NGUYỆN VỌNG MỘT NGÀY GIÁO LÝ VIÊN VIỆT NAM
Theo thư chung 2007 của HĐGMVN, năm 2009 Giáo Hội Việt Nam sẽ đặc biệt quan tâm đến các Giáo Lý Viên (GLV). Sau lễ Phục Sinh 2008, HĐGMVN lại nhóm họp. Nhân dịp này, là một linh mục thiết tha với sự nghiệp Dạy và Học Giáo Lý của Dân Chúa, chúng con xin được lặp lại một nguyện vọng của các GLV và những người lo công tác Giáo Lý đã được đạo đạt lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 15 năm về trước: Nguyện vọng về một ngày truyền thống cho các GLV.
Thường Giáo Phận nào cũng có một vị thánh bổn mạng cho các GLV, mỗi giáo phận một khác. Ngày GLV không phải là ngày lễ bổn mạng nhưng là ngày để mọi người cùng nghĩ đến ơn gọi hay sứ mạng GLV, cùng quan tâm tới các GLV, tức là một ngày truyền thống cho các GLV, tựa như ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Ngoài xã hội, người ta thường bảo những gì bạc bẽo nhất thì cần có một ngày để đánh thức sự quan tâm của mọi người. Trong Giáo Hội, GLV là một tập thể rất vất vả, đóng góp rất lớn và rất quan trọng cho Giáo Hội, nhưng lại bị lãng quên. Cần có một ngày để Dân Chúa quan tâm đến họ.
Tháng 7-1993, nhờ ơn Chúa, một cuộc gặp gỡ khá rộng rãi ba ngày giữa những người lo công tác Giáo Lý, gồm 67 thành viên thuộc 11 giáo phận và 7 dòng tu nam nữ, đã được thực hiện tại Toà Giám Mục Nha Trang. Một trong mấy điểm được Hội nghị ấy nhất trí là vận động chọn ngày làm chứng của Thầy Giảng Anrê Phú Yên, 26-7 làm ngày GLV Việt Nam. Hồi ấy, Thầy Giảng Anrê chưa được phong chân phước.
Ngày Anrê Phú Yên được chọn vì 2 lý do:
- Anrê Phú Yên chỉ mới 19 tuổi, rất gần gũi với các bạn trẻ GLV Việt Nam hiện nay, lại có sử liệu rõ ràng và những nét linh đạo khá nổi bật.
- Ngày 26-7 nằm giữa mùa hè, thuận lợi cho các sinh hoạt giao lưu cũng như đào tạo GLV.
Tháng 10-1993, các nguyện vọng của cuộc gặp gỡ tại Nha trang đã được đệ trình lên Đại Hội HĐGMVN. Một trong các nguyện vọng ấy đã được đáp ứng ngay: Tiểu Ban Giáo Lý trực thuộc HĐGMVN đã được thiết lập. Còn nguyện vọng về Ngày GLV-VN mãi đến nay vẫn chưa được quan tâm, nhưng không vì thế mà bị dập tắt, ngược lại, đã được thể hiện đó đây một cách tự phát. Tại một số nơi, các GLV đã chọn ngày 26-7 hằng năm làm ngày của mình. Nhiều nhóm GLV các giáo phận phía Nam đã tổ chức hành hương đến Mằng Lăng thuộc Giáo Phận Quy Nhơn, quê hương của Thầy Giảng Anrê.
Ngày 26-7-1994, Ngày GLV lần thứ I đã được cử hành long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Trong dịp này, các GLV hiện diện đã ký thỉnh nguyện thư trình Toà Thánh xin sớm phong Chân Phước cho Thầy Anrê. Mặc dù thỉnh nguyện thư ấy chẳng phải là tiếng nói đầu tiên hay tiếng nói cuối cùng, nó đã đánh dấu sự gắn bó giữa các GLV-VN, qua các đại diện của họ, với chân phước Anrê Phú Yên. Rồi từ 1994 tới nay, năm nào GLV Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng đều cử hành Ngày GLV vào 26-7.
Những năm 1994-1996, hai tập san GLV: Được Sai Đi (Tổng Giáo Phận Sàigòn) và Đường Chân Lý (của Ban Mục Vụ Giáo Lý Dòng Đa Minh) đã liên tục cổ võ chọn ngày 26-7 làm ngày GLV Việt Nam. Đã có cả một Giải Văn Thơ dành cho ngày này.
Tại Đà Lạt, trong những năm đầu, ngày GLV 26-7 được tổ chức ở quy mô liên xứ, rồi về sau đã được tổ chức ở quy mô các Hạt. Riêng tại Hạt Đà Lạt, hằng năm, một chương trình tập huấn được thực hiện vào 4 ngày Thứ Bảy đi liền trước 26-7.
Tại Vinh, lịch Công Giáo của Giáo Phận năm 1996 đã ghi ngày 26-7 là “Ngày GLV Việt Nam”.
Nhiều nơi khác cũng đã có sinh hoạt GLV nhân ngày 26-7.
HĐGMVN chưa quan tâm đến Ngày GLV-VN nhưng hồ sơ chính thức của Thánh Bộ về Phong Thánh lại có phần về Ngày GLV Việt Nam 26-7. Hồ sơ này gồm 2 quyển dày mang tên: “Congregatio de Causis Sanctorum, Prot. No 1122 beatificationis seu declarationis martyrii servi Dei ANDREAE viri laici et catechistae, proto-martyris de Vietnam, Positio super martyrio, Roma 1998”. Trong quyển II, về “Rapport de la commission historique et appendices”, ở trang 213 ta đọc thấy: “Le 26 Juillet 1996 à Ho Chi Minh Ville, Journée des catéchistes vietnamiens, chant en l’honneur du catéchiste André” (Ngày 26-7-1996, tại TP HCM, ngày GLV Việt Nam, bài hát kính thầy giảng Anrê), kèm theo là bản chụp tờ bướm của ngày lễ, với bản nhạc Anrê Phú Yên của cha Trương Đình Hiền (nhạc sĩ Sơn ca Linh, giáo phận Quy Nhơn), lời ca bài Hành Trang Người Trẻ và đáp ca thánh lễ.
Tại Giáo Phận Quy Nhơn, cả trước khi Thầy Giảng Anrê Phú Yên được phong chân phước, năm nào ngày 26-7 cũng có các đoàn GLV hành hương về Mằng Lăng, quê hương vị Tử Đạo. Cách riêng, từ năm 2004, kỷ niệm 360 năm Anrê Phú Yên, đã luôn có Hội Trại GLV do Giáo Phận Quy Nhơn tổ chức với sự tham dự của đại biểu GLV từ nhiều Giáo Phận Bắc, Trung, Nam.
Những vận động dai dẳng cho ngày GLV-VN kéo dài đã 14 hơn năm. Bản thân chúng con cũng đã góp phần tham gia vào cuộc vận động với những bài thơ viết cho các GLV Việt Nam vào dịp này hằng năm.
Ngày 26-7 sắp tới đây, tập thể GLV Tổng Giáo Phận Sàigòn sẽ cử hành Ngày GLV lần thứ 15. Chúng con đưa bài này lên mạng để các bạn GLV khắp nơi cùng hướng về ngày ấy như ngày truyền thống lần thứ 15 của chính mình và cùng cầu nguyện để nguyện vọng chính đáng trên đây sớm được Hàng Giáo Phẩm chấp thuận.
Ước gì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, theo tinh thần thư chung 2007, sẽ chính thức phê chuẩn chọn ngày 26-7 làm ngày GLV Việt Nam. Chắc hẳn sự phê chuẩn sẽ cho GLV thấy rõ mối bận tâm của Hàng Giáo Phẩm dành cho họ và nhờ đó, nhiệt tình phục vụ của họ sẽ dâng cao và sự nghiệp Giáo Dục Kitô Giáo sẽ thêm thăng tiến.
Theo thư chung 2007 của HĐGMVN, năm 2009 Giáo Hội Việt Nam sẽ đặc biệt quan tâm đến các Giáo Lý Viên (GLV). Sau lễ Phục Sinh 2008, HĐGMVN lại nhóm họp. Nhân dịp này, là một linh mục thiết tha với sự nghiệp Dạy và Học Giáo Lý của Dân Chúa, chúng con xin được lặp lại một nguyện vọng của các GLV và những người lo công tác Giáo Lý đã được đạo đạt lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 15 năm về trước: Nguyện vọng về một ngày truyền thống cho các GLV.
Thường Giáo Phận nào cũng có một vị thánh bổn mạng cho các GLV, mỗi giáo phận một khác. Ngày GLV không phải là ngày lễ bổn mạng nhưng là ngày để mọi người cùng nghĩ đến ơn gọi hay sứ mạng GLV, cùng quan tâm tới các GLV, tức là một ngày truyền thống cho các GLV, tựa như ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Ngoài xã hội, người ta thường bảo những gì bạc bẽo nhất thì cần có một ngày để đánh thức sự quan tâm của mọi người. Trong Giáo Hội, GLV là một tập thể rất vất vả, đóng góp rất lớn và rất quan trọng cho Giáo Hội, nhưng lại bị lãng quên. Cần có một ngày để Dân Chúa quan tâm đến họ.
Tháng 7-1993, nhờ ơn Chúa, một cuộc gặp gỡ khá rộng rãi ba ngày giữa những người lo công tác Giáo Lý, gồm 67 thành viên thuộc 11 giáo phận và 7 dòng tu nam nữ, đã được thực hiện tại Toà Giám Mục Nha Trang. Một trong mấy điểm được Hội nghị ấy nhất trí là vận động chọn ngày làm chứng của Thầy Giảng Anrê Phú Yên, 26-7 làm ngày GLV Việt Nam. Hồi ấy, Thầy Giảng Anrê chưa được phong chân phước.
Ngày Anrê Phú Yên được chọn vì 2 lý do:
- Anrê Phú Yên chỉ mới 19 tuổi, rất gần gũi với các bạn trẻ GLV Việt Nam hiện nay, lại có sử liệu rõ ràng và những nét linh đạo khá nổi bật.
- Ngày 26-7 nằm giữa mùa hè, thuận lợi cho các sinh hoạt giao lưu cũng như đào tạo GLV.
Tháng 10-1993, các nguyện vọng của cuộc gặp gỡ tại Nha trang đã được đệ trình lên Đại Hội HĐGMVN. Một trong các nguyện vọng ấy đã được đáp ứng ngay: Tiểu Ban Giáo Lý trực thuộc HĐGMVN đã được thiết lập. Còn nguyện vọng về Ngày GLV-VN mãi đến nay vẫn chưa được quan tâm, nhưng không vì thế mà bị dập tắt, ngược lại, đã được thể hiện đó đây một cách tự phát. Tại một số nơi, các GLV đã chọn ngày 26-7 hằng năm làm ngày của mình. Nhiều nhóm GLV các giáo phận phía Nam đã tổ chức hành hương đến Mằng Lăng thuộc Giáo Phận Quy Nhơn, quê hương của Thầy Giảng Anrê.
Ngày 26-7-1994, Ngày GLV lần thứ I đã được cử hành long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Trong dịp này, các GLV hiện diện đã ký thỉnh nguyện thư trình Toà Thánh xin sớm phong Chân Phước cho Thầy Anrê. Mặc dù thỉnh nguyện thư ấy chẳng phải là tiếng nói đầu tiên hay tiếng nói cuối cùng, nó đã đánh dấu sự gắn bó giữa các GLV-VN, qua các đại diện của họ, với chân phước Anrê Phú Yên. Rồi từ 1994 tới nay, năm nào GLV Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng đều cử hành Ngày GLV vào 26-7.
Những năm 1994-1996, hai tập san GLV: Được Sai Đi (Tổng Giáo Phận Sàigòn) và Đường Chân Lý (của Ban Mục Vụ Giáo Lý Dòng Đa Minh) đã liên tục cổ võ chọn ngày 26-7 làm ngày GLV Việt Nam. Đã có cả một Giải Văn Thơ dành cho ngày này.
Tại Đà Lạt, trong những năm đầu, ngày GLV 26-7 được tổ chức ở quy mô liên xứ, rồi về sau đã được tổ chức ở quy mô các Hạt. Riêng tại Hạt Đà Lạt, hằng năm, một chương trình tập huấn được thực hiện vào 4 ngày Thứ Bảy đi liền trước 26-7.
Tại Vinh, lịch Công Giáo của Giáo Phận năm 1996 đã ghi ngày 26-7 là “Ngày GLV Việt Nam”.
Nhiều nơi khác cũng đã có sinh hoạt GLV nhân ngày 26-7.
HĐGMVN chưa quan tâm đến Ngày GLV-VN nhưng hồ sơ chính thức của Thánh Bộ về Phong Thánh lại có phần về Ngày GLV Việt Nam 26-7. Hồ sơ này gồm 2 quyển dày mang tên: “Congregatio de Causis Sanctorum, Prot. No 1122 beatificationis seu declarationis martyrii servi Dei ANDREAE viri laici et catechistae, proto-martyris de Vietnam, Positio super martyrio, Roma 1998”. Trong quyển II, về “Rapport de la commission historique et appendices”, ở trang 213 ta đọc thấy: “Le 26 Juillet 1996 à Ho Chi Minh Ville, Journée des catéchistes vietnamiens, chant en l’honneur du catéchiste André” (Ngày 26-7-1996, tại TP HCM, ngày GLV Việt Nam, bài hát kính thầy giảng Anrê), kèm theo là bản chụp tờ bướm của ngày lễ, với bản nhạc Anrê Phú Yên của cha Trương Đình Hiền (nhạc sĩ Sơn ca Linh, giáo phận Quy Nhơn), lời ca bài Hành Trang Người Trẻ và đáp ca thánh lễ.
Tại Giáo Phận Quy Nhơn, cả trước khi Thầy Giảng Anrê Phú Yên được phong chân phước, năm nào ngày 26-7 cũng có các đoàn GLV hành hương về Mằng Lăng, quê hương vị Tử Đạo. Cách riêng, từ năm 2004, kỷ niệm 360 năm Anrê Phú Yên, đã luôn có Hội Trại GLV do Giáo Phận Quy Nhơn tổ chức với sự tham dự của đại biểu GLV từ nhiều Giáo Phận Bắc, Trung, Nam.
Những vận động dai dẳng cho ngày GLV-VN kéo dài đã 14 hơn năm. Bản thân chúng con cũng đã góp phần tham gia vào cuộc vận động với những bài thơ viết cho các GLV Việt Nam vào dịp này hằng năm.
Ngày 26-7 sắp tới đây, tập thể GLV Tổng Giáo Phận Sàigòn sẽ cử hành Ngày GLV lần thứ 15. Chúng con đưa bài này lên mạng để các bạn GLV khắp nơi cùng hướng về ngày ấy như ngày truyền thống lần thứ 15 của chính mình và cùng cầu nguyện để nguyện vọng chính đáng trên đây sớm được Hàng Giáo Phẩm chấp thuận.
Ước gì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, theo tinh thần thư chung 2007, sẽ chính thức phê chuẩn chọn ngày 26-7 làm ngày GLV Việt Nam. Chắc hẳn sự phê chuẩn sẽ cho GLV thấy rõ mối bận tâm của Hàng Giáo Phẩm dành cho họ và nhờ đó, nhiệt tình phục vụ của họ sẽ dâng cao và sự nghiệp Giáo Dục Kitô Giáo sẽ thêm thăng tiến.