Giải đáp phụng vụ: Linh mục giải tội qua điện thoại được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, trong một trường hợp khẩn cấp, với một người đang ở giữa sự bất tỉnh và hôn mê nhưng trước đó đã có ý xưng tội, liệu linh mục có thể làm phép xá giải qua điện thoại cho người ấy được không? Một linh mục về đến nhà và nhận cú điện thoại, ngài cho biết đã ban phép xá giải cho người ấy ngay lập tức, từ khoảng cách xa 6,5km (4 dặm) - Kosher?
Đáp: Ngày 22-7-2014, tôi đã trả lời về việc linh mục có được ban phép lành qua điện thoại không. Nay một độc giả hỏi một câu cũng liên quan đến điện thoại, tôi xin trả lời như sau. Tôi nghĩ rằng chúng ta có hai câu hỏi khác nhau. Một là liệu phép xá giải có thể ban cho một người không thể thực hiện thực biện bí tích hòa giải vì nguy cơ gần chết không. Ở đây câu trả lời là được, mặc dù người ấy cần có nỗ lực để ý thức là linh mục đang ban xá giải cho mình. Nếu có thể, tốt hơn là nên ban bí tích xức dầu cho người ấy trong trường hợp như thế; vì bí tích xức dầu thánh cũng có hiệu quả tha thứ tội lỗi, khi bí tích giải tội không thực hiện được.
Câu hỏi thứ hai là tế nhị hơn: liệu có thể ban phép xá giải từ xa hoặc từ điện thoại được chăng? Ở đây quan điểm chung là không thể. Tất cả các bí tích đòi hỏi một hình thức hiện diện vật lý nào đó giữa thừa tác viên và người lãnh bí tích. Ngay cả luật trừ cho hôn nhân được ủy nhiệm cũng vẫn đòi hỏi sự hiện diện cá nhân của người được ủy nhiệm. Tương tự như vậy, một việc xá giải tập thể trong trường hợp khẩn cấp đòi hỏi sự hiện diện thể lý của những người lãnh ơn tha thứ tội lỗi.
Điểm này được chứng thực trong văn kiện “Giáo Hội và mạng Internet” của Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội. Xin trich dẫn:
"Thực tại ảo không thể thay thế cho sự Hiện Diện Thật Sự của Ðức Kitô trong Thánh Thể, cho thực tại bí tích của các bí tích khác, và cho việc chia sẻ thờ phượng trong một cộng đoàn nhân loại máu thịt. Không có bí tích nào trên Internet cả; và cả những cảm nghiệm tôn giáo, có thể xảy ra ở đó nhờ hồng ân của Thiên Chúa, cũng không đủ để tách biệt khỏi sự giao tiếp trong thế giới thực với những anh chị em cùng đức tin"(số 9, bản dịch Việt ngữ của G. B. Đặng Minh An, Vietcatholic).
Đoạn này chỉ cập nhật các giáo huấn trước đây. Ví dụ, việc ban xá giải qua điện báo đã được công bố là vô hiệu bởi một Ủy ban Tòa Thánh, và điều này được nói lại ngày 1-7-1884 liên quan đến điện thoại. Hầu hết các nhà thần học cho rằng một câu trả lời tiêu cực trong một trường hợp như thế là giáo huấn Công Giáo vững chắc.
Câu trả lời sẽ vẫn không thay đổi, bởi vì câu hỏi liên quan đến một người hôn mê gần chết, mà nơi người ấy ấn tín bí tích hoặc việc xác định sự thống hối trọn vẹn của hối nhân không tham gia vào.
Câu hỏi về tính vô hiệu xoay quanh bản chất liên vị cốt yếu của các bí tích. Bí tích không phải là nghi thức ma thuật, nhưng là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà trong đó thừa tác viên là công cụ nhân linh của cuộc gặp gỡ liên vị ấy.
Điều này không có nghĩa rằng một người trong trạng thái này bị tước mọi sự hỗ trợ thiêng liêng. Theo Bộ Giáo Luật, điều 960 : "Việc thú tội cá nhân và toàn vẹn cùng với việc xá giải cấu tạo nên phương cách duy nhất và thông thường, nhờ đó người tín hữu ý thức mình có tội nặng được hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chỉ sự bất khả kham về thể lý hay luân lý mới chuẩn khỏi cách thú tội như vậy; trường hợp ấy, người ta có thể lãnh ơn hòa giải bằng những cách khác" (Bản dịch Việt ngữ do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện)
Các phương thức như thế, chẳng hạn là một hành vi thống hối trọn vẹn (xem Điều 916), được thực hiện rõ ràng trước khi rơi vào bất tỉnh, và nhiều phương thức khác, vốn không được nói rõ trong các văn kiện Giáo Hội, nhưng Chúa làm cho chúng đạt tới hối nhân trong lòng thương xót của Ngài.
Trong ánh sáng này, chúng ta có thể nhớ lại thánh Anphong Ligouri, trong cuốn sách của ngài về dọn mình chết lành, thích thú biết bao khi trích dẫn vài câu trong sách Khôn ngoan (3,1-4): "Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử” (bản dịch Việt ngữ của Nhóm CGKPV).
Thánh Anphong nói tiếp: "Linh mục thánh Colombière chủ trương rằng thật là bất khả về luân lý khi một người sống trung thành với Chúa suốt đời lại chết một cái chết dữ. Và trước thánh nhân, thánh Âutinh đã nói: “Ai đã sống lành thì không thể chết dữ. Ai đã chuẩn bị chết thì không sợ chết, dù là đột ngột chăng nữa” (De Disc. chr., c. 12)". (Zenit.org 20-8-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, trong một trường hợp khẩn cấp, với một người đang ở giữa sự bất tỉnh và hôn mê nhưng trước đó đã có ý xưng tội, liệu linh mục có thể làm phép xá giải qua điện thoại cho người ấy được không? Một linh mục về đến nhà và nhận cú điện thoại, ngài cho biết đã ban phép xá giải cho người ấy ngay lập tức, từ khoảng cách xa 6,5km (4 dặm) - Kosher?
Đáp: Ngày 22-7-2014, tôi đã trả lời về việc linh mục có được ban phép lành qua điện thoại không. Nay một độc giả hỏi một câu cũng liên quan đến điện thoại, tôi xin trả lời như sau. Tôi nghĩ rằng chúng ta có hai câu hỏi khác nhau. Một là liệu phép xá giải có thể ban cho một người không thể thực hiện thực biện bí tích hòa giải vì nguy cơ gần chết không. Ở đây câu trả lời là được, mặc dù người ấy cần có nỗ lực để ý thức là linh mục đang ban xá giải cho mình. Nếu có thể, tốt hơn là nên ban bí tích xức dầu cho người ấy trong trường hợp như thế; vì bí tích xức dầu thánh cũng có hiệu quả tha thứ tội lỗi, khi bí tích giải tội không thực hiện được.
Câu hỏi thứ hai là tế nhị hơn: liệu có thể ban phép xá giải từ xa hoặc từ điện thoại được chăng? Ở đây quan điểm chung là không thể. Tất cả các bí tích đòi hỏi một hình thức hiện diện vật lý nào đó giữa thừa tác viên và người lãnh bí tích. Ngay cả luật trừ cho hôn nhân được ủy nhiệm cũng vẫn đòi hỏi sự hiện diện cá nhân của người được ủy nhiệm. Tương tự như vậy, một việc xá giải tập thể trong trường hợp khẩn cấp đòi hỏi sự hiện diện thể lý của những người lãnh ơn tha thứ tội lỗi.
Điểm này được chứng thực trong văn kiện “Giáo Hội và mạng Internet” của Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội. Xin trich dẫn:
"Thực tại ảo không thể thay thế cho sự Hiện Diện Thật Sự của Ðức Kitô trong Thánh Thể, cho thực tại bí tích của các bí tích khác, và cho việc chia sẻ thờ phượng trong một cộng đoàn nhân loại máu thịt. Không có bí tích nào trên Internet cả; và cả những cảm nghiệm tôn giáo, có thể xảy ra ở đó nhờ hồng ân của Thiên Chúa, cũng không đủ để tách biệt khỏi sự giao tiếp trong thế giới thực với những anh chị em cùng đức tin"(số 9, bản dịch Việt ngữ của G. B. Đặng Minh An, Vietcatholic).
Đoạn này chỉ cập nhật các giáo huấn trước đây. Ví dụ, việc ban xá giải qua điện báo đã được công bố là vô hiệu bởi một Ủy ban Tòa Thánh, và điều này được nói lại ngày 1-7-1884 liên quan đến điện thoại. Hầu hết các nhà thần học cho rằng một câu trả lời tiêu cực trong một trường hợp như thế là giáo huấn Công Giáo vững chắc.
Câu trả lời sẽ vẫn không thay đổi, bởi vì câu hỏi liên quan đến một người hôn mê gần chết, mà nơi người ấy ấn tín bí tích hoặc việc xác định sự thống hối trọn vẹn của hối nhân không tham gia vào.
Câu hỏi về tính vô hiệu xoay quanh bản chất liên vị cốt yếu của các bí tích. Bí tích không phải là nghi thức ma thuật, nhưng là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà trong đó thừa tác viên là công cụ nhân linh của cuộc gặp gỡ liên vị ấy.
Điều này không có nghĩa rằng một người trong trạng thái này bị tước mọi sự hỗ trợ thiêng liêng. Theo Bộ Giáo Luật, điều 960 : "Việc thú tội cá nhân và toàn vẹn cùng với việc xá giải cấu tạo nên phương cách duy nhất và thông thường, nhờ đó người tín hữu ý thức mình có tội nặng được hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chỉ sự bất khả kham về thể lý hay luân lý mới chuẩn khỏi cách thú tội như vậy; trường hợp ấy, người ta có thể lãnh ơn hòa giải bằng những cách khác" (Bản dịch Việt ngữ do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện)
Các phương thức như thế, chẳng hạn là một hành vi thống hối trọn vẹn (xem Điều 916), được thực hiện rõ ràng trước khi rơi vào bất tỉnh, và nhiều phương thức khác, vốn không được nói rõ trong các văn kiện Giáo Hội, nhưng Chúa làm cho chúng đạt tới hối nhân trong lòng thương xót của Ngài.
Trong ánh sáng này, chúng ta có thể nhớ lại thánh Anphong Ligouri, trong cuốn sách của ngài về dọn mình chết lành, thích thú biết bao khi trích dẫn vài câu trong sách Khôn ngoan (3,1-4): "Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử” (bản dịch Việt ngữ của Nhóm CGKPV).
Thánh Anphong nói tiếp: "Linh mục thánh Colombière chủ trương rằng thật là bất khả về luân lý khi một người sống trung thành với Chúa suốt đời lại chết một cái chết dữ. Và trước thánh nhân, thánh Âutinh đã nói: “Ai đã sống lành thì không thể chết dữ. Ai đã chuẩn bị chết thì không sợ chết, dù là đột ngột chăng nữa” (De Disc. chr., c. 12)". (Zenit.org 20-8-2014)
Nguyễn Trọng Đa