Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Bài trả lời của cha ngày 25-4-2017 về "Màu lễ phục cho việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể” đã giúp con hiểu rất nhiều. Con quan tâm đến khả năng sử dụng các màu phụng vụ khác nhau trong giờ chầu Thánh Thể. Liệu có tài liệu nào nói rằng có thể sử dụng áo choàng không tay (cope) màu xanh lá cây và khăn vai (humeral veil) màu xanh lá cây, trong giờ chầu Thánh Thể ngoài Thánh lễ, trong khi đọc giờ Kinh chiều II của Chúa Nhật mùa Thường niên không? Hoặc mang áo choàng không tay màu tím và khăn vai màu tím trong Mùa Chay chẳng hạn không? - E. C., Orange, New Jersey, Hoa Kỳ.
Đáp: Bài trả lời của tôi ngày 25-4-2017 đã gợi ý cho khả năng này, khi chúng tôi nhắc rằng, trong khi quy định thông thường là lễ phục màu trắng, chính các quy định cũng bao hàm các ngoại lệ có thể có đối với việc đặt Mình Thánh. Thí dụ, khi đặt Mình Thánh trong Thánh Lễ, linh mục sẽ mặc áo lễ và dây các phép của lễ ngày tương ứng. Bởi vì hình thức đặt Mình Thánh không liên quan đến các lễ đặc biệt, nên việc đặt Mình Thánh có thể sử dụng bất kỳ màu sắc phụng vụ nào.
Chúng ta đọc tiếp:
"Trên đây là ngoại lệ phổ biến nhất. Một ngoại lệ khác nữa là, nếu giờ kinh Chiều trọng thể được cử hành khi kết thúc giờ chầu dài. Trong trường hợp này, chủ tế có thể mang dây các phép và áo choàng cùng màu phụng vụ riêng của buổi lễ, và sau đó dùng khăn vai trắng để cầm Mình Thánh ban phép lành. Nếu không, ngài có thể mặc áo trắng cho Giờ Kinh phụng vụ.
“Do các ngoại lệ này, chúng ta không thể nói rằng luật này, vốn nói rằng màu trắng luôn là màu yêu cầu, là một luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ luôn ở trong bối cảnh của một hành vi phụng vụ khác, được kết hợp cách nào đó với việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể.
“Trong trường hợp được nêu ra bởi độc giả trên đây của chúng ta, nếu Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều diễn ra ngay sau việc đặt Mình Thánh, thì có thể là một sự tùy chọn để đặt Mình Thánh với áo choàng không phải màu trắng.
“Nếu đây không phải là trường hợp, thì sẽ là không đúng khi sử dụng dây các phép hoặc áo choàng không phải màu trắng, để đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể”.
Để làm sáng tỏ hơn câu trả lời này, chúng tôi có thể nói rằng khi một hành động phụng vụ, chẵng hạn Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành trong Giờ chầu, nó thường tuân theo chữ đỏ bình thường của nó, ngoại trừ các khía cạnh có liên quan trực tiếp đến việc chầu Thánh Thể.
Do đó, thí dụ, nếu giờ Kinh Sáng hoặc giờ Kinh Chiều long trọng được cử hành trong khuôn khổ một buổi chầu kéo dài, vốn vẫn còn tiếp tục sau giờ Kinh, linh mục sẽ mang dây các phép và áo choàng không tay, cùng màu với màu phụng vụ thích đáng (màu xanh, trắng, đỏ hoặc màu tím).
Ghế của vị chủ tọa thường được đặt ở một góc độ như thế nào để ngài hướng về Mình Thánh, mà không nhất thiết phải đối diện với dân chúng.
Nếu bàn thờ cần phải được xông hương trong lúc mọi người đọc kinh Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa) hoặc kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen), thì sau khi bỏ hương vào tàu hương ở ghế chủ tọa, vị chủ sự và các thừa tác viên sẽ đến trước bàn thờ, bái gối và quỳ xuống, trong khi vị chủ sự xông hương cho Mình Thánh theo cách thông thường. Sau đó, họ sẽ đi tới bàn thờ, quỳ xuống và tiếp tục xông hương bàn thờ. Họ cũng cùng nhau bái gối mỗi lần đi qua trước Mặt Nhật.
Nếu muốn, các lời khẩn cầu kết thúc Giờ Kinh có thể được đọc, khi vị chủ sự và các thừa tác viên đứng trước bàn thờ có Mặt Nhật trên đó.
Việc ban phép lành và giải tán được bỏ qua.
Linh mục và các thừa tác viên bái gối và rút lui.
Về khăn vai, như đã được đề cập trong bài ngày 25-4-2017, có tập tục dùng khăn vai màu đỏ hoặc màu tím, để mang Mình Thánh từ nhà tạm đến bàn thờ trong nghi thức Rước lễ, ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Tuy nhiên, khi nói đến giờ chầu Thánh Thể, như tôi được biết, tập tục là rằng khăn vai nên luôn là màu trắng, cho dù áo choàng không tay có màu phụng vụ khác. (Zenit.org 6-3-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Bài trả lời của cha ngày 25-4-2017 về "Màu lễ phục cho việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể” đã giúp con hiểu rất nhiều. Con quan tâm đến khả năng sử dụng các màu phụng vụ khác nhau trong giờ chầu Thánh Thể. Liệu có tài liệu nào nói rằng có thể sử dụng áo choàng không tay (cope) màu xanh lá cây và khăn vai (humeral veil) màu xanh lá cây, trong giờ chầu Thánh Thể ngoài Thánh lễ, trong khi đọc giờ Kinh chiều II của Chúa Nhật mùa Thường niên không? Hoặc mang áo choàng không tay màu tím và khăn vai màu tím trong Mùa Chay chẳng hạn không? - E. C., Orange, New Jersey, Hoa Kỳ.
Đáp: Bài trả lời của tôi ngày 25-4-2017 đã gợi ý cho khả năng này, khi chúng tôi nhắc rằng, trong khi quy định thông thường là lễ phục màu trắng, chính các quy định cũng bao hàm các ngoại lệ có thể có đối với việc đặt Mình Thánh. Thí dụ, khi đặt Mình Thánh trong Thánh Lễ, linh mục sẽ mặc áo lễ và dây các phép của lễ ngày tương ứng. Bởi vì hình thức đặt Mình Thánh không liên quan đến các lễ đặc biệt, nên việc đặt Mình Thánh có thể sử dụng bất kỳ màu sắc phụng vụ nào.
Chúng ta đọc tiếp:
"Trên đây là ngoại lệ phổ biến nhất. Một ngoại lệ khác nữa là, nếu giờ kinh Chiều trọng thể được cử hành khi kết thúc giờ chầu dài. Trong trường hợp này, chủ tế có thể mang dây các phép và áo choàng cùng màu phụng vụ riêng của buổi lễ, và sau đó dùng khăn vai trắng để cầm Mình Thánh ban phép lành. Nếu không, ngài có thể mặc áo trắng cho Giờ Kinh phụng vụ.
“Do các ngoại lệ này, chúng ta không thể nói rằng luật này, vốn nói rằng màu trắng luôn là màu yêu cầu, là một luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ luôn ở trong bối cảnh của một hành vi phụng vụ khác, được kết hợp cách nào đó với việc đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể.
“Trong trường hợp được nêu ra bởi độc giả trên đây của chúng ta, nếu Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều diễn ra ngay sau việc đặt Mình Thánh, thì có thể là một sự tùy chọn để đặt Mình Thánh với áo choàng không phải màu trắng.
“Nếu đây không phải là trường hợp, thì sẽ là không đúng khi sử dụng dây các phép hoặc áo choàng không phải màu trắng, để đặt Mình Thánh và chầu Thánh Thể”.
Để làm sáng tỏ hơn câu trả lời này, chúng tôi có thể nói rằng khi một hành động phụng vụ, chẵng hạn Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành trong Giờ chầu, nó thường tuân theo chữ đỏ bình thường của nó, ngoại trừ các khía cạnh có liên quan trực tiếp đến việc chầu Thánh Thể.
Do đó, thí dụ, nếu giờ Kinh Sáng hoặc giờ Kinh Chiều long trọng được cử hành trong khuôn khổ một buổi chầu kéo dài, vốn vẫn còn tiếp tục sau giờ Kinh, linh mục sẽ mang dây các phép và áo choàng không tay, cùng màu với màu phụng vụ thích đáng (màu xanh, trắng, đỏ hoặc màu tím).
Ghế của vị chủ tọa thường được đặt ở một góc độ như thế nào để ngài hướng về Mình Thánh, mà không nhất thiết phải đối diện với dân chúng.
Nếu bàn thờ cần phải được xông hương trong lúc mọi người đọc kinh Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa) hoặc kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen), thì sau khi bỏ hương vào tàu hương ở ghế chủ tọa, vị chủ sự và các thừa tác viên sẽ đến trước bàn thờ, bái gối và quỳ xuống, trong khi vị chủ sự xông hương cho Mình Thánh theo cách thông thường. Sau đó, họ sẽ đi tới bàn thờ, quỳ xuống và tiếp tục xông hương bàn thờ. Họ cũng cùng nhau bái gối mỗi lần đi qua trước Mặt Nhật.
Nếu muốn, các lời khẩn cầu kết thúc Giờ Kinh có thể được đọc, khi vị chủ sự và các thừa tác viên đứng trước bàn thờ có Mặt Nhật trên đó.
Việc ban phép lành và giải tán được bỏ qua.
Linh mục và các thừa tác viên bái gối và rút lui.
Về khăn vai, như đã được đề cập trong bài ngày 25-4-2017, có tập tục dùng khăn vai màu đỏ hoặc màu tím, để mang Mình Thánh từ nhà tạm đến bàn thờ trong nghi thức Rước lễ, ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Tuy nhiên, khi nói đến giờ chầu Thánh Thể, như tôi được biết, tập tục là rằng khăn vai nên luôn là màu trắng, cho dù áo choàng không tay có màu phụng vụ khác. (Zenit.org 6-3-2018)
Nguyễn Trọng Đa