Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí Crux ngày 22 tháng Bẩy, chủ bút John L. Allen Jr. cho rằng ông Trump, trong suốt tuần qua, đã cố gắng hết sức để biện minh cho cuộc gặp gỡ giữa ông và tổng thống Nga, Vladimir Putin, sau khi ông bị nặng nề phê phán gần như đã hoàn toàn bác bỏ việc Nga can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử của Hoa Kỳ năm 2016.
Nhưng ông Trump không biện minh theo lối bình thường mà theo lối của ông, cho rằng “Thượng đỉnh với Nga là một thành công lớn, ngoại trừ đối với Truyền Thông Tin Giả”.
Nhưng theo Allen, trong khi ông Trump lao đao biện minh cho mối liên hệ lạ đời với Putin, thì điều đáng nhắc lại là ông không phải là nhà lãnh đạo thế giới hàng đầu duy nhất gặp điều người ta vẫn gọi là “nan đề Nga”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng gặp nan đề này, và mặc dù hiện thân cho một quan điểm và nghị trình rất khác với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, ta thấy ngài cũng gần như đang tới một điểm ngoặt quyết định trong các tương tác với Nga.
Ngay từ khởi đầu triều giáo hoàng, nhiệm kỳ của Đức Phanxicô xem ra đã đầy hứa hẹn về phương diện đại kết, trong đó, dĩ nhiên có Nga. Cuối cùng, thì Giáo Hội Công Giáo đã có được một nhà lãnh đạo xuất thân từ thế giới đang phát triển không mang theo mình gánh nặng hận thù hàng thế kỷ giữa Đông và Tây Âu, và, gần đây hơn, các căng thẳng Chiến Tranh Lạnh giữa ảnh hưởng Xô Viết cũ và liên minh Đại Tây Dương.
Vị tân giáo hoàng cũng đem tới một thế giới quan giúp ngài hành động ở bên ngoài các khuôn khổ ngoại giao và địa chính trị thông thường, phản ảnh rất sớm lên tính đồng bộ giữa Mạc Tư Khoa và Rôma về Syria. Cuối năm 2013, Putin từng cám ơn Đức Phanxicô trong việc giúp ngăn chặn cuộc tấn công của Tây Phương chống Assad ở Syria, và nói chung, Vatican chia sẻ chẩn đoán của Mạc Tư Khoa cho rằng các cố gắng nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Syria là một sai lầm.
Đàng khác, Putin và các liên minh Chính Thống Giáo rất được khích lệ vào năm 2014, khi Đức Phanxicô và các cộng sự viên của ngài không quá nặng nề đối với Nga nhân việc họ xâm nhập miền Đông Ukraine. Có lúc, ngài đã làm Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Hy Lạp ở Ukraine của chính ngài nổi giận khi mô tả cuộc tranh chấp trong nước là “huynh đệ tương tàn” tức việc nội bộ chứ không do chủ trương gây hấn của Nga.
Điều ấy đã phá được giá băng giữa Mạc Tư Khoa và Rôma, mà cao điểm là cuộc họp thượng đỉnh chưa bao giờ có giữa Đức Phanxicô và Thượng Phụ Kirill tại Havana, Cuba, trên đường Đức Phanxicô công du Mễ Tây Cơ năm 2016. Tuyên bố chung của hai vị càng thổi thêm lửa vào nỗi giận của người Công Giáo hy lễ Hy Lạp khi gọi họ là “qui hiệp” (uniates), một hạn từ hạ giá đã bị bỏ từ lâu trong hầu hết ngôn từ đại kết chính thức.
Tuyên bố chung cũng cố ý tránh bất cứ chỉ trích nào đối với chính sách của Nga tại Ukraine, hay nhắc nhớ xa gần gì tới nỗi đau đớn của các người Công Giáo Ukraine thời Xô Viết.
Tất cả các điều trên vốn đem đến cho Đức Phanxicô nhiều lời phê phán. Các nhà phê bình kết án ngài và Tòa Thánh đã quá “chính xác về đại kết”; họ nhấn mạnh rằng ngài nên bộc trực hơn nữa về Ukraine, nên thách thức người Chính Thống Giáo Nga để họ từ bỏ lòng thù hận đối với người Công Giáo nghi lễ Hy Lạp và các giáo hội Đông Phương nói chung.
Một cách căn bản, những người Công Giao trên nghĩ rằng người Nga luôn muốn cuộc đối thoại đại kết theo các điều kiện của họ và họ chỉ muốn thấy Đức Giáo Hoàng thừa nhận vị trí trổi vượt của họ đối với Kitô Giáo tại vùng này.
Phần lớn, người ta cho rằng cách đối xử mềm mỏng của Vatican chỉ là để bảo vệ quyền lợi của người Công Giáo bên trong nước Nga, nhưng những người Công Giáo trên không cảm thấy như thế.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Năm, 2018 của tờ National Catholic Reporter, Đức Cha Igor Kovalevsky, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga, cho hay “Vì giáo hội của chúng tôi bé nhỏ và yếu ớt, chúng tôi nên hài lòng nếu các tiếp xúc này với Tòa Thánh giúp đạt được một số bước tiến nhỏ nào đó, nếu không hơn”.
Và ngài nói thêm “Nhưng hình như các tiếp xúc này đã diễn ra ở trên đầu chúng tôi mà không kể chi tới các điều kiện địa phương”. Theo ngài, bất kể Vatican tìm kiếm điều chi trong việc hoà hoãn với Mạc Tư Khoa, cổ vũ sự lớn mạnh của giáo hội địa phương hình như không cao lắm trong danh sách những điều cần làm.
Chính vì thế, người ta đang chờ xem phản ứng của Vatican sẽ ra sao sau việc Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, mà theo truyền thống vốn là “thứ nhất trong số những người ngang hàng” trong thế giới Chính Thống, thừa nhận tính độc lập của giáo hội Chính Thống tại Ukraine, hiện nay, vốn không phải là thành phần của giáo hội Chính Thống Nga.
Các nhà lãnh đạo giáo hội độc lập Ukraine hy vọng sắc lệnh thừa nhận này được công bố trước ngày 28 tháng Bẩy, khi lễ kỷ niệm năm thứ 1,030 ngày liên hiệp Kievan Rus’ trở lại Kitô Giáo diễn ra. Nay thì rõ ràng nó sẽ chỉ được công bố vào tháng Tám, khi công đồng sắp tới của Tòa Thượng Phụ Đại Kết được triệu tập.
Người Chính Thống Ukraine tỏ ra tin tưởng vào kết quả cuối cùng, nhất là vì ước vọng độc lập được tổng thống Petro Poroshenko và quốc hội ủng hộ.
Dù Giáo Hội Công Giáo Ukraine không có lập trường chính thức nào về các việc nội bộ của người Chính Thống, nhưng ai cũng biết phần lớn người Công Giáo Ukraine ủng hộ cố gắng này, coi nó như một bước quan trọng hướng tới một Ukraine độc lập thực sự, không còn phải đợi chỉ thị từ Mạc Tư Khoa. Trên bình diện thực tiễn, các thành viên của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Hy Lạp và Chính Thống Ukraine cộng tác sâu xa trên rất nhiều chiến tuyến và đã có những cuộc đối thoại thần học lâu dài.
Tuy nhiên, người Chính Thống Nga vốn cảnh cáo sẽ có “ly giáo” cỡ năm 1056, nếu Constantinople dám nẩy cò và việc này xem ra đang dựng khung cho một tranh chấp lớn trong thế giới Chính Thống.
Hồi tháng Năm vừa qua, trong một cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Nga do Tổng Giám Mục Hilarion của Mạc Tư Khoa lãnh đạo, Đức Phanxicô đưa ra một vài nhận định được các cơ quan chính thức Nga coi như thân thiện đối với lập trường của họ.
Ngài nói: “Giáo Hội Công Giáo, các Giáo Hội Công Giáo không nên can thiệp vào việc nội bộ của Giáo Hội Chính Thống Nga, ngay cả các vấn đề chính trị cũng không. Đó là lập trường của tôi và là lập trường hiện nay của Tòa Thánh. Ai pha mình vào là không vâng lời Tòa Thánh”.
Câu hỏi đặt ra là Đức Phanxicô và Tòa Thánh sẽ sẵn sàng đi bao xa trong việc làm vui lòng các mẫn cảm của Nga nếu sắc lệnh độc lập được ban hành như dự định.
Thí dụ, khi Vatican tổ chức các thượng đỉnh đại kết trong tương lai, liệu họ có bỏ Giáo Hội Chính Thống Ukraine độc lập ra khỏi danh sách khách mời, để bảo đảm có sự tham dự của Nga hay không?
Đầu năm nay, có tin đồn về cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa Đức Phanxicô và Thượng Phụ Kirill, có thể nhân dịp Đức Phanxicô tới Bari ngày 7 tháng Bẩy (1 điều không xẩy ra), hay sau đó, khi ngài tới vùng Baltics vào tháng Chín.
Liệu Vatican có sẵn sàng tách mình ra khỏi các địch thủ Ukraine của Mạc Tư Khoa, và, do đó, đi ngược lại các cảm quan của hầu hết đoàn chiên của chính mình tại chỗ hay không, để việc trên có thể diễn ra?
Tóm lại, có nhiều thách thức ở đây. Người Chính Thống Nga đại biểu cho khoảng từ một nửa tới 2 phần 3 mọi tín hữu Chính Thống trên thế giới và chưa có biến cố đại kết quan trọng nào mà họ không can dự.
Đàng khác, Nga là một cường quốc lớn trên thế giới, và nếu Tòa Thánh muốn hành xử như tiếng nói lương tâm trên sân khấu hoàn cầu, thì việc nói chuyện với Putin và nhóm của ông là giải pháp thực tiễn duy nhất. Ây thế nhưng, cũng như với Trump, tuy trên một bình diện khác hẳn, câu hỏi xem ra sẽ làm rầy rà việc Đức Phanxicô tiến tới là đến đâu thì bị coi lá quá đáng, nói cách khác, khi nào thì sự mềm dẻo và tính thực tiễn trở thành việc xoa dịu hèn nhát.
Nhưng ông Trump không biện minh theo lối bình thường mà theo lối của ông, cho rằng “Thượng đỉnh với Nga là một thành công lớn, ngoại trừ đối với Truyền Thông Tin Giả”.
Nhưng theo Allen, trong khi ông Trump lao đao biện minh cho mối liên hệ lạ đời với Putin, thì điều đáng nhắc lại là ông không phải là nhà lãnh đạo thế giới hàng đầu duy nhất gặp điều người ta vẫn gọi là “nan đề Nga”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng gặp nan đề này, và mặc dù hiện thân cho một quan điểm và nghị trình rất khác với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, ta thấy ngài cũng gần như đang tới một điểm ngoặt quyết định trong các tương tác với Nga.
Ngay từ khởi đầu triều giáo hoàng, nhiệm kỳ của Đức Phanxicô xem ra đã đầy hứa hẹn về phương diện đại kết, trong đó, dĩ nhiên có Nga. Cuối cùng, thì Giáo Hội Công Giáo đã có được một nhà lãnh đạo xuất thân từ thế giới đang phát triển không mang theo mình gánh nặng hận thù hàng thế kỷ giữa Đông và Tây Âu, và, gần đây hơn, các căng thẳng Chiến Tranh Lạnh giữa ảnh hưởng Xô Viết cũ và liên minh Đại Tây Dương.
Vị tân giáo hoàng cũng đem tới một thế giới quan giúp ngài hành động ở bên ngoài các khuôn khổ ngoại giao và địa chính trị thông thường, phản ảnh rất sớm lên tính đồng bộ giữa Mạc Tư Khoa và Rôma về Syria. Cuối năm 2013, Putin từng cám ơn Đức Phanxicô trong việc giúp ngăn chặn cuộc tấn công của Tây Phương chống Assad ở Syria, và nói chung, Vatican chia sẻ chẩn đoán của Mạc Tư Khoa cho rằng các cố gắng nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Syria là một sai lầm.
Đàng khác, Putin và các liên minh Chính Thống Giáo rất được khích lệ vào năm 2014, khi Đức Phanxicô và các cộng sự viên của ngài không quá nặng nề đối với Nga nhân việc họ xâm nhập miền Đông Ukraine. Có lúc, ngài đã làm Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Hy Lạp ở Ukraine của chính ngài nổi giận khi mô tả cuộc tranh chấp trong nước là “huynh đệ tương tàn” tức việc nội bộ chứ không do chủ trương gây hấn của Nga.
Điều ấy đã phá được giá băng giữa Mạc Tư Khoa và Rôma, mà cao điểm là cuộc họp thượng đỉnh chưa bao giờ có giữa Đức Phanxicô và Thượng Phụ Kirill tại Havana, Cuba, trên đường Đức Phanxicô công du Mễ Tây Cơ năm 2016. Tuyên bố chung của hai vị càng thổi thêm lửa vào nỗi giận của người Công Giáo hy lễ Hy Lạp khi gọi họ là “qui hiệp” (uniates), một hạn từ hạ giá đã bị bỏ từ lâu trong hầu hết ngôn từ đại kết chính thức.
Tuyên bố chung cũng cố ý tránh bất cứ chỉ trích nào đối với chính sách của Nga tại Ukraine, hay nhắc nhớ xa gần gì tới nỗi đau đớn của các người Công Giáo Ukraine thời Xô Viết.
Tất cả các điều trên vốn đem đến cho Đức Phanxicô nhiều lời phê phán. Các nhà phê bình kết án ngài và Tòa Thánh đã quá “chính xác về đại kết”; họ nhấn mạnh rằng ngài nên bộc trực hơn nữa về Ukraine, nên thách thức người Chính Thống Giáo Nga để họ từ bỏ lòng thù hận đối với người Công Giáo nghi lễ Hy Lạp và các giáo hội Đông Phương nói chung.
Một cách căn bản, những người Công Giao trên nghĩ rằng người Nga luôn muốn cuộc đối thoại đại kết theo các điều kiện của họ và họ chỉ muốn thấy Đức Giáo Hoàng thừa nhận vị trí trổi vượt của họ đối với Kitô Giáo tại vùng này.
Phần lớn, người ta cho rằng cách đối xử mềm mỏng của Vatican chỉ là để bảo vệ quyền lợi của người Công Giáo bên trong nước Nga, nhưng những người Công Giáo trên không cảm thấy như thế.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Năm, 2018 của tờ National Catholic Reporter, Đức Cha Igor Kovalevsky, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga, cho hay “Vì giáo hội của chúng tôi bé nhỏ và yếu ớt, chúng tôi nên hài lòng nếu các tiếp xúc này với Tòa Thánh giúp đạt được một số bước tiến nhỏ nào đó, nếu không hơn”.
Và ngài nói thêm “Nhưng hình như các tiếp xúc này đã diễn ra ở trên đầu chúng tôi mà không kể chi tới các điều kiện địa phương”. Theo ngài, bất kể Vatican tìm kiếm điều chi trong việc hoà hoãn với Mạc Tư Khoa, cổ vũ sự lớn mạnh của giáo hội địa phương hình như không cao lắm trong danh sách những điều cần làm.
Chính vì thế, người ta đang chờ xem phản ứng của Vatican sẽ ra sao sau việc Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, mà theo truyền thống vốn là “thứ nhất trong số những người ngang hàng” trong thế giới Chính Thống, thừa nhận tính độc lập của giáo hội Chính Thống tại Ukraine, hiện nay, vốn không phải là thành phần của giáo hội Chính Thống Nga.
Các nhà lãnh đạo giáo hội độc lập Ukraine hy vọng sắc lệnh thừa nhận này được công bố trước ngày 28 tháng Bẩy, khi lễ kỷ niệm năm thứ 1,030 ngày liên hiệp Kievan Rus’ trở lại Kitô Giáo diễn ra. Nay thì rõ ràng nó sẽ chỉ được công bố vào tháng Tám, khi công đồng sắp tới của Tòa Thượng Phụ Đại Kết được triệu tập.
Người Chính Thống Ukraine tỏ ra tin tưởng vào kết quả cuối cùng, nhất là vì ước vọng độc lập được tổng thống Petro Poroshenko và quốc hội ủng hộ.
Dù Giáo Hội Công Giáo Ukraine không có lập trường chính thức nào về các việc nội bộ của người Chính Thống, nhưng ai cũng biết phần lớn người Công Giáo Ukraine ủng hộ cố gắng này, coi nó như một bước quan trọng hướng tới một Ukraine độc lập thực sự, không còn phải đợi chỉ thị từ Mạc Tư Khoa. Trên bình diện thực tiễn, các thành viên của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Hy Lạp và Chính Thống Ukraine cộng tác sâu xa trên rất nhiều chiến tuyến và đã có những cuộc đối thoại thần học lâu dài.
Tuy nhiên, người Chính Thống Nga vốn cảnh cáo sẽ có “ly giáo” cỡ năm 1056, nếu Constantinople dám nẩy cò và việc này xem ra đang dựng khung cho một tranh chấp lớn trong thế giới Chính Thống.
Hồi tháng Năm vừa qua, trong một cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Nga do Tổng Giám Mục Hilarion của Mạc Tư Khoa lãnh đạo, Đức Phanxicô đưa ra một vài nhận định được các cơ quan chính thức Nga coi như thân thiện đối với lập trường của họ.
Ngài nói: “Giáo Hội Công Giáo, các Giáo Hội Công Giáo không nên can thiệp vào việc nội bộ của Giáo Hội Chính Thống Nga, ngay cả các vấn đề chính trị cũng không. Đó là lập trường của tôi và là lập trường hiện nay của Tòa Thánh. Ai pha mình vào là không vâng lời Tòa Thánh”.
Câu hỏi đặt ra là Đức Phanxicô và Tòa Thánh sẽ sẵn sàng đi bao xa trong việc làm vui lòng các mẫn cảm của Nga nếu sắc lệnh độc lập được ban hành như dự định.
Thí dụ, khi Vatican tổ chức các thượng đỉnh đại kết trong tương lai, liệu họ có bỏ Giáo Hội Chính Thống Ukraine độc lập ra khỏi danh sách khách mời, để bảo đảm có sự tham dự của Nga hay không?
Đầu năm nay, có tin đồn về cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa Đức Phanxicô và Thượng Phụ Kirill, có thể nhân dịp Đức Phanxicô tới Bari ngày 7 tháng Bẩy (1 điều không xẩy ra), hay sau đó, khi ngài tới vùng Baltics vào tháng Chín.
Liệu Vatican có sẵn sàng tách mình ra khỏi các địch thủ Ukraine của Mạc Tư Khoa, và, do đó, đi ngược lại các cảm quan của hầu hết đoàn chiên của chính mình tại chỗ hay không, để việc trên có thể diễn ra?
Tóm lại, có nhiều thách thức ở đây. Người Chính Thống Nga đại biểu cho khoảng từ một nửa tới 2 phần 3 mọi tín hữu Chính Thống trên thế giới và chưa có biến cố đại kết quan trọng nào mà họ không can dự.
Đàng khác, Nga là một cường quốc lớn trên thế giới, và nếu Tòa Thánh muốn hành xử như tiếng nói lương tâm trên sân khấu hoàn cầu, thì việc nói chuyện với Putin và nhóm của ông là giải pháp thực tiễn duy nhất. Ây thế nhưng, cũng như với Trump, tuy trên một bình diện khác hẳn, câu hỏi xem ra sẽ làm rầy rà việc Đức Phanxicô tiến tới là đến đâu thì bị coi lá quá đáng, nói cách khác, khi nào thì sự mềm dẻo và tính thực tiễn trở thành việc xoa dịu hèn nhát.