Phim ‘Cuộc khổ Nạn của Đức Kitô’ tuy có tính tàn bạo nhưng đáng đồng tiền

LTS: Delia Gallagher, sau khi xem xong cuốn phim “Cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu” đã có bài nhận định, xuất bạn bởi hãng tin Zenit, dưới nhan đề như sau: "Xem Xong Đoạn Kết Của Cuộc Khổ Nạn, Có Vị Thánh Nào Của Hoa Kỳ Không? Phim Có Tính Tàn Bạo Nhưng Quả Xứng Đồng Tiền" :

Tôi phải công nhận rằng, tôi không phải thuộc loại kể chuyện lào nhào tí nào sau khi xem xong bộ phim “Cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu” của đạo diễn Mel Gibson.

Lý do bởi vì, tôi đã nghe đồn đại rằng cuốn phim mang tính bạo động quá khích, và bản thân tôi, thì không thể chịu đựng được tính bạo động. Thế là, tôi đã biết toàn bộ câu chuyện và phần kết thúc của nó, kể cả những cuộc luận chiến trước khi phim được trình chiếu, và nó đã vượt khỏi sự tò mò của tôi, đã khiến tôi không có mấy thiện cảm với cuốn phim.

Nhưng rồi, việc gì đến đã đến, thế là, tôi nhận được lời mời đến tham dự một buổi trình chiếu riêng, của ấn bản sau cùng của cuốn phim. Và rồi, tôi phải xem cuốn phim của Chúa Giêsu vào đúng dịp của Ngày Lể Tình Yêu.

Đúng là, phim có tính chất bạo động. Bạo động quá nhiều đến nổi khó mà có thể chịu đựng nổi. Nhưng quan trọng hơn cả là ấn tượng của tôi về cuốn phim đó là: hết sức kinh khủng! Tôi buộc chính bản thân mình phải dáng mắt vào màn hình khi những tên lính La Mã với những cái roi bằng thép sắt đập vào thân hình mỏng manh, đớn đau của Chúa Giêsu, tay thì bị còng bởi những khối đá cẩm thạch, để Ngài lại một mình sau khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ tra tấn không ngừng tay với những vết chém mà mủ, và nước máu cứ liên tục chảy ra, và những mãng da trên người của Ngài thì cứng vung vãi trên sàn đá trước những gương mặt say máu, điên dại của những kẻ tra tấn Ngài. Tất cả đều xảy ra ngay trước khi Ngài bị kết án tử.

Một Chúa Giêsu bơ phờ, tóc thì bị cuộn lẫn với máu, và một mắt dường như đã bị mù đi vì những cuộc đánh đòn, tra tấn, thân hình thì được che phủ bởi một miếng vải đỏ thấm máu và tóc xen lẩn trong các vết thương trầy chuội, đầu thì đội những mẩu gai nhọn của cây oải hương thắm máu và bị điệu đi trước quan Phi-la-tô và với cảnh đám đông nổi tiếng, và la hét lớn “Đóng Đinh Nó Đi!”

Đến lúc này, về mặt thể lý, thì Chúa Giêsu hoàn toàn chẳng còn gì cả nếu như ai đó chưa biết rõ câu chuyện hoặc chưa xem phim, và có người sẽ mong là Ngài nên chết ngay lúc đó. Còn người khác thì có thể cho rằng, cuộc đóng đinh vào Thập Tự Giá của Chúa Giêsu, sẽ được chiếu qua loa.

Có phải tính bạo động bị thổi phồng lên quá trớn? Theo tôi nghĩ, có lẽ thế. Thế thì có thể bào chữa được không về mặt nghệ thuật? Theo tôi nghĩ, có thể được.

Những người Kitô giáo mà qua nhiều năm trời suy gẫm các Chặng Đường Thánh Giá kéo dài khoảng khoảng ba tiếng đồng hồ vào các nghi lễ của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh với các bài đọc từ Cuộc Thương Khó, chắc hẳn không thể nào suy tưởng đến cách mà Chúa Giêsu đã chịu đựng như trong cuốn phim.

Hình ảnh Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, khi phải cùng chịu đựng cuộc tra tấn thảm khốc của Con mình, mang lại những cảm xúc khó tả, mà theo tôi nghĩ, đó chính là nguyên nhân tại sao những người xem chung quanh tôi đều rơi lệ. Có lúc, khó mà có thể hiểu tường tận được sự chịu đựng của Chúa Giêsu đớn đau đến thế nào, cũng như hiểu được nổi quặng đau của người Mẹ khi phải chứng kiến con mình từ lúc ban đầu cho đến lúc bị đánh đập, bị tra tấn, bị ngả gục cho đến khi bị đóng đanh vào Thập Tự Giá.

Đó là lý do tại sao mọi người sẽ hiểu ra được ngay là tại sao Đức Mẹ được sùng kính một cách đặc biệt trong Kitô Giáo-không phải vì việc nói “Xin Vâng” khi được sứ thần loan báo là sẽ mang trong mình một Người Con của Thiên Chúa -vì đó là phần tương đối dễ dàng-nhưng là vì sự “Xin Vâng, Sự Vâng Lời” khi chứng kiến cuộc tra tấn và tử nạn của Con mình trên Thập Giá.

Bất ký người Mẹ nào, nói đúng ra, bất kỳ ai đã từng yêu, sẽ hiểu rõ được lòng đớn đau quặng thắc khi chứng kiến người thân của mình bị hành hạ, mà không thể làm được gì

và luôn luôn muốn, mình sẽ chịu đựng thay thế cho con mình, cho người mình yêu.

Nữ diễn viên, Maia Morgenstern, người thủ vai Đức Mẹ Maria, thể hiện vai diễn của mình một cách hoàn hảo, trọn vẹn. Cô ta không những là một người đàn bà thanh tao, nhã nhặn, với nhan sắc ngây ngô tuyệt đỉnh, mà còn là một phụ nữ rất tầm thường như mọi người, nhưng mạnh mẽ.

Vào một trong những cảnh chua xót nhất của cuốn phim, sau khi Chúa Giêsu bị tẩy chay bởi những người La Mã và đám đông phân tán, là cảnh Mẹ Maria một mình với bà Magdalene (thủ vai bởi nữ tài tử kiều diễm người Ý mang tên Monica Bellucci), lau chùi máu đỏ rơi lai láng trên vệ đường bằng những tấm khăn trắng.

Đó là cảnh rất lạ và không đáng kể cho lắm trong toàn bối cảnh của cuốn phin, và hiển nhiên đó chính là cách mà một người Mẹ đã làm là lau chùi đi những vết nhơ ngay giữa cơn đau đớn và tuyệt vọng của chính mình. Các nhà thần học thì lý luận rằng Mẹ Maria rất trân trọng những giọt máu quý giá của Con mình, nhưng trong thực tế, thì con người chúng ta, lại cố đâm chém, lẫn nhau.

Còn về việc cáo buộc cuốn phim cho là chống phong cách Sê-Mít, thì tôi nghiêng hẳn về phía những ai cho rằng có lẽ người Do Thái và Thiên Chúa Giáo sẽ xem cuốn phim này dưới những góc độ khác nhau. Riêng tôi, tôi nhận thấy rằng, chẳng có cảnh nào là thổi phồng hay công khai việc chống lại Do Thái giáo cả, so với nguyên bản trong Kinh Thánh.

Còn việc cho rằng chính các Sách Kinh Thánh cũng chứa đựng những thành ngữ chống Do Thái, thì bất cứ cuộc tranh luận nào cũng phải dựa trên khía cạnh của các sử kiện mang tính tôn giáo, và đó cũng chỉ là cách đổ thêm dầu vào một cuộc tranh luận không có hồi kết thúc về việc đóng góp của những người Kitô Giáo trong lịch sử chống lại phong cách Sê-mít mà thôi.



Còn về việc người Do Thái có lẽ vì sợ sự trả thù của phong cách chống Mê-sít, thì đó là mối quan tâm đáng được lưu ý tới. Nhưng theo cách suy đoán của tôi, cho dù có có đi nữa, thì cũng chẳng thể nào mà tìm thấy trong phim.

Tôi đã xem qua Danh Sách Liệt Kê Các Câu Hỏi để “tìm ra các động lực, hay hàm ý chống Do Thái” được soạn ra bởi hai Giáo Sư gốc Do Thái giáo từ một trường Đại Học ở Hoa Kỳ và đã phát truyền rộng rãi cho tất cả các sinh viên dựa trên ấn bản đầu tiên mà họ đã đọc qua. Thì Danh Sách Liệt Kê hỏi, có phải một người đàn ông Do Thái trong phim được mô tả như là một người bẩn thiểu, lem lúa; còn những người La Mã thì cạo râu sạch sẽ, chẳng hạn, và tôi nhận thấy câu trả lời là “không” cho hầu hết tất cả “những tiêu chuẩn được xem là động lực, hay hàm ý chống Do Thái”.

Một câu hỏi khác trong Danh Sách Liệt Kê Các Câu Hỏi là “Có thật đúng là cuốn phim mang tính bạo động trong việc diễn tả lại cuộc tra tấn của Chúa Giêsu khiến toàn bộ khán giả trong rạp cảm thấy giận dữ về những người đã thực hiện cuộc tra tấn kinh khủng này?”

Thế thì, tôi chỉ có thể trả lời cho 12 khán giả hiện diện trong rạp đã xem cuốn phim cùng với tôi (mà ba người trong số họ không phải là Kitô giáo) là ai nấy sau khi xem xong đoạn kết, thì phản ứng của họ là hoàn toàn lặng lẽ, và chẳng có ai là bạo động cả, hay cảm thấy bị xúc phạm cả.

Nó bạo động đến nổi khiến cho nười xem rơi lệ, chứ không phải giận dữ, và mời gọi mọi người không phải hướng đến Do Thái mà là hướng đến một Chúa Giê Su, Bị tra tấn dã mang và bị đóng đanh trên Thập Tự Giá.