CÂY THÔNG GIÁNG SINH: THÔNG HÀI ĐỒNG, THÔNG BA NGÔI

Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông vào ngày 24 tháng 12. Vào ngày này, mặt trời mọc lại sau thời gian bão tuyết lặn xa. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) theo âm lịch, mỗi tháng mang tên một cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12.

Cây Hài đồng

Người ta kể lại thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đả phá tục thờ cây cối, thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar rằng cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, đã thuyết giảng rằng: ‘‘Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài đồng’’.
Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng sinh.

Cây Ba Ngôi

Thánh Boniface de Mayence còn dựa vào hình tam giác của cây thông để diễn giải ý nghĩa Ba Ngôi. Chúa Ba Ngôi đã kết hiệp trong công trình cứu thế: Ngôi Hai giáng trần đễ diễn tả lòng yêu thương vô hạn của Ngô Cha. Thánh Thần là hiện thân của vì sao dẫn đường ba hiền sĩ đông phương.

Tục lệ trưng bày cây thông

Vào thế kỷ XI, người ta treo thêm táo đỏ trên các cành thông, mang biểu tượng của vườn địa đàng. Thế kỷ XVII và XVIII xuất hiện cây thông thắp đèn sáng. Người ta treo vỏ hồ đào đựng dầu có bấc để thắp sáng. Năm 1521 tại Sélestat miền Alsace, người ta dựng cây thông có treo một ngôi sao trên ngọn, tượng trưng cho ngôi sao Bê Lem. Từ đó, cây thông nào cũng có một vì sao sáng trên cao. Cây Noël thường được trưng bày từ 24 tháng 12 đến lễ Hiển linh.

Đức Gioan-Phaolô II: Thông tình yêu

Trong giờ đọc kinh truyền tin chủ nhật 19-12-2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây thông Giáng sinh như sau:

‘‘Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân. (Le message du sapin de Noël est donc que la vie reste verte et qu'elle est un don, non matériel mais d'elle-même, dans l'amitié et l'affection, dans l'entraide fraternelle et le pardon, dans le partage et l'écoute de l'autre).

Thông điệp về cây thông Noël được cả thế giới lắng nghe. Nhiều gia đình Việt Nam không phân biệt lương giáo có tục lệ bày cây thông Giáng sinh. Ở Tây phương, ngay từ thế kỷ XVII, Pháp, Đức, Áo và hai miền Lorraine và Alsace trưng bày thông Giáng sinh. Vào năm 1738, hoàng hậu Maire Leszczynska, vợ vua Louis XV cho bày thông Noël trong lâu đài Versaille. Năm 1837, công chúa Hélène cho bày thông ở điện Tuileries.

Sœur Thu Hài dòng Đa Minh là sinh viên năm thứ 3 Đại Học Công Giáo Paris đã kể câu chuyện về cây thông Giáng sinh trong giờ Kitô học cuối năm: Vào mùa đông buốt giá, chim rừng đều lạnh run. Tất cả rừng cây đều rụng lá. Chỉ riêng thông vẫn còn cành lá xanh tươi để loài chim có chỗ mà nương thân. Cũng như cây trúc, cây thông tấm thân ngay thẳng, chiếc lá thon dài là biểu tượng của lòng khiêm cung. Thông và trúc cố gắng vươn cao để cùng gió vi vu, cùng chim hót hòa thành cung đàn bất tận:

Thông và trúc vi vu trong sương tuyết,
Nhạc thiên cung mừng Thiên Chúa giáng sinh.
Tiếng chim hót trên cành nghe mải miết,
Lời vi vu tựa như tiếng cầu kinh.


Nhạc Giáng sinh của Pháp có bài Mon beau sapin, là chuyển thể cổ ca Đức O Tannenbaum do Ernst Anschütz cải biên vào năm 1824. O Tannenbaum còn một một lời ca khác do Melchior Franck soạn năm 1615. Từ 1939, tiểu bang Maryland (Hoa Kỳ) đã chọn O Chrismas Tree làm ca khúc chính thức.
Chúng ta cùng nghe lại Mon Beau Sapin:
Mon beau sapin (O Tannebaum)
.
Traditionnel allemand
Voir également la version anglaise O Christmas Tree
-Fichier SON MIDI
Extraits MP3:
par Jack Lantier
CD "Super Noël"
par Jean Planel "Noël de légende"
CD "60 comptines et formulettes"
par Les Quatre Barbus
CD "Noël Autour du monde"
Par Les Djinns

Mon beau sapin, roi des forêts,
Que j'aime ta verdure
Quand par l'hiver,
Bbois et guérêts,
Sont dépouillés
De leurs attraits,
Mon beau sapin, Roi des forêts,
Tu gardes ta paru-re.
Toi que Noël planta chez nous
Au saint anniversaire,
Joli sapin
Comme ils sont doux
Et les bonbons
Et les joujoux
Toi que Noël planta chez nous
Par les mains de ma mère.
Mon beau sapin, tes verts sommets
Et leurs fidèles ombrages,
De la foi qui
Ne ment jamais
De la constance
Et de la paix
Mon beau sapin, tes verts sommets
M'offrent la douce image.

O Tannebaum, O Tannebaum,
Wie treu sind deine Blätter
Du grünst nicht nur
Zur Sommerzeit
Nein auch im Winter
Wenn es schneit
O Tannebaum, O Tannebaum,
Wie treu sind deine Blätter
O Tannebaum, O Tannebaum,
Du kannst mir sehr gefallen
Wie oft hat nicht
Zur Weihnachtszeit
Ein Baum von dir
Mich hoch erfreut
O Tannebaum, O Tannebaum,
Du kannst mir sehr gefallen
O Tannebaum, O Tannebaum,
Dein Kleid will mich was lehren.
Die Hoffnung und
Beständigkeit
Gibt Trost undKraft
Zur jeder Zeit
O Tannebaum, O Tannebaum,
Dein Kleid will mich was lehren.

Chúng tôi lấy mấy ý chính trong bài O Tannenbaum để soạn một đoản khúc mừng Giáng sinh như sau:

Thông xanh lá bền gan qua thử thách,
Cả bốn mùa xanh lá chẳng hề phai.
Một màu xanh lòng thủy chung mộc mạc,
Thông vi vu mừng sinh nhật Ngôi Hai.

Thông xanh màu lòng trông mong hy vọng,
Trước cuồng phong thông đứng vững can trường.
Không nao núng dù đông hàn vô vọng,
Thông kiên trung lòng tin cậy mến thương.


Paris, ngày 20 tháng 12 năm 2009