.
Việc hình thành các Giáo xứ hay Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam để cử hành bằng tiếng Việt định kỳ là một đặc ân do Ðức Giám mục Giáo phận ban cho. Mục đích để chúng ta thấm nhuần phụng vụ, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.
Nhân Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam trong Năm kỷ niệm 30 năm Ngày Phong Thánh, những Kitô hữu ở xa Quê hương được mời hiệp dâng Thánh Lễ trọng thể tiếng Việt để cầu nguyện cho Ðất Nước được trường tồn, Dân tộc được Bình an, tránh thực phẩm độc và, cuối cùng, cho người cộng sản biết sống ‘tử tế’.
Hà Minh Thảo