Suy Niệm Chúa Nhật X THƯỜNG NIÊN C
Bài đọc I và bài Tin mừng hôm nay kể lại hai câu chuyện khá giống nhau. Câu chuyện con trai của bà goá ở Sarepta chết được Êlia cứu sống ở bài đọc thứ nhất và trong bài Tin mừng kể lại câu chuyện con trai của bà goá thành Naim chết được Chúa Giêsu cứu sống. Chúng ta lần lượt tìm hiểu và rút ra bài học cho chúng ta hôm nay.
1. Câu chuyện con trai bà goá thành Sarepta
Tác giả không cho biết nguyên nhân rõ ràng về cái chết của đứa trẻ. Nhưng nó chết vào lúc Êlia đang trú ngụ tại gia đình này. Bà chủ nhà cho rằng, tại vì Êlia mà con bà phải chết. Bà nói: "Thưa người của Thiên Chúa, giữa tôi với ông có liên can gì? Ông đến nhà tôi để khơi lại những tội của tôi và giết chết con tôi sao?" (1V 17,18).
Mặc dầu biết mình không phải là người gây ra nguyên nhân cái chết đó, nhưng ông Êlia không hề tức tối hay giận dữ. Trái lại, ông đã ấp mình ba lần trên đứa trẻ và sốt sắng cầu nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con xin Chúa cho linh hồn đứa trẻ này trở về trong nó" (1V 17,21). Và Chúa đã nhận lời ông Êlia, cho đứa trẻ được sống lại (x. 1V 17, 22).
Khi đứa trẻ được trao lại cho người đàn bà. Bà ta thưa lại với ông Êlia rằng: "Bây giờ nhờ việc này, tôi biết rõ ông là người của Thiên Chúa, và lời của Chúa nơi miệng ông là lời chân thật" (x. 1V 17, 24).
Phép lạ này nhắc nhở cho những người Do thái rằng: chết chưa phải là hết, nếu người ta biết cầu xin Thiên Chúa thì Người có thể cho kẻ chết được sống lại. Phép lạ này cũng giúp ông Êlia thoát khỏi tình cảnh oan ức, đồng thời tăng thêm uy tín cho nhà Tiên tri đối với mọi người.
Người đàn bà goá đã nhận ra ông Êlia là « người của Thiên Chúa » vì hiệu quả của lời cầu nguyện ông cầu xin. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn phải cố gắng sống làm sao để người khác nhận ra Chúa ở nơi chúng ta. Người ta có thể nhận ra chúng ta qua đời sống cầu nguyện, qua niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa, qua đời sống công bằng, bác ái yêu thương. Chính Chúa Giêsu đã từng nói: « Cứ dấu này mà người ta nhận ra các con là môn đệ của Thầy đó là các con yêu thương nhau » (x. Ga 13,35). Yêu thương có nhiều cách thế: có thể bằng một nụ cười, một cái bắt tay, một lời hỏi thăm, một lời động viên, một sự thăm viếng, một sự hy sinh giúp đỡ trong công việc khi tha nhân cần, một chút quà tặng cho người thiếu thốn...Đặc biệt, chúng ta hãy thể hiện tình thương bằng lời cầu nguyện: cầu nguyện cho người còn sống cũng như kẻ đã qua đời. Làm được như vậy, người khác mới nhận ra chúng ta là « người của Thiên Chúa » như ông Êlia ngày xưa.
2. Câu chuyện con trai bà goá thành Naim
Cũng như câu chuyện thứ nhất trong bài đọc I, chúng ta cũng không biết được nguyên nhân cái chết của con trai bà goá thành Naim. Thánh Luca chỉ kể lại việc người ta đang đưa đi chôn xác con trai của bà goá. Chính vào thời điểm này, Chúa Giêsu và các Tông đồ cùng đám đông cũng đến đó. Hai bên gặp nhau. Thái độ của Chúa Giêsu được Thánh Luca tường thuật lại rất rõ ràng:
Chúa Giêsu « Trông thấy » đám tang. Ngài trông thấy bà goá. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người cũng trông thấy đám tang, trông thấy bà goá. Trong cuộc sống, có lẽ nhiều khi chúng ta cũng trông thấy những trường hợp tương tự như thế. Nhưng chúng ta cũng như những người đi cùng Chúa Giêsu, chỉ dừng lại ở việc « trông thấy » thôi. Còn Chúa Giêsu thì thế nào?
Ngài “Chạnh lòng thương :” chạnh lòng thương là cụm từ chỉ dùng cho Thiên Chúa khi Người muốn biểu lộ tình thương đối với dân Người. Chúng ta cũng đã bắt gặp cụm từ này trong phép lạ hoá bánh ra nhiều. Khi thấy đám đông không người chăn dắt, Chúa Giêsu "Chạnh lòng thương" (x. Mc 6,34). Còn đối với con người, trong những trường hợp tương tự, người ta có thể dùng cụm từ "động lòng trắc ẩn." Nhưng sống trong xã hội vô cảm như ngày hôm nay, hiếm khi con người "Động lòng trắc ẩn" trước nỗi khổ của anh chị em mình. Hằng ngày, người ta vẫn thấy rất nhiều biến cố đau thương xảy ra trước mắt nhưng người ta vẫn thờ ơ, lãnh đạm. Mới đây, trên mạng xã hội có loan truyền câu chuyện với hàng tít: “Bao nhiêu người vô cảm lướt qua em bé bị chiếc xe Camry đâm.” Em bé bị tai nạn giao thông như vậy. Bao nhiêu người « Trông thấy » nhưng họ đã đi qua. Thậm chí, có những người được mời gọi giúp đỡ, nhưng họ vẫn không nhận lời. Họ không có lòng trắc ẩn. Còn Chúa, thấy người đàn bà goá, Chúa "Chạnh lòng thương." Vì "Chạnh lòng thương" cho nên Ngài mới nói với người đàn bà:
“Đừng khóc nữa.” Thông thường khi dỗ dành một em bé “đừng khóc nữa” thì cha mẹ phải hứa với em bé điều gì đó. Chẳng hạn: "Đừng khóc nữa, cha mẹ sẽ cho con đi chơi" hay "Đừng khóc nữa, cha mẹ sẽ mua quần áo mới cho con ..." Với Chúa Giêsu, Ngài nói “đừng khóc nữa” vì Ngài biết việc Ngài sắp làm là gì để yên ủi bà, giúp bà thoát khỏi cảnh khổ sở đau thương đó.
Thật vậy, “Ngài tiến lại gần, đụng đến quan tài.” Hành động « tiến lại gần » ở đây là một bước nhảy vọt của lòng thương xót. Vì thương xót nên Ngài mới tiến lại gần. Rồi, Ngài « đụng đến quan tài », tức là đụng đến thân xác người chết. Đó lại là một cử chỉ thể hiện lòng thương xót. Chúa Giêsu thương xót người đàn bà. Ngài thương xót con trai của bà đã chết. Vì thương xót nên Ngài muốn làm gì đó để giúp đỡ họ. Thế rồi, Ngài làm một việc quá sức tưởng tượng của con người.
Ngài nói: "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy." « Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. » Đây là một phép lạ lớn lao. Khi chứng kiến phép lạ này, mọi người đều kinh sợ. Họ kinh sợ, vì theo Tin Mừng của Thánh Luca, đây là lần đầu tiên, Chúa Giêsu làm phép lạ cho kẻ chết sống lại. Đi liền với sự kinh hãi là tâm tình ca ngợi Thiên Chúa. Vì họ xác tín rằng, chỉ có Thiên Chúa mới có thể thực hiện được sự lạ lùng ấy.
Phép lạ này cho chúng ta thấy quyền năng của Chúa Giêsu. Đồng thời, phép lạ này cũng nói lên lòng thương xót của Ngài đối với con người, cụ thể ở đây là người đàn bà goá. Ngoài ra, phép lạ này là một dấu hiệu về sự phục sinh kẻ chết. Sau này, Chúa Giêsu đã tự Ngài sống lại. Đồng thời, Ngài là có thể làm cho mọi người được sống lại trong vinh quang.
Thông thường các phép lạ xảy ra do lòng tin của bản thân ai đó hoặc của tha nhân. Nhưng nơi phép lạ này, Chúa Giêsu chủ động mọi sự, Ngài không hề đòi hỏi bất cứ điều kiện nào, bởi vì Ngài “chạnh lòng thương.” Đây là bài học cho mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta luôn đối diện với những trường hợp tương tự, noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải biết động lòng trắc ẩn, biết quan tâm giúp đỡ. Sự quan tâm giúp đỡ có đôi lúc phải vô điều kiện, nhất là những khi tha nhân gặp sự khốn khó mà chính bản thân họ không có điều kiện để đền đáp cho ta. Chúa Giêsu đã từng nói: “Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa?” (x. Lc 6,33). Chính Thánh Phaolô cũng đã từng « Đem Tin Mừng biếu không » (x. 1Cr 9,18). Trong bài đọc II hôm nay, sau khi cho biết, Tin mừng Ngài rao giảng không phải phát xuất từ con người mà do mạc khải từ Thiên Chúa, thánh Phaolô khẳng định: « Rao giảng Tin mừng là trách nhiệm của Ngài đối với dân ngoại » (x Gl 1,16). Ước gì mỗi chúng ta cũng có được tâm tình như Thánh Phaolô, coi việc loan báo Tin mừng là trách nhiệm và nhiệt tâm chu toàn công việc đó một cách vô vị lợi.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi chúng con sống làm sao để người khác thấy Chúa qua chúng con. Xin cho chúng con noi gương Chúa biết động lòng trắc ẩn đối với những người xung quanh, nhất là những người cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Bài đọc I và bài Tin mừng hôm nay kể lại hai câu chuyện khá giống nhau. Câu chuyện con trai của bà goá ở Sarepta chết được Êlia cứu sống ở bài đọc thứ nhất và trong bài Tin mừng kể lại câu chuyện con trai của bà goá thành Naim chết được Chúa Giêsu cứu sống. Chúng ta lần lượt tìm hiểu và rút ra bài học cho chúng ta hôm nay.
1. Câu chuyện con trai bà goá thành Sarepta
Tác giả không cho biết nguyên nhân rõ ràng về cái chết của đứa trẻ. Nhưng nó chết vào lúc Êlia đang trú ngụ tại gia đình này. Bà chủ nhà cho rằng, tại vì Êlia mà con bà phải chết. Bà nói: "Thưa người của Thiên Chúa, giữa tôi với ông có liên can gì? Ông đến nhà tôi để khơi lại những tội của tôi và giết chết con tôi sao?" (1V 17,18).
Mặc dầu biết mình không phải là người gây ra nguyên nhân cái chết đó, nhưng ông Êlia không hề tức tối hay giận dữ. Trái lại, ông đã ấp mình ba lần trên đứa trẻ và sốt sắng cầu nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con xin Chúa cho linh hồn đứa trẻ này trở về trong nó" (1V 17,21). Và Chúa đã nhận lời ông Êlia, cho đứa trẻ được sống lại (x. 1V 17, 22).
Khi đứa trẻ được trao lại cho người đàn bà. Bà ta thưa lại với ông Êlia rằng: "Bây giờ nhờ việc này, tôi biết rõ ông là người của Thiên Chúa, và lời của Chúa nơi miệng ông là lời chân thật" (x. 1V 17, 24).
Phép lạ này nhắc nhở cho những người Do thái rằng: chết chưa phải là hết, nếu người ta biết cầu xin Thiên Chúa thì Người có thể cho kẻ chết được sống lại. Phép lạ này cũng giúp ông Êlia thoát khỏi tình cảnh oan ức, đồng thời tăng thêm uy tín cho nhà Tiên tri đối với mọi người.
Người đàn bà goá đã nhận ra ông Êlia là « người của Thiên Chúa » vì hiệu quả của lời cầu nguyện ông cầu xin. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn phải cố gắng sống làm sao để người khác nhận ra Chúa ở nơi chúng ta. Người ta có thể nhận ra chúng ta qua đời sống cầu nguyện, qua niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa, qua đời sống công bằng, bác ái yêu thương. Chính Chúa Giêsu đã từng nói: « Cứ dấu này mà người ta nhận ra các con là môn đệ của Thầy đó là các con yêu thương nhau » (x. Ga 13,35). Yêu thương có nhiều cách thế: có thể bằng một nụ cười, một cái bắt tay, một lời hỏi thăm, một lời động viên, một sự thăm viếng, một sự hy sinh giúp đỡ trong công việc khi tha nhân cần, một chút quà tặng cho người thiếu thốn...Đặc biệt, chúng ta hãy thể hiện tình thương bằng lời cầu nguyện: cầu nguyện cho người còn sống cũng như kẻ đã qua đời. Làm được như vậy, người khác mới nhận ra chúng ta là « người của Thiên Chúa » như ông Êlia ngày xưa.
2. Câu chuyện con trai bà goá thành Naim
Cũng như câu chuyện thứ nhất trong bài đọc I, chúng ta cũng không biết được nguyên nhân cái chết của con trai bà goá thành Naim. Thánh Luca chỉ kể lại việc người ta đang đưa đi chôn xác con trai của bà goá. Chính vào thời điểm này, Chúa Giêsu và các Tông đồ cùng đám đông cũng đến đó. Hai bên gặp nhau. Thái độ của Chúa Giêsu được Thánh Luca tường thuật lại rất rõ ràng:
Chúa Giêsu « Trông thấy » đám tang. Ngài trông thấy bà goá. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người cũng trông thấy đám tang, trông thấy bà goá. Trong cuộc sống, có lẽ nhiều khi chúng ta cũng trông thấy những trường hợp tương tự như thế. Nhưng chúng ta cũng như những người đi cùng Chúa Giêsu, chỉ dừng lại ở việc « trông thấy » thôi. Còn Chúa Giêsu thì thế nào?
Ngài “Chạnh lòng thương :” chạnh lòng thương là cụm từ chỉ dùng cho Thiên Chúa khi Người muốn biểu lộ tình thương đối với dân Người. Chúng ta cũng đã bắt gặp cụm từ này trong phép lạ hoá bánh ra nhiều. Khi thấy đám đông không người chăn dắt, Chúa Giêsu "Chạnh lòng thương" (x. Mc 6,34). Còn đối với con người, trong những trường hợp tương tự, người ta có thể dùng cụm từ "động lòng trắc ẩn." Nhưng sống trong xã hội vô cảm như ngày hôm nay, hiếm khi con người "Động lòng trắc ẩn" trước nỗi khổ của anh chị em mình. Hằng ngày, người ta vẫn thấy rất nhiều biến cố đau thương xảy ra trước mắt nhưng người ta vẫn thờ ơ, lãnh đạm. Mới đây, trên mạng xã hội có loan truyền câu chuyện với hàng tít: “Bao nhiêu người vô cảm lướt qua em bé bị chiếc xe Camry đâm.” Em bé bị tai nạn giao thông như vậy. Bao nhiêu người « Trông thấy » nhưng họ đã đi qua. Thậm chí, có những người được mời gọi giúp đỡ, nhưng họ vẫn không nhận lời. Họ không có lòng trắc ẩn. Còn Chúa, thấy người đàn bà goá, Chúa "Chạnh lòng thương." Vì "Chạnh lòng thương" cho nên Ngài mới nói với người đàn bà:
“Đừng khóc nữa.” Thông thường khi dỗ dành một em bé “đừng khóc nữa” thì cha mẹ phải hứa với em bé điều gì đó. Chẳng hạn: "Đừng khóc nữa, cha mẹ sẽ cho con đi chơi" hay "Đừng khóc nữa, cha mẹ sẽ mua quần áo mới cho con ..." Với Chúa Giêsu, Ngài nói “đừng khóc nữa” vì Ngài biết việc Ngài sắp làm là gì để yên ủi bà, giúp bà thoát khỏi cảnh khổ sở đau thương đó.
Thật vậy, “Ngài tiến lại gần, đụng đến quan tài.” Hành động « tiến lại gần » ở đây là một bước nhảy vọt của lòng thương xót. Vì thương xót nên Ngài mới tiến lại gần. Rồi, Ngài « đụng đến quan tài », tức là đụng đến thân xác người chết. Đó lại là một cử chỉ thể hiện lòng thương xót. Chúa Giêsu thương xót người đàn bà. Ngài thương xót con trai của bà đã chết. Vì thương xót nên Ngài muốn làm gì đó để giúp đỡ họ. Thế rồi, Ngài làm một việc quá sức tưởng tượng của con người.
Ngài nói: "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy." « Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. » Đây là một phép lạ lớn lao. Khi chứng kiến phép lạ này, mọi người đều kinh sợ. Họ kinh sợ, vì theo Tin Mừng của Thánh Luca, đây là lần đầu tiên, Chúa Giêsu làm phép lạ cho kẻ chết sống lại. Đi liền với sự kinh hãi là tâm tình ca ngợi Thiên Chúa. Vì họ xác tín rằng, chỉ có Thiên Chúa mới có thể thực hiện được sự lạ lùng ấy.
Phép lạ này cho chúng ta thấy quyền năng của Chúa Giêsu. Đồng thời, phép lạ này cũng nói lên lòng thương xót của Ngài đối với con người, cụ thể ở đây là người đàn bà goá. Ngoài ra, phép lạ này là một dấu hiệu về sự phục sinh kẻ chết. Sau này, Chúa Giêsu đã tự Ngài sống lại. Đồng thời, Ngài là có thể làm cho mọi người được sống lại trong vinh quang.
Thông thường các phép lạ xảy ra do lòng tin của bản thân ai đó hoặc của tha nhân. Nhưng nơi phép lạ này, Chúa Giêsu chủ động mọi sự, Ngài không hề đòi hỏi bất cứ điều kiện nào, bởi vì Ngài “chạnh lòng thương.” Đây là bài học cho mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta luôn đối diện với những trường hợp tương tự, noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải biết động lòng trắc ẩn, biết quan tâm giúp đỡ. Sự quan tâm giúp đỡ có đôi lúc phải vô điều kiện, nhất là những khi tha nhân gặp sự khốn khó mà chính bản thân họ không có điều kiện để đền đáp cho ta. Chúa Giêsu đã từng nói: “Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa?” (x. Lc 6,33). Chính Thánh Phaolô cũng đã từng « Đem Tin Mừng biếu không » (x. 1Cr 9,18). Trong bài đọc II hôm nay, sau khi cho biết, Tin mừng Ngài rao giảng không phải phát xuất từ con người mà do mạc khải từ Thiên Chúa, thánh Phaolô khẳng định: « Rao giảng Tin mừng là trách nhiệm của Ngài đối với dân ngoại » (x Gl 1,16). Ước gì mỗi chúng ta cũng có được tâm tình như Thánh Phaolô, coi việc loan báo Tin mừng là trách nhiệm và nhiệt tâm chu toàn công việc đó một cách vô vị lợi.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi chúng con sống làm sao để người khác thấy Chúa qua chúng con. Xin cho chúng con noi gương Chúa biết động lòng trắc ẩn đối với những người xung quanh, nhất là những người cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành