Người nghèo là những người phải trả giá cho những thiệt hại gây ra bởi sự băng hoại của những kẻ quyền thế, là những kẻ khao khát tước đoạt từ người nghèo những thứ họ cần và những quyền lẽ ra họ đáng được hưởng. Đức Thánh Cha đã nêu ra nhận xét trên trong thánh lễ sáng Thứ Hai 16 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của mình dựa trên bài đọc trong ngày trích từ sách Các Vua Quyển Thứ Nhất.
Ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp. Nhà vua muốn ông nhường lại vườn nho cho mình nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp: "Xin Chúa đừng để tôi phải nhượng gia sản tổ tiên tôi cho ngài!"
Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt. Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nhân danh vua A-kháp viết thơ, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành. Trong thơ bà viết rằng: "Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó: "Nó đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua”. Sau đó, hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.
Ông Na-vốt bị giết vì lòng tham lam của vua. Đó là một câu chuyện rất buồn dù nó xưa như trái đất. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Câu chuyện này liên tục lặp đi lặp lại trong hàng ngũ của kẻ có quyền có thế trên mọi phương diện vật chất, chính trị hay tâm linh”
Đọc báo, chúng ta thấy nhiều lần: Lại một chính trị gia đột nhiên giàu có như bởi ma thuật đã bị đưa vào tòa án. Còn ông thương gia kia đột nhiên giàu lên như có phép mầu đã bị bắt giam về tội bóc lột công nhân của mình. Chúng ta cũng nghe quá nhiều những chuyện về các vị giám chức đã trở nên giàu có quá, và lơ là công việc mục vụ của mình để chăm sóc cho quyền lực bản thân. Nói tắt một lời: các chính trị gia tham nhũng, các thương gia tham nhũng và các giáo sĩ tham nhũng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi - và chúng ta phải nói sự thật: tham nhũng là tội lỗi mà những người có quyền trong mọi lãnh vực - cho dù là chính trị, kinh tế, hay Giáo Hội – đều sẵn sàng phạm nhất hơn hẳn những người khác. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để tham nhũng. Nó là một tội lỗi 'tiện dụng', nhưng một người có thẩm quyền, thì cám dỗ để phạm tội lỗi này mạnh hơn vì khi có quyền trong tay người ta cảm thấy mình gần giống như Chúa vậy.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người ta tham nhũng khi đặt ưu tiên đời mình nơi "sự giàu có, tiền bạc, sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào - và sau đó mọi thứ đều trở thành có thể, thậm chí là giết người".
Đức Thánh Cha tiếp tục với câu hỏi," ai là người phải trả giá cho tham nhũng" và câu trả lời là, trên thực tế, người nghèo phải trả giá.
"Nếu chúng ta nói về trường hợp tham nhũng trong chính trị hay kinh tế, những người phải trả giá cho tham nhũng của họ là ai? Bệnh viện không có thuốc, các bệnh nhân không được chăm sóc, trẻ em không được giáo dục. Họ là những ông Na-vốt hiện đại, những người phải trả giá cho sự tham nhũng của những người quyền thế. Và những ai phải trả giá cho sự tham nhũng của một vị giám chức? Thế hệ trẻ phải trả giá, đó là những người không biết làm dấu thánh giá, không biết đến giáo lý, không được chăm sóc mục vụ. Những người bệnh không được đến thăm, những tù nhân không nhận được đón nhận của ăn tâm linh. Người nghèo phải trả giá. Tham nhũng được thanh toán bởi người nghèo: nghèo về vật chất và tinh thần".
Cách duy nhất để thoát khỏi tham nhũng, cách duy nhất để vượt qua sự cám dỗ để phạm tội tham nhũng, là sự phục vụ. Bởi vì, trong phục vụ người ta xác định đúng ưu tiên của đời mình.
Hôm nay, chúng ta dâng Thánh Lễ cho họ - là đông đảo những người đang phải trả giá cho tham nhũng, đang phải gánh chịu chi phí của tham nhũng. Những vị tử đạo vì sự tham nhũng trong chính trị, kinh tế, và Giáo Hội. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Xin Chúa đưa chúng ta gần gũi hơn với họ. Chắc chắn, Ngài đã rất gần gũi với Na-vốt, trong thời điểm ông bị ném đá cho đến chết, như Ngài đã gần gũi thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Xin Chúa gần gũi và ban sức mạnh cho những ai đang phải mang vác trên vai gánh nặng của tham nhũng, để họ có thể tiến về phía trước với chứng tá của họ.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của mình dựa trên bài đọc trong ngày trích từ sách Các Vua Quyển Thứ Nhất.
Ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp. Nhà vua muốn ông nhường lại vườn nho cho mình nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp: "Xin Chúa đừng để tôi phải nhượng gia sản tổ tiên tôi cho ngài!"
Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt. Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nhân danh vua A-kháp viết thơ, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành. Trong thơ bà viết rằng: "Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó: "Nó đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua”. Sau đó, hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.
Ông Na-vốt bị giết vì lòng tham lam của vua. Đó là một câu chuyện rất buồn dù nó xưa như trái đất. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Câu chuyện này liên tục lặp đi lặp lại trong hàng ngũ của kẻ có quyền có thế trên mọi phương diện vật chất, chính trị hay tâm linh”
Đọc báo, chúng ta thấy nhiều lần: Lại một chính trị gia đột nhiên giàu có như bởi ma thuật đã bị đưa vào tòa án. Còn ông thương gia kia đột nhiên giàu lên như có phép mầu đã bị bắt giam về tội bóc lột công nhân của mình. Chúng ta cũng nghe quá nhiều những chuyện về các vị giám chức đã trở nên giàu có quá, và lơ là công việc mục vụ của mình để chăm sóc cho quyền lực bản thân. Nói tắt một lời: các chính trị gia tham nhũng, các thương gia tham nhũng và các giáo sĩ tham nhũng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi - và chúng ta phải nói sự thật: tham nhũng là tội lỗi mà những người có quyền trong mọi lãnh vực - cho dù là chính trị, kinh tế, hay Giáo Hội – đều sẵn sàng phạm nhất hơn hẳn những người khác. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để tham nhũng. Nó là một tội lỗi 'tiện dụng', nhưng một người có thẩm quyền, thì cám dỗ để phạm tội lỗi này mạnh hơn vì khi có quyền trong tay người ta cảm thấy mình gần giống như Chúa vậy.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người ta tham nhũng khi đặt ưu tiên đời mình nơi "sự giàu có, tiền bạc, sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào - và sau đó mọi thứ đều trở thành có thể, thậm chí là giết người".
Đức Thánh Cha tiếp tục với câu hỏi," ai là người phải trả giá cho tham nhũng" và câu trả lời là, trên thực tế, người nghèo phải trả giá.
"Nếu chúng ta nói về trường hợp tham nhũng trong chính trị hay kinh tế, những người phải trả giá cho tham nhũng của họ là ai? Bệnh viện không có thuốc, các bệnh nhân không được chăm sóc, trẻ em không được giáo dục. Họ là những ông Na-vốt hiện đại, những người phải trả giá cho sự tham nhũng của những người quyền thế. Và những ai phải trả giá cho sự tham nhũng của một vị giám chức? Thế hệ trẻ phải trả giá, đó là những người không biết làm dấu thánh giá, không biết đến giáo lý, không được chăm sóc mục vụ. Những người bệnh không được đến thăm, những tù nhân không nhận được đón nhận của ăn tâm linh. Người nghèo phải trả giá. Tham nhũng được thanh toán bởi người nghèo: nghèo về vật chất và tinh thần".
Cách duy nhất để thoát khỏi tham nhũng, cách duy nhất để vượt qua sự cám dỗ để phạm tội tham nhũng, là sự phục vụ. Bởi vì, trong phục vụ người ta xác định đúng ưu tiên của đời mình.
Hôm nay, chúng ta dâng Thánh Lễ cho họ - là đông đảo những người đang phải trả giá cho tham nhũng, đang phải gánh chịu chi phí của tham nhũng. Những vị tử đạo vì sự tham nhũng trong chính trị, kinh tế, và Giáo Hội. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Xin Chúa đưa chúng ta gần gũi hơn với họ. Chắc chắn, Ngài đã rất gần gũi với Na-vốt, trong thời điểm ông bị ném đá cho đến chết, như Ngài đã gần gũi thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Xin Chúa gần gũi và ban sức mạnh cho những ai đang phải mang vác trên vai gánh nặng của tham nhũng, để họ có thể tiến về phía trước với chứng tá của họ.