Tại Giêrusalem, trên đỉnh Núi Ô-liu có một bảng ghi “Nhà Thờ Thăng Thiên” để tưởng nhớ việc Chúa Giêsu về trời, xa rời các tông đồ và thế gian này (Cv 1:9-12).
Theo tín điều của Công đồng Ni-xê, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu lên trời khi chúng ta nói: “Ngài lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha”.
Thăng Thiên là mầu nhiệm đức tin, cũng như việc Chúa Giêsu sống lại. Sự kiện này được nói ngắn gọn trong Mc 16:19 và Lc 24:50-53. Các chi tiết được Thánh Luca nói trong Cv 1:1-12.
Việc Chúa Giêsu lên trời có thể xác định là “bước chuyển tiếp” của thân xác sống lại vinh quang về trời, về thế giới vĩnh hằng. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả trong những cách như “từ trời xuống” để hoàn tất công việc trên thế gian, tồi Ngài “lên trời” hoặc “về trời”. Chính Chúa Giêsu cũng nói trước về việc Ngài xuống thế gian và lại về trời với Chúa Cha khi công cuộc cứu độ hoàn tất (x. Ga 3:13; Ep 4:10).
Ngoại trừ Thánh Luca nói bốn mươi ngày trong sách Công Vụ, cả Thánh Mác-cô, Thánh Luca và Thánh Gioan đều nghĩ về cuộc lên trời của Chúa Giêsu là điều xảy ra vào ngày Ngài phục sinh. Tư tưởng này là tôn vinh và tán dương Chúa Giêsu xảy ra khi Ngài phục sinh — có hai phương diện tương tự. Qua việc sống lại và lên trời, Chúa Giêsu rời thế gian và các thụ tạo để về ngự bên hữu Chúa Cha.
Hình ảnh “ngự bên hữu Chúa Cha” ảnh hưởng từ Thánh Vịnh: “Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con” (Tv 110:1). Chính hình ảnh này đến từ ngày xưa, khi vua chúa được các quần thần bao quanh, bên phải vua là vị trí quan trọng nhất. Do đó, người ta cũng nói Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa Cha để cùng chia sẻ quyền năng đối với vũ trụ.
Nếu Chúa Giêsu không tiến vào vinh quang khi sống lại, khó giải thích được Ngài ở đâu từ lúc sống lại tới khi lên trời. Ở đây chúng ta nói về mầu nhiệm và rất khó để hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Lên trời là lần hiện ra cuối cùng của Chúa Giêsu đối với các tông đồ trước khi Ngài về trời.
Con số “bốn mươi” trong Kinh Thánh nghĩa là “một khoảng thời gian viên mãn”, không chỉ mang nghĩa bốn mươi ngày theo lịch. Như vậy, điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu thường xuyên hiện ra với các tông đồ trong một thời gian và rồi rời xa họ. Từ đó, họ phải sống bằng đức tin và giao tiếp với Ngài qua lời cầu nguyện và các Bí tích.
Mầu nhiệm này có hai phương diện: (1) Vinh quang Nước Trời của Đức Kitô xảy ra đồng thời với sự phục sinh của Ngài, và (2) Ngài đi xa các tông đồ sau một thời gian hiện ra nhiều lần với họ. Lễ Thăng Thiên tưởng nhớ phương diện thứ hai.
Lễ Thăng Thiên nghĩa là Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, Ngài bắt đầu sự sống mới với Thiên Chúa. Ngài về trời để chuẩn bị chỗ ở cho những người được chọn. Trong ngày cuối cùng, Ngài sẽ trở lại đưa họ tới đó để họ được đưa lên vĩnh cư với Ngài: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:1-3). Vì thế, Lễ Thăng Thiên là nguồn hy vọng và niềm an ủi lớn lao đối với các Kitô hữu.
(Lm Knenneth Baker, SJ, CatholicEducation.org)
Theo tín điều của Công đồng Ni-xê, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu lên trời khi chúng ta nói: “Ngài lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha”.
Thăng Thiên là mầu nhiệm đức tin, cũng như việc Chúa Giêsu sống lại. Sự kiện này được nói ngắn gọn trong Mc 16:19 và Lc 24:50-53. Các chi tiết được Thánh Luca nói trong Cv 1:1-12.
Việc Chúa Giêsu lên trời có thể xác định là “bước chuyển tiếp” của thân xác sống lại vinh quang về trời, về thế giới vĩnh hằng. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả trong những cách như “từ trời xuống” để hoàn tất công việc trên thế gian, tồi Ngài “lên trời” hoặc “về trời”. Chính Chúa Giêsu cũng nói trước về việc Ngài xuống thế gian và lại về trời với Chúa Cha khi công cuộc cứu độ hoàn tất (x. Ga 3:13; Ep 4:10).
Ngoại trừ Thánh Luca nói bốn mươi ngày trong sách Công Vụ, cả Thánh Mác-cô, Thánh Luca và Thánh Gioan đều nghĩ về cuộc lên trời của Chúa Giêsu là điều xảy ra vào ngày Ngài phục sinh. Tư tưởng này là tôn vinh và tán dương Chúa Giêsu xảy ra khi Ngài phục sinh — có hai phương diện tương tự. Qua việc sống lại và lên trời, Chúa Giêsu rời thế gian và các thụ tạo để về ngự bên hữu Chúa Cha.
Hình ảnh “ngự bên hữu Chúa Cha” ảnh hưởng từ Thánh Vịnh: “Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con” (Tv 110:1). Chính hình ảnh này đến từ ngày xưa, khi vua chúa được các quần thần bao quanh, bên phải vua là vị trí quan trọng nhất. Do đó, người ta cũng nói Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa Cha để cùng chia sẻ quyền năng đối với vũ trụ.
Nếu Chúa Giêsu không tiến vào vinh quang khi sống lại, khó giải thích được Ngài ở đâu từ lúc sống lại tới khi lên trời. Ở đây chúng ta nói về mầu nhiệm và rất khó để hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Lên trời là lần hiện ra cuối cùng của Chúa Giêsu đối với các tông đồ trước khi Ngài về trời.
Con số “bốn mươi” trong Kinh Thánh nghĩa là “một khoảng thời gian viên mãn”, không chỉ mang nghĩa bốn mươi ngày theo lịch. Như vậy, điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu thường xuyên hiện ra với các tông đồ trong một thời gian và rồi rời xa họ. Từ đó, họ phải sống bằng đức tin và giao tiếp với Ngài qua lời cầu nguyện và các Bí tích.
Mầu nhiệm này có hai phương diện: (1) Vinh quang Nước Trời của Đức Kitô xảy ra đồng thời với sự phục sinh của Ngài, và (2) Ngài đi xa các tông đồ sau một thời gian hiện ra nhiều lần với họ. Lễ Thăng Thiên tưởng nhớ phương diện thứ hai.
Lễ Thăng Thiên nghĩa là Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, Ngài bắt đầu sự sống mới với Thiên Chúa. Ngài về trời để chuẩn bị chỗ ở cho những người được chọn. Trong ngày cuối cùng, Ngài sẽ trở lại đưa họ tới đó để họ được đưa lên vĩnh cư với Ngài: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:1-3). Vì thế, Lễ Thăng Thiên là nguồn hy vọng và niềm an ủi lớn lao đối với các Kitô hữu.
(Lm Knenneth Baker, SJ, CatholicEducation.org)