CAPE TOWN, Nam Phi Châu (CNS) – Các giám mục tại Nam Phi Châu nói: nạn tham nhũng đang lan tràn khắp trong vùng và kêu gọi tất cả mọi người Công Giáo hãy cam kết không nộp tiền hay đề nghị hối lộ cho bất cứ một ai.
Các giám mục Nam Phi Châu, Botswana và Swaziland kêu gọi trong một lá thư mục vụ như sau: "Nếu các bạn biết có vụ tham nhũng xẩy ra, xin hãy tố cáo ngay. Những vụ hối lộ, và các hình thức tham nhũng đang bành trướng mạnh mẽ trong các hoàn cảnh có sự giữ kín và che dấu, và sẽ tồn tại nếu chúng ta để yên cho tiếp diễn.”
Tham nhũng “phá hủy niềm tin của chúng ta” và làm nguy hại cho cộng đồng. Các giám mục ghi nhận rằng “khi hối lộ trở thành một đường lối sống của các công chức, các thương gia, hay nhân viên Giáo Hội, thì trách nhiệm chính của họ bị bỏ qua một bên, nhường chỗ cho sự theo đuổi lợi ích riêng tư của họ.”
Tông thư của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi Châu “Lời kêu gọi tự duyệt xét lương tâm mình trong tình trạng tham nhũng bành trướng,” được đọc trong các nhà thờ vào trung tuần tháng 10, và là một phần của chương trình Hội Đồng Giám Mục muốn lật mặt nạ những vụ tham nhũng.
Trong tông thư của các giám mục ghi nhận có thống kê nêu cao “vấn nạn hết sức trầm trọng chúng ta đang phải đối phó về tình trạng tham nhũng” tại Nam Phi Châu, và đã có báo cáo là “gần 50 phần trăm công dân tại các quốc gia trong vùng Nam Phi Châu đã công nhận phải hối lộ, đa số là cho các cảnh sát viên và các giới chức trong chính phủ."
Lá thư viết “Tất cả mọi người phải làm một điều gì trong phạm vi quyền hạn của mình để ngăn chặn tệ nạn tham nhũng.”
Các giám mục viết: “Cần có một sự biến cải tâm hồn” và cùng duyệt xét lại “chính thái độ của chúng ta là những công dân bên trong gia đình, xã hội và Giáo Hội.”
Các ngài viết: “Tham nhũng là một hình thức bóc lột người nghèo khổ. Tiền bạc đổ vào túi của những tên tham nhũng có thể được dùng để giúp đỡ những người vô gia cư, để cung cấp thuốc men cho người bệnh tật hay cho các nhu cầu khác."
Các giám mục kêu gọi người Công Giáo “hãy cam kết không trả tiến hối lộ hay đề nghị hối lộ cho bất cứ một ai, dù cho có lý do quan trọng đến mức nào vào lúc đó."
Các giám mục nói: Mỗi khi có người đút lót để được đi tắt lên hàng đầu để xin nhà cửa hay một giấy phép, thì tất cả mọi người khác đều bị đẩy lui, “nhất là những người không tự bảo vệ mình được: người già yếu, trẻ em và người tị nạn.”
Tham nhũng “không chỉ là vấn nạn của chính phủ mà thôi, mà còn là vấn đề của chúng ta nữa,” các giám mục ghi nhận là họ chú tâm vào việc “lôi kéo sự chú ý của mọi người đến những thiệt hại gây ra cho xã hội và Giáo Hội vì nạn tham nhũng hoành hành, và khuyến khích tất cả mọi người hợp tác trong việc diệt trừ nạn tham nhũng."
Các giám mục nói: Tham nhũng “làm cho chúng ta nghĩ xấu về người khác, và nghi kỵ những người chúng ta coi là các vị lãnh đạo và là những người đáng kính.”
Linh mục Dòng Đa Minh Mike Deeb, giám đốc văn phòng công lý và hòa bình của Hội Đồng Giám Mục nói trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 21 tháng 10 tại Pretoria: Tất cả các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng tại Nam Phi Châu đều ‘nặng mùi’ tham nhũng.”
Cha Deeb nói: Tham nhũng “đã trở thành một thủ tục ‘đầu tiên’ bình thường đối với nhiều người. Cha ghi nhận là “chúng ta dường như đã có một nền văn hóa của thói quen ‘nếu bạn không thắng được chúng thì nên nhập bọn với chúng.'"
Đức Giám Mục Abel Gabuza ở Kimberley, Nam Phi Châu, Chủ Tịch Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình nói: thiếu sự kiểm xoát ngân khoản dành cho việc xây cất hệ thống xa lộ mới có lệ phí (toll road) đã dẫn đưa đến việc tham nhũng và gian lận.
Ngài nói trong một thông cáo ngày 18 tháng 10: "Mặc dầu một vài tình trạng tham nhũng đã được những cuộc điều tra hạn chế của Uỷ Ban Cạnh Tranh của Quốc Gia tố cáo, vẫn còn phải làm rất nhiều để lột mặt nạ những người đang hưởng lợi qua công trình xây cất hệ thống xa lộ rất tốn tiền và hữu hiệu này.”
Luật về việc trả tiền lệ phí dùng xa lộ cho phép thu tiền bằng phương pháp điện tử và truy tố những ai không trả tiền.
Đức Giám Mục Gabuza nói: "Việc chúng tôi yêu cầu chính phủ điều tra nguồn gốc của sự “nặng mùi” này, đã không được lắng nghe, khiến cho nhiều người phải nghi ngờ rằng, sự thối nát đã xâm nhập vào các cơ quan công quyền.”
Ngài kêu gọi các vị lãnh tụ chính trị hãy từ bỏ “đường lối làm việc này và đang nắm quyền điều khiển các lộ trình trọng yếu của quốc gia, nối liền các trung tâm thương mại và kỹ nghệ -- để cho những ai có thể trả tiền có thể tiếp tục xử dụng các xa lộ này."
Các giám mục Nam Phi Châu, Botswana và Swaziland kêu gọi trong một lá thư mục vụ như sau: "Nếu các bạn biết có vụ tham nhũng xẩy ra, xin hãy tố cáo ngay. Những vụ hối lộ, và các hình thức tham nhũng đang bành trướng mạnh mẽ trong các hoàn cảnh có sự giữ kín và che dấu, và sẽ tồn tại nếu chúng ta để yên cho tiếp diễn.”
Tham nhũng “phá hủy niềm tin của chúng ta” và làm nguy hại cho cộng đồng. Các giám mục ghi nhận rằng “khi hối lộ trở thành một đường lối sống của các công chức, các thương gia, hay nhân viên Giáo Hội, thì trách nhiệm chính của họ bị bỏ qua một bên, nhường chỗ cho sự theo đuổi lợi ích riêng tư của họ.”
Tông thư của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi Châu “Lời kêu gọi tự duyệt xét lương tâm mình trong tình trạng tham nhũng bành trướng,” được đọc trong các nhà thờ vào trung tuần tháng 10, và là một phần của chương trình Hội Đồng Giám Mục muốn lật mặt nạ những vụ tham nhũng.
Trong tông thư của các giám mục ghi nhận có thống kê nêu cao “vấn nạn hết sức trầm trọng chúng ta đang phải đối phó về tình trạng tham nhũng” tại Nam Phi Châu, và đã có báo cáo là “gần 50 phần trăm công dân tại các quốc gia trong vùng Nam Phi Châu đã công nhận phải hối lộ, đa số là cho các cảnh sát viên và các giới chức trong chính phủ."
Lá thư viết “Tất cả mọi người phải làm một điều gì trong phạm vi quyền hạn của mình để ngăn chặn tệ nạn tham nhũng.”
Các giám mục viết: “Cần có một sự biến cải tâm hồn” và cùng duyệt xét lại “chính thái độ của chúng ta là những công dân bên trong gia đình, xã hội và Giáo Hội.”
Các ngài viết: “Tham nhũng là một hình thức bóc lột người nghèo khổ. Tiền bạc đổ vào túi của những tên tham nhũng có thể được dùng để giúp đỡ những người vô gia cư, để cung cấp thuốc men cho người bệnh tật hay cho các nhu cầu khác."
Các giám mục kêu gọi người Công Giáo “hãy cam kết không trả tiến hối lộ hay đề nghị hối lộ cho bất cứ một ai, dù cho có lý do quan trọng đến mức nào vào lúc đó."
Các giám mục nói: Mỗi khi có người đút lót để được đi tắt lên hàng đầu để xin nhà cửa hay một giấy phép, thì tất cả mọi người khác đều bị đẩy lui, “nhất là những người không tự bảo vệ mình được: người già yếu, trẻ em và người tị nạn.”
Tham nhũng “không chỉ là vấn nạn của chính phủ mà thôi, mà còn là vấn đề của chúng ta nữa,” các giám mục ghi nhận là họ chú tâm vào việc “lôi kéo sự chú ý của mọi người đến những thiệt hại gây ra cho xã hội và Giáo Hội vì nạn tham nhũng hoành hành, và khuyến khích tất cả mọi người hợp tác trong việc diệt trừ nạn tham nhũng."
Các giám mục nói: Tham nhũng “làm cho chúng ta nghĩ xấu về người khác, và nghi kỵ những người chúng ta coi là các vị lãnh đạo và là những người đáng kính.”
Linh mục Dòng Đa Minh Mike Deeb, giám đốc văn phòng công lý và hòa bình của Hội Đồng Giám Mục nói trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại ngày 21 tháng 10 tại Pretoria: Tất cả các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng tại Nam Phi Châu đều ‘nặng mùi’ tham nhũng.”
Cha Deeb nói: Tham nhũng “đã trở thành một thủ tục ‘đầu tiên’ bình thường đối với nhiều người. Cha ghi nhận là “chúng ta dường như đã có một nền văn hóa của thói quen ‘nếu bạn không thắng được chúng thì nên nhập bọn với chúng.'"
Đức Giám Mục Abel Gabuza ở Kimberley, Nam Phi Châu, Chủ Tịch Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình nói: thiếu sự kiểm xoát ngân khoản dành cho việc xây cất hệ thống xa lộ mới có lệ phí (toll road) đã dẫn đưa đến việc tham nhũng và gian lận.
Ngài nói trong một thông cáo ngày 18 tháng 10: "Mặc dầu một vài tình trạng tham nhũng đã được những cuộc điều tra hạn chế của Uỷ Ban Cạnh Tranh của Quốc Gia tố cáo, vẫn còn phải làm rất nhiều để lột mặt nạ những người đang hưởng lợi qua công trình xây cất hệ thống xa lộ rất tốn tiền và hữu hiệu này.”
Luật về việc trả tiền lệ phí dùng xa lộ cho phép thu tiền bằng phương pháp điện tử và truy tố những ai không trả tiền.
Đức Giám Mục Gabuza nói: "Việc chúng tôi yêu cầu chính phủ điều tra nguồn gốc của sự “nặng mùi” này, đã không được lắng nghe, khiến cho nhiều người phải nghi ngờ rằng, sự thối nát đã xâm nhập vào các cơ quan công quyền.”
Ngài kêu gọi các vị lãnh tụ chính trị hãy từ bỏ “đường lối làm việc này và đang nắm quyền điều khiển các lộ trình trọng yếu của quốc gia, nối liền các trung tâm thương mại và kỹ nghệ -- để cho những ai có thể trả tiền có thể tiếp tục xử dụng các xa lộ này."