Lúc 9 giờ 15 sáng Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình tại nhà nguyện đại chủng viện thánh Carlo Borromeo. Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha và các Giám Mục, Đức Cha Chaput là Tổng Giám Mục Philadelphia đã cám ơn các vị vì nhờ lời cầu nguyện của các vị mà cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình đã có thể diễn ra tốt đẹp. Khi soạn chương trình cách đây hơn hai năm tổng giáo phận đứng trước các khó khăn tài chánh cũng như vấn đề pháp lý, hàng linh mục tu sĩ bị chấn thương vì các tin tức gây đau khổ trong nhiều năm qua. Nhưng mọi người tín thác nơi Chúa. Và trong các tháng qua đã có hàng ngàn gia đình và người trẻ khích lệ và nhắc nhở cho biết Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta cho hạnh phúc và cuộc sống có ý nghĩa. Sự hiện diện và tham dự hăng say cũng như chứng tá của biết bao gia đình nói lên điều đó.
Ngỏ lời với các Giám Mục khách của đại hội quốc tế gia đình, trong đó có Đức Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Cha Bùi Văn Đọc Tổng Giám Mục Sài Gòn, Đức Thánh Cha tái khẳng định xác tín của ngài: gia đình không phải là một vấn đề gây âu lo, nhưng là xác nhận hạnh phúc phước lành của Thiên Chúa khiến cho nó là tuyệt tác của công trình tạo dựng. Vì thế cần phải hăng hái canh tân mục vụ gia đình trong giai đoạn có nhiều thay đổi này. Trước hết việc trân quý và biết ơn đối với gia đình phải thắng vượt sự than van, mặc dù tất cả các chướng ngại khó khăn trước mắt. Gia đình là nơi nền tảng giao ước của Giáo Hội với việc tạo dựng của Thiên Chúa. Không có gia đình Giáo Hội cũng sẽ không hiện hữu, không thể là điều nó phải là hay là dấu chỉ và dụng cụ sự hiệp nhất của nhân loại (LG, 1).
Bản chất của gia đình không được khiến cho chúng ta quên đi sự thay đổi sâu rộng của nền văn hóa xã hội và cả pháp lý nữa của các mối dây gia đình liên lụy tới tất cả mọi người, tin cũng như không tin. Kitô hữu không được miễn nhiễm đối với các thay đổi thời đại. Trong môi trường xã hội xưa kia định chế hôn nhân có sự yểm trợ và gắn bó của cơ cấu dân sự và bí tích kitô. Ngày nay không còn như thế nữa. Hình ảnh của các hàng quán nhỏ và siêu thị hay trung tâm thương mại có thể giúp chúng ta hiểu sự khác biệt này. Trước kia các hàng quán nhỏ trong các khu phố bán đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Người dân trong khu phố gần gũi và quen biết nhau, tin tưởng nơi nhau, có thể mua chịu, có can đảm tin nhau. Trong các thập niên qua đã phát triển các hàng quán to lớn hơn là các siêu thị, các trung tâm thương mại, nơi nền văn hóa cạnh tranh thương mại thống trị. Không có tương quan cá nhân, không có sự gần gũi và tin tưởng, không thể mua chịu. Nền văn hóa ngày nay là năng động không gắn bó với bất cứ gì và bất cứ ai. Tiêu thụ xác định điều gì là quan trọng. Tiêu thụ các tương quan, tiêu thụ tình bạn, tiêu thụ tôn giáo, tiêu thụ và tiêu thụ. Giá cả và các hậu qủa không quan trọng. Một sự tiêu thụ không làm nảy sinh ra các tương quan. Các tương quan ở dưới việc thỏa mãn “các nhu cầu của tôi”. Tha nhân với gương mặt của họ, lịch sử của họ, tình cảm của họ hết quan trọng.
Thái độ hành xử này làm nảy sinh ra nền văn hóa loại bỏ tất cả những gì không ích lợi hay không làm thoả mãn các sở thích của người tiêu thụ. Thế là chúng ta biến xã hội trở thành một cửa hàng đa văn hóa rất rộng rãi gắn bó với các sở thích của vài người tiêu thụ và đàng khác có biết bao nhiêu người “ăn các mảnh bánh vụn rơi từ bàn của chủ” (Mt 15,27). Sự kiện này gây ra một vết thương rất lớn, Nó là một trong các nghèo túng chính hay gốc rễ của biết bao nhiêu tình trạng cô đơn hiện nay mà nhiều người phải gánh chịu… một sự cô đơn kinh khiếp của việc dấn thân tìm kiếm không kìm hãm được thừa nhận.
Là chủ chăn chúng ta được mời gọi noi bước Chúa Giêsu Mục Tử, tìm kiếm, đồng hành, nâng dậy, băng bó các vết thương thời đại, chứ không lên án, ra vạ tuyệt thông các người trẻ sinh ra và lớn lên trong xã hội ấy, không bắt họ phải nghe những câu “Xưa kia không như thế”, “thế giới này là một thảm họa”. Chúng ta sẽ lầm, nếu giải thích rằng nền văn hóa của thế giới ngày nay không yêu thích hôn nhân và gia đình với các phạm trù của sự ích kỷ thuần túy. Có lẽ người trẻ thời nay đã trở thành xanh xao yếu ớt và không kiên trì một cách không thể sửa chữa được nữa chăng? Khung cảnh nền văn hóa này đã khiến cho họ bị tê liệt đối với các hăng hái đẹp hơn, cao cả và cần thiết hơn.
Trong tư cách là các chủ chăn chúng ta được mời gọi thu lượm các sức mạnh và tái hăng say làm cho các gia đình tái sinh và đáp trả lại phước lành của Chúa một cách tràn đầy hơn. Chúng ta phải đầu tư sức lực của chúng ta, không phải để giải thích và tái giải thích các khuyết điểm của tình trạng ngày nay, cho bằng thẳng thắn mời gọi người trẻ can đảm liều lĩnh chọn lựa hôn nhân và gia đình. Mục tử phải cho thấy Tin Mừng gia đình thật sự là tin vui trong một thế giới, trong đó sự chú ý tới mình xem ra toàn quyền ngự trị.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:
Chủ chăn thanh thản và đam mê loan báo Lời Chúa, và khích lệ tín hữu nhắm cao, canh thức trên giấc mơ, cuộc sống, sự lớn lên của đoàn chiên. Sự canh thức ấy không được làm bằng các diễn văn nhưng qua việc săn sóc mục vụ, có khả năng ở giữa đoàn chiên và không sợ các câu hỏi, biết tiếp xúc và đồng hành, biết giúp họ hướng nhìn lên cao khi họ nàn lòng, bị tước đoạt hay ngã qụy. Phải tự vấn xem chúng ta có biết “mất thời giờ” với các gia đình hay không, ở với họ, chia sẻ các khó khăn và vui buồn của họ hay không.
Để có thể sống sự thân tình gia đình tươi vui với Thiên Chúa cần cầu nguyện và loan báo Tin Mừng, tránh biến mình trở thành những người chỉ học sống một mình không có gia đình. Lý tưởng cuộc sống chúng ta không phải là khưóc từ tình yêu thương trìu mến. Mục Tử nhân lành từ chối các yêu thương gia đình riêng để dành trọn sức lực và ân sủng ơn gọi riêng của mình cho việc chúc lành cho các yêu thương trìu mến của người nam và người nữ thực hiện chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. Sứ mệnh của chủ chăn là noi gương trong tất cả và cho tất cả cung cách sống của Chúa Con đối với Chúa Cha….
Nếu chúng ta có khả năng sống các yêu thương khắt khe như Thiên Chúa, vô cùng kiên nhẫn, không oán hờn, bước theo các luống cầy không luôn luôn thẳng hàng phải gieo hạt, thì cả một người đàn bà Samaria có 5 đời chồng cũng khám ra mình có khả năng làm chứng tá… Xin Thiên Chúa cho chúng ta ơn của sự gần gũi mới giữa gia đình và Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã tặng bức tường Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng mà ngài đem theo từ Cuba cho một cộng đoàn Cuba ước ao có tượng đó. Ngài xin Đức Tổng Giám Mục Joseph Eđwarrd Kurtz chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ đảm trách việc này. Tiếp đến ngài tặng đại chủng viện thánh Carlo Borromeo một chén thánh. Rồi Đức Thánh Cha bắt tay chào các Hồng Y và Giám Mục hiện diện.
Ngỏ lời với các Giám Mục khách của đại hội quốc tế gia đình, trong đó có Đức Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Cha Bùi Văn Đọc Tổng Giám Mục Sài Gòn, Đức Thánh Cha tái khẳng định xác tín của ngài: gia đình không phải là một vấn đề gây âu lo, nhưng là xác nhận hạnh phúc phước lành của Thiên Chúa khiến cho nó là tuyệt tác của công trình tạo dựng. Vì thế cần phải hăng hái canh tân mục vụ gia đình trong giai đoạn có nhiều thay đổi này. Trước hết việc trân quý và biết ơn đối với gia đình phải thắng vượt sự than van, mặc dù tất cả các chướng ngại khó khăn trước mắt. Gia đình là nơi nền tảng giao ước của Giáo Hội với việc tạo dựng của Thiên Chúa. Không có gia đình Giáo Hội cũng sẽ không hiện hữu, không thể là điều nó phải là hay là dấu chỉ và dụng cụ sự hiệp nhất của nhân loại (LG, 1).
Bản chất của gia đình không được khiến cho chúng ta quên đi sự thay đổi sâu rộng của nền văn hóa xã hội và cả pháp lý nữa của các mối dây gia đình liên lụy tới tất cả mọi người, tin cũng như không tin. Kitô hữu không được miễn nhiễm đối với các thay đổi thời đại. Trong môi trường xã hội xưa kia định chế hôn nhân có sự yểm trợ và gắn bó của cơ cấu dân sự và bí tích kitô. Ngày nay không còn như thế nữa. Hình ảnh của các hàng quán nhỏ và siêu thị hay trung tâm thương mại có thể giúp chúng ta hiểu sự khác biệt này. Trước kia các hàng quán nhỏ trong các khu phố bán đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Người dân trong khu phố gần gũi và quen biết nhau, tin tưởng nơi nhau, có thể mua chịu, có can đảm tin nhau. Trong các thập niên qua đã phát triển các hàng quán to lớn hơn là các siêu thị, các trung tâm thương mại, nơi nền văn hóa cạnh tranh thương mại thống trị. Không có tương quan cá nhân, không có sự gần gũi và tin tưởng, không thể mua chịu. Nền văn hóa ngày nay là năng động không gắn bó với bất cứ gì và bất cứ ai. Tiêu thụ xác định điều gì là quan trọng. Tiêu thụ các tương quan, tiêu thụ tình bạn, tiêu thụ tôn giáo, tiêu thụ và tiêu thụ. Giá cả và các hậu qủa không quan trọng. Một sự tiêu thụ không làm nảy sinh ra các tương quan. Các tương quan ở dưới việc thỏa mãn “các nhu cầu của tôi”. Tha nhân với gương mặt của họ, lịch sử của họ, tình cảm của họ hết quan trọng.
Thái độ hành xử này làm nảy sinh ra nền văn hóa loại bỏ tất cả những gì không ích lợi hay không làm thoả mãn các sở thích của người tiêu thụ. Thế là chúng ta biến xã hội trở thành một cửa hàng đa văn hóa rất rộng rãi gắn bó với các sở thích của vài người tiêu thụ và đàng khác có biết bao nhiêu người “ăn các mảnh bánh vụn rơi từ bàn của chủ” (Mt 15,27). Sự kiện này gây ra một vết thương rất lớn, Nó là một trong các nghèo túng chính hay gốc rễ của biết bao nhiêu tình trạng cô đơn hiện nay mà nhiều người phải gánh chịu… một sự cô đơn kinh khiếp của việc dấn thân tìm kiếm không kìm hãm được thừa nhận.
Là chủ chăn chúng ta được mời gọi noi bước Chúa Giêsu Mục Tử, tìm kiếm, đồng hành, nâng dậy, băng bó các vết thương thời đại, chứ không lên án, ra vạ tuyệt thông các người trẻ sinh ra và lớn lên trong xã hội ấy, không bắt họ phải nghe những câu “Xưa kia không như thế”, “thế giới này là một thảm họa”. Chúng ta sẽ lầm, nếu giải thích rằng nền văn hóa của thế giới ngày nay không yêu thích hôn nhân và gia đình với các phạm trù của sự ích kỷ thuần túy. Có lẽ người trẻ thời nay đã trở thành xanh xao yếu ớt và không kiên trì một cách không thể sửa chữa được nữa chăng? Khung cảnh nền văn hóa này đã khiến cho họ bị tê liệt đối với các hăng hái đẹp hơn, cao cả và cần thiết hơn.
Trong tư cách là các chủ chăn chúng ta được mời gọi thu lượm các sức mạnh và tái hăng say làm cho các gia đình tái sinh và đáp trả lại phước lành của Chúa một cách tràn đầy hơn. Chúng ta phải đầu tư sức lực của chúng ta, không phải để giải thích và tái giải thích các khuyết điểm của tình trạng ngày nay, cho bằng thẳng thắn mời gọi người trẻ can đảm liều lĩnh chọn lựa hôn nhân và gia đình. Mục tử phải cho thấy Tin Mừng gia đình thật sự là tin vui trong một thế giới, trong đó sự chú ý tới mình xem ra toàn quyền ngự trị.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:
Chủ chăn thanh thản và đam mê loan báo Lời Chúa, và khích lệ tín hữu nhắm cao, canh thức trên giấc mơ, cuộc sống, sự lớn lên của đoàn chiên. Sự canh thức ấy không được làm bằng các diễn văn nhưng qua việc săn sóc mục vụ, có khả năng ở giữa đoàn chiên và không sợ các câu hỏi, biết tiếp xúc và đồng hành, biết giúp họ hướng nhìn lên cao khi họ nàn lòng, bị tước đoạt hay ngã qụy. Phải tự vấn xem chúng ta có biết “mất thời giờ” với các gia đình hay không, ở với họ, chia sẻ các khó khăn và vui buồn của họ hay không.
Để có thể sống sự thân tình gia đình tươi vui với Thiên Chúa cần cầu nguyện và loan báo Tin Mừng, tránh biến mình trở thành những người chỉ học sống một mình không có gia đình. Lý tưởng cuộc sống chúng ta không phải là khưóc từ tình yêu thương trìu mến. Mục Tử nhân lành từ chối các yêu thương gia đình riêng để dành trọn sức lực và ân sủng ơn gọi riêng của mình cho việc chúc lành cho các yêu thương trìu mến của người nam và người nữ thực hiện chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. Sứ mệnh của chủ chăn là noi gương trong tất cả và cho tất cả cung cách sống của Chúa Con đối với Chúa Cha….
Nếu chúng ta có khả năng sống các yêu thương khắt khe như Thiên Chúa, vô cùng kiên nhẫn, không oán hờn, bước theo các luống cầy không luôn luôn thẳng hàng phải gieo hạt, thì cả một người đàn bà Samaria có 5 đời chồng cũng khám ra mình có khả năng làm chứng tá… Xin Thiên Chúa cho chúng ta ơn của sự gần gũi mới giữa gia đình và Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã tặng bức tường Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng mà ngài đem theo từ Cuba cho một cộng đoàn Cuba ước ao có tượng đó. Ngài xin Đức Tổng Giám Mục Joseph Eđwarrd Kurtz chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ đảm trách việc này. Tiếp đến ngài tặng đại chủng viện thánh Carlo Borromeo một chén thánh. Rồi Đức Thánh Cha bắt tay chào các Hồng Y và Giám Mục hiện diện.