I. TIA SÁNG :

Tất cả kho tàng trên trái đất không sao bằng nỗi hạnh phúc được yêu thương

Ở ÐÂU CŨNG THẬN TRỌNG, THÌ KHÔNG CẦN CAN ÐẢM NỮA.

Cardinal Mercier.

Càng phải thận trọng trong đời sống cũng như trên đường đi: những người bất cẩn thường gây ra tai nạn. Nhưng khi sự thận trọng gián tiếp với sợ hãi, bất chấp mọi nguy hiểm, thì cuộc sống bị đe doạ: bạn đã từng thấy một tài xế chạy 65 km/h trên một con đường hẹp chưa?...

Lạy Chúa, dù có xảy ra điều gì, con vẫn mong mỏi yêu mến Ngài: Giáo Hội được xây dựng trên sự dũng cảm ấy, và cả đức tin, cuộc sống hôn nhân và lòng khao khát tìm Chúa trên trần gian này.

II. THƯ GIÃN:

1. SẬP BẪY

Một anh than niên mới xin vào làm bảo vệ ở một công ty. Sáng hôm sau, Giám Ðốc mời lên phòng làm việc, vỗ vai vui vẻ nói:

- Ðêm đầu tiên trực ở đây, anh ngủ có ngon không?

- Cám ơn Giám Ðốc, tôi ngủ rất ngon.

- Vậy anh có thể nghỉ việc rồi đấy.

2. SỢ

Buổi tối, chàng và nàng đi dạo trong công viên. Ðến một góc tối, nàng sợ hãi nép vào chàng:

- Thôi anh ơi! Mình đừng vào đó, em sợ...

- Sợ cái gì? Có anh đây mà!

- Em sợ...sợ... đạp nhầm mấy cặp ở trỏng!

3. HOA

Chàng đang say sưa nói với nàng về ý nghĩa của các loài hoa:

- Em biết đấy, nụ hồng là biểu tượng cho trinh nữ, hoa hồng là... tình yêu và sắc đẹp, hoa nhài là... sự đồng cảm sâu sắc, đắm say...

- Anh ơi! Nàng cắt ngang

- Thế hoa... tai là biểu tượng của cái gì hả anh?

4. THỨC DẬY LÀM GÌ?

- Tớ ước mơ sau này lấy được cô vợ làm nghề tiếp viên hàng không.

- Còn tớ lại chẳng khoái!

- ??

- Bởi vì mấy cô ấy ưa đánh thức khi mình đang say ngủ lắm...

- Ồ, vậy thì đã chứ sao!

- Ðã cái con khỉ, đang ngủ ngon, mấy cô ấy đánh thức mình dậy chỉ để bắt mình ăn, mà thức ăn trên máy bay thì dở ẹc.

5.BA HOA

Chàng trai đang tán tỉnh một cô gái:

- Miệng em cười như hoa đào chúm chím, mắt em đẹp như sao sao, mái tóc em thì mượt mà như hoa tóc tiên, bàn tay em...

- Thôi! Cô gái vội ngắt lời - Anh đã nói đủ ba hoa” rồi đấy.

6. CHÚC THỌ BÀ?

- Hôm qua chúc thọ bà cậu, mình bận không đến được, thật tiếc quá! Chắc vui lắm nhỉ?

- Ừ! Cơ quan bố mẹ tớ đến đông như hội ấy!

- Bà đâu rồi? Mình muốn xin lỗi bà!

- Bố tớ cho về quê từ sáng sớm rồi!

6. CÂU TRẢ LỜI KHÔN LANH.

Anh chàng chuyên chống đối Giáo hội đã đặt vấn đề với một người giáo dân, có ý bắt bẻ đạo như sau :

- Tôi không tin nổi các Linh mục khuyên dạy người ta về đời sống gia đình mà các ông ấy lại không lập gia đình. Các ông ấy dạy dỗ cho những người chồng trong gia đình mà lại chưa lần nào là chồng cả thật vô lý !

- Tôi cũng không hiểu nổi, nhà anh có ngựa, anh huấn luyện ngựa mà anh lại không thành ngựa cho rồi.

7. MẸ CỦA BỌN PHÁ PHÁCH.

Một Cha sở tại miền quê nọ, lần ấy ra bến xe đò về thành phố. Cha vừa vào chỗ ngồi. Có 3 tên chuyên phá phách chọc ghẹo mọi người lại gần. Biết đây là cố đạo, chúng vội hỏi cha :

- Cha có biết một tin rất sốt dẻo không ?

- Không sáng nay cha đi sớm, chưa xem báo. Tin gì nào, các anh có thể kể cho cha nghe được không ?

- Cha ơi, quỉ cái nó chết đêm vừa rồi .

Biết rõ đây là những tên ngỗ ngáo, chuyên chọc ghẹo người khác, Cha sở móc từ bị hành lý của Cha hai trăm bạc và nói với bọn chúng :

- Thế hả ? Cầm lấy đi các anh, tôi gởi ít tiền chia buồn với các anh, hôm nay các anh đã mồ côi, vì mẹ của các anh chết hồi đêm .



III. CHUYỆN VUI SUY NIỆM :

PHO TƯỢNG ĐÁ

(Góp nhặt 6,19)



Trong những giai thoại về các thánh ẩn tu vào những thế kỷ đầu của Kitô Giáo có câu chuyện sau đây:

Bảy vị ẩn tu nọ kéo nhau đến sống ở một ngôi đền bỏ hoang của ngườI Ai Cập, phía trước ngôi đền có một pho tượng đá. Đây là pho tượng duy nhất còn sót lại sau khi ngôi đền bị cướp phá.

Vị cao niên trong bảy tu sĩ ấy tên là Đu- bô, ông được anh em bầu lên làm bề trên của cộng đoàn.

Để dạy cho anh em một qui luật cơ bản của đời sống cộng đoàn, mỗI buổi sáng ông ra đứng trước pho tượng, nhặt một hòn đá ném mạnh vào đó, rồi chiều đến ông lại trở ra đứng trước pho tượng và lớn tiếng xin lỗi về hành động ném đá của ông.

Cử chỉ khác thường của vị bề trên ấy kéo dài trong một thời gian khá lâu

Một ngày kia, không còn làm chủ được tính tò mò, một ngườI anh em trong cộng đoàn đã hỏI lý do của hành động khó hiểu ấy.

Vị bề trên trả lời bằng cách hỏi lại ngườI đó như sau:

Khi tôi ném đá vào pho tượng, pho tượng có lung lay không?

Người kia trả lời: Thưa không.

Vị bề trên hỏi tiếp:

Buổi chiều khi tôi đến xin lỗi, pho tượng ấy có để lộ xúc động nào không?

Người anh em cũng trả lờI: Thưa không.

Bấy giờ vị bề trên mới giảI thích:

- Anh em thân mến, chúng ta có tất cả bảy người trong cộng đoàn. Nếu chúng ta muốn sống hiệp nhất yêu thương nhau, chúng ta hãy sống như pho tượng này. Đừng ai trong chúng ta tỏ ra giận dữ khi có những ai trong anh em xúc phạm đến mình. Và cũng đừng ai trong chúng ta tỏ ra hãnh diện khi có người đến xin lỗi mình.

Lời khuyên trên đây của vị bề trên đã được mọi người vui vẻ đón nhận, và từ đó họ sống với nhau rất hoà thuận, an bình.

“Hãy để cho tôi yên”, có lẽ đó là phản ứng thông thường của chúng ta khi bị người khác quấy rầy. Ai cũng muốn tránh sự quấy rầy của ngườI khác. Ai cũng muốn co cụm trong vỏ ốc của mình.

Bình an nội tâm không thể là kết quả của sự trốn chạy, nhất là trốn chạy khỏI tha nhân.

Kinh nghiệm cho thấy rằng trốn chạy tha nhân, càng khước từ và xua đuổi tha nhân ra khỏi tâm hồn chúng ta càng cảm thấy bị đầy đoạ và cô đơn hơn.

Một trọng những điều kiện để có bình an nội tâm thực sự chính là đón nhận tha nhân, là tạo được sự hài hoà với tha nhân.

Qui luật cơ bản mà vị bề trên kia cho áp dụng trong cộng đoàn của mình cũng có giá trị cho mọi người chúng ta.

Sống là sống với tha nhân. Cuộc sống ấy chỉ thực sự có khi con người biết chấp nhận nhau, biết tha thứ cho nhau.



IV. CHUYỆN NGỤ NGÔN:

TRÁO TRỞ

Có một lần chó sói nói với chó nhà: "Sao các cậu giống bọn mình như đúc mà chúng ta lại không quây quần với nhau để hiểu biết lẫn nhau?” Giữa hai bọn mình không có gì khác nhau cả, trừ có một điều là mỗi bên suy nghĩ một khác. Bọn tớ được sống trong tự do. Còn các bạn đối với người cứ khúm na khúm núm như nô lệ, đã thế lại còn phải canh gia súc cho họ. Vậy mà khi có miếng ăn miếng uống, họ chỉ cho các cậu ăn toàn xương. Nghe bọn mình nhé. Cứ để mặc đàn gia súc cho bọn mình, chúng mình sẽ chia đôi, và sẽ cùng được một bữa nhậu no nê. Lũ chó nhà nghe bùi tai. Nhưng khi đàn sói vượt qua bờ rào rồi, chúng bắt đầu ăn thịt lũ chó nhà trước.

V. HẸN BẠN TRÊN ĐỈNH THÀNH CÔNG:

(Tiếp theo)

1. NHỮNG NGƯỜI CAO QUÍ

Ðối với tôi những người thực sự cao quí” không phải là hạng trưởng giả phân lực” với nếp sống thoải mái” gồm toàn giải trí, vui chơi, qua những chuyến du lịch quốc tế liên tu bất tận, mà chính là những con người bình thường sống trên mọi nẻo đời với cảnh gian truân, bệnh hoạn từ chứng đui mù đến chứng bại liệt. Những người kiên cường, thuộc đủ mọi chủng tộc, màu da và tôn giáo ấy có chung một điểm là không cúi đầu chấp nhận bước chân khập khiễng nên đã dần dần thành công và hạnh phúc. Họ thuộc mọi trình độ văn hoá, từ cấp ba cho đến tiến sĩ. Tôi từng gặp những người thành công rực rỡ vì biết xem thường các khuyết tật ác hại nhất của mình. Ðời sống họ kết nên những thiên truyện hào hùng, sống động nhất. Họ đều tin như nhau rằng: con người sinh ra là để thành toàn, đã có sẵn những yếu tố để thành công, và được trời phú bẩm những hạt mầm để trở nên vĩ đại.

Nếu cũng tin như họ, bạn sẽ thấy chẳng cần phải chửi rủa ai vì bất cứ điều gì nữa. Trái lại, bạn tha hồ yên tâm thẳng tiến trên đường, vì biết rõ bàn tay hỗ trợ quyền uy ở sẵn trong tầm tay mình.

Khi làm việc tôi thường gặp những người chưa thành đạt, nhưng rất ít khi gặp những người không thể thành công. Vì vậy, tôi mong bạn nhận thức rõ rằng: Từ giờ phút này, hoàn cảnh, tương lai của bạn nằm trọn trong đôi bàn tay tài năng – là chính đôi tay của bạn ấy.

2. QUYỀN LỰC TRONG TAY BẠN

Câu chuyện ngụ ngôn sau đây hẳn sẽ giúp bạn hiểu rõ ý tôi hơn. Trên một ngọn đồi cao trong thành Venise bên Ý có một cụ già nổi tiếng khôn ngoan, có thể giải đáp bất cứ câu hỏi nào.

Ngày kia có hai cậu bé tìm cách bắt bí cụ già, nên bắt một con chim nhỏ rồi đi lên đồi. Tay cậu cầm chim giơ lên đố cụ xem con chim còn sống hay chết. Cụ già đáp ngay: Này con, nếu ta bảo chim còn sống, tất con sẽ bóp chết nó. Nếu ta bảo nó đã chết, tất con sẽ thả cho nó bay lên, vì con nắm quyền sinh sát trong tay mà”. Bạn ơi tôi cũng muốn nói thẳng với bạn rằng: bạn đang nắm trong tay cả mầm mống thất bại lẫn tiềm lực vĩ đại đấy. Ðôi tay bạn đầy tài năng, chỉ cần bạn biết cách dùng để đạt được những phần thưởng mà bạn dư sức đạt tới nữa thôi.



VI. TÌNH YÊU-HƠN NHÂN-GIA ÐÌNH

TẤM GƯƠNG CHO CON SOI

(Vị Quân)

Toàn bộ sự giáo dục nằm ngay trong cuộc sống mẫu mực của các bạn mà trẻ luôn luôn bắt chước” (L. Tolstoi).

Trẻ em như những tờ giấy trắng. Lòng các em tinh tươm, nếu có những vệt ố đen trong tâm trí, một phần lỗi do người lớn mà ra.

L.V. Hoài, 13 tuổi, từ Thanh Hóa vào Tp. HCM. kiếm sống bằng nghề bán báo dạo, nổi tiếng” trong giới trẻ bụi đời vì tính ngang tàng, hiếu chiến. Gặp em, em tâm sự: Bố em ngoài quê có tật cứ uống rượu vào là quậy rất dữ, thường xuyên đánh đập mẹ và các em. Hồi nhỏ, em còn sợ nhưng sau lớn lên hết sợ. Em phải vào Sài Gòn, vì hôm ấy bố em nhậu say về la hét và đánh đập, em tức qúa lấy cây củi phang cho ông ấy một cái; rồi bỏ chạy và sống lang thang như hiện nay”.

Còn bé L.H.T. 15 tuổi, bề ngoài giống y như con trai, mặc áo thun, quần đùi, cắt tóc 5/5, chửi tục luôn mồm, học lớp 8 trường K.T. quận 3 và vừa bị nhà trường đuổi học. Em nói: Ba má em ly dị, em ở với bà ngoại, bả” chửi luôn miệng, nào là: Ðừng làm khổ tao”, Cút đi cho khuất mắt tao”, vv... Thử hỏi em làm sao ở nổi với bả”. Em mà trả lời, bả” la: Ai dạy mày ăn nói như vậy?”, em trả lời: Bà dạy tui chứ ai, mà còn hỏi?”, rồi bả” đuổi đi, em đi”.

Còn em H.N.H. 14 tuổi, học sinh trường M.K.H. quậân 5, than thở: Em chán nhất là những lần ba mẹ lên lớp”, nào là con phải ngăn nắp, nào là phải lễ phép với người lớn, vâng lời người trên, cần cù trong học tập, phải trung thực và thẳng thắn, và còn nhiều cái phải” nữa nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn ba mẹ nói một đằng thì lại làm một nẻo. Chán kinh khủng!”.

Còn với em học sinh giỏi 5 năm liền N.T. Hồng Lam trường N.T.H. (Tân Bình): Ai cũng khen em giỏi và ngoan, đâu có biết là công lao to lớn của ba má em. Ba luôn luôn làm gương và là người luôn gách vác trách nhiệm giải quyết mọi việc trong gia đình cũng như dạy dỗ con cái. Còn mẹ hiền dịu, chăm lo gia đình, và em học được ở mẹ nhiều đức tính. Buổi tối, nhà em luôn luôn chan hoà tình thương và tiếng cười”.

Với những chuyện vừa kể trên đây, theo ý kiến của bà Lý Thị Mai, PGÐ Trung tâm Tư vấn Tâm lý giáo dục và Hôn nhân gia đình tại Tp. HCM. trình bày với các bậc phụ huynh thì: Tư cách của các bạn là yếu tố quyết định nhất. Không nên nghĩ rằng các bạn giáo dục đứa trẻ chỉ vào lúc các bạn nói chuyện với nó, dạy dỗ nó hoặc sai bảo nó. Các bạn giáo dục trẻ ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống, ngay cả khi bạn vắng nhà. Các bạn ăn mặc như thế nào, trò chuyện với người khác hoặc nói về người khác ra sao, vui đùa buồn phiền như thế nào, đối xử với bạn bè, người thân ra sao, đọc sách giải trí như thế nào vv..., tất cả những điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Những thay đổi nhỏ nhất trong giọng cười của bạn, đứa trẻ đều nhận ra và cảm thấy. Tất cả những chuyển biến tâm lý của các bạn đều sẽ tác động đến con cái bằng những con đường vô hình mà bạn không nhìn thấy. Nếu như bạn thô bạo, khoe khoang, nghiện ngập rượu chè, hoặc tệ hơn nữa bạn lăng nhục đấng sinh thành của bạn, thì các bạn đừng nên nghĩ đến việc giáo dục con cái làm gì nữa vì các bạn đã làm gương xấu” cho con rồi đấy”.

Trẻ em tiếp thu cả điều tốt lẫn điều xấu, nhưng trẻ nhận được những điều tốt từ hành động mẫu mực của bố mẹ. Vì vậy, tư cách và đạo đức của bố mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyện dạy dỗ con. Bố mẹ là người dân lương thiện, chăm chỉ lao động, ngay thẳng, trung thực thì con cái họ dễ hấp thụ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó.

Trẻ nếu lớn lên trong không khí thân ái, tôn trọng lẫn nhau, không có những va chạm từ nhỏ đến lớn, thì bố mẹ trong những gia đình như vậy luôn luôn có uy tín với các con, được các con kính trọng và noi gương.

(Tuần báo Thanh Niên ngày 17/8/1997, trang 16.)

VII. CHUYỆN CỔ TÍCH DÀNH CHO NGƯỜI LỚN

TUỲ VIÊN GIẢM BÉO

(Lê Văn Nghĩa)

Khi hiền nội mang ba lô ngược, với mong muốn đứa con của mình khỏe, trẻ, đẹp như cô gái Hà Lan, tôi đã tẩm bổ cho bả hết mức. Nghe qua bản thực đơn hàng ngày dành cho bà bầu là muốn bịnh luôn: gà tần, thịt bò hầm, nghêu, sò, ốc, hến, cua rang me… Nói chung, với kiến thức thu lượm qua các sách báo viết về phụ nữ, cộng với nguồn tài chính đã dành dụm được suốt nhiều năm qua, tôi vỗ béo bả một cách quyết liệt. Chỉ sáu tháng mang bầu, bả đã tăng trọng 15 kg, đi ì à ì ạch như một con vịt bầu. Nhờ vậy, thằng con trai của tôi khi sinh ra được hai ký….rưỡi, còn vợ nhà lại tăng cân liên tục !!! Quá trình tăng trọng này nói theo ngôn ngữ chiến sự là … vô tận. Bởi vì bả phải tẩm bổ cho thằng con trai đã ra đời nhằm ngôi sao suy dinh dưỡng.

Nhìn tướng đi lịch bịch của một khối vuông - À, mà không, một củ khoai được gắn vào hai cây tăm- lòng tôi bỗng trở nên cảm khái ! Theo tài liệu mà tôi đã đọc trên một tờ báo, thì chỉ có những người nghèo, không phải hạng trí thức mới khoái những phụ nữ béo phì, còn những người có học vấn thì khóai phụ nữ có dáng hơi đẫy đà một chút. Tôi không thích vợ tôi là một phụ nữ béo phì, cũng không khoái bà ấy thuộc vóc người phụ nữ trong nhạc Trịnh Công Sơn: Gầy, mỏng manh như sương khói…. Nghĩa là tôi phải làm sao để bà ấy sụt cân ở một mức hạn chế. Tôi đành phải chờ ngày bà ấy dứt đôi dòng sữa mẹ, để tôi thuyết phục vợ yêu đi vào chế độ ăn kiêng.

Trước đó, như tôi đã nói, tôi là người thuộc dạng khóai đọc báo để rút ra những kinh nghiệm hay cho cuộc sống… Vì thế, tôi đã sưu tầm tờ báo rất nhiều phương án ăn kiêng cho những phụ nữ muốn có được thân hình có ba vòng đầy đủ. Ngày con tôi cai sữa thì cũng là ngày bà ấy bắt đầu cai… ăn bậy. Tôi đọc báo, ghi chép và nói với bả:

- Báo viết nếu muốn ốm thì người ta phải vận động, đi bộ nhiều… Em phải đi bộ mỗi ngày chừng ba cây số….

Thế là vợ tôi chạy đi chạy lại… lúp xúp trong công viên mỗi sáng. Mỗi khi bầ ấy về nhà, thấy mồ hôi chảy ròng ròng trên cái cổ núng nính mỡ thấy mà thương. Nhưng bà ấy chạy cả tháng nay rồi mà cây kim trên bàn cân để trong phòng tắm chỉ nhích về phía tay phải chứ không nhích về phía tay trái được một vạch nhỏ… Tôi bèn hỏi:

Sau khi chạy xong, em về nhà hay đi đâu nữa?

Em đi ăn hai tô hủ tíu mì, có thêm xí quách nữa

Tôi la lên:

- Trời ơi, vậy là tiêu rồi…. Em có biết là sách nói rằng chính tinh bột sẽ làm cho người ta béo….

Em có ăn được mì gói không?

Em chỉ ăn được bún riêu, rau nhìều mà ít bún… với huýêt heo, cà chua và đậu hủ..buổi sáng… buổi trưa nấu miến ăn với thịt gà, bỏ da… Buổi tối ăn thật nhẹ… Chẳng hạn như rau cải, xà lách…

Với thịt bò?

Không, với cá hộp. em đúng là một người có tâm hồn ăn úông… Em chỉ cần ăn hơi nặng vào buổi sáng, tương đối vào buổi trưa và thật nhẹ vào buổi tối….

Tại sao kỳ vậy anh?

Tại vì báo đã nói….

Buổi sáng ăn cho chính bạn, buổi trưa ăn cho người bạn của mình, buổi tối thì… ăn cho kẻ thù … mập

Lâu lâu, đọc tờ báo có thấy đăng quảng cáo thuốc làm giảm cân, trà làm giảm béo, sữa làm chán ăn… tôi đều cắt ra và đưa cho vợ tôi xem.

“Em xem, em phải thấy rằng em còn có anh trên đời để lo lắng cho cái sự béo phì của em, lỡ một mai anh có qua đơì thì sao? Anh là tuỳ viên báo chí về cái sự mập mạp cho em, nói tóm lại, anh là tuỳ viên giảm béo cho em”.

Bà ấy cảm động lắm , tất cả những bài báo tôi cắt, bà ấy đều đóng thành một cuốn sổ, thậm chí một vài bài báo hay bà ấy đều cắt dán ngay đầu giường để học thuộc lòng. vợ tôi còn có một cúôn sổ tay riêng để ghi chép số cân đạt được hàng ngày. Nhưng có điều có lạ là vợ tôi đã giảm cân, nhưng giảm rất ít.. Tôi nghiên cứu lại chế độ ăn uống của bà ấy thì bà ấy tuân thủ rất nghiêm ngặt ý kiến của tuỳ viên giảm béo. Buổi sáng: bún riêu, buổi trưa: miến; Buổi tối: rau trộn; “À mà còn buổi chiều ? ”… Tôi lại tra cứu báo chí thì thấy có một bài báo víêt buổi chiều vào khoảng giữa từ 4 giờ đến 6 giờ, đó là khoảng thời gian của “thiện căn” - Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, còn theo ngôn ngữ của chợ búa… là khoảng thời gian mà bao tử đòi cái miệng phải “cháp” thật nhiều.

Buổi chiều em có ăn gì không?

Em chẳng có ăn gì nhiều, đôi khi hai tô chè nếp hoặc chè khoai nấu nếp… với vài cái đầu cháo quẩy hoặc vài thanh sô cô la…..

Tôi giơ hai tay lên trời:

- Ôi, như thế làm sao em giảm béo! Em nên nhớ nếp là tinh bột, rồi bột biến ra đường, mà em ăn chè thì ăn rất nhiều đường - Đường là chúa đẻ ra năng lượng thừa - Năng lượng thừa không đốt cháy được sẽ biến thành mỡ, và mỡ đã tạo ra ngườI đàn bà.. mập mạp…

Nàng yên lặng một cách đáng thương, và sau đó đi đến quyết tâm là trong thực đơn ăn uống không có buổI chiều, hoặc nếu có thì một chút buổI chiều bằng ly nước lạnh. Chính vì thế mà hai tháng sau, nàng đã trở thành người phụ nữ mà tôi hằng mơ ước: không mảnh mai, không béo phì, chỉ hơi đầy đặn đẫy đà một tí.

Đó là một điều mà tuỳ viên giảm béo tôi đã mong đợi. Tuy nhiên, điều không ngờ là trong thời gian ngồi nghiên cứu, ngài tuỳ viên giảm béo đã mập mạp lúc nào không hay! Và điều không ngờ lớn nhất dành cho tôi: “Nầu đã có bàng”… tức… Nàng đã có bầu!