Kính thưa quý vị thưa các bạn,

Như đã hứa vào hồi cuối năm 2004, Vietcatholic sẽ đưa bài: Câu chuyện cuối năm: Siđa và Condom, nhưng rất tiếc vào ngày 26/12/2004 xảy ra chuyện động đất thiên tai sóng thần tại Đông Nam Á, đã gây ra quá nhiều hoàn cảnh đau thương, chết chóc thiệt mạng nhân sự cao độ chưa từng xảy ra, tự nó đã là câu chuyện đáng thương đáng tiếc cuối năm 2004.

Xảy ra trong những ngày qua vì những tiếng đồn rêu rao lẩm bẩm qua lời tuyên bố của Linh Mục Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, Vietcatholic xin được lượt hầu quý vị và các bạn câu chuyện Siđa và Condom …


Cứ mỗi đến ngày đầu tháng 12 là ngày Thế Giới Phòng Chống Bệnh Siđa (World AIDS Day), cả thế giới có dịp ngồi xét lại đến căn bệnh dịch tể Siđa và tìm cách đối phó phòng chống căn bệnh liệt kháng này, và năm nào cũng thế Hội Đồng Giáo Hoàng về Y Tế tại Vatican đều đưa ra thông tư nhân dịp này.

Cũng mỗi lần đến dịp này, những người có ác ý với Giáo Hội đều dòm ngó cố gắng bới lông tìm vết xem Giáo Hội nói gì và cũng là dịp biểu tình trương biểu ngữ để đả phá Giáo Hội trước vấn đề xử dụng condoms. Nhìn lại trong hai năm qua, năm 2004, số người phản đối ít hơn và hình như thinh lặng hơn, nhưng cuối năm 2003 thì thật kinh khủng.

Qua những tít lớn trên những báo chí có số phát hành cỡ lớn khắp nơi trên thế giới hiện lên như sau “Những nhà tranh đấu làm nổ tung Vatican về tư thế đối với condoms (Acltivists Blast Vatican Stand on Condoms)”, “Người Công Giáo nên thách thức lời tuyên bố bệnh Siđa của Giáo Hội (Catholics Should Challenge Church ‘s AIDS Claim”, “Viên chức Liên Hiệp Cuối dập Vatican (UN Official Slams Vatican)”. Đó chỉ là đương cử những dòng tít lớn, ngoài ra còn muôn vàn những tít lớn tít nhỏ cũng đại loại như thế.

Thế nhưng chẳng màng để ý tới, thật vậy, “đáp ứng lời kêu gọi đau buồn của Đức Thánh Cha, Giáo Hội Công Giáo, kể từ ngày xuất hiện tai họa khủng khiếp này, đã luôn luôn góp phần ngăn chận sự truyền lan virút HIV và chăm sóc các nạn nhân Siđa và gia đình của họ trên cấp bậc trợ giúp y tế, xã hội, thiêng liên và mục vụ. Hiện nay, 26% các trung tâm dành cho việc chữa trị HIV/AIDS trên thế giới là những Trung Tâm Công Giáo”. (trích Thông Điệp Ngày Thế Giới Chống Bệnh Siđa 2004)

Đối với nhiều người, chỉ có một vấn đề mà họ cho là Giáo Hội đã thất bại đó là không ủng hộ các chiến dịch xử dụng condoms.

Đã một lần trước lời tuyên bố của Đức Hồng Y Alfonso Lopez Trujillo nói với Thông Tấn Xã British Broadcasting Corp, rằng chất nhựa làm condom có những lỗ hổng siêu vi có thể làm cho virút HIV đi lọt qua được.

Nhiều nhà y tế chuyên môn đã bác bỏ lời bình luận của Đức Hồng Y là không đúng. Một số người khác lên án ngài là thi hành nỗ lực của Vatican qua những tin tức thất thiệt.

Đứng trước những dư luận tiêu cực, Tòa Thánh Vatican đã ứng xử một cách kín đáo. Những thông tư hàng năm nhân ngày Thế Giới Chống Bệnh Siđa (World AIDS Day) đã không hề đả động tới việc xử dụng condoms, không một viên chức trong Giáo Triều Roma đưa ra thông tư chính thức cho vấn đề này, và ngay cả xướng ngôn viên Tòa Thánh là Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Joaquin Navarro-Valls cũng đã khước từ đưa ra những câu trả lời..

Thật sự có những lý do tốt để giảm đi và hành xử một cách kín đáo đối với vấn đề condom. Vì một điều, Tòa Thánh Vatican thật sự không có một viên chức giữ “vị thế” trên câu hỏi này.

Thí dụ như đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha đã không hề bao giờ đưa ra liệu condoms có nên hay không nên dùng trong việc phòng ngừa bệnh Siđa.

Linh Mục Dòng Phan Sinh Maurizio Faggioni, một thần học gia về luân lý và là một vị cố vấn trong Bộ Giáo Lý Đức Tin đã trả lời trong cuộc phỏng vấn “Chúng tôi không hề bao giờ ấn hành một văn kiện về điều này. Một số cá nhân đã đưa ra những lời bình luận nhưng đó không thể coi như là một tiếng nói chính thức”.

Cha Faggioni nói tiếp : “Tôi ngạc nhiên khi báo chí tiếp tục gán cho giáo hội và gán cho vị trí giáo quyền mà đã chưa từng đưa ra”. Cha đã khước từ đến tư tưởng cho là “cuộc đấu tranh “ Vatican chống lại condoms và ngài nói thực chất thì còn nhiều phức tạp hơn thế nữa.

Thật vậy, một lý do mà giáo hội đã không đưa ra đinh nghĩa trong việc xử dụng condom chống lại bệnh siđa là vì còn đang tiếp tục diễn ra những cuộc bàn thảo tranh luận trên vấn đề này. Một số tranh luận vẫn còn đang tiếp diễn bên trong những văn phòng tại Tòa Thánh Vatican.

Cha Dòng Phan Sinh Faggioni nói là Bộ Giáo Lý Đức Tin đã bàn thảo vấn đề từ nhiều góc cạnh. Ngài nói cho đến nay có thể kết luận là vẫn còn chưa có gì mới để mà nói. Việc dùng condoms chống lại sự đe dọa của bệnh siđa không được coi nhiều như là một vấn đề tín lý mới lạ nhưng coi đó là một câu hỏi mục vụ liên quan giữa cá nhân và vị linh mục giải tội của người ấy.

Qua nhiều năm, một số viên chức Vatican đã trả lời đến những câu hỏi của ký giả báo chí một cách đơn giản rằng: “Lập trường rất rõ ràng, Giáo Hội không chấp nhận condoms”. Nhưng thực sự đằng sau bức màn Vatican vẫn còn diễn ra định lượng đánh giá đáng kể cho vấn đề.

Cha Faggioni tin rằng việc xử dụng condoms trong “liên hệ hôn nhân đôi khi có thể biện minh được”.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ, Cha Faggioni nói trong liên hệ hôn nhân “Tôi giữ (lập trường) rằng có những tình huống mà việc xử dụng condoms là hợp pháp (licit).. không phải là trường hợp ngoại lệ nhưng tự nó là hợp pháp.. bởi nó được xử dụng với mục đích bảo vệ sức khoẻ”.

Cha nói tiếp “Trong trường hợp như thế, đó không phải là một sự cố ý ngừa thai, điều mà những gì Giáo Hội tìm thấy (ngừa thai) đó là một sự đáng chê trách về mặt đạo đức đối với condom”.

Cha Faggioni nhấn mạnh đến rằng ngài đang nói đến những hành vi tính dục trong hôn nhân. Ngài cũng đang nghĩ đến việc mục vụ thực tiễn tại những nơi như Nigeria, nơi “mà hàng trăm đôi vợ chồng Công Giáo có một người phối ngẫu mang virút HIV” và là nơi mà các vị mục tử phải cố gắng để giải quyết đến các câu hỏi đến liên hệ hôn nhân gia đình.

Cha Faggioni nói nhiều cặp vợ chồng như thế thật sự muốn có con nhưng họ không muốn mạo hiểm gây cái chết trong hành vi tính dụng nếu không xử dụng condom. Trong những trường hợp như vậy, xử dụng condom có thể chấp nhận được về mặt luân lý.

Nhưng nhiều thần học gia luân lý có những quan điểm khác nhau. Tại Học Viện Gioan Phaolô II ở Đại Học Lateran bên Roma, Linh mục Jose Noriega, là một nhà chuyên môn về sinh lý đạo đức nói rằng condoms luôn luôn là một cách giải quyết có tính chuyên môn mà nó gây nguy cơ “làm băng hoại” giá trị tình yêu hôn nhân như đã được giáo hội giảng dạy.

Cha Jean Laffitte cũng là một nhà thần học luân lý cũng cùng học viện Gioan Phaolô II và cũng là vị cố vấn cho Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra rằng, thật là quan trọng để nhớ cho rằng Giáo Hội nói “không” đối với condoms bắt nguồn từ viễn ảnh của tình yêu hôn nhân là một tình yêu tự cho đi mà nó thật sự đòi hỏi sự hy sinh.

Cha Laffitte nói nó còn vấn đề thực hành nữa: Nếu Giáo Hội nói “được dùng” condoms để phòng ngừa bệnh Siđa, nhiều đôi vợ chồng Kitô hữu sẽ đặt ra câu hỏi tại sao việc ngừa thai lại không biện minh được tức là cho phép trong những trường hợp nghiêm trọng khác.

Các viên chức Giáo Triều Vatican nói rằng báo chí thường sai lầm gán cho rằng giáo hội chống đối việc dùng condoms đối với bất cứ người nào và chống đối trong mọi trường hợp. Thật sự nhiều nhà chuyên môn trong giáo hội đã nói rằng giáo huấn về ngừa thai thật sự chỉ có liên hệ trong hôn nhân; tất cả các hành vi tính dục khác đã được giáo hội coi là vô luân, cho nên việc dùng hay không dùng condoms đã đi ra ngoài vấn đề.

Linh Mục Faggioni nói “Trong những phạm trù khác, vấn để là không phải là condoms. Nhưng vấn đề là tính dục thác loạn (disordered sexuality)”.

Từ quan điểm về y tế cộng đồng, giáo hội đã phê phán trên những bình diện khác. Vì một điều, một số viên chức Vatican đã đề nghị rằng sự loan truyền rộng rãi xử dụng condoms sẽ khuyến khích đến những hành vi tính dục bừa bãi, vốn tự nó đã là một yếu tố làm lây lan bệnh Siđa.

Các viên chức Giáo Hội cũng nhấn mạnh rằng condoms không phải hữu hiệu 100 phần trăm và từ một quan điểm cá nhân nó không thể là sự bảo vệ hữu hiệu khỏi virút bệnh Siđa.

Cha Faggioni nói như thế là điều tiến thoái lưỡng nan. Trong khi condoms không thể cho cá nhân con người một sự bảo vệ hoàn hão chống lại bệnh liệt kháng, “con người có thể hiểu rằng đối với các viên chức y tế thì tốt hơn là dùng condoms và làm giảm đi cấp độ của bệnh liệt kháng”.

Đôi khi các cơ quan của giáo hội đã khám phá ra một giới hạn hợp tác với các tổ chức cổ võ dùng condoms trong việc chống lại bệnh Siđa. Vào đầu năm ngoái, tổ chức Caritas Quốc Tế và Chương Trình Liên Hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS đã ký một thỏa ước làm việc gần gũi nhau hơn, nhưng cuối bản thỏa ước có ghi chú rằng họ có lập trường khác biệt đối với việc xử dụng condoms.

Một số chuyên gia Công Giáo tin rằng mặc dầu nó là nỗi lo âu, giáo hội nên cho phép các viên chức y tế thi hành công việc của họ nhất là trong những chiều kích đối với bệnh liệt kháng Siđa.

Cha Faggioni nói thêm rằng “Giáo Hội chắc chắn không hề giữ một vị thế chống lại chính sách y tế nghiêm trọng mà nó thực sự có lợi ích cho con người”.

Theo một viên chức Tòa Thánh cho biết đã có ý kiến mạnh mẽ tại Vatican đối với các giám mục, là không được công khai chỉ trích hay chống đối chính quyền của họ trong việc phân phát condoms.

Tuy nhiên liệu chừng nào sẽ có thông tư chính thức cho vấn đề này đó lại là một câu hỏi khác.

Trong năm 2000 đối với vấn đề tế nhị này, Hội Đồng Tòa Thánh về Mục Vụ Nhân Viên Y Tế đã công bố rằng cẩm nang chỉ dẫn đối với các nhân viên giáo hội làm việc giúp đỡ các bệnh nhân Siđa đã gần hòan tất. Đến nay đã gần 5 năm, văn kiện ấy vẫn còn đang chờ để được phê chuẩn cuối cùng trước khi cho ấn hành …