Bài thuyết trình tại Đại hội Giáo lý viên Giáo phận Xuân Lộc vào ngày 29/7/2017 tại Gx Thái Hòa – Hố Nai
1. Ơn gọi Giáo lý viên :
Người giáo lý viên (GLV) được ủy thác một tác vụ đặc biệt, đó là thông truyền kho tàng đức tin Công Giáo cho thế hệ trẻ.Kho tàng mà bạn chuyển giao cho thế hệ trẻ lúc này là một đức tin sống động, tích cực và được lưu truyền từ thời các thánh Tông đồ cho đến ngày hôm nay.Người giáo lý viên hôm nay phải có (thủ đắc) kho tàng này, cảm nghiệm nó, chia sẻ và loan truyền kho tàng mà mình có được cho thế hệ em cháu hay cho các học viên người lớn.
Bạn được mời gọi trở thành Giáo lý viên, có thể lời mời gọi này đến với bạn không mạnh mẻ, ấn tượng như ơn gọi của Phaolo, của các ngôn sứ thời Cựu Ước hay như của các thánh sau này… có thể chỉ đơn giản là một cuộc gặp gỡ với cha xứ, một lần đưa con (em, cháu) đi học giáo lý, hay thậm chí chỉ là một lời kêu mời của bạn bè… và bạn đã trở thành người Giáo lý viên qua lời đáp xin vâng của mình. Một tiếng xin vâng khẽ nhẹ, có thể là mơ hồ… nhưng lại mang một ý nghĩa lớn lao. Khi nói lời xin vâng này, bạn đã thuận theo lời mời gọi của Bí tích Rửa tội để trở nên một môn đệ của Đức Kitô và nhân danh Người mà giảng dạy.
Khi đáp lại ơn gọi để trở thành Giáo lý viên, bạn không hề đơn độc; bạn được liên kết với hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo nhiệt thành khác, những người cùng đáp lại ơn gọi phục vụ ấy.
Bạn đã đáp lại lời mời gọi ấy vì bạn đã yêu mến Chúa Giêsu, và mong muốn chia sẻ tình yêu ấy cho người khác.
Là GLV, bạn được ủy thác trách vụ loan truyền toàn vẹn sứ điệp của Thiên Chúa trong sự trung thành với giáo huấn của Hội thánh.Và như thế, bạn rất cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận sứ vụ này: Các khoá đào tạo căn bản và chuyên sâu, các buổi hội thảo, tĩnh tâm, các cuộc hội họp… sẽ là những cơ hội để giúp bạn có đủ chất, đủ nguồn, đủ năng lực… để có thể đảm nhận sứ vụ này.
2. Chúa Giêsu là trung tâm của việc dạy Giáo lý:
Trong tông huấn CatechesiTradendae Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II nêu rõ: “Mục đích chính yếu của việc dạy Giáo lý là “Mầu nhiệm Đức Kitô”.Dạy giáo lý là cách dẫn dắt một người để họ học được tất cả các khía cạnh của mầu nhiệm này” . Khi dạy Giáo lý, chúng ta giảng dạy về chính Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể; và cũng chỉ có một mình Đức Kitô là Đấng giảng dạy - người nào khác giảng dạy, cũng chỉ vì người ấy là phát ngôn viên của Chúa Kitô”
Mọi Giáo lý viên phải luôn cố gắng truyền thụ bằng lời giảng dạy và cách sống của mình giáo huấn và đời sống của Đức Kitô.Mà muốn nói về Đức Kitô, người Giáo lý viên phải “biết” Đức Kitô, phải “có” Đức Kitô trong cuộc đời của mình: tìm hiểu về Đức Kitô và nghe lời Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh và bộ sách Tân Ước; cận kề, gần gũi với Đức Kitô trong các giờ kinh nguyện, phụng vụ và nhất là trong Thánh lễ.
3. Người GLV hiệp thông với Chúa và Giáo hội:
Như vừa nói ở phần trên, người giáo lý viên khi thông chia kho tàng đức tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Kitô cho người khác thì ắt hẳn người GLV phải có Đức Kitô, biết Ngài và hiệp thông với Ngài.
Để có thể sống được mối dây hiệp thông này - ngoài những gợi ý vừa nêu ở phần trên - thiết nghĩ người GLV phải có trước hết đó là TÌNH YÊU MẾN: Mến Chúa và yêu thương anh chị em của mình.
a. Hiệp thông với Chúa: Như chúng ta biết, việc học và dạy giáo lý không phải như những bộ môn văn hóa khác.Chính Đức Giáo Hoàng Benedito đã khẳng định trong tác phẩm Thiên Chúa và trần thế: “Niềm tin vào Thiên Chúa không phải là một kiến thức mà tôi có thể học hỏi được, như tôi học toán hay hóa học…(…)… Bởi đức tin đòi hỏi toàn lực đời sống, ý chí, tình yêu và bước ra khỏi mình”. Quả vậy, việc giáo dục đức tin có một nét độc đáo riêng; nhờ đó, người thụ huấn được mời gọi đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa một cách tự do bằng đối thoại với Ngài, và nghe lời giáo huấn của Ngài để hoán cải nội tâm. Nhờ đó, học viên cảm nhận được niềm hạnh phúc của người có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, và bày tỏ ra bên ngoài qua lời nói, hành động cũng như cách sống của họ.
Khi nắm rõ được điều này, người giáo lý viên khi trình bày bài giáo lýsẽ nắm chắc được mục tiêu là phải làm sao để bản thân mình và các học viên đều có được cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và biết sống thân tình với Đức Kitô, Đấng đang hiện diện trong cuộc đời mỗi người.
Và như chúng ta đã biết, để thực hiện được điều này: việc tham dự Thánh lễ và các giờ phụng vụ, những lúc cầu nguyện riêng tư… là những phương thế rất tốt để cho mỗi chúng ta - người GLV và các học viên – có điều kiện sống hiệp thông để gặp gỡ Thiên Chúa và sống thân tình với Chúa Giêsu, Thầy chí thánh của mình.
b. Hiệp thông với Giáo hội: Tự bản chất, Hội thánh là một cộng đoàn hiệp thông.Điều này được diễn tả ngay từ khi Hội thánh mới được thành lập thời các Tông đồ. Sách Tông Đồ Công Vụ nhấn mạnh đến hai chữ hiệp thông khi mô tả về Giáo hội tiên khởi, các tín hữu sống tinh thần hiệp thông: hiệp thông với Chúa và hiệp thông với nhau
Cách riêng nơi Giáo hội Việt Nam - trong Năm thánh 2010 -đã nhấn mạnh về đề tài hiệp thông này khi viết: “Hội thánh Việt Nam trước hết làm một cộng đoàn hiệp thông đâm rễ sâu trong đời sống Chúa Ba Ngôi, một cộng đoàn cầu nguyện và chiêm niệm, một cộng đoàn cử hành bí tích với Thánh Thể là trung tâm.Kế đến, phải là cộng đoàn tham gia và đồng trách nhiệm, một cộng đoàn hiệp nhất với các chủ chăn cũng như với Hội thánh duy nhất.Cuối cùng , phải là cộng đoàn làm chứng cho những ý nghĩa và giá trị mà mình tuyên xưng, để cho những giá trị đó nhập thể vào trong lối sống của mình, diễn tả chúng trong cách thế hiện diện, đối thoại và thực hành của mình trong mọi lãnh vực hoạt động của Hội thánh ngay trong lòng thế giới”
Với sự hướng dẫn của các vị chủ chăn trong Giáo hội, chúng ta thấy là ngoài việc sống hiệp thông với Chúa, chúng ta còn phải có bổn phận hiệp thông với Giáo hội. Giáo hội là một cộng đoàn tham gia mà ai nấy đều phải chung tay giúp sức để đồng trách nhiệm; nhờ đó mọi người giúp nhau làm chứng cho những ý nghĩa và giá trị mà cộng đoàn cùng tuyên xưng và diễn tả ra trong cuộc sống hàng ngày.
Hơn nữa, mong ước của Hội thánh Việt Nam là xây dựng Hội thánh như một gia đình với sự hiệp thông mọi người như anh chị em, bình đẳng trên ơn gọi làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm được thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau. Sự hiệp thông này vừa là đòi hỏi vừa là lời chứng cần thiết mà Hội thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người…
Cần phải nói thêm rằng: GLV chấp nhận một vai trò quan trọng trong nỗ lực truyền bá Phúc âm và giảng dạy giáo lý của Hội thánh, xét vì họ được chính Hội thánh mời gọi và sai đi loan truyền đức tin, đồng thời cũng chứng tỏ một tấm lòng yêu mến sâu xa với Giáo hội qua việc tích cực tham gia đời sống phụng vụ và tham gia đời sống cộng đoàn giáo xứ .
4. Thử xây dựng một người giáo lý viên lý tưởng:
Người Giáo lý viên được mời gọi để loan truyền sứ điệp của Chúa Giêsu cho người khác. Do đó, điều đầu tiên là người GLV phải biết Chúa Giêsu: Biết Ngài qua học hỏi, tìm hiểu, qua suy niệm và cầu nguyện và qua việc tiếp xúc với Đức Giêsu nơi các bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể. Điều thứ hai là GLV cần sống với Chúa Giêsu. Nhờ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu,Giáo lý viên cần chìm sâu vào, ngập lặn trong Chúa Giêsu khi soạn bài, khi giảng bài và khi đối xử với các em (các học viên). GLV hãy nói về Chúa Giêsu cách say sưa, với tất cả niềm tin và sự vui mừng của bản thân mình.
Thứ đến người Giáo lý viên phải là người cólòng yêu mến: Đây là điều mà Chúa Giêsu đã hỏi đi hỏi lại ông Phêrô trước khi trao sứ vụ chăm sóc đàn chiên của Chúa Khi có lòng yêu mến thật sự, GLV viên mới hăng say trong công việc, sẵn sàng dấn thân với các em (lớp học) mình được trao phó.Có như thế những lời nói, những bài giảng mà người GLV loan truyền sẽ có đầy niềm xác tín và hy vọng; từ đó sứ điệp họ loan truyền mới thật sự có sức hút với người nghe.Hơn nữa, lòng yêu mến sẽ giúp cho người GLV luôn trung thành và kiên trì trong công tác hàng tuần, hàng ngày của mình.
Điểm cuối cùng cần có của một người giáo lý viên đó là lòng đạo đức và tác phong nhân bản.GLV là người thầy của các em không chỉ trong việc giáo dục đức tin mà cũng là thầy trong phương diện nhân bản nữa.Khi tập cho các em các đức tính nhân bản như Trung thực, dũng cảm, trách nhiệm, cao thượng, nhân hậu, dấn thân… thiết nghĩ, bản thân người GLV nêu gương sống và thực hành các đức tính này ngay trong những buổi lên lớp của mình qua việc chuyên cần, đúng giờ, soạn bài nghiêm túc, chuẩn bị lên lớp cách cẩn thận, có trách nhiệm trong giờ học (giờ dạy). Và quan trọng hơn hết là người giáo lý viên bày tỏ cho các em thấy được tâm tình tin kính (với Thiên Chúa) của mình qua cử chỉ, cung cách, sự trang nghiêm khi cầu nguyện, khi đọc lời Chúa, khi đi đứng trong nhà thờ…
5. Tạm kết :
“Mục tiêu tối hậu của toàn bộ giáo lý là đời sống thân tình và kết hợp với Chúa Giêsu-Kitô” . Do đó, việc dạy giáo lý không đơn giản như việc truyền giảng một kiến thức ở đời, mà là chiếu tỏa ánh sáng Đức Kitô. Hay nói cách khác, dạy giáo lý là huấn luyện đời sống thân tình với Đức Kitô là Đấng đang sống và hoạt động giữa loài người chúng ta hôm nay. Do đó, hởi người GLV, bạn phải gắn bó với Chúa Giêsu, lắngnghe và sống Lời của Ngài và qua việc gặp gỡ Ngài trong các bí tích. Thêm vào đó, bạnphải luôn ý thức mình là thành phần của Hội thánh, biết đồng cảm với Hội thánh để cùng chung chia niềm vui và nỗi ưu tư của Hội thánh. Một khi bạn đã ý thức được điều này, chắc hẳn bạn phải tích cực tham gia và góp phần vào những sinh hoạt của Giáo phận, Giáo xứ nơi bạn đang cư ngụ; mà cách cụ thể là bạn trở thành một Giáo lý viên. Có như thế, chúng ta mới sống được trọn vẹn ơn gọi của Bí tích Rửa tội và phát huy ân sủng của Bí tích Thêm Sức để dấn thân trong cánh đồng của Chúa. Khi thực hiện điều này là lúc người GLV đang hoàn thành ơn gọi của người tông đồ giáo dân trong tâm tình và sứ mạng của một Giáo lý viên đang sống trong xã hội hôm nay.
Lm Lê Văn La Vinh, OP
1. Ơn gọi Giáo lý viên :
Người giáo lý viên (GLV) được ủy thác một tác vụ đặc biệt, đó là thông truyền kho tàng đức tin Công Giáo cho thế hệ trẻ.Kho tàng mà bạn chuyển giao cho thế hệ trẻ lúc này là một đức tin sống động, tích cực và được lưu truyền từ thời các thánh Tông đồ cho đến ngày hôm nay.Người giáo lý viên hôm nay phải có (thủ đắc) kho tàng này, cảm nghiệm nó, chia sẻ và loan truyền kho tàng mà mình có được cho thế hệ em cháu hay cho các học viên người lớn.
Bạn được mời gọi trở thành Giáo lý viên, có thể lời mời gọi này đến với bạn không mạnh mẻ, ấn tượng như ơn gọi của Phaolo, của các ngôn sứ thời Cựu Ước hay như của các thánh sau này… có thể chỉ đơn giản là một cuộc gặp gỡ với cha xứ, một lần đưa con (em, cháu) đi học giáo lý, hay thậm chí chỉ là một lời kêu mời của bạn bè… và bạn đã trở thành người Giáo lý viên qua lời đáp xin vâng của mình. Một tiếng xin vâng khẽ nhẹ, có thể là mơ hồ… nhưng lại mang một ý nghĩa lớn lao. Khi nói lời xin vâng này, bạn đã thuận theo lời mời gọi của Bí tích Rửa tội để trở nên một môn đệ của Đức Kitô và nhân danh Người mà giảng dạy.
Khi đáp lại ơn gọi để trở thành Giáo lý viên, bạn không hề đơn độc; bạn được liên kết với hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo nhiệt thành khác, những người cùng đáp lại ơn gọi phục vụ ấy.
Bạn đã đáp lại lời mời gọi ấy vì bạn đã yêu mến Chúa Giêsu, và mong muốn chia sẻ tình yêu ấy cho người khác.
Là GLV, bạn được ủy thác trách vụ loan truyền toàn vẹn sứ điệp của Thiên Chúa trong sự trung thành với giáo huấn của Hội thánh.Và như thế, bạn rất cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận sứ vụ này: Các khoá đào tạo căn bản và chuyên sâu, các buổi hội thảo, tĩnh tâm, các cuộc hội họp… sẽ là những cơ hội để giúp bạn có đủ chất, đủ nguồn, đủ năng lực… để có thể đảm nhận sứ vụ này.
2. Chúa Giêsu là trung tâm của việc dạy Giáo lý:
Trong tông huấn CatechesiTradendae Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II nêu rõ: “Mục đích chính yếu của việc dạy Giáo lý là “Mầu nhiệm Đức Kitô”.Dạy giáo lý là cách dẫn dắt một người để họ học được tất cả các khía cạnh của mầu nhiệm này” . Khi dạy Giáo lý, chúng ta giảng dạy về chính Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể; và cũng chỉ có một mình Đức Kitô là Đấng giảng dạy - người nào khác giảng dạy, cũng chỉ vì người ấy là phát ngôn viên của Chúa Kitô”
Mọi Giáo lý viên phải luôn cố gắng truyền thụ bằng lời giảng dạy và cách sống của mình giáo huấn và đời sống của Đức Kitô.Mà muốn nói về Đức Kitô, người Giáo lý viên phải “biết” Đức Kitô, phải “có” Đức Kitô trong cuộc đời của mình: tìm hiểu về Đức Kitô và nghe lời Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh và bộ sách Tân Ước; cận kề, gần gũi với Đức Kitô trong các giờ kinh nguyện, phụng vụ và nhất là trong Thánh lễ.
3. Người GLV hiệp thông với Chúa và Giáo hội:
Như vừa nói ở phần trên, người giáo lý viên khi thông chia kho tàng đức tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Kitô cho người khác thì ắt hẳn người GLV phải có Đức Kitô, biết Ngài và hiệp thông với Ngài.
Để có thể sống được mối dây hiệp thông này - ngoài những gợi ý vừa nêu ở phần trên - thiết nghĩ người GLV phải có trước hết đó là TÌNH YÊU MẾN: Mến Chúa và yêu thương anh chị em của mình.
a. Hiệp thông với Chúa: Như chúng ta biết, việc học và dạy giáo lý không phải như những bộ môn văn hóa khác.Chính Đức Giáo Hoàng Benedito đã khẳng định trong tác phẩm Thiên Chúa và trần thế: “Niềm tin vào Thiên Chúa không phải là một kiến thức mà tôi có thể học hỏi được, như tôi học toán hay hóa học…(…)… Bởi đức tin đòi hỏi toàn lực đời sống, ý chí, tình yêu và bước ra khỏi mình”. Quả vậy, việc giáo dục đức tin có một nét độc đáo riêng; nhờ đó, người thụ huấn được mời gọi đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa một cách tự do bằng đối thoại với Ngài, và nghe lời giáo huấn của Ngài để hoán cải nội tâm. Nhờ đó, học viên cảm nhận được niềm hạnh phúc của người có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, và bày tỏ ra bên ngoài qua lời nói, hành động cũng như cách sống của họ.
Khi nắm rõ được điều này, người giáo lý viên khi trình bày bài giáo lýsẽ nắm chắc được mục tiêu là phải làm sao để bản thân mình và các học viên đều có được cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và biết sống thân tình với Đức Kitô, Đấng đang hiện diện trong cuộc đời mỗi người.
Và như chúng ta đã biết, để thực hiện được điều này: việc tham dự Thánh lễ và các giờ phụng vụ, những lúc cầu nguyện riêng tư… là những phương thế rất tốt để cho mỗi chúng ta - người GLV và các học viên – có điều kiện sống hiệp thông để gặp gỡ Thiên Chúa và sống thân tình với Chúa Giêsu, Thầy chí thánh của mình.
b. Hiệp thông với Giáo hội: Tự bản chất, Hội thánh là một cộng đoàn hiệp thông.Điều này được diễn tả ngay từ khi Hội thánh mới được thành lập thời các Tông đồ. Sách Tông Đồ Công Vụ nhấn mạnh đến hai chữ hiệp thông khi mô tả về Giáo hội tiên khởi, các tín hữu sống tinh thần hiệp thông: hiệp thông với Chúa và hiệp thông với nhau
Cách riêng nơi Giáo hội Việt Nam - trong Năm thánh 2010 -đã nhấn mạnh về đề tài hiệp thông này khi viết: “Hội thánh Việt Nam trước hết làm một cộng đoàn hiệp thông đâm rễ sâu trong đời sống Chúa Ba Ngôi, một cộng đoàn cầu nguyện và chiêm niệm, một cộng đoàn cử hành bí tích với Thánh Thể là trung tâm.Kế đến, phải là cộng đoàn tham gia và đồng trách nhiệm, một cộng đoàn hiệp nhất với các chủ chăn cũng như với Hội thánh duy nhất.Cuối cùng , phải là cộng đoàn làm chứng cho những ý nghĩa và giá trị mà mình tuyên xưng, để cho những giá trị đó nhập thể vào trong lối sống của mình, diễn tả chúng trong cách thế hiện diện, đối thoại và thực hành của mình trong mọi lãnh vực hoạt động của Hội thánh ngay trong lòng thế giới”
Với sự hướng dẫn của các vị chủ chăn trong Giáo hội, chúng ta thấy là ngoài việc sống hiệp thông với Chúa, chúng ta còn phải có bổn phận hiệp thông với Giáo hội. Giáo hội là một cộng đoàn tham gia mà ai nấy đều phải chung tay giúp sức để đồng trách nhiệm; nhờ đó mọi người giúp nhau làm chứng cho những ý nghĩa và giá trị mà cộng đoàn cùng tuyên xưng và diễn tả ra trong cuộc sống hàng ngày.
Hơn nữa, mong ước của Hội thánh Việt Nam là xây dựng Hội thánh như một gia đình với sự hiệp thông mọi người như anh chị em, bình đẳng trên ơn gọi làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm được thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau. Sự hiệp thông này vừa là đòi hỏi vừa là lời chứng cần thiết mà Hội thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người…
Cần phải nói thêm rằng: GLV chấp nhận một vai trò quan trọng trong nỗ lực truyền bá Phúc âm và giảng dạy giáo lý của Hội thánh, xét vì họ được chính Hội thánh mời gọi và sai đi loan truyền đức tin, đồng thời cũng chứng tỏ một tấm lòng yêu mến sâu xa với Giáo hội qua việc tích cực tham gia đời sống phụng vụ và tham gia đời sống cộng đoàn giáo xứ .
4. Thử xây dựng một người giáo lý viên lý tưởng:
Người Giáo lý viên được mời gọi để loan truyền sứ điệp của Chúa Giêsu cho người khác. Do đó, điều đầu tiên là người GLV phải biết Chúa Giêsu: Biết Ngài qua học hỏi, tìm hiểu, qua suy niệm và cầu nguyện và qua việc tiếp xúc với Đức Giêsu nơi các bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể. Điều thứ hai là GLV cần sống với Chúa Giêsu. Nhờ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu,Giáo lý viên cần chìm sâu vào, ngập lặn trong Chúa Giêsu khi soạn bài, khi giảng bài và khi đối xử với các em (các học viên). GLV hãy nói về Chúa Giêsu cách say sưa, với tất cả niềm tin và sự vui mừng của bản thân mình.
Thứ đến người Giáo lý viên phải là người cólòng yêu mến: Đây là điều mà Chúa Giêsu đã hỏi đi hỏi lại ông Phêrô trước khi trao sứ vụ chăm sóc đàn chiên của Chúa Khi có lòng yêu mến thật sự, GLV viên mới hăng say trong công việc, sẵn sàng dấn thân với các em (lớp học) mình được trao phó.Có như thế những lời nói, những bài giảng mà người GLV loan truyền sẽ có đầy niềm xác tín và hy vọng; từ đó sứ điệp họ loan truyền mới thật sự có sức hút với người nghe.Hơn nữa, lòng yêu mến sẽ giúp cho người GLV luôn trung thành và kiên trì trong công tác hàng tuần, hàng ngày của mình.
Điểm cuối cùng cần có của một người giáo lý viên đó là lòng đạo đức và tác phong nhân bản.GLV là người thầy của các em không chỉ trong việc giáo dục đức tin mà cũng là thầy trong phương diện nhân bản nữa.Khi tập cho các em các đức tính nhân bản như Trung thực, dũng cảm, trách nhiệm, cao thượng, nhân hậu, dấn thân… thiết nghĩ, bản thân người GLV nêu gương sống và thực hành các đức tính này ngay trong những buổi lên lớp của mình qua việc chuyên cần, đúng giờ, soạn bài nghiêm túc, chuẩn bị lên lớp cách cẩn thận, có trách nhiệm trong giờ học (giờ dạy). Và quan trọng hơn hết là người giáo lý viên bày tỏ cho các em thấy được tâm tình tin kính (với Thiên Chúa) của mình qua cử chỉ, cung cách, sự trang nghiêm khi cầu nguyện, khi đọc lời Chúa, khi đi đứng trong nhà thờ…
5. Tạm kết :
“Mục tiêu tối hậu của toàn bộ giáo lý là đời sống thân tình và kết hợp với Chúa Giêsu-Kitô” . Do đó, việc dạy giáo lý không đơn giản như việc truyền giảng một kiến thức ở đời, mà là chiếu tỏa ánh sáng Đức Kitô. Hay nói cách khác, dạy giáo lý là huấn luyện đời sống thân tình với Đức Kitô là Đấng đang sống và hoạt động giữa loài người chúng ta hôm nay. Do đó, hởi người GLV, bạn phải gắn bó với Chúa Giêsu, lắngnghe và sống Lời của Ngài và qua việc gặp gỡ Ngài trong các bí tích. Thêm vào đó, bạnphải luôn ý thức mình là thành phần của Hội thánh, biết đồng cảm với Hội thánh để cùng chung chia niềm vui và nỗi ưu tư của Hội thánh. Một khi bạn đã ý thức được điều này, chắc hẳn bạn phải tích cực tham gia và góp phần vào những sinh hoạt của Giáo phận, Giáo xứ nơi bạn đang cư ngụ; mà cách cụ thể là bạn trở thành một Giáo lý viên. Có như thế, chúng ta mới sống được trọn vẹn ơn gọi của Bí tích Rửa tội và phát huy ân sủng của Bí tích Thêm Sức để dấn thân trong cánh đồng của Chúa. Khi thực hiện điều này là lúc người GLV đang hoàn thành ơn gọi của người tông đồ giáo dân trong tâm tình và sứ mạng của một Giáo lý viên đang sống trong xã hội hôm nay.
Lm Lê Văn La Vinh, OP