Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của một người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trước đó ngài đã chào các bệnh nhân tụ họp trong đại thính đường Phaolô VI, vì trời hơi mưa một chút. Ngài nói trong đại thính đường anh chị em sẽ dễ chịu hơn và có thể theo dõi buổi tiếp kiến trên màn hình khổng lồ. Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều. Xin cám ơn. Xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi nhé! Giờ đây chúng ta cầu xin Đức Mẹ và tôi ban phép lành cho anh chị em. ĐTC đã đọc Kinh Kính Mừng chung với tín hữu và ban phép lành cho họ. Tiếp đến ngài lên xe díp mui trần ra quảng trường chào tín hữu. Lúc này trời đã tạnh và quang đãng.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa dụ ngôn người con hoang đàng, bắt đầu từ cuối dụ ngôn với niềm vui của con tim người cha và lời mời: “Chúng ta hãy mở tiệc mừng vì con ta đây đã chết nay lại sống, đã mất nay lại tìm được” (Lc 15,23-24). Với các lời này người cha đã ngắt lời đứa con thứ khi anh ta đang xưng thú lỗi lầm của mình: “Con không đáng được gọi là con cha nữa…” (c. 19). Và ĐTC quảng diễn như sau:
Nhưng kiểu nói này không thể chịu đựng được đối với trái tim của người cha, mau mắn trả lại cho đứa con các dấu chỉ phẩm giá của nó: áo đẹp, nhẫn và dép. Chúa Giêsu không miêu tả một người cha bị xúc phạm và giận dỗi; một người cha nói chẳng hạn: “Mày sẽ phải trả giá”; không người cha ôm anh ta, chờ đợi anh ta với tình yêu thương. Trái lại điều duy nhất mà người cha lưu tâm là đứa con này đang đứng trước mặt ông khoẻ mạnh và an lành, và điều này khiến cho ông sung sướng và mở tiệc mừng. Việc đón tiếp đứa con trở về rất là cảm động: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, ông động lòng thương, chạy ra gặp con ngã vào cổ nó và hôn nó” (c. 20). Biết bao nhiêu dịu hiền; ông trông thấy con từ xa: điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là người cha liên tục lên sân thượng, để nhìn con đường và trông thấy đứa con trở về, đứa con đã làm đủ mọi chuyện, nhưng ông chờ đợi nó. Sự dịu hiền của người cha thật đẹp biết bao!
Lòng thương xót của người cha tràn đầy, vô điều kiện và đưọc biểu lộ ra trước khi đứa con nói. Chắc chắn đứa con biết mình đã sai lầm và thừa nhận điều đó: “Con đã phạm tội… xin cha đối xử với con như một đứa con ăn đầy tớ của cha” (c. 19). Nhưng các lời này tan biến trong sự tha thứ của người cha. Vòng tay ôm và nụ hôn của cha khiến cho anh hiểu rằng mặc dù tất cả, anh đã luôn luôn được coi như là con. Giáo huấn này của Chúa Giêsu quan trọng: điều kiện là con Thiên Chúa của chúng ta là hoa trái của tình yêu nơi con tim của Thiên Chúa Cha; nó không tuỳ thuộc các công nghiệp của chúng ta hay các hành động của chúng ta, và vì thế không ai có thể lấy mất đi của chúng ta, kể cả ma qủy! Không ai có thể lấy mất đi phẩm giá này.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: lời này của Chúa Giêsu khích lệ chúng ta đừng bao giờ thất vọng. Tôi nghĩ tới các người mẹ người cha, khi trông thấy các con mình xa rời và bước vào các con đường nguy hiểm. Tôi nghĩ tới các cha sở và giáo lý viên đôi khi tự hỏi không biết công việc của mình có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ tới những người trong tù và xem ra cuộc đời họ đã hết; tôi nghĩ tới biết bao người đã có các lựa chọn sai lầm và không thành công nhìn vào tương lai; tới tất cả những ai đói khát lòng thương xót và ơn tha thứ và tin rằng mình không xứng đáng được ơn ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của nột người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
Trong dụ ngôn có một người con khác, người con cả: Cả anh ta cũng cần tái khám phá ra lòng thương xót của cha. Anh ta đã luôn luôn ở nhà, nhưng rất khác cha! Các lời của anh thiếu sự dịu hiền: “Cha xem con đã hầu hạ cha biết bao năm và không bao giờ trái lệnh cha, nhưng giờ đây cái thằng con cha đó trở về… (cc. 29-30). Chúng ta trông thấy sự khinh rẻ. Anh ta không bao giờ nói cha, và em. Anh ta chỉ nghĩ tới mình, anh ta khoe khoang là đã luôn luôn ở bên cạnh cha và phục vụ cha; nhưng anh ta đã không bao giờ sống sự gần gũi ấy với niềm vui. Và giờ đây anh ta tố cáo cha đã không bao giờ cho anh một con dê con để mừng lễ với bạn bè. Tội nghiệp người cha! Một đứa con bỏ nhà, đứa kia thì lại đã không bao giờ gần gũi cha thực sự! Cái khổ đau của người cha giống nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Chúa Giêsu khi chúng ta rời xa, hay bởi vì chúng ta ở xa hoặc vì chúng ta ở gần nhưng lại không gần.
Người anh cả cũng cần lòng thương xót. Những người công chính, những người tin rằng mình công chính cũng cần lòng thương xót. Người con này đại diện cho chúng ta tất cả, khi chúng ta tự hỏi xem có đáng công vất vả nhiều như thế để rồi không nhận được gì đổi lại hay không. ĐTC nêu bật giáo huấn của Chúa Giêsu như sau:
Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta nhớ rằng người ta không bao giờ ở trong nhà Cha để có một phần thưởng, nhưng bởi vì ta có phẩm giá là con có tinh thần trách nhiệm. Đây không phải là chuyện đổi chác với Thiên Chúa, nhưng là đi theo Chúa Giêsu là Đấng đã tận hiến chính mình trên thập giá không đong đếm.
“Con ơi, con luôn luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con, nhưng phải mừng lễ và vui sướng” c. 31). Người Cha nói với con cả như thế. Cái luận lý của ông là cái luận lý của lòng thương xót! Người con thứ đã nghĩ rằng anh ta đáng phạt vì các tội của mình, người anh cả chờ đợi một phần thưởng cho các phục vụ của anh ta. Hai anh em không nói chuyện với nhau, họ sống các lịch sử khác nhau, nhưng cả hai đều theo lý luận xa lạ đối với Chúa Giêsu: nếu bạn làm tốt, thì được một phần thưởng, còn nếu bạn làm xấu, thì bị phạt. Đó không phải là cái luận lý của Chúa Giêsu. Nó không phải là cái luận lý của Ngài.
Cái luận lý này bị đảo lộn bởi các lời của người cha: “Cần phải mừng lễ và sui sướng bởi vì em con đã chết mà đã sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (c. 31). Người cha đã phục hồi đứa con đã mất và giờ đây cũng có thể phục hồi anh nó! Nếu không có người em út người anh cả cũng thôi là một người anh. Niềm vui lớn nhất đối với người cha là trông thấy các con ông nhận nhau là anh em.
Các người con có thể quyết định hiệp nhất với niềm vui của cha hay từ chối nó. Họ phải tự vấn về các ước mong của cha và quan điểm họ có về cuộc sống. Dụ ngôn kết thúc bằng cách để lửng đoạn kết: chúng ta không biết người anh cả đã quyết định làm gì. Và đây là một kích thích đối với chúng ta. Tin Mừng này dậy chúng ta rằng chúng ta tất cả đều cần bước vào trong nhà Cha và tham dự vào niềm vui của Cha, tham dự vào lễ mừng của lòng thương xót và tình huynh đệ. Anh chị em, chúng ta hãy mở rộng con tim chúng ta để thương xót như Cha.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng pháp, đặc biệt các thị trưởng trong giáo phận Chartres, cũng như đoàn hành hương đảo Corse, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn. Ngài mời gọi chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống bằng lời cầu nguyện và các việc lành phúc đức.
Chào tín hữu đến từ các nước Anh, Ailen, Đan Mạch, Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, quần đảo Seychelles và Hoa Kỳ ĐTC xin Chúa đổ tràn đầy trên họ và gia đình họ niềm vui của Chúa phục sinh.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài mời gọi tín hữu đi xưng tội trong Năm Thánh để được tình yêu của Chúa đánh động con tim.
Với các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài khích lệ họ biết tham dự vào lễ hội của lòng thương xót và tình huynh đệ để biết sống nhân từ như Thiên Chúa Cha. Ngài đặc biệt xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên nhân dân Brasil đang phải sống những lúc khó khăn, biết hướng tới sự hòa hợp và hoà bình nhờ lời cầu nguyện và việc đối thoại, dưới sự hướng dẫn của Đức Bà Aparecida.
Chào các tín hữu Slovac, ngài xin Chúa Thánh Thần ban các ơn giúp mọi người trở thành chứng nhân can đảm của Chúa Kitô phục sinh.
ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục Italia hướng dẫn. Ngài cầu mong Năm Thánh cùng cố đức tin của họ để làm chứng cho Chúa Kitô. Ngài đặc biệt chào các linh mục Á châu và Phi châu sinh viên trường Thánh Phaolô, cũng như của học viện Antonianum.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho biết Chúa Nhật tới là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài cầu chúc các bạn trẻ biết nhận ra tiếng của Chúa Thánh Thần nói với con tim của họ. Ngài khích lệ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân của trung tâm Cottolengo tỉnh Trentola biết tín thác nơi Chúa Thánh Thần để nhận được ánh sáng ủi an của Chúa. Sau cùng ĐTC cầu chúc các đôi tân hôn, đặc biệt các cặp thuộc phong trào Tổ Ấm, phản ánh tình yêu trong sáng của Chúa trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC chào một nhà sư trong buổi tiếp kiến chung ngày 11-5-2016 |
Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa dụ ngôn người con hoang đàng, bắt đầu từ cuối dụ ngôn với niềm vui của con tim người cha và lời mời: “Chúng ta hãy mở tiệc mừng vì con ta đây đã chết nay lại sống, đã mất nay lại tìm được” (Lc 15,23-24). Với các lời này người cha đã ngắt lời đứa con thứ khi anh ta đang xưng thú lỗi lầm của mình: “Con không đáng được gọi là con cha nữa…” (c. 19). Và ĐTC quảng diễn như sau:
Nhưng kiểu nói này không thể chịu đựng được đối với trái tim của người cha, mau mắn trả lại cho đứa con các dấu chỉ phẩm giá của nó: áo đẹp, nhẫn và dép. Chúa Giêsu không miêu tả một người cha bị xúc phạm và giận dỗi; một người cha nói chẳng hạn: “Mày sẽ phải trả giá”; không người cha ôm anh ta, chờ đợi anh ta với tình yêu thương. Trái lại điều duy nhất mà người cha lưu tâm là đứa con này đang đứng trước mặt ông khoẻ mạnh và an lành, và điều này khiến cho ông sung sướng và mở tiệc mừng. Việc đón tiếp đứa con trở về rất là cảm động: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, ông động lòng thương, chạy ra gặp con ngã vào cổ nó và hôn nó” (c. 20). Biết bao nhiêu dịu hiền; ông trông thấy con từ xa: điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là người cha liên tục lên sân thượng, để nhìn con đường và trông thấy đứa con trở về, đứa con đã làm đủ mọi chuyện, nhưng ông chờ đợi nó. Sự dịu hiền của người cha thật đẹp biết bao!
Lòng thương xót của người cha tràn đầy, vô điều kiện và đưọc biểu lộ ra trước khi đứa con nói. Chắc chắn đứa con biết mình đã sai lầm và thừa nhận điều đó: “Con đã phạm tội… xin cha đối xử với con như một đứa con ăn đầy tớ của cha” (c. 19). Nhưng các lời này tan biến trong sự tha thứ của người cha. Vòng tay ôm và nụ hôn của cha khiến cho anh hiểu rằng mặc dù tất cả, anh đã luôn luôn được coi như là con. Giáo huấn này của Chúa Giêsu quan trọng: điều kiện là con Thiên Chúa của chúng ta là hoa trái của tình yêu nơi con tim của Thiên Chúa Cha; nó không tuỳ thuộc các công nghiệp của chúng ta hay các hành động của chúng ta, và vì thế không ai có thể lấy mất đi của chúng ta, kể cả ma qủy! Không ai có thể lấy mất đi phẩm giá này.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: lời này của Chúa Giêsu khích lệ chúng ta đừng bao giờ thất vọng. Tôi nghĩ tới các người mẹ người cha, khi trông thấy các con mình xa rời và bước vào các con đường nguy hiểm. Tôi nghĩ tới các cha sở và giáo lý viên đôi khi tự hỏi không biết công việc của mình có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ tới những người trong tù và xem ra cuộc đời họ đã hết; tôi nghĩ tới biết bao người đã có các lựa chọn sai lầm và không thành công nhìn vào tương lai; tới tất cả những ai đói khát lòng thương xót và ơn tha thứ và tin rằng mình không xứng đáng được ơn ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của nột người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
Trong dụ ngôn có một người con khác, người con cả: Cả anh ta cũng cần tái khám phá ra lòng thương xót của cha. Anh ta đã luôn luôn ở nhà, nhưng rất khác cha! Các lời của anh thiếu sự dịu hiền: “Cha xem con đã hầu hạ cha biết bao năm và không bao giờ trái lệnh cha, nhưng giờ đây cái thằng con cha đó trở về… (cc. 29-30). Chúng ta trông thấy sự khinh rẻ. Anh ta không bao giờ nói cha, và em. Anh ta chỉ nghĩ tới mình, anh ta khoe khoang là đã luôn luôn ở bên cạnh cha và phục vụ cha; nhưng anh ta đã không bao giờ sống sự gần gũi ấy với niềm vui. Và giờ đây anh ta tố cáo cha đã không bao giờ cho anh một con dê con để mừng lễ với bạn bè. Tội nghiệp người cha! Một đứa con bỏ nhà, đứa kia thì lại đã không bao giờ gần gũi cha thực sự! Cái khổ đau của người cha giống nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Chúa Giêsu khi chúng ta rời xa, hay bởi vì chúng ta ở xa hoặc vì chúng ta ở gần nhưng lại không gần.
Người anh cả cũng cần lòng thương xót. Những người công chính, những người tin rằng mình công chính cũng cần lòng thương xót. Người con này đại diện cho chúng ta tất cả, khi chúng ta tự hỏi xem có đáng công vất vả nhiều như thế để rồi không nhận được gì đổi lại hay không. ĐTC nêu bật giáo huấn của Chúa Giêsu như sau:
Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta nhớ rằng người ta không bao giờ ở trong nhà Cha để có một phần thưởng, nhưng bởi vì ta có phẩm giá là con có tinh thần trách nhiệm. Đây không phải là chuyện đổi chác với Thiên Chúa, nhưng là đi theo Chúa Giêsu là Đấng đã tận hiến chính mình trên thập giá không đong đếm.
“Con ơi, con luôn luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con, nhưng phải mừng lễ và vui sướng” c. 31). Người Cha nói với con cả như thế. Cái luận lý của ông là cái luận lý của lòng thương xót! Người con thứ đã nghĩ rằng anh ta đáng phạt vì các tội của mình, người anh cả chờ đợi một phần thưởng cho các phục vụ của anh ta. Hai anh em không nói chuyện với nhau, họ sống các lịch sử khác nhau, nhưng cả hai đều theo lý luận xa lạ đối với Chúa Giêsu: nếu bạn làm tốt, thì được một phần thưởng, còn nếu bạn làm xấu, thì bị phạt. Đó không phải là cái luận lý của Chúa Giêsu. Nó không phải là cái luận lý của Ngài.
Cái luận lý này bị đảo lộn bởi các lời của người cha: “Cần phải mừng lễ và sui sướng bởi vì em con đã chết mà đã sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (c. 31). Người cha đã phục hồi đứa con đã mất và giờ đây cũng có thể phục hồi anh nó! Nếu không có người em út người anh cả cũng thôi là một người anh. Niềm vui lớn nhất đối với người cha là trông thấy các con ông nhận nhau là anh em.
Các người con có thể quyết định hiệp nhất với niềm vui của cha hay từ chối nó. Họ phải tự vấn về các ước mong của cha và quan điểm họ có về cuộc sống. Dụ ngôn kết thúc bằng cách để lửng đoạn kết: chúng ta không biết người anh cả đã quyết định làm gì. Và đây là một kích thích đối với chúng ta. Tin Mừng này dậy chúng ta rằng chúng ta tất cả đều cần bước vào trong nhà Cha và tham dự vào niềm vui của Cha, tham dự vào lễ mừng của lòng thương xót và tình huynh đệ. Anh chị em, chúng ta hãy mở rộng con tim chúng ta để thương xót như Cha.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng pháp, đặc biệt các thị trưởng trong giáo phận Chartres, cũng như đoàn hành hương đảo Corse, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn. Ngài mời gọi chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống bằng lời cầu nguyện và các việc lành phúc đức.
Chào tín hữu đến từ các nước Anh, Ailen, Đan Mạch, Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, quần đảo Seychelles và Hoa Kỳ ĐTC xin Chúa đổ tràn đầy trên họ và gia đình họ niềm vui của Chúa phục sinh.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài mời gọi tín hữu đi xưng tội trong Năm Thánh để được tình yêu của Chúa đánh động con tim.
Với các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài khích lệ họ biết tham dự vào lễ hội của lòng thương xót và tình huynh đệ để biết sống nhân từ như Thiên Chúa Cha. Ngài đặc biệt xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên nhân dân Brasil đang phải sống những lúc khó khăn, biết hướng tới sự hòa hợp và hoà bình nhờ lời cầu nguyện và việc đối thoại, dưới sự hướng dẫn của Đức Bà Aparecida.
Chào các tín hữu Slovac, ngài xin Chúa Thánh Thần ban các ơn giúp mọi người trở thành chứng nhân can đảm của Chúa Kitô phục sinh.
ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục Italia hướng dẫn. Ngài cầu mong Năm Thánh cùng cố đức tin của họ để làm chứng cho Chúa Kitô. Ngài đặc biệt chào các linh mục Á châu và Phi châu sinh viên trường Thánh Phaolô, cũng như của học viện Antonianum.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho biết Chúa Nhật tới là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài cầu chúc các bạn trẻ biết nhận ra tiếng của Chúa Thánh Thần nói với con tim của họ. Ngài khích lệ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân của trung tâm Cottolengo tỉnh Trentola biết tín thác nơi Chúa Thánh Thần để nhận được ánh sáng ủi an của Chúa. Sau cùng ĐTC cầu chúc các đôi tân hôn, đặc biệt các cặp thuộc phong trào Tổ Ấm, phản ánh tình yêu trong sáng của Chúa trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.