Như chúng tôi đã đưa tin sáng thứ Năm 24 tháng 9, lúc 9:20 Đức Thánh Cha Phanxicô đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng viện Hoa Kỳ. Sau đó vào lúc 11:15 Đức Thánh Cha đã ghé thăm cơ sở bác ái của giáo xứ Thánh Patrick. Tại đây, ngài đã có cuộc gặp gỡ với những người vô gia cư của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Giáo xứ Thánh Patrick là giáo xứ lâu đời nhất tại Hoa Thịnh Đốn. Được hình thành vào 1794, giáo xứ cung ứng những trợ giúp mục vụ cho những người lao động Ái Nhĩ Lan di dân tham gia vào việc xây dựng Tòa Bạch Ốc và nhà Quốc hội.
Đức Thánh Cha nói với anh chị em vô gia cư rằng đức tin giúp chúng ta đương đầu nổi với những tình huống bất công, khó khăn, và đau thương. Ngài nói rằng anh chị em vô gia cư nhắc nhở ngài đến thánh Giuse, trong hoàn cảnh không một mái nhà cho Đức Mẹ hạ sinh Chúa Cứu Thế. Kinh Thánh nói rõ không có chỗ cho họ trong quán trọ, Đức Giáo Hoàng nói, như thế Con Thiên Chúa đã đến thế gian này như một người vô gia cư.
Đức Thánh Cha nói thêm, giống như Thánh Giuse, nhiều khi anh chị em có thể tự hỏi mình hàng ngày ‘Tại sao chúng ta không nhà không cửa, không có một nơi để sinh sống?’ Và có một câu hỏi mà tất cả chúng ta cũng có thể hỏi: ‘Tại sao điều này lại xảy ra, tại sao anh chị em chúng tôi không có nơi để sống?’”
Chúng ta có thể không tìm thấy một lời biện minh nào về mặt xã hội hay đạo đức cho vấn nạn này nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong sự đau khổ của mình. Đức tin cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đang gõ cửa nhà chúng ta và kêu gọi chúng ta "hãy yêu, hãy thương, hãy phục vụ lẫn nhau".
Đức Thánh Cha nói:
Các bạn thân mến,
Lời đầu tiên tôi muốn nói với các bạn là "Cảm ơn". Cảm ơn các bạn đã đón tôi và cảm ơn những nỗ lực của các bạn để làm cho cuộc gặp gỡ này có thể xảy ra.
Ở đây tôi nghĩ về một người mà tôi yêu, một người rất quan trọng trong suốt cuộc đời của tôi. Người ấy đã là một hỗ trợ và là một nguồn cảm hứng cho tôi. Người ấy là người tôi chạy đến bất cứ khi nào tôi gặp phải những chuyện cần phải đương đầu. Các bạn làm cho tôi nghĩ đến Thánh Giuse. Khuôn mặt của anh chị em nhắc nhở tôi về ngài.
Thánh Giuse đã phải đối mặt với một số tình huống khó khăn trong cuộc sống của Người. Chẳng hạn là vào thời gian khi Đức Mẹ sắp đến ngày hạ sinh Chúa Giêsu. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng “ Khi hai ông bà đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2: 6-7).
Kinh Thánh nói rất rõ ràng về điều này: không có chỗ cho họ. Tôi có thể tưởng tượng Thánh Giuse, lúng túng bên cạnh hiền thê sắp sinh con nhưng không có chỗ ở, không có nhà, ngay cả là nhà trọ. Con Thiên Chúa đến thế gian này như một người vô gia cư. Con Thiên Chúa đã kinh qua tình cảnh của những con người phải bắt đầu cuộc sống mà không có một mái nhà che trên đầu mình. Chúng ta có thể tưởng tượng ra những gì Thánh Giuse đã phải nghĩ tới trong đầu. Làm thế nào mà Con Thiên Chúa lại không có nhà? Tại sao chúng ta không nhà, tại sao chúng ta không có chỗ dung thân? Đây là những câu hỏi mà nhiều anh chị em có thể tự hỏi hàng ngày. Giống như Thánh Giuse, anh chị em có thể hỏi: ‘Tại sao chúng ta không nhà, không có một nơi để sinh sống?’ Đây là những câu hỏi mà tất cả chúng ta cũng có thể hỏi. ‘Tại sao các anh chị em của chúng tôi, không có nơi để sống? Tại sao có những anh chị em của chúng ta vô gia cư?’
Những câu hỏi của Thánh Giuse vẫn là thời sự ngay cả ngày nay. Những câu hỏi ấy đồng hành cùng tất cả những người trong suốt lịch sử đã và đang vô gia cư.
Thánh Giuse là người thắc mắc. Nhưng trước hết, ngài là một người có đức tin. Đức tin đã cho Thánh Giuse sức mạnh để tìm thấy ánh sáng ngay tại thời điểm khi tất cả mọi thứ dường như đều đen tối. Đức tin nâng đỡ ngài trong bối cảnh khó khăn của cuộc sống. Nhờ đức tin, Thánh Giuse đã có thể tiến về phía trước khi tất cả mọi thứ dường như muốn giữ lại ngài lại.
Trong khi đối mặt với các tình huống bất công và đau đớn, đức tin mang đến cho chúng ta ánh sáng xua tan bóng tối. Như đã từng thực hiện nơi Thánh Giuse, đức tin làm cho chúng ta mở rộng cửa cho sự hiện diện lặng lẽ của Thiên Chúa ở mọi khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta, trong mỗi người và trong mọi tình huống. Thiên Chúa hiện diện trong mỗi người trong các bạn, trong mỗi người chúng ta.
Chúng ta có thể không tìm thấy bất cứ giải thích về xã hội hay đạo đức nào có thể biện minh cho việc thiếu nhà ở. Có quá nhiều tình huống bất công, nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa đang đau khổ với chúng ta, chịu đựng những điều đó ngay bên cạnh chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu muốn thể hiện tình liên đới với mọi người. Ngài muốn mọi người cảm nghiệm được sự đồng hành của Ngài, sự giúp đỡ của Ngài, và tình yêu của Ngài. Ngài đã xác định điều đó với tất cả những ai đau khổ, những ai than khóc, những ai phải chịu đựng bất kỳ hình thái bất công nào. Ngài nói với chúng ta rất rõ ràng rằng: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước” (Mt 25:35).
Đức tin làm cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta, rằng Thiên Chúa ở giữa chúng ta và sự hiện diện của Ngài thôi thúc chúng ta có lòng mến. Lòng bác ái được nảy sinh từ lời gọi của một Thiên Chúa vẫn tiếp tục gõ cửa nhà của chúng ta, cánh cửa của tất cả mọi người, để mời gọi chúng ta yêu thương, bác ái, và phục vụ lẫn nhau.
Chúa Giêsu tiếp tục gõ cửa, các cánh cửa của cuộc đời chúng ta. Ngài không làm điều này bằng phép thuật, với các hiệu ứng đặc biệt, có đèn nhấp nháy và pháo hoa. Chúa Giêsu tiếp tục gõ cửa nhà của chúng ta trong khuôn mặt của những anh chị em của chúng ta, trong những khuôn mặt của các nước láng giềng với chúng ta, trong những khuôn mặt của những người ở bên cạnh chúng tôi.
Các bạn thân mến, một trong những cách hiệu quả nhất mà chúng ta phải giúp cho điều đó là lời cầu nguyện. Cầu nguyện hiệp nhất chúng ta; làm cho chúng ta thành anh chị em với nhau. Cầu nguyện mở lòng chúng ta ra và nhắc chúng ta một sự thật xinh đẹp mà đôi khi chúng ta quên. Trong cầu nguyện, tất cả chúng ta học cách nói "Cha", "Bố". Chúng ta học biết cách nhìn nhau như anh chị em. Trong cầu nguyện, không có người giàu và người nghèo, chỉ có con trai và con gái [của Thiên Chúa], và anh chị em [với nhau]. Trong cầu nguyện, không có giai cấp hạng nhất, hạng hai, mà chỉ có tình huynh đệ.
Chính là trong lời cầu nguyện mà tâm hồn chúng ta tìm thấy sức mạnh để không thể lạnh lùng và vô cảm khi đối mặt với những bất công. Trong cầu nguyện, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta, mở lòng chúng ta ra cho tình bác ái.
Cùng nhau cầu nguyện thật là tốt đẹp dường bao. Tốt biết mấy khi chúng ta gặp nhau ở nơi này là nơi chúng ta nhìn thấy nhau như anh chị em, nơi chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần nhau. Hôm nay tôi muốn là một với anh chị em. Tôi cần sự hỗ trợ của anh chị em, sự gần gũi của anh chị em. Tôi muốn mời anh em cùng nhau cầu nguyện, cho nhau, với nhau. Bằng cách đó chúng ta có thể tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau cảm nghiệm niềm vui biết rằng Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta.
Anh chị em đã sẵn sàng chưa?
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Trước khi chia tay, tôi muốn gởi đến anh chị em những lời chúc này của Thiên Chúa:
Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em!
Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em!
Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em! (Ds 6: 24-26).
Và, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Giáo xứ Thánh Patrick là giáo xứ lâu đời nhất tại Hoa Thịnh Đốn. Được hình thành vào 1794, giáo xứ cung ứng những trợ giúp mục vụ cho những người lao động Ái Nhĩ Lan di dân tham gia vào việc xây dựng Tòa Bạch Ốc và nhà Quốc hội.
Đức Thánh Cha nói với anh chị em vô gia cư rằng đức tin giúp chúng ta đương đầu nổi với những tình huống bất công, khó khăn, và đau thương. Ngài nói rằng anh chị em vô gia cư nhắc nhở ngài đến thánh Giuse, trong hoàn cảnh không một mái nhà cho Đức Mẹ hạ sinh Chúa Cứu Thế. Kinh Thánh nói rõ không có chỗ cho họ trong quán trọ, Đức Giáo Hoàng nói, như thế Con Thiên Chúa đã đến thế gian này như một người vô gia cư.
Đức Thánh Cha nói thêm, giống như Thánh Giuse, nhiều khi anh chị em có thể tự hỏi mình hàng ngày ‘Tại sao chúng ta không nhà không cửa, không có một nơi để sinh sống?’ Và có một câu hỏi mà tất cả chúng ta cũng có thể hỏi: ‘Tại sao điều này lại xảy ra, tại sao anh chị em chúng tôi không có nơi để sống?’”
Chúng ta có thể không tìm thấy một lời biện minh nào về mặt xã hội hay đạo đức cho vấn nạn này nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong sự đau khổ của mình. Đức tin cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đang gõ cửa nhà chúng ta và kêu gọi chúng ta "hãy yêu, hãy thương, hãy phục vụ lẫn nhau".
Đức Thánh Cha nói:
Các bạn thân mến,
Lời đầu tiên tôi muốn nói với các bạn là "Cảm ơn". Cảm ơn các bạn đã đón tôi và cảm ơn những nỗ lực của các bạn để làm cho cuộc gặp gỡ này có thể xảy ra.
Ở đây tôi nghĩ về một người mà tôi yêu, một người rất quan trọng trong suốt cuộc đời của tôi. Người ấy đã là một hỗ trợ và là một nguồn cảm hứng cho tôi. Người ấy là người tôi chạy đến bất cứ khi nào tôi gặp phải những chuyện cần phải đương đầu. Các bạn làm cho tôi nghĩ đến Thánh Giuse. Khuôn mặt của anh chị em nhắc nhở tôi về ngài.
Thánh Giuse đã phải đối mặt với một số tình huống khó khăn trong cuộc sống của Người. Chẳng hạn là vào thời gian khi Đức Mẹ sắp đến ngày hạ sinh Chúa Giêsu. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng “ Khi hai ông bà đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2: 6-7).
Kinh Thánh nói rất rõ ràng về điều này: không có chỗ cho họ. Tôi có thể tưởng tượng Thánh Giuse, lúng túng bên cạnh hiền thê sắp sinh con nhưng không có chỗ ở, không có nhà, ngay cả là nhà trọ. Con Thiên Chúa đến thế gian này như một người vô gia cư. Con Thiên Chúa đã kinh qua tình cảnh của những con người phải bắt đầu cuộc sống mà không có một mái nhà che trên đầu mình. Chúng ta có thể tưởng tượng ra những gì Thánh Giuse đã phải nghĩ tới trong đầu. Làm thế nào mà Con Thiên Chúa lại không có nhà? Tại sao chúng ta không nhà, tại sao chúng ta không có chỗ dung thân? Đây là những câu hỏi mà nhiều anh chị em có thể tự hỏi hàng ngày. Giống như Thánh Giuse, anh chị em có thể hỏi: ‘Tại sao chúng ta không nhà, không có một nơi để sinh sống?’ Đây là những câu hỏi mà tất cả chúng ta cũng có thể hỏi. ‘Tại sao các anh chị em của chúng tôi, không có nơi để sống? Tại sao có những anh chị em của chúng ta vô gia cư?’
Những câu hỏi của Thánh Giuse vẫn là thời sự ngay cả ngày nay. Những câu hỏi ấy đồng hành cùng tất cả những người trong suốt lịch sử đã và đang vô gia cư.
Thánh Giuse là người thắc mắc. Nhưng trước hết, ngài là một người có đức tin. Đức tin đã cho Thánh Giuse sức mạnh để tìm thấy ánh sáng ngay tại thời điểm khi tất cả mọi thứ dường như đều đen tối. Đức tin nâng đỡ ngài trong bối cảnh khó khăn của cuộc sống. Nhờ đức tin, Thánh Giuse đã có thể tiến về phía trước khi tất cả mọi thứ dường như muốn giữ lại ngài lại.
Trong khi đối mặt với các tình huống bất công và đau đớn, đức tin mang đến cho chúng ta ánh sáng xua tan bóng tối. Như đã từng thực hiện nơi Thánh Giuse, đức tin làm cho chúng ta mở rộng cửa cho sự hiện diện lặng lẽ của Thiên Chúa ở mọi khoảnh khắc của cuộc sống chúng ta, trong mỗi người và trong mọi tình huống. Thiên Chúa hiện diện trong mỗi người trong các bạn, trong mỗi người chúng ta.
Chúng ta có thể không tìm thấy bất cứ giải thích về xã hội hay đạo đức nào có thể biện minh cho việc thiếu nhà ở. Có quá nhiều tình huống bất công, nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa đang đau khổ với chúng ta, chịu đựng những điều đó ngay bên cạnh chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu muốn thể hiện tình liên đới với mọi người. Ngài muốn mọi người cảm nghiệm được sự đồng hành của Ngài, sự giúp đỡ của Ngài, và tình yêu của Ngài. Ngài đã xác định điều đó với tất cả những ai đau khổ, những ai than khóc, những ai phải chịu đựng bất kỳ hình thái bất công nào. Ngài nói với chúng ta rất rõ ràng rằng: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước” (Mt 25:35).
Đức tin làm cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta, rằng Thiên Chúa ở giữa chúng ta và sự hiện diện của Ngài thôi thúc chúng ta có lòng mến. Lòng bác ái được nảy sinh từ lời gọi của một Thiên Chúa vẫn tiếp tục gõ cửa nhà của chúng ta, cánh cửa của tất cả mọi người, để mời gọi chúng ta yêu thương, bác ái, và phục vụ lẫn nhau.
Chúa Giêsu tiếp tục gõ cửa, các cánh cửa của cuộc đời chúng ta. Ngài không làm điều này bằng phép thuật, với các hiệu ứng đặc biệt, có đèn nhấp nháy và pháo hoa. Chúa Giêsu tiếp tục gõ cửa nhà của chúng ta trong khuôn mặt của những anh chị em của chúng ta, trong những khuôn mặt của các nước láng giềng với chúng ta, trong những khuôn mặt của những người ở bên cạnh chúng tôi.
Các bạn thân mến, một trong những cách hiệu quả nhất mà chúng ta phải giúp cho điều đó là lời cầu nguyện. Cầu nguyện hiệp nhất chúng ta; làm cho chúng ta thành anh chị em với nhau. Cầu nguyện mở lòng chúng ta ra và nhắc chúng ta một sự thật xinh đẹp mà đôi khi chúng ta quên. Trong cầu nguyện, tất cả chúng ta học cách nói "Cha", "Bố". Chúng ta học biết cách nhìn nhau như anh chị em. Trong cầu nguyện, không có người giàu và người nghèo, chỉ có con trai và con gái [của Thiên Chúa], và anh chị em [với nhau]. Trong cầu nguyện, không có giai cấp hạng nhất, hạng hai, mà chỉ có tình huynh đệ.
Chính là trong lời cầu nguyện mà tâm hồn chúng ta tìm thấy sức mạnh để không thể lạnh lùng và vô cảm khi đối mặt với những bất công. Trong cầu nguyện, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta, mở lòng chúng ta ra cho tình bác ái.
Cùng nhau cầu nguyện thật là tốt đẹp dường bao. Tốt biết mấy khi chúng ta gặp nhau ở nơi này là nơi chúng ta nhìn thấy nhau như anh chị em, nơi chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần nhau. Hôm nay tôi muốn là một với anh chị em. Tôi cần sự hỗ trợ của anh chị em, sự gần gũi của anh chị em. Tôi muốn mời anh em cùng nhau cầu nguyện, cho nhau, với nhau. Bằng cách đó chúng ta có thể tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau cảm nghiệm niềm vui biết rằng Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta.
Anh chị em đã sẵn sàng chưa?
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Trước khi chia tay, tôi muốn gởi đến anh chị em những lời chúc này của Thiên Chúa:
Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em!
Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em!
Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em! (Ds 6: 24-26).
Và, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.