Biblical Archaeology
[ Khảo cổ học Kinh thánh. Khoa học tìm hiểu nguồn gốc Kinh thánh, dựa vào nghiên cứu các tài liệu, di tích và khai quật các vùng đất Kinh thánh.
Biblicism
[ Chủ thuyết duy Kinh thánh. Sự quan tâm thái quá về Kinh thánh. Trong thực tế, nó có nghĩa là đồng hóa Mặc khải với Kinh thánh, đến nỗi lọai trừ Thánh truyền như là một nguồn của chân lý mặc khải.
Bibliomancy
[ Bói Kinh thánh. Bói tóan dựa vào việc mở ngẫu nhiên một đọan Kinh thánh hoặc sách nào đó, và tin đó là điềm báo cho các sự kiện tương lai.
Bigamy
[ Song hôn, lấy hai vợ/chồng. Là việc kết hôn thêm một lần đang khi hôn nhân trước chưa bị được tháo gỡ. Từ ngữ còn có nghĩa cũ là song hôn và hôn nhân hợp pháp sau khi người phối ngẫu trước đã qua đời. (Từ nguyên Latinh bi, hai, song + chữ Hi Lạp gamos, hôn nhân: chữ latinh bigamia.)
Bination
[ Dâng hai thánh lễ một ngày. Là việc dâng hai thánh lễ trong cùng một ngày của một linh mục. Điều này được cho phép khi các tín hữu cần có thêm một thánh lễ, hoặc khi vị linh mục đồng tế vào một dịp đặc biệt.
Biocide
[ Chất tiêu diệt sự sống. Là sự tiêu diệt sự sống như là kết quả của một động thái phi lý để giết chết người khác. Đôi khi được dùng để giải thích việc giết người hàng lọat trong thế giới ngày nay, dầu bằng chiến tranh, phá thai hợp pháp hóa hoặc cái chết an tử. (Từ nguyên Hi lạp bios, sự sống+ Latinh I -cidium, sự tiêu diệt.)
Biogenesis
[ Sinh nguyên thuyết, sinh nguyên trình. Là thuyết cho rằng mọi sự sống có nguồn gốc từ một sự sống đã có sẵn. Các sinh vật, dù là nhỏ bé đến đâu, phát sinh từ các sinh vật tương tự, chứ không hề từ chất vô cơ. Thật là hợp lý để khẳng định, và kinh nghiệm cho bằng chứng rằng “cái gì không có sự sống không thể sinh ra sự sống.” Sự sống trong nguồn gốc là do hành động sáng tạo của Chúa. Chống lại thuyết này là thuyết tự nhiên sinh, vốn không có cơ sở khoa học. (Từ nguyên Hi Lạp bios, sự sống + genesis, nguồn gốc.)
Biorhythm
[ Nhịp sinh học, chu kỳ sinh học. Là chu kỳ các thay đổi của một người được xác định một cách khoa học, tùy vào điều kiện tính khí và thể lý của người ấy. Chu kỳ này chủ yếu xảy ra trong các họat động của cơ quan bộ phận, cơ chế, nhưng các thay đổi cũng ảnh hưởng đến cảm xúc, tiếp sau các nhịp độ đa đạng nơi đàn ông và đàn bà trong mỗi tháng. Nhịp sinh học có hàm ý lớn trong trật tự đạo đức, vì cơ chế này ảnh hưởng đến tình khí của một người và ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ trách nhiệm trong hành vi con người.
Biretta
[ Mũ ba rét, mũ cạnh vuông. Là mũ vuông có ba hoặc bốn cạnh phía trên, được giáo sĩ đội khi vào và ra nhà thờ sau cử hành phụng vụ. Màu của mũ cạnh vuông là tùy theo cấp bậc của giáo sĩ. Linh mục thường đội mũ đen, hồng y mũ đỏ, giám mục mũ tía, trong khi một số kinh sĩ và đan viện trưởng đội mũ trắng.
Birth Control
[ Hạn chế sinh sản, điều hòa sinh sản. Là từ đồng nghĩa của ngừa thai, được các nhà chủ trương ngừa thai đưa vào từ điển nhằm cổ vũ việc hạn chế sinh sản bằng các phương thế nhân tạo.
Birthday
[ Sinh nhật, ngày lễ vị thánh. Là phong tục phụng vụ từ thời cổ xưa khi mừng ngày qua đời của một vị thánh như là ngày sinh của thánh này trong cuộc sống bất diệt. Chỉ có hai ngoại lệ, đó là giữ nguyên ngày sinh của Đức Mẹ (ngày 8-9) và thánh Gioan Tẩy Giả (ngày 24-6).
Broad Mental Reservation
[ Tiềm chế ý nghĩa rộng. Là lời nói hạn chế ý nghĩa của điều được nói, nhưng chứa một manh mối hợp lý cho ý nghĩa được nhắm tới. Đây không phải là lời nói dối, bởi vì lời nói có hai ý nghĩa thật sự. Hai ý nghĩa này hiện diện hoặc bằng lý luận theo các chữ hoặc bằng lý luận theo hòan cảnh. Người sử dụng tiềm chế ý nghĩa rộng là người diễn tả điều mình nghĩ và sử dụng các chữ theo ý nghĩa thật sự của chúng. Nhưng các chữ này cũng có một ý nghĩa khác, và người nói biết trước rằng người nghe không hiểu ý nghĩa thứ hai này. Vì một lý do vừa đủ, được phép làm cho người khác hiểu sai bằng cách nói ý nghĩa sai của điều đã nói, và điều này vẫn là đúng thật, mặc dầu người nghe, do thiếu hiểu biết, không biết còn một ý nghĩa khác của lời người ấy đã nghe. Lý do chính để biện minh cho việc sử dụng tiềm chế ý nghĩa rộng là nhu cầu bảo mật, trong đó giá trị của công ích thì lớn hơn việc diễn tả lời nào đó có thể gây hại cho một người. Tuy nhiên, tiềm chế ý nghĩa rộng phải được sử dụng hết sức thận trọng, vì nó có nguy cơ gây sự ngờ vực hoặc sự mất tín nhiệm, nếu người ta không chắc chắn rằng điều họ được nói là điều họ đã nghe.
Burial, Christian
[ Việc tống táng theo Kitô giáo, đám tang. Là việc chôn cất người qua đời với nghi thức công giáo tại khu đất thánh. Vì đây là một vinh dự được Giáo hội ban cho, Giáo hội có thể quyết định xem ai là người xứng đáng với nghi thức an táng này. Việc thực hành chung của Giáo hội là giải thích một số cấm đoán về an táng Kitô giáo theo cách càng hòa nhã càng tốt. Các trường hợp nghi ngờ cần trình với Giám mục. Nếu việc an táng diễn ra ở nơi không phải là khu đất thánh, huyệt mộ phải được làm phép trước khi chôn cất người công giáo.
Burse
[ Bao túi nhỏ, học bổng. Là một túi nhỏ khoảng 77,4 cm2 trong đó chứa khăn thánh để mang đến bàn thờ và rời bàn thờ. Nó là một phần của bộ áo lễ, nên cần phải cùng chất vải và cùng màu với áo lễ. Nó được đặt trên chén thánh lúc bắt đầu lễ và cuối lễ, và đặt trên bàn thờ khi linh mục truyền phép. Bao túi nhỏ còn là một túi da chứa Hộp đựng Mình Thánh Chúa để đưa Mình Thánh đến cho người bệnh. Còn có nghĩa là học bổng, đặc biệt dành cho phần tài trợ việc học hành cho các ứng viên linh mục. (Từ nguyên Latinh bursa, bao túi nhỏ.)
Buskins
[ Bít tất Giám mục. Là bít tất dùng trong phụng vụ, thường được trang trí đẹp, được vị Giám mục chủ tế thỉnh thoảng mang khi cử hành thánh lễ đại triều.
B.V.
[ Beatitudo Vestra – Đức Giáo hoàng (tiếng tôn xưng dùng cho hoặc về Giáo hòang).
Byzantine Rite
[ Nghi lễ Byzantine. Là nghi lễ và qui định luật lệ của Giáo hội Constantinople. Đây là nghi lễ được sử dụng nhiếu nhất sau nghi lễ Roma, gồm ba dạng thức: 1. Phụng vụ Thánh Giacôbê Tiền, được thánh Basiliô điều chỉnh và đặt theo tên của mình; 2. Sự điều chỉnh sau đó của thánh Gioan Kim khẩu, vốn trở thành phụng vụ Thánh thể chung của Constantinople. Mặc dầu phụng vụ này không hất cẳng phụng vụ gốc của thánh Basiliô, nó hạn chế sử dụng phụng vụ này; 3. Phụng vụ Rước lễ ngày thứ sáu Tuần thánh, chủ yếu là phân phát Mình Thánh Chúa đã thánh hiến vào trước ngày Chúa Nhật.