Ngày 29 tháng 7 vừa qua, WikiLeaks tiết lộ một lệnh cấm hiếm có trong lịch sử luật pháp của nước này liên quan tới một vụ tham nhũng cả hàng triệu dollars có liên hệ tới những nhà lãnh đạo cũ mới được nêu đích danh của Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam, cũng như các thân nhân của những người này. Lệnh cấm “tuyệt siêu” này nêu các lý do “an ninh quốc gia” để ngăn cấm bất cứ ai cũng không được tường trình vụ việc, ngõ hầu “tránh gây thiệt hại cho các mối liên hệ quốc tế của Úc”. Cái lệnh quái gở của tòa án Úc này được ban hành tiếp theo việc kết án bí mật 7 viên chức cao cấp của một chi nhánh Ngân Hàng Trung Ương, tức Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (RBA) của Úc vào ngày 19 tháng 6 vừa qua. Vụ này liên quan tới các lời tố cáo các nhân viên của RBA hối lộ hàng triệu dollars để có được các khế ước in tiền giấy cho các chính phủ Mã Lai, Nam Dương, Việt Nam.
Nguyên văn lệnh cấm của Tòa như sau:
1. Tùy thuộc lệnh tiếp theo, không được tiết lộ, hoặc bằng ấn phẩm hoặc bằng phương tiện khác, bất cứ thông tin nào (dưới hình thức điện tử hay giấy tờ) dẫn khởi từ hay được chuẩn bị cho mục đích của những phiên toà này (bao gồm các ngôn từ của chính lệnh này, và các lời khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird được xác nhận vào hôm 12 tháng 6, 2014) nhằm tiết lộ, ngụ hàm, gợi ý hay tố cáo rằng bất cứ người nào được lệnh này nói tới
* đã nhận hay mưu toan nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính;
* đã bằng lòng hay tự ý làm ngơ cho bất cứ người nào nhận hay mưu toan nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính; hoặc
* là người được nhắm hay được đề nghị nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính.
2. Tùy thuộc lệnh tiếp theo, lệnh này áp dụng vào những người sau đây:
……………………………………….
……………………………………….
(các nhà lãnh đạo tối cao cũ mới của Mã Lai và của Nam Dương: tổng cộng 13 người)
Trương Tấn Sang, Chủ Tịch đương nhiệm của Việt Nam (từ 2011)
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng đương nhiệm của Việt Nam (từ 2006);
Lê Đức Thụy, Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia (2007 - 2011) và là cựu Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (1999 - 2007); và
Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001 - 2011).
Trong công bố của họ, WikiLeaks gọi lệnh này là một loại kiểm duyệt phủ bặt (blanket consorship) mọi tường trình liên quan tới vụ việc, kể cả việc không được đăng tải chính cái lệnh này cũng như những lời khai có tuyên thệ của người đại diện mới được bổ nhiệm của Úc tại Liên Hiệp Quốc là Gillian Bird.
Tưởng nên biết lệnh cấm phủ bặt kiểu này, trong quá khứ, chỉ diễn ra một lần năm 1995 liên quan tới nghiệp vụ tình báo hỗn hợp Mỹ Úc chống lại Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Canberra.
Người chịu trách nhiệm của WikiLeaks, Julian Assange (hiện đang ẩn trốn), phát biểu như sau về lệnh cấm lần này: “Với lệnh này, một lệnh cấm tệ hại nhất trong ký ức sống động, chính phủ Úc không những nhét giẻ vào miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc nữa. Đây không phải chỉ là vấn đề chính phủ Úc không để cho công chúng được tra cứu vụ tham nhũng quốc tế mà họ có quyền. Ngoại Trưởng Julie Bishop phải giải thích lý do tại sao bà ta dám đe dọa bỏ tù mọi người Úc trong mưu toan che đậy một tai tiếng tham nhũng đáng xấu hổ liên quan tới chính phủ Úc… Ý niệm ‘an ninh quốc gia’ không có nghĩa như một câu bao trùm dùng để che đậy các lời tố cáo tham nhũng nghiêm trọng liên hệ tới các viên chức chính phủ, ở Úc cũng như ở những nơi khác. Quyền lợi công cộng đòi phải để báo chí được quyền tường trình về vụ này, một vụ có liên quan tới các chi nhánh của Ngân Hàng Trung Ướng Úc. Ai môi giới cho các dịch vụ của ta, và chúng ta môi giới họ ra sao như một quốc gia? Các vụ điều tra tham nhũng và các lệnh cấm bí mật vì các lý do ‘an ninh quốc gia’ ít khi đồng sàng cho được. Quả là điều nghịch lý khi Tony Abbott (đương nhiệm thủ tướng Úc) đem ‘các giá trị Á Châu’ tồi tệ nhất vào nước Úc”.
Hy vọng các giới Việt Nam chống Cộng ở Úc lên tiếng về vụ việc này.
Nguyên văn lệnh cấm của Tòa như sau:
1. Tùy thuộc lệnh tiếp theo, không được tiết lộ, hoặc bằng ấn phẩm hoặc bằng phương tiện khác, bất cứ thông tin nào (dưới hình thức điện tử hay giấy tờ) dẫn khởi từ hay được chuẩn bị cho mục đích của những phiên toà này (bao gồm các ngôn từ của chính lệnh này, và các lời khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird được xác nhận vào hôm 12 tháng 6, 2014) nhằm tiết lộ, ngụ hàm, gợi ý hay tố cáo rằng bất cứ người nào được lệnh này nói tới
* đã nhận hay mưu toan nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính;
* đã bằng lòng hay tự ý làm ngơ cho bất cứ người nào nhận hay mưu toan nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính; hoặc
* là người được nhắm hay được đề nghị nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính.
2. Tùy thuộc lệnh tiếp theo, lệnh này áp dụng vào những người sau đây:
……………………………………….
……………………………………….
(các nhà lãnh đạo tối cao cũ mới của Mã Lai và của Nam Dương: tổng cộng 13 người)
Trương Tấn Sang, Chủ Tịch đương nhiệm của Việt Nam (từ 2011)
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng đương nhiệm của Việt Nam (từ 2006);
Lê Đức Thụy, Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia (2007 - 2011) và là cựu Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (1999 - 2007); và
Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001 - 2011).
Trong công bố của họ, WikiLeaks gọi lệnh này là một loại kiểm duyệt phủ bặt (blanket consorship) mọi tường trình liên quan tới vụ việc, kể cả việc không được đăng tải chính cái lệnh này cũng như những lời khai có tuyên thệ của người đại diện mới được bổ nhiệm của Úc tại Liên Hiệp Quốc là Gillian Bird.
Tưởng nên biết lệnh cấm phủ bặt kiểu này, trong quá khứ, chỉ diễn ra một lần năm 1995 liên quan tới nghiệp vụ tình báo hỗn hợp Mỹ Úc chống lại Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Canberra.
Người chịu trách nhiệm của WikiLeaks, Julian Assange (hiện đang ẩn trốn), phát biểu như sau về lệnh cấm lần này: “Với lệnh này, một lệnh cấm tệ hại nhất trong ký ức sống động, chính phủ Úc không những nhét giẻ vào miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc nữa. Đây không phải chỉ là vấn đề chính phủ Úc không để cho công chúng được tra cứu vụ tham nhũng quốc tế mà họ có quyền. Ngoại Trưởng Julie Bishop phải giải thích lý do tại sao bà ta dám đe dọa bỏ tù mọi người Úc trong mưu toan che đậy một tai tiếng tham nhũng đáng xấu hổ liên quan tới chính phủ Úc… Ý niệm ‘an ninh quốc gia’ không có nghĩa như một câu bao trùm dùng để che đậy các lời tố cáo tham nhũng nghiêm trọng liên hệ tới các viên chức chính phủ, ở Úc cũng như ở những nơi khác. Quyền lợi công cộng đòi phải để báo chí được quyền tường trình về vụ này, một vụ có liên quan tới các chi nhánh của Ngân Hàng Trung Ướng Úc. Ai môi giới cho các dịch vụ của ta, và chúng ta môi giới họ ra sao như một quốc gia? Các vụ điều tra tham nhũng và các lệnh cấm bí mật vì các lý do ‘an ninh quốc gia’ ít khi đồng sàng cho được. Quả là điều nghịch lý khi Tony Abbott (đương nhiệm thủ tướng Úc) đem ‘các giá trị Á Châu’ tồi tệ nhất vào nước Úc”.
Hy vọng các giới Việt Nam chống Cộng ở Úc lên tiếng về vụ việc này.