(22/08/2004) - Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Hội nghị Toàn thể lần VIII của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), Ðức Tổng Giám mục Oswald Gomis, Tổng Giáo Phận Colombo, SRI LANKA, đã phản ánh về lịch sử ba mươi năm của Tổ Chức Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, với 7 lần họp Hội Nghị Toàn Thể đã qua, và lần Họp Hội Nghị Toàn Thể lần nầy là lần thứ VIII.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis đã nhấn mạnh tầm quan trọng liên tục của Cơ Cấu nầy đối với Giáo hội tại Á châu.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis, năm nay đã 71 tuổi, đã được chọn lên chức vụ tổng thư ký vào tháng Giêng năm 2000, nhận định rằng các giám mục không phải được sinh ra để làm giám mục. Các ngài cũng đã không "tự đi tìm" vai trò của mình. Ðúng hơn, mỗi người đều có chức vụ "riêng". Vì thế, ngài lưu ý rằng vị giám mục cần được huấn luyện về quản lý; và những tổ chức khác nhau --- như những "Viện" chuyên học hỏi và đào luyện dành cho các giám mục --- của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, đã trợ giúp rất nhiều cho các ngài.
Nhắc lại sự ra đời của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, Ðức Tổng Giám Mục Gomis cho biết rằng Tổ Chức nầy được cưu mang trong một cuộc họp mặt của khoảng 300 giám mục, tổng giám mục và hồng y của châu Á, tập trung lại để nghênh đón Ðức Giáo hoàng Phaolô VI đến thăm Manila cách đây 34 năm. Và chính ngài lúc đó còn là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Colombo, và là "người tham dự trẻ tuổi nhất" tại cuộc họp Manila. Ngài nhắc lại cuộc mưu sát Ðức Giáo hoàng Phaolô tại sân bay Manila.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis kể như sau: "May mắn, các đức giám mục hiện diện xung quanh Ðức Phaolo VI lúc đó, đặc biệt là Ðức Cha Anthony Galvin của Maylaysia, một người có dáng to lớn, đã đè kẻ tấn công xuống và đỡ cú đánh đó." Ngài bác bỏ lời khẳng định cho là cựu tổng thống Ferdinnand Marcos đã dùng võ karate để cứu đức giáo hoàng, và nhấn mạnh rằng chính các đức giám mục và hồng y là những người --- đúng ra --- đáng nhận lời khen chớ không phải cựu tổng thống Marcos.
Tiếp tục phản ánh về sự khởi đầu của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, Ðức Tổng Giám Mục Gomis nói rằng các đức giám mục tại cuộc họp Manila đồng ý thành lập một tổ chức của các giám mục châu Á, nhằm giúp điều phối công việc của mình, đặc biệt là công việc truyền giáo và phát triển xã hội. Ngài giải thích, như là một bước tiến trực tiếp đến mục tiêu đó, Ủy ban Phát triển Con người đã được thành lập, với vị chủ tịch ủy ban là Ðức Giám Mục Julio Labayen của giáo phận Infanta, Philippines.
Một tổ chức khác, là Ủy ban Truyền thông Xã hội cũng được thành lập, lúc đầu nhằm phục hồi Ðài Chân Lý Á Châu (Radio Veritas Asia) đang gặp những khó khăn lúc đó.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis cho biết thêm rằng việc thành lập một tổ chức chung cho các giám mục Á châu, lúc đầu cũng đã gặp phải chút ít rắc rối với Giáo triều Rôma, vốn có "một mức độ nghi ngờ" nào đó đối với các hội đồng giám mục địa phương các miền. Ngài nhận định rằng chỉ sau Công đồng Vatican II, "truyền thống bảo thủ" trong Giáo Hội mới chịu nhường đường cho tinh thần đổi mới."
Sự cho phép của Rôma chỉ xảy ra sau khi một số giáo chức châu Á, kể cả các vị hồng y có uy tín với giáo triều, "đã đích thân sang Rôma và cam đoan rằng hội đồng miền châu Á sẽ khác."
Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, đã được tổ chức ở Ðài Bắc năm 1974, tức hai năm sau khi hiến pháp của tổ chức này được chấp thuận.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis lặp lại lời khẳng định rằng việc truyền giáo ở châu Á "phải thông qua đối thoại ba chiều: với người nghèo, các nền văn hóa và với các tôn giáo của châu Á." Ngài còn lưu ý rằng tại Hội nghị toàn thể lần thứ V vào năm 1990 ở Bandung, Indonesia, các đức giám mục Á châu đã kêu gọi "hình thành Giáo hội theo một cách hoàn toàn mới," một Giáo hội "có lời công bố Tin mừng bao gồm sự thúc đẩy công lý, hòa bình, tình yêu và lòng trắc ẩn."
Vị tổng thư ký tỏ ra hy vọng rằng hội nghị toàn thể hiện nay sẽ tập trung những nỗ lực của mình vào "việc nâng cao tầm nhìn về sứ vụ gia đình, một sứ vụ không những có thể biến đổi gia đình và Giáo hội, mà còn thúc đẩy biến đổi xã hội, và nhất là hoạt động hướng đến một nền văn hóa sự sống." Tuy nhiên, ngài thừa nhận: "Ðây không phải là một công việc tầm thường, vì thế giới liên tục thay đổi nhanh chóng và vì các gia đình không ngừng đương đầu với sự công kích dữ dội của toàn cầu hóa."
(LM. Ðặng Thế Dũng soạn lại từ bản tin của UCA News)
Ðức Tổng Giám Mục Gomis đã nhấn mạnh tầm quan trọng liên tục của Cơ Cấu nầy đối với Giáo hội tại Á châu.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis, năm nay đã 71 tuổi, đã được chọn lên chức vụ tổng thư ký vào tháng Giêng năm 2000, nhận định rằng các giám mục không phải được sinh ra để làm giám mục. Các ngài cũng đã không "tự đi tìm" vai trò của mình. Ðúng hơn, mỗi người đều có chức vụ "riêng". Vì thế, ngài lưu ý rằng vị giám mục cần được huấn luyện về quản lý; và những tổ chức khác nhau --- như những "Viện" chuyên học hỏi và đào luyện dành cho các giám mục --- của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, đã trợ giúp rất nhiều cho các ngài.
Nhắc lại sự ra đời của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, Ðức Tổng Giám Mục Gomis cho biết rằng Tổ Chức nầy được cưu mang trong một cuộc họp mặt của khoảng 300 giám mục, tổng giám mục và hồng y của châu Á, tập trung lại để nghênh đón Ðức Giáo hoàng Phaolô VI đến thăm Manila cách đây 34 năm. Và chính ngài lúc đó còn là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Colombo, và là "người tham dự trẻ tuổi nhất" tại cuộc họp Manila. Ngài nhắc lại cuộc mưu sát Ðức Giáo hoàng Phaolô tại sân bay Manila.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis kể như sau: "May mắn, các đức giám mục hiện diện xung quanh Ðức Phaolo VI lúc đó, đặc biệt là Ðức Cha Anthony Galvin của Maylaysia, một người có dáng to lớn, đã đè kẻ tấn công xuống và đỡ cú đánh đó." Ngài bác bỏ lời khẳng định cho là cựu tổng thống Ferdinnand Marcos đã dùng võ karate để cứu đức giáo hoàng, và nhấn mạnh rằng chính các đức giám mục và hồng y là những người --- đúng ra --- đáng nhận lời khen chớ không phải cựu tổng thống Marcos.
Tiếp tục phản ánh về sự khởi đầu của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, Ðức Tổng Giám Mục Gomis nói rằng các đức giám mục tại cuộc họp Manila đồng ý thành lập một tổ chức của các giám mục châu Á, nhằm giúp điều phối công việc của mình, đặc biệt là công việc truyền giáo và phát triển xã hội. Ngài giải thích, như là một bước tiến trực tiếp đến mục tiêu đó, Ủy ban Phát triển Con người đã được thành lập, với vị chủ tịch ủy ban là Ðức Giám Mục Julio Labayen của giáo phận Infanta, Philippines.
Một tổ chức khác, là Ủy ban Truyền thông Xã hội cũng được thành lập, lúc đầu nhằm phục hồi Ðài Chân Lý Á Châu (Radio Veritas Asia) đang gặp những khó khăn lúc đó.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis cho biết thêm rằng việc thành lập một tổ chức chung cho các giám mục Á châu, lúc đầu cũng đã gặp phải chút ít rắc rối với Giáo triều Rôma, vốn có "một mức độ nghi ngờ" nào đó đối với các hội đồng giám mục địa phương các miền. Ngài nhận định rằng chỉ sau Công đồng Vatican II, "truyền thống bảo thủ" trong Giáo Hội mới chịu nhường đường cho tinh thần đổi mới."
Sự cho phép của Rôma chỉ xảy ra sau khi một số giáo chức châu Á, kể cả các vị hồng y có uy tín với giáo triều, "đã đích thân sang Rôma và cam đoan rằng hội đồng miền châu Á sẽ khác."
Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, đã được tổ chức ở Ðài Bắc năm 1974, tức hai năm sau khi hiến pháp của tổ chức này được chấp thuận.
Ðức Tổng Giám Mục Gomis lặp lại lời khẳng định rằng việc truyền giáo ở châu Á "phải thông qua đối thoại ba chiều: với người nghèo, các nền văn hóa và với các tôn giáo của châu Á." Ngài còn lưu ý rằng tại Hội nghị toàn thể lần thứ V vào năm 1990 ở Bandung, Indonesia, các đức giám mục Á châu đã kêu gọi "hình thành Giáo hội theo một cách hoàn toàn mới," một Giáo hội "có lời công bố Tin mừng bao gồm sự thúc đẩy công lý, hòa bình, tình yêu và lòng trắc ẩn."
Vị tổng thư ký tỏ ra hy vọng rằng hội nghị toàn thể hiện nay sẽ tập trung những nỗ lực của mình vào "việc nâng cao tầm nhìn về sứ vụ gia đình, một sứ vụ không những có thể biến đổi gia đình và Giáo hội, mà còn thúc đẩy biến đổi xã hội, và nhất là hoạt động hướng đến một nền văn hóa sự sống." Tuy nhiên, ngài thừa nhận: "Ðây không phải là một công việc tầm thường, vì thế giới liên tục thay đổi nhanh chóng và vì các gia đình không ngừng đương đầu với sự công kích dữ dội của toàn cầu hóa."
(LM. Ðặng Thế Dũng soạn lại từ bản tin của UCA News)