Hán Thành - Trong ngày bế mạc tuần lể hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, các giám mục Á châu đã đưa ra “Sứ Điệp gửi Dân Chúa và các người thiện tâm” như sau: “Chúng ta hãy hoan hỉ mừng những dấu chỉ của niềm hy vọng tiềm tàng trong các gia đình Á châu, nhưng chúng ta cũng hãy chia sẻ những ưu tư của họ”.
Trong sứ điệp này, các giám mục ghi nhận những ưu điểm và sức mạnh của những giá trị trong gia đình Á Châu là: kính trọng sự sống, hiếu khách, tôn trọng người già, lo cho người trẻ”.
Ngoài ra các giám mục còn quan tâm nhiều đến tình trạng “hôn nhân dị giáo” (hôn nhân khác tôn giáo) đang xẩy ra càng ngày càng nhiều tại các quốc gia Á châu. Ý thức rõ ràng là người Kitô giáo là thành phần thiểu số tại Á châu, cho nên những gía trị Kitô giáo lại càng trở thành trọng yếu và căn bản cho các cuộc hôn nhân hỗn hợp tôn giáo. Theo các giám mục nhận định, thì các đôi vợ chồng trong cuộc hôn nhân dị giáo là “biểu tượng của tình yêu không điều kiện” nó phá tan đi thành kiến và rào cản tôn giáo và văn hóa”
Các giám mục cũng nêu lên những hậu quả nghiêm trọng của việc toàn cầu hóa mà người Kitô hữu phải cảnh giác là: “một nền văn hóa tân cấp tiến đang trào dâng trên thế giới, nó thổi phồng chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ và tham lam. Những điều này là mối đe dọa cho gia đình, bởi vì chúng phát nguồn từ duy vật chất và chủ nghĩa trần tục hóa”.
Các giám mục nêu ra những vấn đề như: bắt buộc dùng thuốc ngừa thai trong kế hoạch gia đình hóa, nạn phá thai, biến đổi gên con người, hình ảnh dâm ô, nạn ma túy độc được là một vài thí dụ điển hình của trào lưu tư tưởng tân cấp tiến.
Các giám mục Á châu khẳng định rõ ràng rằng “chỉ có văn hóa sự sống được bắt nguồn từ những giá trị của Nước Thiên Chúa do chính Đức Giêsu rao giảng mới có thể cổ súy nâng cao sự hưng thịnh của gia đình được. Văn hóa sự sống có nghĩa là bảo vệ món quà sự sống nhân sinh trong mọi chiều kích sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi lìa đời, và cần phải cổ võ phẩm giá con người trên hết mọi lãnh vực kinh tế khác”.
Trong phần kết luận, các giám mục thúc đẩy các chính quyền, các hệ thống giáo dục, truyền thông đại chúng và những người ngoài Kitô giáo, hãy tiếp tay với Kitô hữu để hỗ trợ gia đình như là cột trụ trung tâm của văn minh và văn hóa sự sống dựa trên tình yêu”.
Cuối cùng, các giám mục Á châu cũng than phiền và lấy làm buồn rầu vì sự vắng mặt của Phái Đoàn Giám Mục Hoa Lục, và các ngài tỏ vẻ quan tâm và đồng thời nói lên sự yêu mến đối với các gia đình Công giáo tại cả hai quốc gia Trung Cộng và Bắc Hàn. Các ngài viết rằng: “Chúng tôi một lòng một ý với anh chị em tại Trung Quốc khi anh em đang gặp phải thách đố muốn biến đổi Giáo Hội trở nên một Gia Đình của Thiên Chúa”.
Trong sứ điệp này, các giám mục ghi nhận những ưu điểm và sức mạnh của những giá trị trong gia đình Á Châu là: kính trọng sự sống, hiếu khách, tôn trọng người già, lo cho người trẻ”.
Ngoài ra các giám mục còn quan tâm nhiều đến tình trạng “hôn nhân dị giáo” (hôn nhân khác tôn giáo) đang xẩy ra càng ngày càng nhiều tại các quốc gia Á châu. Ý thức rõ ràng là người Kitô giáo là thành phần thiểu số tại Á châu, cho nên những gía trị Kitô giáo lại càng trở thành trọng yếu và căn bản cho các cuộc hôn nhân hỗn hợp tôn giáo. Theo các giám mục nhận định, thì các đôi vợ chồng trong cuộc hôn nhân dị giáo là “biểu tượng của tình yêu không điều kiện” nó phá tan đi thành kiến và rào cản tôn giáo và văn hóa”
Các giám mục cũng nêu lên những hậu quả nghiêm trọng của việc toàn cầu hóa mà người Kitô hữu phải cảnh giác là: “một nền văn hóa tân cấp tiến đang trào dâng trên thế giới, nó thổi phồng chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ và tham lam. Những điều này là mối đe dọa cho gia đình, bởi vì chúng phát nguồn từ duy vật chất và chủ nghĩa trần tục hóa”.
Các giám mục nêu ra những vấn đề như: bắt buộc dùng thuốc ngừa thai trong kế hoạch gia đình hóa, nạn phá thai, biến đổi gên con người, hình ảnh dâm ô, nạn ma túy độc được là một vài thí dụ điển hình của trào lưu tư tưởng tân cấp tiến.
Các giám mục Á châu khẳng định rõ ràng rằng “chỉ có văn hóa sự sống được bắt nguồn từ những giá trị của Nước Thiên Chúa do chính Đức Giêsu rao giảng mới có thể cổ súy nâng cao sự hưng thịnh của gia đình được. Văn hóa sự sống có nghĩa là bảo vệ món quà sự sống nhân sinh trong mọi chiều kích sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi lìa đời, và cần phải cổ võ phẩm giá con người trên hết mọi lãnh vực kinh tế khác”.
Trong phần kết luận, các giám mục thúc đẩy các chính quyền, các hệ thống giáo dục, truyền thông đại chúng và những người ngoài Kitô giáo, hãy tiếp tay với Kitô hữu để hỗ trợ gia đình như là cột trụ trung tâm của văn minh và văn hóa sự sống dựa trên tình yêu”.
Cuối cùng, các giám mục Á châu cũng than phiền và lấy làm buồn rầu vì sự vắng mặt của Phái Đoàn Giám Mục Hoa Lục, và các ngài tỏ vẻ quan tâm và đồng thời nói lên sự yêu mến đối với các gia đình Công giáo tại cả hai quốc gia Trung Cộng và Bắc Hàn. Các ngài viết rằng: “Chúng tôi một lòng một ý với anh chị em tại Trung Quốc khi anh em đang gặp phải thách đố muốn biến đổi Giáo Hội trở nên một Gia Đình của Thiên Chúa”.