THAM NHŨNG ƠI, MI Ở ĐÂU BÒ RA ?
Quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là một căn bệnh bất trị mà là “tội ác kinh hòang” do đảng Cộng sản sinh ra và nuôi dưỡng để hại dân hại nước.
Nhiều người điều hành việc nước, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cho rằng “công tác phòng,chống tham nhũng” cũng như “xây dựng chỉnh đốn đảng” là chuyện lâu dài, không thể giải quyết nhanh chóng được vì phải “vừa chống vừa xây, xử đúng người đúng tội” chứ không thể để oan sai cho người bị cáo buộc vì “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, và vì “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.”
Tòan là những khẩu hiệu của “ngôn ngữ chèo đò qua sông rồi bỏ lái”. Thậm chí còn có nhiều cấp lãnh đạo lại dám nói “không diệt hết được thì phải sống chung với nó” vì không ai biết con số “không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” là bao nhiêu, 2 cũng là nhiều mà 100 cũng như nhau !
Nhiều nguyên lãnh đạo, kể cả cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phạm Thế Duyệt là nhiều lần kêu gọi đảng phài tìm cho ra được “số không nhỏ” để biết mà xử lý.
Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung Ương XI, tác gỉa của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ban hành năm 2012, vẫn không nhúc nhích được một ly, sau 9 lần tổ chức Hội nghị Trung ương và một Hội nghị tòan quốc chống tham nhũng ngày 05/05/2014.
Nhiều Đại biểu Quốc hội cũng nhức nhối nói rằng đảng đã nói thì phải làm chứ không thể cứ nói rồi để đấy như “đánh trống bỏ dùi”, sẽ mất tín nhiệm trong nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc, nơi tập hợp các Tổ chức Chính trị, Xã hội để ủng hộ và giám sát việc thi hành chính sách của đảng cũng “kiến nghị” với đảng rằng lời “nói phải đi đôi với việc làm” để nhân dân tin đảng chứ không thể đánh gío như “con bươm bướm đậu rồi lại bay” !
Nhưng đảng chẳng làm được việc gì như đã chứng minh từ năm 2003 dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” .
Trước năm 2003, lãnh đạo cũng thường xuyên nhắc nhở đảng viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo lời dậy:”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nhưng đảng viên lại cứ làm theo “định hướng 3 không” tự biên tự diễn cho mình là “không biết, không làm, không bàn, không kiểm tra” thay vì phải để cho dân thực hành phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” khiến cho tình trạng “cá đối bằng đầu” đã nhao nhao khắp nơi trong hệ thống !
Bởi vì , dưới lăng kính của Giáo sư, Tiến sỹ Hòang Chí Bảo, chuyên viên của Hội đồng Lý luận Trung ương thì tham nhũng là “muôn mầu, muôn hình vạn trạng.
Ông viết:”Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam cho thấy những biểu hiện phức tạp đặc thù của nó là đa dạng, muôn vẻ sắc thái, loại hình, mức độ, cũng như hậu quả. Mức độ tham nhũng nặng nề ở Việt Nam, tính nan giải, khó trị của nó được lý giải từ sự yếu kém của thể chế, tính nửa vời trong chỉ đạo thực hiện và sự thoái hóa của không ít quan chức, công chức trong bộ máy, thậm chí tham nhũng có cả trong hoạt động tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tình trạng pháp luật có, pháp chế cũng có nhưng pháp trị thì không hoặc yếu kém và hình thức, là một thực tế phổ biến hiện nay.” (Trìch bài viết ngày 30 Tháng 3 2014)
NGUYỄN PHÚ TRỌNG THẤT BẠI
Căn bệnh kinh niên hết thuốc chữa này còn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận trong Diễn văn kết luận ngày 05/05/2014 tại “Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng.”
Ông nói: “Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tình trạng tham nhũng vặt, biểu hiện qua nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công, nạn lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền, vẫn còn nhức nhối. Việc phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu. Việc xử lý hành vi tham nhũng ở một số vụ, việc có biểu hiện nương nhẹ; vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật, xử lý hành chính thay cho việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Tham nhũng vẫn đang là thách thức và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay.”
Nhóm chữ “tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng” đã có từ thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rồi lan qua 10 năm trong 2 nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (khoá IX và X) rồi lại chuyển sang cho ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XI từ 2011 !
Như vậy không phải chỉ có thất bại của ông Trọng mà là của “tòan đảng” hết thời này qua thời khác vì đảng nói mà không làm hay có làm thì cũng “vừa làm vừa chơi” cho hết thời gian.
Tuy nhiên ông Trọng đã làm cho nhiều đảng viên và nhân dân thất vọng vì ông “nói chống tham nhũng nhiều đến chóng mặt” từ khi lên cầm quyền, nhất là sau khi nhận thêm chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ ngày 01-02-2013, thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng , người đã thất bại trong công tác này từ năm 2007.
Theo Quyết định của Bộ Chính trị thì Ban Chỉ đạo 16 người do ông Trọng đứng đầu “chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.”
Những người kia gồm: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo.
Các Ủy viên gồm: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Vậy sau một năm “chống giặc tham nhũng”, Ban này đã làm nên trò trống gì chưa ?
Hãy nghe tiếp những “lời vàng ngọc” của ông Trong trong diễn văn ngày 05/05/2014: “Chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân. Công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng vẫn còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; cán bộ, công chức, viên chức, người dân tố cáo các hành vi tham nhũng còn ít, trong khi chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng. Trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp uỷ, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao. Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức….Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp….”
Như vậy là trắng tay rồi còn gì nữa ?
CÒN NGUYÊN NHƯ CŨ
Chuyện “làm ăn lỗ lã” này còn được Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng bổ sung tại phiên họp lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2014 hôm 15/09/014:”Chính phủ nhận định, tính hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức Nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp.
“Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.” (báo Thanh Tra của Chính phủ, 16/09/2014)
Về chuyện kê khai tài sản của cán bộ, đàng viên chính nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (Khóa VIII từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001) cũng nhìn nhận đảng bất lực vì tài sản của cán bộ tham nhũng được phân chia cho người khác đứng tên nên ông cũng phải bó tay.
Bây giờ 13 năm sau ngày ông Phiêu “về vườn”, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng vẫn thản nhiên báo cáo : “Việc kê khai tài sản thu nhập; đổi mới phương thức thanh toán và nộp lại quà tặng hiệu quả thấp, hình thức. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý vẫn còn chậm; trong một số vụ án tham nhũng, việc phối hợp dánh giá chứng cứ, tội danh giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí.
Nhất là, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chuyển cơ quan điều tra chưa tương xứng với tình hình; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp (trên 10%). Còn người dân thì chưa tin vào việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng, trong khi người tố cáo vẫn bị trù dập, trả thù…”
Sao lại chỉ thu được 10% còn 90% kia biến đâu mất mà Bộ Công an và hai Ban Thanh tra đảng và nhà nước tìm không ra ? Liệu có tham nhũng ngay trong các cơ quan điều tra và cán bộ đi điều tra không ?
Thắc mắc này không được Ông Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an trả lời các Đại biểu Quốc Hội.
Theo báo Thanh Tra (16/09/014) thì ông Yến chỉ biết trình bầy khơi khơi “biết rồi khổ lắm nói mãi” rằng: “ Để chống “giặc nội xâm” tham nhũng hiệu quả, không còn cách nào khác phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, đồng thời tạo cơ chế để cơ quan điều tra sớm phát hiện hành vi tham nhũng vì đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn, tránh tình tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, thậm chí đối tượng đã trốn ra nước ngoài.”
Nhưng đâu chỉ có những cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền tham nhũng là bọn “giặc nội xâm” mà còn có cả những kẻ đang rắp tâm “cõng rắn cắn gà nhà” trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nữa chứ.
Liệu Bộ Công An, Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân và Ban Nội chính Trung ương của ông Nguyễn Bá Thanh có dám vác đèn đi soi mà bắt “những con beo đội nốt thỏ” này không ?
Phạm Trần
(09/014)
Quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là một căn bệnh bất trị mà là “tội ác kinh hòang” do đảng Cộng sản sinh ra và nuôi dưỡng để hại dân hại nước.
Nhiều người điều hành việc nước, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cho rằng “công tác phòng,chống tham nhũng” cũng như “xây dựng chỉnh đốn đảng” là chuyện lâu dài, không thể giải quyết nhanh chóng được vì phải “vừa chống vừa xây, xử đúng người đúng tội” chứ không thể để oan sai cho người bị cáo buộc vì “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, và vì “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.”
Tòan là những khẩu hiệu của “ngôn ngữ chèo đò qua sông rồi bỏ lái”. Thậm chí còn có nhiều cấp lãnh đạo lại dám nói “không diệt hết được thì phải sống chung với nó” vì không ai biết con số “không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” là bao nhiêu, 2 cũng là nhiều mà 100 cũng như nhau !
Nhiều nguyên lãnh đạo, kể cả cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phạm Thế Duyệt là nhiều lần kêu gọi đảng phài tìm cho ra được “số không nhỏ” để biết mà xử lý.
Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung Ương XI, tác gỉa của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ban hành năm 2012, vẫn không nhúc nhích được một ly, sau 9 lần tổ chức Hội nghị Trung ương và một Hội nghị tòan quốc chống tham nhũng ngày 05/05/2014.
Nhiều Đại biểu Quốc hội cũng nhức nhối nói rằng đảng đã nói thì phải làm chứ không thể cứ nói rồi để đấy như “đánh trống bỏ dùi”, sẽ mất tín nhiệm trong nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc, nơi tập hợp các Tổ chức Chính trị, Xã hội để ủng hộ và giám sát việc thi hành chính sách của đảng cũng “kiến nghị” với đảng rằng lời “nói phải đi đôi với việc làm” để nhân dân tin đảng chứ không thể đánh gío như “con bươm bướm đậu rồi lại bay” !
Nhưng đảng chẳng làm được việc gì như đã chứng minh từ năm 2003 dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” .
Trước năm 2003, lãnh đạo cũng thường xuyên nhắc nhở đảng viên phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo lời dậy:”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nhưng đảng viên lại cứ làm theo “định hướng 3 không” tự biên tự diễn cho mình là “không biết, không làm, không bàn, không kiểm tra” thay vì phải để cho dân thực hành phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” khiến cho tình trạng “cá đối bằng đầu” đã nhao nhao khắp nơi trong hệ thống !
Bởi vì , dưới lăng kính của Giáo sư, Tiến sỹ Hòang Chí Bảo, chuyên viên của Hội đồng Lý luận Trung ương thì tham nhũng là “muôn mầu, muôn hình vạn trạng.
Ông viết:”Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam cho thấy những biểu hiện phức tạp đặc thù của nó là đa dạng, muôn vẻ sắc thái, loại hình, mức độ, cũng như hậu quả. Mức độ tham nhũng nặng nề ở Việt Nam, tính nan giải, khó trị của nó được lý giải từ sự yếu kém của thể chế, tính nửa vời trong chỉ đạo thực hiện và sự thoái hóa của không ít quan chức, công chức trong bộ máy, thậm chí tham nhũng có cả trong hoạt động tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tình trạng pháp luật có, pháp chế cũng có nhưng pháp trị thì không hoặc yếu kém và hình thức, là một thực tế phổ biến hiện nay.” (Trìch bài viết ngày 30 Tháng 3 2014)
NGUYỄN PHÚ TRỌNG THẤT BẠI
Căn bệnh kinh niên hết thuốc chữa này còn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận trong Diễn văn kết luận ngày 05/05/2014 tại “Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng.”
Ông nói: “Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tình trạng tham nhũng vặt, biểu hiện qua nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công, nạn lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền, vẫn còn nhức nhối. Việc phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu. Việc xử lý hành vi tham nhũng ở một số vụ, việc có biểu hiện nương nhẹ; vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật, xử lý hành chính thay cho việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Tham nhũng vẫn đang là thách thức và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay.”
Nhóm chữ “tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng” đã có từ thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rồi lan qua 10 năm trong 2 nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (khoá IX và X) rồi lại chuyển sang cho ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XI từ 2011 !
Như vậy không phải chỉ có thất bại của ông Trọng mà là của “tòan đảng” hết thời này qua thời khác vì đảng nói mà không làm hay có làm thì cũng “vừa làm vừa chơi” cho hết thời gian.
Tuy nhiên ông Trọng đã làm cho nhiều đảng viên và nhân dân thất vọng vì ông “nói chống tham nhũng nhiều đến chóng mặt” từ khi lên cầm quyền, nhất là sau khi nhận thêm chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ ngày 01-02-2013, thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng , người đã thất bại trong công tác này từ năm 2007.
Theo Quyết định của Bộ Chính trị thì Ban Chỉ đạo 16 người do ông Trọng đứng đầu “chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.”
Những người kia gồm: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo.
Các Ủy viên gồm: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Vậy sau một năm “chống giặc tham nhũng”, Ban này đã làm nên trò trống gì chưa ?
Hãy nghe tiếp những “lời vàng ngọc” của ông Trong trong diễn văn ngày 05/05/2014: “Chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân. Công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng vẫn còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; cán bộ, công chức, viên chức, người dân tố cáo các hành vi tham nhũng còn ít, trong khi chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng. Trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp uỷ, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao. Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức….Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp….”
Như vậy là trắng tay rồi còn gì nữa ?
CÒN NGUYÊN NHƯ CŨ
Chuyện “làm ăn lỗ lã” này còn được Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng bổ sung tại phiên họp lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2014 hôm 15/09/014:”Chính phủ nhận định, tính hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức Nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp.
“Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.” (báo Thanh Tra của Chính phủ, 16/09/2014)
Về chuyện kê khai tài sản của cán bộ, đàng viên chính nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (Khóa VIII từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001) cũng nhìn nhận đảng bất lực vì tài sản của cán bộ tham nhũng được phân chia cho người khác đứng tên nên ông cũng phải bó tay.
Bây giờ 13 năm sau ngày ông Phiêu “về vườn”, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng vẫn thản nhiên báo cáo : “Việc kê khai tài sản thu nhập; đổi mới phương thức thanh toán và nộp lại quà tặng hiệu quả thấp, hình thức. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý vẫn còn chậm; trong một số vụ án tham nhũng, việc phối hợp dánh giá chứng cứ, tội danh giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí.
Nhất là, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chuyển cơ quan điều tra chưa tương xứng với tình hình; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp (trên 10%). Còn người dân thì chưa tin vào việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng, trong khi người tố cáo vẫn bị trù dập, trả thù…”
Sao lại chỉ thu được 10% còn 90% kia biến đâu mất mà Bộ Công an và hai Ban Thanh tra đảng và nhà nước tìm không ra ? Liệu có tham nhũng ngay trong các cơ quan điều tra và cán bộ đi điều tra không ?
Thắc mắc này không được Ông Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an trả lời các Đại biểu Quốc Hội.
Theo báo Thanh Tra (16/09/014) thì ông Yến chỉ biết trình bầy khơi khơi “biết rồi khổ lắm nói mãi” rằng: “ Để chống “giặc nội xâm” tham nhũng hiệu quả, không còn cách nào khác phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, đồng thời tạo cơ chế để cơ quan điều tra sớm phát hiện hành vi tham nhũng vì đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn, tránh tình tài sản tham nhũng đã bị tẩu tán, thậm chí đối tượng đã trốn ra nước ngoài.”
Nhưng đâu chỉ có những cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền tham nhũng là bọn “giặc nội xâm” mà còn có cả những kẻ đang rắp tâm “cõng rắn cắn gà nhà” trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nữa chứ.
Liệu Bộ Công An, Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân và Ban Nội chính Trung ương của ông Nguyễn Bá Thanh có dám vác đèn đi soi mà bắt “những con beo đội nốt thỏ” này không ?
Phạm Trần
(09/014)