Suy Niệm Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN C
Khi đề cập đến của cải vật chất, trong tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đừng sa vào những cạm bẫy đáng sợ khi nghĩ rằng, cuộc sống tùy thuộc vào tiền bạc, và so với tiền bạc, các thứ khác đều không có giá trị và không quan trọng. Đó chỉ là một ảo tưởng. Chúng ta không mang theo tiền bạc khi đi vào cõi chết. Tiền bạc không đem lại hạnh phúc đích thực. Bạo lực tàn ác dùng để thu tích tiền bạc, không đem lại quyền lực cũng không giúp chúng ta khỏi chết. Sớm hay muộn, mọi người đều phải chịu Thiên Chúa phán xét, không ai tránh được” (Số 19).
Lời Chúa hôm nay cũng cho chúng ta thấy, đồng tiền không phải là tất cả, vì đồng tiền là vật chất nên có thể mục nát, trở về hư vô. Vì vậy mỗi người chúng ta cần có một thái độ đúng đắn đối với tiền của.
1. Sự hư vô của vật chất
Bài đọc I, tác giả sách Giảng Viên cho chúng ta thấy sự hư vô của vật chất: “Phù vân, ôi phù vân. Tất cả chì là phù vân” (Gv 1,2). Nghe qua chúng ta cảm thấy tác giả có tính bi quan với cuộc đời, với của cải vật chất, nhưng đó lại là sự thật. Con người đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi ra khỏi đời này cũng hai bàn tay trắng. Ca dao có câu: “Vua Ngô ba sáu tấn vàng, chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.” Thật đáng tiếc cho những người suốt đời làm ăn vất vả chỉ để thu tích của cải vật chất nhưng khi chết chẳng mang được gì cả. Giống như nhà phú hộ trong bài Tin mừng hôm nay. Chúng ta không biết ông ta làm giàu bằng cách nào. Chúa Giêsu cũng không lên án cách ông ta làm giàu. Nhưng Chúa lên án anh ta vì anh ta qúa cậy dựa vào tiền của, coi của cải là mục đích, là tối hậu. Vì của cải mà anh ta quên đi các mối quan hệ khác: với Thiên Chúa, với tha nhân. Cho nên, Chúa Giêsu mới quở anh ta rằng: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12, 20).
Có lẽ hôm nay Chúa vẫn nói những lời đó với chúng ta: khi chúng ta buôn gian bán lận; khi chúng ta tranh chấp đất đai, tiền của mà quyền lợi không thuộc về mình; khi chúng ta tham nhũng, trộm cắp gian lận của người khác để làm giàu cho mình; khi chúng ta chỉ biết thu tích mà không biết chia sẻ, không biết làm phúc bố thí cho người nghèo khó, bệnh tật…Nghĩa là chúng ta chỉ lo thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận của chúng ta cũng như vậy (x. Lc 12, 21).
2. Hãy tìm kiếm những sự trên trời
Thánh Phaolô trong bài đọc thứ II, khuyên chúng ta: “Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,2). Chúa Giêsu đã từng nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33); “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6, 19-20).
Thật vậy, mục đích chúng ta sống trên đời này là để làm sao được hưởng hạnh phúc đời sau. Vì vậy, chúng ta luôn phải hướng về trời cao, tìm kiếm những gì thuộc về trời cao, để được hạnh phúc đời sau. Vậy, làm sao để tìm kiếm được nước trời?
Thứ nhất, cần phải xa tránh “những sự dưới đất”. Đó là chính là tội lỗi, là những thứ cản trở chúng ta trên con đường về với Chúa: ma quỷ, thế gian, xác thịt. Thánh Phaolô đã gợi ý cho chúng ta những điều sau đây: “Anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5). Rồi Ngài nói tiếp :“Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi” (Cl 3, 9). Xét mình lại, nếu có lỗi phạm những điều trên đây, hãy kịp thời thống hối ăn năn và quyết tâm từ nay không tái phạm nữa.
Thứ hai, tránh mọi thứ tham lam. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy, sau khi từ chối việc chia gia tài, Chúa Giêsu khuyên: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu" (Lc 12,13). Tránh mọi thứ tham lam, tức là không được trộm cắp, gian lận, lỗi công bằng, tham nhũng cách này hay cách khác. Nhưng trong thực tế của xã hội hôm nay, rất nhiều người không bao giờ thỏa mãn những gì mình có: có cái này thì muốn cái kia; có nhiều thì muốn nhiều hơn nữa…Vì vậy, người ta tìm cách thu tích về cho mình càng nhiều càng tốt, thu tích hợp pháp cũng có, thu tích bất hợp pháp, không loại trừ thủ đoạn cũng không thiếu. Họ chạy theo lòng tham bất chấp mọi hậu quả. Trong Tông sắc Lòng Xót Thương, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi tham nhũng là “vết thương đang mưng mủ này của xã hội chính là một trọng tội đang kêu thấu tới trời, vì nó hủy hoại nền tảng của cuộc sống cá nhân và xã hội. Sự tham nhũng cướp đi mất niềm hy vọng vào tương lai của con người, vì trong sự tàn nhẫn và trong sự thèm muốn của mình, nó hủy hoại những kế hoạch tương lai của những người yếu đuối, và nghiền nát những người nghèo. Đó là một tội ác, mà nó bắt đầu với việc xâm nhập vào trong những điều nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, rồi sau đó phát tán một cách rộng rãi, và đôi khi trở nên rõ ràng như trong những vụ việc lớn. Sự tham nhũng chính là một sự ở lỳ trong tội lỗi, mà tội lỗi ấy nhắm tới việc thay thế Thiên Chúa với ảo tưởng về quyền năng của tiền bạc. Nó là một công việc của bóng tối, được hỗ trợ bởi sự nghi kỵ và quỷ kế…”
Và để loại trừ được sự tham nhũng ra khỏi cuộc sống, Ngài đòi hỏi chúng ta: “phải có sự khôn ngoan, sự canh chừng, sự trung thành với luật lệ, cũng như phải có tính minh bạch và sự can đảm để đặt ngón tay vào trong vết thương. Ai không chiến đấu một cách công khai với sự tham nhũng thì sớm muộn gì người ấy cũng sẽ trở thành những kẻ đồng lõa, và rồi sẽ hủy hoại cuộc sống” (x. số 19).
Thứ ba, cần phải biết chia sẻ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: "Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12,33). Thật vậy, của cải chỉ là phương tiện để phục vụ: phục vụ bản thân, phục vụ gia đình, phục vụ anh em đồng loại, phục vụ lẫn nhau. Chúng ta nhớ bài Tin mừng nói về ngày phán xét chung, Chúa Giêsu dựa vào những việc làm hay không làm của chúng ta đối với những kẻ bé mọn để phán xét ta lên Thiên đàng hay sa Hỏa ngục (x. Mt 25, 31-46). Cho nên, tất cả chúng ta cần phải biết chia sẻ của cải mình có cho những người khác, nhất là những người giàu cần phải biết san sẻ cho những người nghèo. Thánh Tôma Aquinô quả quyết: "Những người giàu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa." Thánh Basiliô thì nói rằng: "Tấm bánh mà bạn giữ lại là của người đói khổ, chiếc áo mà bạn cất trong vali là của kẻ trần trụi."
Sau thánh lễ hôm nay, mỗi chúng ta hãy xem trong gia tài của mình có cái gì đó mà lâu nay chúng ta không dùng tới không? Nếu có, hãy mạnh dạn chia sẻ cho những người cần đến nó.
Lạy Chúa Giêsu, vì của cải, tiền bạc mà biết bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình phải tan nát. Xin cho mỗi chúng con tránh mọi thứ tham lam, biết làm ăn chân chính và quảng đại chia sẻ những gì có thể cho những người xung quanh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Khi đề cập đến của cải vật chất, trong tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đừng sa vào những cạm bẫy đáng sợ khi nghĩ rằng, cuộc sống tùy thuộc vào tiền bạc, và so với tiền bạc, các thứ khác đều không có giá trị và không quan trọng. Đó chỉ là một ảo tưởng. Chúng ta không mang theo tiền bạc khi đi vào cõi chết. Tiền bạc không đem lại hạnh phúc đích thực. Bạo lực tàn ác dùng để thu tích tiền bạc, không đem lại quyền lực cũng không giúp chúng ta khỏi chết. Sớm hay muộn, mọi người đều phải chịu Thiên Chúa phán xét, không ai tránh được” (Số 19).
Lời Chúa hôm nay cũng cho chúng ta thấy, đồng tiền không phải là tất cả, vì đồng tiền là vật chất nên có thể mục nát, trở về hư vô. Vì vậy mỗi người chúng ta cần có một thái độ đúng đắn đối với tiền của.
1. Sự hư vô của vật chất
Bài đọc I, tác giả sách Giảng Viên cho chúng ta thấy sự hư vô của vật chất: “Phù vân, ôi phù vân. Tất cả chì là phù vân” (Gv 1,2). Nghe qua chúng ta cảm thấy tác giả có tính bi quan với cuộc đời, với của cải vật chất, nhưng đó lại là sự thật. Con người đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi ra khỏi đời này cũng hai bàn tay trắng. Ca dao có câu: “Vua Ngô ba sáu tấn vàng, chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.” Thật đáng tiếc cho những người suốt đời làm ăn vất vả chỉ để thu tích của cải vật chất nhưng khi chết chẳng mang được gì cả. Giống như nhà phú hộ trong bài Tin mừng hôm nay. Chúng ta không biết ông ta làm giàu bằng cách nào. Chúa Giêsu cũng không lên án cách ông ta làm giàu. Nhưng Chúa lên án anh ta vì anh ta qúa cậy dựa vào tiền của, coi của cải là mục đích, là tối hậu. Vì của cải mà anh ta quên đi các mối quan hệ khác: với Thiên Chúa, với tha nhân. Cho nên, Chúa Giêsu mới quở anh ta rằng: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12, 20).
Có lẽ hôm nay Chúa vẫn nói những lời đó với chúng ta: khi chúng ta buôn gian bán lận; khi chúng ta tranh chấp đất đai, tiền của mà quyền lợi không thuộc về mình; khi chúng ta tham nhũng, trộm cắp gian lận của người khác để làm giàu cho mình; khi chúng ta chỉ biết thu tích mà không biết chia sẻ, không biết làm phúc bố thí cho người nghèo khó, bệnh tật…Nghĩa là chúng ta chỉ lo thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận của chúng ta cũng như vậy (x. Lc 12, 21).
2. Hãy tìm kiếm những sự trên trời
Thánh Phaolô trong bài đọc thứ II, khuyên chúng ta: “Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,2). Chúa Giêsu đã từng nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33); “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6, 19-20).
Thật vậy, mục đích chúng ta sống trên đời này là để làm sao được hưởng hạnh phúc đời sau. Vì vậy, chúng ta luôn phải hướng về trời cao, tìm kiếm những gì thuộc về trời cao, để được hạnh phúc đời sau. Vậy, làm sao để tìm kiếm được nước trời?
Thứ nhất, cần phải xa tránh “những sự dưới đất”. Đó là chính là tội lỗi, là những thứ cản trở chúng ta trên con đường về với Chúa: ma quỷ, thế gian, xác thịt. Thánh Phaolô đã gợi ý cho chúng ta những điều sau đây: “Anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng” (Cl 3,5). Rồi Ngài nói tiếp :“Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi” (Cl 3, 9). Xét mình lại, nếu có lỗi phạm những điều trên đây, hãy kịp thời thống hối ăn năn và quyết tâm từ nay không tái phạm nữa.
Thứ hai, tránh mọi thứ tham lam. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy, sau khi từ chối việc chia gia tài, Chúa Giêsu khuyên: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu" (Lc 12,13). Tránh mọi thứ tham lam, tức là không được trộm cắp, gian lận, lỗi công bằng, tham nhũng cách này hay cách khác. Nhưng trong thực tế của xã hội hôm nay, rất nhiều người không bao giờ thỏa mãn những gì mình có: có cái này thì muốn cái kia; có nhiều thì muốn nhiều hơn nữa…Vì vậy, người ta tìm cách thu tích về cho mình càng nhiều càng tốt, thu tích hợp pháp cũng có, thu tích bất hợp pháp, không loại trừ thủ đoạn cũng không thiếu. Họ chạy theo lòng tham bất chấp mọi hậu quả. Trong Tông sắc Lòng Xót Thương, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi tham nhũng là “vết thương đang mưng mủ này của xã hội chính là một trọng tội đang kêu thấu tới trời, vì nó hủy hoại nền tảng của cuộc sống cá nhân và xã hội. Sự tham nhũng cướp đi mất niềm hy vọng vào tương lai của con người, vì trong sự tàn nhẫn và trong sự thèm muốn của mình, nó hủy hoại những kế hoạch tương lai của những người yếu đuối, và nghiền nát những người nghèo. Đó là một tội ác, mà nó bắt đầu với việc xâm nhập vào trong những điều nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, rồi sau đó phát tán một cách rộng rãi, và đôi khi trở nên rõ ràng như trong những vụ việc lớn. Sự tham nhũng chính là một sự ở lỳ trong tội lỗi, mà tội lỗi ấy nhắm tới việc thay thế Thiên Chúa với ảo tưởng về quyền năng của tiền bạc. Nó là một công việc của bóng tối, được hỗ trợ bởi sự nghi kỵ và quỷ kế…”
Và để loại trừ được sự tham nhũng ra khỏi cuộc sống, Ngài đòi hỏi chúng ta: “phải có sự khôn ngoan, sự canh chừng, sự trung thành với luật lệ, cũng như phải có tính minh bạch và sự can đảm để đặt ngón tay vào trong vết thương. Ai không chiến đấu một cách công khai với sự tham nhũng thì sớm muộn gì người ấy cũng sẽ trở thành những kẻ đồng lõa, và rồi sẽ hủy hoại cuộc sống” (x. số 19).
Thứ ba, cần phải biết chia sẻ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: "Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12,33). Thật vậy, của cải chỉ là phương tiện để phục vụ: phục vụ bản thân, phục vụ gia đình, phục vụ anh em đồng loại, phục vụ lẫn nhau. Chúng ta nhớ bài Tin mừng nói về ngày phán xét chung, Chúa Giêsu dựa vào những việc làm hay không làm của chúng ta đối với những kẻ bé mọn để phán xét ta lên Thiên đàng hay sa Hỏa ngục (x. Mt 25, 31-46). Cho nên, tất cả chúng ta cần phải biết chia sẻ của cải mình có cho những người khác, nhất là những người giàu cần phải biết san sẻ cho những người nghèo. Thánh Tôma Aquinô quả quyết: "Những người giàu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa." Thánh Basiliô thì nói rằng: "Tấm bánh mà bạn giữ lại là của người đói khổ, chiếc áo mà bạn cất trong vali là của kẻ trần trụi."
Sau thánh lễ hôm nay, mỗi chúng ta hãy xem trong gia tài của mình có cái gì đó mà lâu nay chúng ta không dùng tới không? Nếu có, hãy mạnh dạn chia sẻ cho những người cần đến nó.
Lạy Chúa Giêsu, vì của cải, tiền bạc mà biết bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình phải tan nát. Xin cho mỗi chúng con tránh mọi thứ tham lam, biết làm ăn chân chính và quảng đại chia sẻ những gì có thể cho những người xung quanh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành