Chương ba: Các vấn đề tranh cãi
Sử dụng ba điều của Kinh Tin Kính, ta đã nói rõ những gì kết hợp ta trong tuyên xưng đức tin của ta đối với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Giờ đây, ta hãy xét tới các vấn đề mà ta phải thú nhận là còn khác biệt. Đồng thời, nguyên tắc “phẩm trật chân lý” (1) giúp ta đem lại cho các vấn đề này tư thế chúng xứng đáng; tư thế này tuy không đệ nhị đẳng nhưng nhất định đứng hàng thứ hai so với những điều kết hợp chúng ta. Vì đức tin có những trọng điểm phải coi là chính yếu bất cứ theo quan điểm nào; trong khi ấy, nó vẫn có những điểm được coi là ngoại vi hơn. Phẩm trật này cung cấp cho ta tiêu chuẩn để xác định ra các điểm còn phân rẽ và các điểm không phân rẽ ta nữa.
Trong việc xác định này, ta sẽ được hướng dẫn bởi giải đáp cho các vấn nạn sau đây: Trong giáo huấn Kitô giáo về Đức Maria, những yếu tố nào tạo ra sự nhất trí trong việc chấp nhận đức tin Kitô giáo? Và, ta có quyền bất đồng một cách hợp pháp về các yếu tố nào? Dưới điều kiện nào và trong tinh thần nào, một dị biệt có thể được chấp nhận (2)?
Các vấn nạn này bao gồm:
* Sự “cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi;
* Việc trọn đời đồng trinh của Đức Maria và ý nghĩa của kiểu nói “anh chị em của Chúa Giêsu” trong Tân Ước;
* Hai tín điều được Giáo Hội Công Giáo tuyên bố:Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu;
* Và sau cùng, việc cầu nguyện với Đức Maria
I. Việc “cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi và mối liên hệ giữa ơn thánh và tự do
Một trong các điểm bất đồng lớn về tín lý giữa người Thệ Phản và người Công Giáo về Đức Maria chắc chắn là chủ trương của Công Giáo cho rằng ngài “cộng tác” vào việc cứu rỗi nhân loại. Xác tín này xem ra đi ngược lại quan điểm chính của người Thệ Phản coi sự công chính hóa là nhờ đức tin vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất (Solus Christus), không cần đến việc làm tốt của ta. Sự khó khăn mà người Thệ Phản vốn có đối với Đức Maria càng làm sáng rõ một vấn đề hết sức nền tảng.
1. Xác tín của người Thệ Phản
Trong tâm trí người Thệ Phản, hạn từ “cộng tác” bị nghi ngờ vì chuyên chở ý niệm nếu không bình đẳng, thì ít nhất cũng hợp tác của những người ngang hàng vào việc cứu rỗi chúng ta. Dù sao, trong tiếng Anh, nó cũng có tiếp đầu ngữ “co”, cùng với. Nền thần học và việc sùng kính của người Thệ Phản cũng thấy trong hạn từ này một vai trò độc lập của Đức Maria, và ngay cả thế cạnh tranh giữa ngài và Chúa Kitô. Trong một đoạn văn thời danh, Karl Barth cực lực phản đối nền “thánh mẫu học” của Công Giáo mà ông kết án là “lạc giáo”. Điểm ông công kích hơn cả chính là việc hợp tác của Đức Maria:
“Mọi cố gắng biến con người của Đức Maria thành đối tượng chú ý đặc biệt, để dành cho ngài một vai trò độc lập, dù là tương đối, trong lịch sử cứu rỗi là tấn công vào mầu nhiệm mạc khải. Vì khi làm như thế, ta có khuynh hướng làm cho mầu nhiệm này lệ thuộc không những Thiên Chúa mà còn tùy thuộc cả người phàm và đặc tính tiếp nhận của họ nữa. Nhưng trong Tân Ước, tình thế hoàn toàn ngược hẳn lại… Tân Ước không biết tới bất cứ vinh quang nào “dội lại” (rebounds) trên con người phàm tiếp nhận ơn thánh cả…”(3).
Xa hơn chút nữa, cũng nhà thần học này viết:
“Vì là nữ tì của Chúa, Đức Maria đã nói những lời đáng ghi nhớ này: ‘Xin vâng… như lời ngài truyền!” và cũng trong tư cách một người đàn bà với tâm trí như thế, ngài đã trở thành “mẹ của Chúa” theo câu 43. Vì đoạn văn này, người ta không thể chủ trương rằng (tước hiệu) theotokos, Mẹ Thiên Chúa, của Công Đồng Êphêsô là không có căn bản Thánh Kinh. Nhưng liệu ngài có phải là mediatrix omnium gratiarum, đấng trung gian mọi ơn thánh, hay không? Hay là đấng coredemptrix, đấng đồng công cứu chuộc, hay không? Lại còn regina coeli, nữ vương thiên đàng, nữa? Làm thế nào người ta lại có thể xây dựng không biết bao nhiêu ý niệm, rõ ràng hết sức “quá trớn” này, lên câu fiat mihi, hãy làm cho tôi, và chức làm mẹ của Đức Maria?” (4).
Rồi khi người Công Giáo không ngừng cho rằng câu trả lời của Đức Maria “gồm cả việc cộng tác hoàn toàn với ‘ơn thánh vốn đi trước và trợ giúp của Chúa’ lẫn sự mở lòng hoàn toàn đón nhận hành động của Chúa Thánh Thần” (5), thì người Thệ Phản đặt câu hỏi: “Lời xin vâng của Đức Maria làm cho việc nhập thể thành khả hữu hay chính sắc chỉ ơn thánh Chúa làm cho lời xin vâng của Đức Maria thành khả hữu?”. Về điểm chủ yếu này, hai nhà thần học đã nói lên câu trả lời của Thệ Phản như sau:
Karl Barth: “Người ta không thể nghĩ tưởng ra một tính tiếp nhận nào, một trao đổi nào, một chuyển giao quyền lực nào, dù với sự dè dặt cẩn trọng tối đa. Vì đức tin không hề là một hành vi có tính hỗ tương, nhưng là một hành vi hệ ở việc từ bỏ bất cứ tính hỗ tương nào và việc nhìn nhận Đấng Cứu Chuộc duy nhất mà ngoài Người ra, ta không có ai khác chạy tới. Mạc khải và hòa giải dứt khoát chỉ có một chiều; chúng là công trình của Thiên Chúa một cách bất phân chia và hoàn toàn độc hữu” (6)
Jean Bosc: “Chỉ có sự vâng lời duy nhất có tính tích cực, đem lại cứu rỗi là sự vâng lời của chính Chúa Kitô trong nhân tính của Người. Chính Người mới dâng lên Thiên Chúa câu trả lời dứt khoát của nhân loại, cũng như Người là hồng ân của Thiên Chúa. Chắc chắn, trong sự vâng lời này, người ta có thể nói tới một đồng hình đồng dạng nào đó của tín hữu đối với Chúa Kitô. Nhưng làm sao có thể gợi ý xa xôi tới một sự cộng tác, vốn tự nó đã hoàn hảo và trọn vẹn trong Chúa Kitô rồi, về phía cả con người lẫn Thiên Chúa được? Ý niệm cộng tác này xem ra là nguồn gốc của một tác vụ muốn thiết lập ra một công trình nhân bản song song có tính bổ túc cho công trình của Chúa Giêsu Kitô, trong khi thực ra sự song song nhân bản này đã được chứa trong chính công trình của Người rồi” (7).
Nhưng trong một tác phẩm trước đó, Jean Bosc cũng đã đặt ra câu hỏi này: “Điều này có nghĩa ta phải ‘bác bỏ sự cần thiết của việc làm’ chăng? Không phải thế! Vì các việc làm này đều chỉ là hoa trái của ơn thánh tự mình đã đủ và đáp ứng đầy biết ơn của những con người nhân bản đối với hồng ân hoàn hảo từng được ban cho họ nơi Chúa Giêsu Kitô” (8).
2. Xác tín của Công Giáo
Trước nhất, cần nhìn nhận rằng đối diện với thách thức triệt để này, nhiều thần học gia Công Giáo đã đi theo một ngả đường nguy hiểm và góp phần vào việc sử dụng không thích đáng các hạn từ đồng công cứu chuộc và trung gian khi áp dụng vào Đức Maria. Xét cách khác quan, hạn từ “đồng công cứu chuộc” có khuyết điểm, vì nó gợi ý rằng vai trò của Đức Maria có cùng một trật tự như vai trò của Chúa Kitô. Công Đồng Vatican II đã từ bỏ hạn từ này một cách có ý thức; từ đó, trong các văn kiện chính thức (9), hạn từ này không còn tái xuất hiện nữa.
Kiểu nói “Đức Maria, Đấng Trung Gian” thì thực sự đã được sử dụng từ thời Trung Cổ. Dù Chúa Kitô là “Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người” (1Tm 2:5) theo nghĩa chính xác của từ ngữ, ta vẫn có thể nói rằng theo nghĩa phái sinh, ta là trung gian cho nhau “trong chừng mực Đấng Trung Gian duy nhất quyết định hành động qua các tín hữu, coi họ như dụng cụ hay máng chuyển” (10). Nhưng vì tước hiệu mediatrix này, trên thực tế, chỉ được áp dụng vào Đức Maria, một cách biệt lập hẳn với hiệp thông các thánh, một hiệp thông mà tất cả chúng ta đều có vai trò trung gian, nên người ta đã chồng chất lên nó đủ mọi hiểu lầm đáng kể (11). Đó là lý do tại sao phong trào đại kết đã lên tiếng yêu cầu người Công Giáo tránh hạn từ này và yêu cầu người Thệ Phản ghi nhớ rằng khi họ thấy hạn từ đó trong văn kiện chính thức của Công Giáo, thì các anh chị em của họ không hề đặt nghi vấn cho vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô.
Ấy thế nhưng hạn từ “cộng tác” thì vẫn còn được duy trì trong các văn kiện chính thức của Công Giáo như trong Chương VIII Hiến Chế “Lumen Gentium” (số 56), trong đó, ý hướng đại kết hết sức rõ ràng. Hạn từ này nói lên điều hết sức thân thiết đối với truyền thống Công Giáo, trong đó, người ta hiểu rằng khi một tạo vật nhân bản “cộng tác” thì điều này luôn có nghĩa là họ sử dụng đức tin, đức cậy và đức mến để “đáp ứng”. Do đó, không hề có sự trái ngược giữa “sự cộng tác” theo nghĩa Công Giáo ở đây và “sự đáp úng đầy biết ơn của những con người nhân bản trước hồng ân hoàn hảo” (Jean Bosc) từng được phía Thệ Phản xác quyết. Đối với câu hỏi nêu ở trên (12), Người Công Giáo có thể dùng đức tin của mình mà trả lời rằng kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa quả thực đã làm cho lời xin vâng của Đức Maria thành khả hữu nhờ ơn thánh và việc ban cho lời đáp ứng tự do này một chỗ đứng. Ngôn từ Công Giáo dĩ nhiên chưa khéo léo đủ để tránh được mọi hiều lầm về điểm này.
Khi Giáo Hội Công Giáo nói tới “sự cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi, giáo hội này không đặt sự “cộng tác” đó song song với sáng kiến của Đấng Cứu Thế và Cứu Chuộc. Nói theo ngôn từ bóng bẩy của hình ảnh, điều ấy không có ý nói Đức Maria thêm được phần trăm nào, dù tối thiểu bao nhiêu, vào công trình của Chúa Kitô. Sự cứu rỗi của ta trăm phần trăm là công trình của Thiên Chúa qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Đức Maria được đặt về phía những người được cứu rỗi và chỉ dám can thiệp nhờ ơn thánh mà ngài, giống như mọi tín hữu khác, từng tiếp nhận. Ngay khi sự cứu rỗi của ngài mang hình thức được gìn giữ khỏi tội, Đức Maria vẫn “được cứu chuộc” với cùng một tước hiệu như mỗi người chúng ta.
3. Hướng tới một hòa giải
Vì hạn từ “cộng tác” có đó và đang sống trong tâm não của cả đôi bên, nên ta không thể coi như nó không hiện hữu. Vì thế, ta sẽ cố gắng thanh tẩy và “hoán cải” nó, như thể “tái dựng nó” vậy. Có lẽ một ngày nào đó, một hạn từ khác sẽ xuất hiện trong cuộc đối thoại của ta, một hạn từ thoả đáng hơn đối với mọi người liên hệ, hy vọng tránh được mọi mập mờ lưỡng nghĩa.
Việc “cộng tác” của Đức Maria là hoa trái từ sáng kiến của Chúa Cha, Đấng đoái nhìn “phận hèn tôi tớ Người” (Lc 1:48). Nó cũng là hoa trái từ sự “kenosis” (tự hư vị hóa) của Chúa Con, Đấng đã “đổ hết mình ra… và hạ mình khiêm tốn” (Pl 2:7-8) để có thể giúp con người đáp trả. Sau cùng, nó là hoa trái từ hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng đã điều hướng tâm hồn Đức Maria để ngài vâng lời. Điều sẽ xẩy ra lúc ngài thưa xin vâng. Sự khiêm nhường của Đức Maria là hoa trái từ sự vâng lời của Chúa Con.
Về phần mình, Đức Maria cũng bước cùng một nhịp bước như thế: ngài muốn từ bỏ việc kiểm soát chính cuộc sống của ngài. Nhờ làm như thế, ngài đã trở thành hình ảnh cho bất cứ tín hữu nào biết từ bỏ việc yêu mình để bước vào mối liên hệ với Chúa Kitô. Luther từng viết rằng: Chúa Kitô “tự cung cấp cho mình một nàng dâu vinh hiển, không tì vết hay nếp nhăn; Người thanh tẩy nàng dâu của mình trong bể tắm lời hằng sống, nghĩa là, nhờ đức tin vào lời của Người, vào sự sống của Người, vào đức công chính của Người, vào ơn cứu rỗi của Người” (13). Nhà Cải Cách này sau đó nói tới mọi tín hữu rồi nói tới Đức Maria như sau:
“Kitô hữu phải nghĩ rằng ‘dù tôi là người bất xứng và bị kết án, Thiên Chúa của tôi vẫn đã ban cho tôi, trong Chúa Kitô, mọi kho tàng chính trực và cứu rỗi mà không cần bất cứ công phúc nào của tôi, hoàn toàn do lòng từ bi tinh tuyền và tự ý của Người, đến nỗi từ nay trở đi, tôi không cần gì khác ngoại trừ đức tin, tin rằng điều này đúng… Nhờ đức tin, tôi được dư đầy mọi điều tốt lành nơi Chúa Kitô’. Thế là từ đức tin, tuôn trào mọi yêu thương và hân hoan nơi Chúa, và từ yêu thương là một tâm trí vui tươi, đầy thiện chí và tự do sẵn sàng phục vụ anh em mình…
“Ta có một tấm gương tuyệt vời về đức tin ấy nơi Đức Diễm Phúc Maria. Như đã viết trong Luca 2 [:22], ngài được thanh tẩy theo phong tục của mọi phụ nữ, mặc dù ngài không bị trói buộc bởi luật lệ ấy và không cần được thanh tẩy… Ngài không cần được công chính hóa bởi việc này, nhưng dù công chính, ngài đã thực hành việc đó một cách tự ý và sẵn sàng. Các việc làm của ta cũng phải được thực hiện như vậy, không phải vì nhờ chúng ta nên công chính hóa, vì, tuy được công chính hóa trước đó nhờ đức tin, ta vẫn phải làm mọi sự một cách tự ý và hân hoan vì người khác” (14).
Đức Maria là người được chọn trước nhất để làm mẹ của Chúa: chữ “chọn” ở đây chỉ quyền ưu tiên tuyệt đối của Thiên Chúa. Chính vì Đức Maria từng đã được một mình ơn thánh công chính hóa và công chính hóa trong đức tin, nên ngài được liên kết với việc làm của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô. Sự “cộng tác” của ngài có một không hai nếu xét tới bản chất việc ngài làm, vì ngài là mẹ Chúa Giêsu và là người dưỡng dục Người. Ngài “cộng tác” vào biến cố cứu rỗi độc nhất và phổ quát. Nhưng theo quan điểm cơ cấu hay tư thế của ngài, việc “cộng tác” của ngài không khác gì sự cộng tác của mọi người từng được ơn thánh công chính hóa. Trong toàn bộ tính của nó, nó quả là hoa trái từ ơn thánh Chúa. Há sau này, Thánh Augustinô đã chẳng từng viết rằng: “Khi Thiên Chúa tưởng thưởng các công phúc của ta, thì thực sự Người chỉ tưởng thưởng chính các hồng phúc của Người mà thôi”? (15). Như thế, tự do có thể trở thành nguồn cho việc làm để bày tỏ ơn cứu rỗi đang sống thực trong hiệp thông các thánh. Theo ngôn ngữ Công Giáo, ta có thể nói: các việc làm này hoàn toàn là hồng phúc của Thiên Chúa và cùng một lúc cũng hoàn toàn là việc làm từ tự do có ơn thánh của con người nhân bản. Như thế, ta có thể nói tới một hành động của Đức Maria, độc lập với hành động của Chúa Kitô. Sự “cộng tác” của ngài không thêm vào hành động của Thiên Chúa và, vì nó là hoa trái từ các hồng phúc của Thiên Chúa, nên nó không đi trệch ra khỏi quyền tối thượng của Chúa Kitô (16)
Đức Maria cũng đã hiện diện dưới chân thánh giá. Ngài không cộng tác vào lễ hy sinh vô song mà chỉ một mình Chúa Giêsu dâng hiến. Thánh Ambrôsiô nhắc nhở ta rằng: “Trong việc cứu rỗi mọi người chúng ta, Chúa Giêsu không cần bất cứ sự giúp đỡ nào” (17). Ấy thế nhưng “Đức Maria đã trung thành gìn giữ sự kết hợp của ngài với Con Trai của mình cả tới thánh giá; chính dưới chân thánh giá ấy (chắc chắn đây là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa), ngài đã nghiêm đứng (xem Ga 19:25) để chia sẻ nỗi đau đớn của Con Trai mình và kết hợp trái tim làm mẹ của ngài với lễ hy sinh của Con” (18). Ngài đã đáp trả với trọn sự tự do mà đức tin đã đưa lại cho ngài bằng cách chấp nhận việc mất người Con tên Giêsu và vui lòng đón nhận môn đệ yêu quí làm con.
Đức Maria là gương sáng cho mọi người được cứu rỗi. Sự cứu rỗi này hệ ở một mối tương quan: sẽ không có cứu rỗi nếu mối tương quan này không được chấp nhận, nếu nó không thoả mãn một đáp trả tạ ơn. Thụ động tính trước mặt ơn thánh, việc đức tin để ơn thánh mặc tình đánh động, tất cả những điều này đều là nguồn phát sinh ra một hành động mới; tính tiếp nhận đã trở thành sự vâng lời (19). Sự ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần đã trở nên một sức mạnh tác hoạt. Thụ động tính không bao giờ là toàn vẹn cả; trong giây phút thứ hai, tính tiếp nhận sẽ trở nên tác hoạt. Tuy nhiên, mọi đáp trả đều cùng một lúc là công trình của ơn thánh Chúa lẫn công trình của tự do nhân bản được hành động của ơn thánh đánh động. Điều duy nhất hoàn toàn thuộc con người nhân bản chỉ là việc họ từ khước ơn thánh.
Alexander Vinet, một nhà thần học Thệ Phản, đã tuyệt diệu nói lên tất cả những điều trên ở thế kỷ 19:
“Ta không nói: ‘hãy làm việc, mặc dù chính Thiên Chúa sản xuất nơi bạn cả ý chí lẫn việc làm’; đúng hơn, ta sẽ cùng Thánh Tông Đồ nói rằng: ‘hãy làm việc, vì Thiên Chúa đã sản xuất nơi bạn cả ý chí tự do lẫn việc làm” (Pl 2:12-13). Người ta từng nói rằng đức khôn ngoan của Kitô Giáo phải ngồi im như thể Thiên Chúa đang làm mọi việc, nhưng phải hành động như thể Người đang không làm gì cả. Tốt hơn, ta nên nói rằng Người đang làm mọi sự. Người dựng nên ta để hành động; Người dựng trong ta ý chí để hành động; qua ta, Người làm mọi việc ta đang làm, nhưng Người làm thế qua ta và không muốn làm cách khác” (20).
Nhưng ở đây, ta cần có sự phân biệt: chấp nhận không phải là một công việc. Người chấp nhận một quà phúc không giữ vai trò nào trong sáng kiến đưa ra quà phúc. Nhưng đàng khác, quà phúc chỉ là quà phúc nếu nó được tiếp nhận. Nói cho ngay, sẽ không có quà phúc nào nếu người được dự định nhận không nhận quà phúc ấy; nếu họ không nhận, thì ta mới chỉ có đề nghị tặng quà mà thôi. Theo một nghĩa nào đó, người cho cần có người nhận nếu muốn có việc cho. Quà phúc là một loại lời mời của người cho ngỏ với người nhận. Lời đáp trả đối với quà phúc là một phần của quà phúc vậy.
Hồng phúc của Thiên Chúa, là chính Chúa Giêsu, cũng theo luật tự do chấp nhận ấy: “Bao nhiêu lần Ta từng muốn tụ tập con cái ngươi lại như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, nhưng ngươi đâu có sẵn lòng!” (Mt 23:37). Thánh Augustinô sau này phát biểu cách khác: “Đấng dựng nên bạn không cần đến bạn, nhưng không thể cứu bạn mà không có bạn” (21).
Các tư tưởng trên thích hợp hoàn toàn với luận lý của Thánh Phaolô về công chính hóa nhờ đức tin và của đức tin, là việc thực hiện được bằng đức ái (Gl 5:6). Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu không ngần ngại nói rằng: “Đức tin của con đã cứu con” (Mt 9:22; Mc 5:34; 10:52; Lc 7:50; 8:48; 17:19), qua đó, đã gán cho đức tin điều vốn là công trình của ơn thánh. Như thế, ta không bao giờ nên trở thành nạn nhân của thứ luận lý đua tranh, vì điều được thừa nhận là của Chúa không hề loại bỏ điều được coi là nhân bản; điều được ban cho con người nhân bản không bao giờ bị lấy đi khỏi Thiên Chúa. Điều đã đúng với đức tin của mọi tín hữu thì cũng đúng với đức tin của Ápraham và đức tin của Đức Maria.
Đây chính là nghịch lý của giao ước: nó đơn phương về phía Thiên Chúa nhưng đã trở nên song phương nếu muốn hữu hiệu. Giao ước hiện hữu trước đáp trả, và sự từ khước nó không hề làm tan biến kế hoạch của Thiên Chúa. Trước chúng ta, lời xin vâng đối với nó đã được Thiên Chúa và Đức Kitô nói lên: “Khi bước vào thế gian, Chúa Kitô đã từng nói: ‘Chúa đã không ưa hy lễ và hiến lễ, nhưng đã chuẩn bị cho Con một thân thể… Nên Con xin thưa: ‘Lạy Thiên Chúa, này Con đến để làm theo thánh ý Cha’” (Dt 10:5-7, trích Tv 40: 7-9 Bản Bẩy Mươi). Đàng khác, điều quan trọng là đến lượt ta, ta phải nói lên lời xin vâng một cách trọn vẹn. Kitô Giáo bác bỏ ý niệm về một Thiên Chúa đơn độc. Người đã tạo dựng nên con người hiện hữu, và con người nhân bản khiến Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa của giao ước. Thiên Chúa muốn ban cho Đấng Kitô của Người một cuộc hiện sinh trong xác phàm nhờ lời xin vâng của Đức Maria.
Tưởng cũng cần phân biệt giữa yếu tố của một “cộng tác” đóng vai trò vào giây phút độc đáo và chói sáng của công chính hóa và yếu tố chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của người được công chính hóa.
Ở giai đoạn thứ nhất, việc chấp nhận sự công chính hóa là một “đáp trả”. Nhưng ở giởi đoạn thứ hai, giai đoạn mà truyền thống Thệ Phản thích gọi là giai đoạn thánh hóa hơn, một khả thể mới đã được ban cho người được công chính hóa. Thánh Phaolô nói về ta như người thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Chúa Kitô, và ơn thánh là vẻ đẹp sáng ngời trong mọi hành động của con cái Thiên Chúa (xem 2Cor 3:18).
Chữ đáp trả gợi ta nhớ tới chữ trách nhiệm (trong tiếng Anh lần lượt là response và responsibility). Vì Chúa Kitô muốn cứu rỗi ta như là một cơ thể duy nhất sống động trong hiệp thông và liên đới, nên Người ban cho ta quyền được giúp đỡ lẫn nhau trên hành trình về nước trời. Quyền này là một yếu tố trong chức linh mục của mọi người đã được rửa tội, là chức biến ta, nhờ sự tham dự vào mầu nhiệm Chúa Kitô, trở thành tiên tri, tư tế và vương đế (xem 1Pr 2:9). Vì chúng ta là như thế, nên ơn thánh đã giúp ta khả năng tham dự vào ơn cứu chuộc mà một mình Chúa Kitô đem đến. Những ai sống trong Chúa Kitô đều có khả năng “cộng tác” trong công trình cứu rỗi trần gian qua việc đáp trả bằng trọn cả cuộc sống của họ, sự cầu bầu của họ, sự đau khổ được tình yêu dâng lên của họ, và mọi việc làm được thực hiện trong đức tin (22). Các từ ngữ thường hay bị hiểu lầm trong Thư Côlôxê 1:24 cho thấy rõ: “cộng tác” không hề đặt nghi vấn cho tính duy nhất nơi hành động cứu chuộc của Chúa Kitô: “Tôi hoàn tất trong thân xác tôi điều còn thiếu trong đau khổ của Chúa Kitô vì phần ích của thân thể Người là giáo hội”. Như chính Luther từng viết, ta có thể trở nên Chúa Kitô vì người khác (23).
Một điển hình của sự “cộng tác” mới mẻ từng được ơn công chính hóa làm thành khả hữu này là sự cộng tác của các thừa tác viên. Bằng chính lời của mình, Thánh Phaolô đã xây dựng giáo hội: ngài quả có “cộng tác”. Tuy nhiên, ngài làm thế bắt đầu bằng lời xin vâng được ngài nói lên trong đức tin và được Chúa Thánh Thần làm cho khả hữu. Ngài dám nói về ngài và các bạn đồng hành như sau: “Chúng tôi là những người cộng tác (synergoi) của Thiên Chúa” (1Cor 3:8). Việc “cộng tác” này mô tả hành động của tôi tớ Ông Chủ, Đấng một mình là “người hành động”. Dựa vào nền tảng Thánh Kinh này, hạn từ “synergy” (hiệp lực) đã trở thành truyền thống tại Phương Đông.
Cũng thế, sự “cộng tác” của Đức Maria là việc phục dịch để thực thi sự cứu rỗi. Nó được đối tượng của nó đặt tách ra, vì trong hoàn cảnh của ngài, trong ơn thánh và nhờ đức tin, Đức Trinh Nữ đóng một vài trò độc đáo chủ yếu trong việc sinh và trong cái chết của Chúa Giêsu. Đức Maria cộng tác nhờ sự đáp trả bằng đức tin của ngài, như mọi con người được công chính hóa khác, nhờ sự vâng lời của ngài, việc làm mẹ của ngài và mọi hành động trong tư cách “nữ tì” của ngài, trong đó, có hành động ngài can thiệp tại Cana.
Cuộc tranh luận về Đức Maria này chắc chắn dẫn ta trở lại với cuộc tranh luận bao hàm hơn nhiều, như K. Barth đã thấy rất rõ, tức cuộc tranh luận về các hậu quả của sự công chính hóa nhờ đức tin nơi con người nhân bản, và về khả năng “cộng tác” của con người nhờ ơn thánh và đức tin vào chính sự cứu rỗi của họ. Đây cũng chính là vấn đề phát sinh từ việc “cộng tác” của giáo hội (24).
Cho nên (25), “dù quan điểm về hòa giải được đưa ra ở đây chủ yếu liên quan tới vai trò của Đức Maria trong nhiệm cục cứu rỗi, chúng tôi vẫn nghĩ rằng ta có thể áp dụng nó một cách rộng rãi hơn để phát huy các cuộc đối thoại của chúng ta trong giáo hội” (26).
Ghi chú
(1) Về nghĩa của chữ này, xin xem chú thích số 38 dưới đây.
(2) Năm 1992, ủy ban đối thoại Luthêrô-Công Giáo tại Mỹ có công bố tài liệu The One Mediator, the Saints, and Mary. Lutherans and Catholics in Dialogue VIII dưới sự chủ biên của H. George Anderson, J. Francis Stafford, và Joseph A. Burgess (Minneapolis: Augsburg). Tài liệu này cho hay: “Mục tiêu của đối thoại đại kết không phải để loại bỏ mọi dị biệt, mà là để chắc chắn rằng các dị biệt còn lại phù hợp với sự đồng thuận căn bản trong đức tin tông truyền, và do đó, hợp pháp hay ít ra cũng khoan dung được. Hòa giải là một diễn trình công nhận nhiều mức độ khác nhau, dẫn tới việc hiệp thông trọn vẹn trong đức tin, trong việc thờ phượng có tính bí tích, và trong sinh hoạt có cơ cấu của giáo hội. Do đó, điều quan trọng là phải nắm chắc các dị biệt này ảnh hưởng ra sao… đối với thứ hiệp thông vừa trình bầy” (số 90). Ta sẽ nhắc tới tài liệu này nhiều lần nữa. Nó tuy độc lập với công trình của Nhóm Dombes nhưng đồng qui với công trình này. [Bản văn tài liệu này cũng thấy trong cuốn Growing Consensus. Church Dialogues in the United States, 1962-1991, do J.A. Burgess và J. Gors chủ biên (New York: Paulist Press, 1995) 374-451.
(3) K. Barth, Kirchliche Dogmatik I, 2 #15 (Zurich: EBZ, 1939, tr.154). Như thế, bản tiếng Đức có trước việc định nghĩa Mông Triệu.
(4) Vừa dẫn, IV, 3, 2 #71 (Zurich:EBZ, 1939, tr. 691).
(5) Đức Gioan Phaolô II, TĐ Redemptoris Mater (25 Tháng 3, 1987) số 13.
(6) K. Barth, Kirchliche Dogmatik I, 2 #15 (Zurich: EBZ, 1939, tr.160)
(7) Jean Bosc, “La Constitution Lumen Gentium” trong Vatican II, Points de vue protestant (Paris: Cerf, 1967) số 64, tr. 44.
(8) Jean Bosc, Le dialogue catholique-protestant (Paris: La Palatine, 1960) 49.
(9) Một ủy ban mới đây, do Tòa Thánh thiết lập để trả lời một số lời yêu cầu công bố các tước hiệu mới cho Đức Maria, đã phát biểu như sau: “Ta không nên từ bỏ đường hướng thần học của Vatican II, một đường hướng không muốn công bố bất cứ tước hiệu nào trong số này… Hạn từ “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc” vốn không được các văn kiện quan trọng sử dụng trong giáo huấn của các đức giáo hoàng, kể từ thời Đức Piô XII. Đã có nhiều chứng từ cho thấy thực sự vị giáo hoàng này đã cố ý tránh việc sử dụng hạn từ này… Sau cùng, các nhà thần học, nhất là các nhà thần học không Công Giáo, tỏ ra khá nhậy cảm trước các khó khăn đại kết rất có thể do việc công bố các tước hiệu này gây ra”.
Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Thánh Mẫu lên tiếng về lời phát biểu trên như sau: “Câu đáp của Ủy Ban, tuy cố ý vắn vỏi, nhưng là câu đáp nhất tề của Ủy Ban và chỉ nhằm điểm này: từ bỏ đường hướng của Công Đồng Vatican II để hướng tới việc công bố tín điều mới là điều không thích đáng”. Hàn Lâm Viện còn tỏ ra ngạc nhiên trước lời yêu cầu công bố thành tín điều “một tước hiệu mà huấn quyền rất dè dặt và tránh né một cách có hệ thống” (DC số 2164 [1997] 693, 694 và 696).
(10) The One Mediator, the Saints, and Mary, số 56.
(11) Vừa dẫn, số 70: “Cả hai [giáo hội chúng ta] đều nhất trí về tư cách trung gian duy nhất của Chúa Kitô (solus Christus) và sự công chính hóa dành cho người có tội (sola gratia) do Chúa Kitô đem lại; hai giáo hội sử dụng học lý này làm ‘tiêu chuẩn ấn định sự chân chính” của các thực hành liên quan tới các thánh và Đức Maria. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào khẳng định được tư cách trung gian duy nhất của Chúa Kitô mà mọi ‘việc trung gian’ trong Giáo Hội của Người không những không đi trệch ra ngoài mà còn thông truyền và triển dương tư cách trung gian duy nhất này nữa”.
(12) Xem Chương 3, I, 1 trên đây (về sự cộng tách của Đức Maria).
(13) Xem Eph 5:25-27. Câu của Thánh Phaolô nói về giáo hội; Luther áp dụng câu ấy vào các tín hữu và vào Đức Maria trong khảo luận The Freedom of a Christian, Martin Luther: Selection from His Writings do J. Dillenberger hiệu đính (New York, 1962) 60.
(14) Vừa dẫn, 75-77.
(15) Thánh Augustinô, Thư 195, 5, 19 (PL 33, 880). Đoạn này đã trở thành một phần trong kinh tiền tụng đầu tiên lễ Các Thánh trong phụng vụ Công Giáo. Cũng nên xem Tự Thuật của ngài, 9, 13, 14 (BA 14, 134); Các Bài Giảng về Phúc Âm Gioan 3, 10 (BA 71, 229).
(16) Xem The One Mediator, the Saints, and Mary, số 60: “Trong giáo huấn Công Giáo, sự cộng tác của Đức Maria và các vị khác hàm nghĩa: từ thuở đời đời, Chúa Cha đã quyết định cứu rỗi vì công nghiệp Chúa Kitô và bằng cách có sự can dự tự do của con người…. Các điển hình can dự hay cộng tác này… hữu hiệu vì (a) Chúa Cha ban ơn cứu rỗi trong Chúa Thánh Thần chỉ là nhờ một mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi; (b) sự hữu hiệu của Đấng Trung Gian duy nhất này lớn lao đến nỗi các môn đệ cũng có thể dự phần một cách tự do và tích cực vào công trình cứu rỗi này”.
(17) Thánh Ambrôsiô Thành Milan, Về Tin Mừng Thánh Luca 10, 132 (SC 52, 200).
(18) Vatican II, Lumen Gentium, số 58.
(19) Xem Luther, The Freedom of a Christian: “Khi việc thờ phượng chân thực đối với Thiên Chúa được thực hiện, thì linh hồn đồng thuận với ý chí của họ. Rồi linh hồn hiển dương thánh danh của Người và tự trao phó để Chúa hoàn toàn muốn xử trí nó ra sao tùy thích, vì một khi bám chắc vào lời Chúa hứa, linh hồn nào còn hoài nghi chi việc Đấng vốn chân thực, công chính và khôn ngoan sẽ làm, sẽ vứt bỏ và cung cấp mọi sự một cách tốt đẹp. “Há một linh hồn như thế lại không nhờ đức tin của mình mà hết lòng vâng theo Thiên Chúa trong mọi sự hay sao? Còn có điều răn nào mà đức vâng lời như thế lại không hoàn toàn chu toàn cho được? Còn có chu toàn nào hoàn toàn hơn là đức vâng lời trong mọi sự? Tuy nhiên, đức vâng lời này không có được là do việc làm mà chỉ do đức tin mà thôi” (Dilleberger, 59).
(20) Alexandre Vinet, Homilétique, ou Théorie de la prédication (Paris: 1853) 27-8.
(21) Thánh Augustinô, Bài Giảng 169, 11, 13.
(22) The One Mediator, the Saints, and Mary số 61: “Vai trò cộng tác được Chúa Giêsu Kitô ban cho các môn đệ trên trần gian qua mọi thế kỷ là hoa trái của việc làm trung gian của Người và góp phần vào việc lãnh nhận ơn thánh nơi người khác cũng do Người làm trung gian”.
(23) Xem Luther, The Freedom of a Christian: “Bởi thế, tại sao tôi lại không nên tự do, hân hoan, với cả tâm hồn và ý chí mau mắn làm tất cả những gì tôi biết là đáng hài lòng và đáng chấp nhận đối với một người Cha vốn dư ban cho tôi thật nhiều châu báu không thể nào ước lượng được như thế hay sao? Cho nên, tôi sẽ hiến mình cho người lân cận như một Đấng Kitô, ý hệt như Chúa Kitô đã hiến mình cho tôi… “Do đó, như Cha trên trời của ta đã tự ý đến cứu giúp ta trong Chúa Kitô thế nào, ta cũng phải tự ý giúp đỡ người lân cận ta bằng chính thân xác ta và việc làm của nó, và mỗi người chúng ta hãy trở nên như thể một Đấng Kitô cho người khác… Ta hoàn toàn không biết gì về chính danh xưng của mình và không biết tại sao ta lại là Kitô hữu hay tại sao ta mang danh Kitô hữu. Dĩ nhiên, ta được gọi theo tên của Chúa Kitô, không phải vì Người xa vắng ta, mà chính vì Người ở trong ta, nghĩa là, vì ta tin nơi Người và ta là Đấng Kitô lẫn cho nhau và làm cho người lân cận mọi điều như Chúa Kitô đã làm cho ta” (Dillinger, 75-76).
(24) Nên đọc điều Alexandre Vinet viết về giáo hội: “Giáo hội không tự mình làm điều gì hết, nhưng qua Người, giáo hội làm mọi sự Người từng làm trên trần gian. Giáo hội tiếp tục việc làm của Người, nhưng làm qua Người và cho Người. Giáo Hội là toàn diện nhiệm thể, không phải chỉ có đầu” (trong Le fidèle achevant la souffrance du Christ. Fragment d’un discours de M. Vinet [Lausanne, 1848] 5).
(25) Xem các kết luận về điểm này trong phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của Công Giáo và của Thệ Phản.
(26) Thí dụ, xem lời tuyên bố của Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo - Thệ Phản Pháp: “Giáo Hội có khả năng cho đi chỉ vì trước nhất giáo hội đã lãnh nhận. Nó chỉ có thể là người hòa giải vì đã được hòa giải trước đó. Giáo hội luôn là người trước nhất thụ động tiếp nhận ơn thánh của Thiên Chúa. Mọi sự giáo hội làm đều qui chiếu trở lại nguồn cội vốn không thuộc về giáo hội này và với nguồn cội ấy, giáo hội phải thật trong sáng… Cho nên, sự khác nhau giữa chúng ta liên quan tới sự kiện này: giáo hội là dụng cụ thông truyền ơn cứu rỗi, nhưng về bản chất của tính dụng cụ này, có phải giáo hội được thánh hóa đến độ tự mình trở thành một chủ thể thánh hóa hay không? (Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo-Thệ Phản Tại Pháp, Đồng Thuận Đại Kết và Dị Biệt Căn Bản [Paris: Centurion, 1987] số ii, các tr.19-20).
Sử dụng ba điều của Kinh Tin Kính, ta đã nói rõ những gì kết hợp ta trong tuyên xưng đức tin của ta đối với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Giờ đây, ta hãy xét tới các vấn đề mà ta phải thú nhận là còn khác biệt. Đồng thời, nguyên tắc “phẩm trật chân lý” (1) giúp ta đem lại cho các vấn đề này tư thế chúng xứng đáng; tư thế này tuy không đệ nhị đẳng nhưng nhất định đứng hàng thứ hai so với những điều kết hợp chúng ta. Vì đức tin có những trọng điểm phải coi là chính yếu bất cứ theo quan điểm nào; trong khi ấy, nó vẫn có những điểm được coi là ngoại vi hơn. Phẩm trật này cung cấp cho ta tiêu chuẩn để xác định ra các điểm còn phân rẽ và các điểm không phân rẽ ta nữa.
Trong việc xác định này, ta sẽ được hướng dẫn bởi giải đáp cho các vấn nạn sau đây: Trong giáo huấn Kitô giáo về Đức Maria, những yếu tố nào tạo ra sự nhất trí trong việc chấp nhận đức tin Kitô giáo? Và, ta có quyền bất đồng một cách hợp pháp về các yếu tố nào? Dưới điều kiện nào và trong tinh thần nào, một dị biệt có thể được chấp nhận (2)?
Các vấn nạn này bao gồm:
* Sự “cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi;
* Việc trọn đời đồng trinh của Đức Maria và ý nghĩa của kiểu nói “anh chị em của Chúa Giêsu” trong Tân Ước;
* Hai tín điều được Giáo Hội Công Giáo tuyên bố:Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu;
* Và sau cùng, việc cầu nguyện với Đức Maria
I. Việc “cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi và mối liên hệ giữa ơn thánh và tự do
Một trong các điểm bất đồng lớn về tín lý giữa người Thệ Phản và người Công Giáo về Đức Maria chắc chắn là chủ trương của Công Giáo cho rằng ngài “cộng tác” vào việc cứu rỗi nhân loại. Xác tín này xem ra đi ngược lại quan điểm chính của người Thệ Phản coi sự công chính hóa là nhờ đức tin vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất (Solus Christus), không cần đến việc làm tốt của ta. Sự khó khăn mà người Thệ Phản vốn có đối với Đức Maria càng làm sáng rõ một vấn đề hết sức nền tảng.
1. Xác tín của người Thệ Phản
Trong tâm trí người Thệ Phản, hạn từ “cộng tác” bị nghi ngờ vì chuyên chở ý niệm nếu không bình đẳng, thì ít nhất cũng hợp tác của những người ngang hàng vào việc cứu rỗi chúng ta. Dù sao, trong tiếng Anh, nó cũng có tiếp đầu ngữ “co”, cùng với. Nền thần học và việc sùng kính của người Thệ Phản cũng thấy trong hạn từ này một vai trò độc lập của Đức Maria, và ngay cả thế cạnh tranh giữa ngài và Chúa Kitô. Trong một đoạn văn thời danh, Karl Barth cực lực phản đối nền “thánh mẫu học” của Công Giáo mà ông kết án là “lạc giáo”. Điểm ông công kích hơn cả chính là việc hợp tác của Đức Maria:
“Mọi cố gắng biến con người của Đức Maria thành đối tượng chú ý đặc biệt, để dành cho ngài một vai trò độc lập, dù là tương đối, trong lịch sử cứu rỗi là tấn công vào mầu nhiệm mạc khải. Vì khi làm như thế, ta có khuynh hướng làm cho mầu nhiệm này lệ thuộc không những Thiên Chúa mà còn tùy thuộc cả người phàm và đặc tính tiếp nhận của họ nữa. Nhưng trong Tân Ước, tình thế hoàn toàn ngược hẳn lại… Tân Ước không biết tới bất cứ vinh quang nào “dội lại” (rebounds) trên con người phàm tiếp nhận ơn thánh cả…”(3).
Xa hơn chút nữa, cũng nhà thần học này viết:
“Vì là nữ tì của Chúa, Đức Maria đã nói những lời đáng ghi nhớ này: ‘Xin vâng… như lời ngài truyền!” và cũng trong tư cách một người đàn bà với tâm trí như thế, ngài đã trở thành “mẹ của Chúa” theo câu 43. Vì đoạn văn này, người ta không thể chủ trương rằng (tước hiệu) theotokos, Mẹ Thiên Chúa, của Công Đồng Êphêsô là không có căn bản Thánh Kinh. Nhưng liệu ngài có phải là mediatrix omnium gratiarum, đấng trung gian mọi ơn thánh, hay không? Hay là đấng coredemptrix, đấng đồng công cứu chuộc, hay không? Lại còn regina coeli, nữ vương thiên đàng, nữa? Làm thế nào người ta lại có thể xây dựng không biết bao nhiêu ý niệm, rõ ràng hết sức “quá trớn” này, lên câu fiat mihi, hãy làm cho tôi, và chức làm mẹ của Đức Maria?” (4).
Rồi khi người Công Giáo không ngừng cho rằng câu trả lời của Đức Maria “gồm cả việc cộng tác hoàn toàn với ‘ơn thánh vốn đi trước và trợ giúp của Chúa’ lẫn sự mở lòng hoàn toàn đón nhận hành động của Chúa Thánh Thần” (5), thì người Thệ Phản đặt câu hỏi: “Lời xin vâng của Đức Maria làm cho việc nhập thể thành khả hữu hay chính sắc chỉ ơn thánh Chúa làm cho lời xin vâng của Đức Maria thành khả hữu?”. Về điểm chủ yếu này, hai nhà thần học đã nói lên câu trả lời của Thệ Phản như sau:
Karl Barth: “Người ta không thể nghĩ tưởng ra một tính tiếp nhận nào, một trao đổi nào, một chuyển giao quyền lực nào, dù với sự dè dặt cẩn trọng tối đa. Vì đức tin không hề là một hành vi có tính hỗ tương, nhưng là một hành vi hệ ở việc từ bỏ bất cứ tính hỗ tương nào và việc nhìn nhận Đấng Cứu Chuộc duy nhất mà ngoài Người ra, ta không có ai khác chạy tới. Mạc khải và hòa giải dứt khoát chỉ có một chiều; chúng là công trình của Thiên Chúa một cách bất phân chia và hoàn toàn độc hữu” (6)
Jean Bosc: “Chỉ có sự vâng lời duy nhất có tính tích cực, đem lại cứu rỗi là sự vâng lời của chính Chúa Kitô trong nhân tính của Người. Chính Người mới dâng lên Thiên Chúa câu trả lời dứt khoát của nhân loại, cũng như Người là hồng ân của Thiên Chúa. Chắc chắn, trong sự vâng lời này, người ta có thể nói tới một đồng hình đồng dạng nào đó của tín hữu đối với Chúa Kitô. Nhưng làm sao có thể gợi ý xa xôi tới một sự cộng tác, vốn tự nó đã hoàn hảo và trọn vẹn trong Chúa Kitô rồi, về phía cả con người lẫn Thiên Chúa được? Ý niệm cộng tác này xem ra là nguồn gốc của một tác vụ muốn thiết lập ra một công trình nhân bản song song có tính bổ túc cho công trình của Chúa Giêsu Kitô, trong khi thực ra sự song song nhân bản này đã được chứa trong chính công trình của Người rồi” (7).
Nhưng trong một tác phẩm trước đó, Jean Bosc cũng đã đặt ra câu hỏi này: “Điều này có nghĩa ta phải ‘bác bỏ sự cần thiết của việc làm’ chăng? Không phải thế! Vì các việc làm này đều chỉ là hoa trái của ơn thánh tự mình đã đủ và đáp ứng đầy biết ơn của những con người nhân bản đối với hồng ân hoàn hảo từng được ban cho họ nơi Chúa Giêsu Kitô” (8).
2. Xác tín của Công Giáo
Trước nhất, cần nhìn nhận rằng đối diện với thách thức triệt để này, nhiều thần học gia Công Giáo đã đi theo một ngả đường nguy hiểm và góp phần vào việc sử dụng không thích đáng các hạn từ đồng công cứu chuộc và trung gian khi áp dụng vào Đức Maria. Xét cách khác quan, hạn từ “đồng công cứu chuộc” có khuyết điểm, vì nó gợi ý rằng vai trò của Đức Maria có cùng một trật tự như vai trò của Chúa Kitô. Công Đồng Vatican II đã từ bỏ hạn từ này một cách có ý thức; từ đó, trong các văn kiện chính thức (9), hạn từ này không còn tái xuất hiện nữa.
Kiểu nói “Đức Maria, Đấng Trung Gian” thì thực sự đã được sử dụng từ thời Trung Cổ. Dù Chúa Kitô là “Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người” (1Tm 2:5) theo nghĩa chính xác của từ ngữ, ta vẫn có thể nói rằng theo nghĩa phái sinh, ta là trung gian cho nhau “trong chừng mực Đấng Trung Gian duy nhất quyết định hành động qua các tín hữu, coi họ như dụng cụ hay máng chuyển” (10). Nhưng vì tước hiệu mediatrix này, trên thực tế, chỉ được áp dụng vào Đức Maria, một cách biệt lập hẳn với hiệp thông các thánh, một hiệp thông mà tất cả chúng ta đều có vai trò trung gian, nên người ta đã chồng chất lên nó đủ mọi hiểu lầm đáng kể (11). Đó là lý do tại sao phong trào đại kết đã lên tiếng yêu cầu người Công Giáo tránh hạn từ này và yêu cầu người Thệ Phản ghi nhớ rằng khi họ thấy hạn từ đó trong văn kiện chính thức của Công Giáo, thì các anh chị em của họ không hề đặt nghi vấn cho vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô.
Ấy thế nhưng hạn từ “cộng tác” thì vẫn còn được duy trì trong các văn kiện chính thức của Công Giáo như trong Chương VIII Hiến Chế “Lumen Gentium” (số 56), trong đó, ý hướng đại kết hết sức rõ ràng. Hạn từ này nói lên điều hết sức thân thiết đối với truyền thống Công Giáo, trong đó, người ta hiểu rằng khi một tạo vật nhân bản “cộng tác” thì điều này luôn có nghĩa là họ sử dụng đức tin, đức cậy và đức mến để “đáp ứng”. Do đó, không hề có sự trái ngược giữa “sự cộng tác” theo nghĩa Công Giáo ở đây và “sự đáp úng đầy biết ơn của những con người nhân bản trước hồng ân hoàn hảo” (Jean Bosc) từng được phía Thệ Phản xác quyết. Đối với câu hỏi nêu ở trên (12), Người Công Giáo có thể dùng đức tin của mình mà trả lời rằng kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa quả thực đã làm cho lời xin vâng của Đức Maria thành khả hữu nhờ ơn thánh và việc ban cho lời đáp ứng tự do này một chỗ đứng. Ngôn từ Công Giáo dĩ nhiên chưa khéo léo đủ để tránh được mọi hiều lầm về điểm này.
Khi Giáo Hội Công Giáo nói tới “sự cộng tác” của Đức Maria vào công trình cứu rỗi, giáo hội này không đặt sự “cộng tác” đó song song với sáng kiến của Đấng Cứu Thế và Cứu Chuộc. Nói theo ngôn từ bóng bẩy của hình ảnh, điều ấy không có ý nói Đức Maria thêm được phần trăm nào, dù tối thiểu bao nhiêu, vào công trình của Chúa Kitô. Sự cứu rỗi của ta trăm phần trăm là công trình của Thiên Chúa qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Đức Maria được đặt về phía những người được cứu rỗi và chỉ dám can thiệp nhờ ơn thánh mà ngài, giống như mọi tín hữu khác, từng tiếp nhận. Ngay khi sự cứu rỗi của ngài mang hình thức được gìn giữ khỏi tội, Đức Maria vẫn “được cứu chuộc” với cùng một tước hiệu như mỗi người chúng ta.
3. Hướng tới một hòa giải
Vì hạn từ “cộng tác” có đó và đang sống trong tâm não của cả đôi bên, nên ta không thể coi như nó không hiện hữu. Vì thế, ta sẽ cố gắng thanh tẩy và “hoán cải” nó, như thể “tái dựng nó” vậy. Có lẽ một ngày nào đó, một hạn từ khác sẽ xuất hiện trong cuộc đối thoại của ta, một hạn từ thoả đáng hơn đối với mọi người liên hệ, hy vọng tránh được mọi mập mờ lưỡng nghĩa.
Việc “cộng tác” của Đức Maria là hoa trái từ sáng kiến của Chúa Cha, Đấng đoái nhìn “phận hèn tôi tớ Người” (Lc 1:48). Nó cũng là hoa trái từ sự “kenosis” (tự hư vị hóa) của Chúa Con, Đấng đã “đổ hết mình ra… và hạ mình khiêm tốn” (Pl 2:7-8) để có thể giúp con người đáp trả. Sau cùng, nó là hoa trái từ hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng đã điều hướng tâm hồn Đức Maria để ngài vâng lời. Điều sẽ xẩy ra lúc ngài thưa xin vâng. Sự khiêm nhường của Đức Maria là hoa trái từ sự vâng lời của Chúa Con.
Về phần mình, Đức Maria cũng bước cùng một nhịp bước như thế: ngài muốn từ bỏ việc kiểm soát chính cuộc sống của ngài. Nhờ làm như thế, ngài đã trở thành hình ảnh cho bất cứ tín hữu nào biết từ bỏ việc yêu mình để bước vào mối liên hệ với Chúa Kitô. Luther từng viết rằng: Chúa Kitô “tự cung cấp cho mình một nàng dâu vinh hiển, không tì vết hay nếp nhăn; Người thanh tẩy nàng dâu của mình trong bể tắm lời hằng sống, nghĩa là, nhờ đức tin vào lời của Người, vào sự sống của Người, vào đức công chính của Người, vào ơn cứu rỗi của Người” (13). Nhà Cải Cách này sau đó nói tới mọi tín hữu rồi nói tới Đức Maria như sau:
“Kitô hữu phải nghĩ rằng ‘dù tôi là người bất xứng và bị kết án, Thiên Chúa của tôi vẫn đã ban cho tôi, trong Chúa Kitô, mọi kho tàng chính trực và cứu rỗi mà không cần bất cứ công phúc nào của tôi, hoàn toàn do lòng từ bi tinh tuyền và tự ý của Người, đến nỗi từ nay trở đi, tôi không cần gì khác ngoại trừ đức tin, tin rằng điều này đúng… Nhờ đức tin, tôi được dư đầy mọi điều tốt lành nơi Chúa Kitô’. Thế là từ đức tin, tuôn trào mọi yêu thương và hân hoan nơi Chúa, và từ yêu thương là một tâm trí vui tươi, đầy thiện chí và tự do sẵn sàng phục vụ anh em mình…
“Ta có một tấm gương tuyệt vời về đức tin ấy nơi Đức Diễm Phúc Maria. Như đã viết trong Luca 2 [:22], ngài được thanh tẩy theo phong tục của mọi phụ nữ, mặc dù ngài không bị trói buộc bởi luật lệ ấy và không cần được thanh tẩy… Ngài không cần được công chính hóa bởi việc này, nhưng dù công chính, ngài đã thực hành việc đó một cách tự ý và sẵn sàng. Các việc làm của ta cũng phải được thực hiện như vậy, không phải vì nhờ chúng ta nên công chính hóa, vì, tuy được công chính hóa trước đó nhờ đức tin, ta vẫn phải làm mọi sự một cách tự ý và hân hoan vì người khác” (14).
Đức Maria là người được chọn trước nhất để làm mẹ của Chúa: chữ “chọn” ở đây chỉ quyền ưu tiên tuyệt đối của Thiên Chúa. Chính vì Đức Maria từng đã được một mình ơn thánh công chính hóa và công chính hóa trong đức tin, nên ngài được liên kết với việc làm của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô. Sự “cộng tác” của ngài có một không hai nếu xét tới bản chất việc ngài làm, vì ngài là mẹ Chúa Giêsu và là người dưỡng dục Người. Ngài “cộng tác” vào biến cố cứu rỗi độc nhất và phổ quát. Nhưng theo quan điểm cơ cấu hay tư thế của ngài, việc “cộng tác” của ngài không khác gì sự cộng tác của mọi người từng được ơn thánh công chính hóa. Trong toàn bộ tính của nó, nó quả là hoa trái từ ơn thánh Chúa. Há sau này, Thánh Augustinô đã chẳng từng viết rằng: “Khi Thiên Chúa tưởng thưởng các công phúc của ta, thì thực sự Người chỉ tưởng thưởng chính các hồng phúc của Người mà thôi”? (15). Như thế, tự do có thể trở thành nguồn cho việc làm để bày tỏ ơn cứu rỗi đang sống thực trong hiệp thông các thánh. Theo ngôn ngữ Công Giáo, ta có thể nói: các việc làm này hoàn toàn là hồng phúc của Thiên Chúa và cùng một lúc cũng hoàn toàn là việc làm từ tự do có ơn thánh của con người nhân bản. Như thế, ta có thể nói tới một hành động của Đức Maria, độc lập với hành động của Chúa Kitô. Sự “cộng tác” của ngài không thêm vào hành động của Thiên Chúa và, vì nó là hoa trái từ các hồng phúc của Thiên Chúa, nên nó không đi trệch ra khỏi quyền tối thượng của Chúa Kitô (16)
Đức Maria cũng đã hiện diện dưới chân thánh giá. Ngài không cộng tác vào lễ hy sinh vô song mà chỉ một mình Chúa Giêsu dâng hiến. Thánh Ambrôsiô nhắc nhở ta rằng: “Trong việc cứu rỗi mọi người chúng ta, Chúa Giêsu không cần bất cứ sự giúp đỡ nào” (17). Ấy thế nhưng “Đức Maria đã trung thành gìn giữ sự kết hợp của ngài với Con Trai của mình cả tới thánh giá; chính dưới chân thánh giá ấy (chắc chắn đây là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa), ngài đã nghiêm đứng (xem Ga 19:25) để chia sẻ nỗi đau đớn của Con Trai mình và kết hợp trái tim làm mẹ của ngài với lễ hy sinh của Con” (18). Ngài đã đáp trả với trọn sự tự do mà đức tin đã đưa lại cho ngài bằng cách chấp nhận việc mất người Con tên Giêsu và vui lòng đón nhận môn đệ yêu quí làm con.
Đức Maria là gương sáng cho mọi người được cứu rỗi. Sự cứu rỗi này hệ ở một mối tương quan: sẽ không có cứu rỗi nếu mối tương quan này không được chấp nhận, nếu nó không thoả mãn một đáp trả tạ ơn. Thụ động tính trước mặt ơn thánh, việc đức tin để ơn thánh mặc tình đánh động, tất cả những điều này đều là nguồn phát sinh ra một hành động mới; tính tiếp nhận đã trở thành sự vâng lời (19). Sự ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần đã trở nên một sức mạnh tác hoạt. Thụ động tính không bao giờ là toàn vẹn cả; trong giây phút thứ hai, tính tiếp nhận sẽ trở nên tác hoạt. Tuy nhiên, mọi đáp trả đều cùng một lúc là công trình của ơn thánh Chúa lẫn công trình của tự do nhân bản được hành động của ơn thánh đánh động. Điều duy nhất hoàn toàn thuộc con người nhân bản chỉ là việc họ từ khước ơn thánh.
Alexander Vinet, một nhà thần học Thệ Phản, đã tuyệt diệu nói lên tất cả những điều trên ở thế kỷ 19:
“Ta không nói: ‘hãy làm việc, mặc dù chính Thiên Chúa sản xuất nơi bạn cả ý chí lẫn việc làm’; đúng hơn, ta sẽ cùng Thánh Tông Đồ nói rằng: ‘hãy làm việc, vì Thiên Chúa đã sản xuất nơi bạn cả ý chí tự do lẫn việc làm” (Pl 2:12-13). Người ta từng nói rằng đức khôn ngoan của Kitô Giáo phải ngồi im như thể Thiên Chúa đang làm mọi việc, nhưng phải hành động như thể Người đang không làm gì cả. Tốt hơn, ta nên nói rằng Người đang làm mọi sự. Người dựng nên ta để hành động; Người dựng trong ta ý chí để hành động; qua ta, Người làm mọi việc ta đang làm, nhưng Người làm thế qua ta và không muốn làm cách khác” (20).
Nhưng ở đây, ta cần có sự phân biệt: chấp nhận không phải là một công việc. Người chấp nhận một quà phúc không giữ vai trò nào trong sáng kiến đưa ra quà phúc. Nhưng đàng khác, quà phúc chỉ là quà phúc nếu nó được tiếp nhận. Nói cho ngay, sẽ không có quà phúc nào nếu người được dự định nhận không nhận quà phúc ấy; nếu họ không nhận, thì ta mới chỉ có đề nghị tặng quà mà thôi. Theo một nghĩa nào đó, người cho cần có người nhận nếu muốn có việc cho. Quà phúc là một loại lời mời của người cho ngỏ với người nhận. Lời đáp trả đối với quà phúc là một phần của quà phúc vậy.
Hồng phúc của Thiên Chúa, là chính Chúa Giêsu, cũng theo luật tự do chấp nhận ấy: “Bao nhiêu lần Ta từng muốn tụ tập con cái ngươi lại như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, nhưng ngươi đâu có sẵn lòng!” (Mt 23:37). Thánh Augustinô sau này phát biểu cách khác: “Đấng dựng nên bạn không cần đến bạn, nhưng không thể cứu bạn mà không có bạn” (21).
Các tư tưởng trên thích hợp hoàn toàn với luận lý của Thánh Phaolô về công chính hóa nhờ đức tin và của đức tin, là việc thực hiện được bằng đức ái (Gl 5:6). Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu không ngần ngại nói rằng: “Đức tin của con đã cứu con” (Mt 9:22; Mc 5:34; 10:52; Lc 7:50; 8:48; 17:19), qua đó, đã gán cho đức tin điều vốn là công trình của ơn thánh. Như thế, ta không bao giờ nên trở thành nạn nhân của thứ luận lý đua tranh, vì điều được thừa nhận là của Chúa không hề loại bỏ điều được coi là nhân bản; điều được ban cho con người nhân bản không bao giờ bị lấy đi khỏi Thiên Chúa. Điều đã đúng với đức tin của mọi tín hữu thì cũng đúng với đức tin của Ápraham và đức tin của Đức Maria.
Đây chính là nghịch lý của giao ước: nó đơn phương về phía Thiên Chúa nhưng đã trở nên song phương nếu muốn hữu hiệu. Giao ước hiện hữu trước đáp trả, và sự từ khước nó không hề làm tan biến kế hoạch của Thiên Chúa. Trước chúng ta, lời xin vâng đối với nó đã được Thiên Chúa và Đức Kitô nói lên: “Khi bước vào thế gian, Chúa Kitô đã từng nói: ‘Chúa đã không ưa hy lễ và hiến lễ, nhưng đã chuẩn bị cho Con một thân thể… Nên Con xin thưa: ‘Lạy Thiên Chúa, này Con đến để làm theo thánh ý Cha’” (Dt 10:5-7, trích Tv 40: 7-9 Bản Bẩy Mươi). Đàng khác, điều quan trọng là đến lượt ta, ta phải nói lên lời xin vâng một cách trọn vẹn. Kitô Giáo bác bỏ ý niệm về một Thiên Chúa đơn độc. Người đã tạo dựng nên con người hiện hữu, và con người nhân bản khiến Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa của giao ước. Thiên Chúa muốn ban cho Đấng Kitô của Người một cuộc hiện sinh trong xác phàm nhờ lời xin vâng của Đức Maria.
Tưởng cũng cần phân biệt giữa yếu tố của một “cộng tác” đóng vai trò vào giây phút độc đáo và chói sáng của công chính hóa và yếu tố chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của người được công chính hóa.
Ở giai đoạn thứ nhất, việc chấp nhận sự công chính hóa là một “đáp trả”. Nhưng ở giởi đoạn thứ hai, giai đoạn mà truyền thống Thệ Phản thích gọi là giai đoạn thánh hóa hơn, một khả thể mới đã được ban cho người được công chính hóa. Thánh Phaolô nói về ta như người thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Chúa Kitô, và ơn thánh là vẻ đẹp sáng ngời trong mọi hành động của con cái Thiên Chúa (xem 2Cor 3:18).
Chữ đáp trả gợi ta nhớ tới chữ trách nhiệm (trong tiếng Anh lần lượt là response và responsibility). Vì Chúa Kitô muốn cứu rỗi ta như là một cơ thể duy nhất sống động trong hiệp thông và liên đới, nên Người ban cho ta quyền được giúp đỡ lẫn nhau trên hành trình về nước trời. Quyền này là một yếu tố trong chức linh mục của mọi người đã được rửa tội, là chức biến ta, nhờ sự tham dự vào mầu nhiệm Chúa Kitô, trở thành tiên tri, tư tế và vương đế (xem 1Pr 2:9). Vì chúng ta là như thế, nên ơn thánh đã giúp ta khả năng tham dự vào ơn cứu chuộc mà một mình Chúa Kitô đem đến. Những ai sống trong Chúa Kitô đều có khả năng “cộng tác” trong công trình cứu rỗi trần gian qua việc đáp trả bằng trọn cả cuộc sống của họ, sự cầu bầu của họ, sự đau khổ được tình yêu dâng lên của họ, và mọi việc làm được thực hiện trong đức tin (22). Các từ ngữ thường hay bị hiểu lầm trong Thư Côlôxê 1:24 cho thấy rõ: “cộng tác” không hề đặt nghi vấn cho tính duy nhất nơi hành động cứu chuộc của Chúa Kitô: “Tôi hoàn tất trong thân xác tôi điều còn thiếu trong đau khổ của Chúa Kitô vì phần ích của thân thể Người là giáo hội”. Như chính Luther từng viết, ta có thể trở nên Chúa Kitô vì người khác (23).
Một điển hình của sự “cộng tác” mới mẻ từng được ơn công chính hóa làm thành khả hữu này là sự cộng tác của các thừa tác viên. Bằng chính lời của mình, Thánh Phaolô đã xây dựng giáo hội: ngài quả có “cộng tác”. Tuy nhiên, ngài làm thế bắt đầu bằng lời xin vâng được ngài nói lên trong đức tin và được Chúa Thánh Thần làm cho khả hữu. Ngài dám nói về ngài và các bạn đồng hành như sau: “Chúng tôi là những người cộng tác (synergoi) của Thiên Chúa” (1Cor 3:8). Việc “cộng tác” này mô tả hành động của tôi tớ Ông Chủ, Đấng một mình là “người hành động”. Dựa vào nền tảng Thánh Kinh này, hạn từ “synergy” (hiệp lực) đã trở thành truyền thống tại Phương Đông.
Cũng thế, sự “cộng tác” của Đức Maria là việc phục dịch để thực thi sự cứu rỗi. Nó được đối tượng của nó đặt tách ra, vì trong hoàn cảnh của ngài, trong ơn thánh và nhờ đức tin, Đức Trinh Nữ đóng một vài trò độc đáo chủ yếu trong việc sinh và trong cái chết của Chúa Giêsu. Đức Maria cộng tác nhờ sự đáp trả bằng đức tin của ngài, như mọi con người được công chính hóa khác, nhờ sự vâng lời của ngài, việc làm mẹ của ngài và mọi hành động trong tư cách “nữ tì” của ngài, trong đó, có hành động ngài can thiệp tại Cana.
Cuộc tranh luận về Đức Maria này chắc chắn dẫn ta trở lại với cuộc tranh luận bao hàm hơn nhiều, như K. Barth đã thấy rất rõ, tức cuộc tranh luận về các hậu quả của sự công chính hóa nhờ đức tin nơi con người nhân bản, và về khả năng “cộng tác” của con người nhờ ơn thánh và đức tin vào chính sự cứu rỗi của họ. Đây cũng chính là vấn đề phát sinh từ việc “cộng tác” của giáo hội (24).
Cho nên (25), “dù quan điểm về hòa giải được đưa ra ở đây chủ yếu liên quan tới vai trò của Đức Maria trong nhiệm cục cứu rỗi, chúng tôi vẫn nghĩ rằng ta có thể áp dụng nó một cách rộng rãi hơn để phát huy các cuộc đối thoại của chúng ta trong giáo hội” (26).
Ghi chú
(1) Về nghĩa của chữ này, xin xem chú thích số 38 dưới đây.
(2) Năm 1992, ủy ban đối thoại Luthêrô-Công Giáo tại Mỹ có công bố tài liệu The One Mediator, the Saints, and Mary. Lutherans and Catholics in Dialogue VIII dưới sự chủ biên của H. George Anderson, J. Francis Stafford, và Joseph A. Burgess (Minneapolis: Augsburg). Tài liệu này cho hay: “Mục tiêu của đối thoại đại kết không phải để loại bỏ mọi dị biệt, mà là để chắc chắn rằng các dị biệt còn lại phù hợp với sự đồng thuận căn bản trong đức tin tông truyền, và do đó, hợp pháp hay ít ra cũng khoan dung được. Hòa giải là một diễn trình công nhận nhiều mức độ khác nhau, dẫn tới việc hiệp thông trọn vẹn trong đức tin, trong việc thờ phượng có tính bí tích, và trong sinh hoạt có cơ cấu của giáo hội. Do đó, điều quan trọng là phải nắm chắc các dị biệt này ảnh hưởng ra sao… đối với thứ hiệp thông vừa trình bầy” (số 90). Ta sẽ nhắc tới tài liệu này nhiều lần nữa. Nó tuy độc lập với công trình của Nhóm Dombes nhưng đồng qui với công trình này. [Bản văn tài liệu này cũng thấy trong cuốn Growing Consensus. Church Dialogues in the United States, 1962-1991, do J.A. Burgess và J. Gors chủ biên (New York: Paulist Press, 1995) 374-451.
(3) K. Barth, Kirchliche Dogmatik I, 2 #15 (Zurich: EBZ, 1939, tr.154). Như thế, bản tiếng Đức có trước việc định nghĩa Mông Triệu.
(4) Vừa dẫn, IV, 3, 2 #71 (Zurich:EBZ, 1939, tr. 691).
(5) Đức Gioan Phaolô II, TĐ Redemptoris Mater (25 Tháng 3, 1987) số 13.
(6) K. Barth, Kirchliche Dogmatik I, 2 #15 (Zurich: EBZ, 1939, tr.160)
(7) Jean Bosc, “La Constitution Lumen Gentium” trong Vatican II, Points de vue protestant (Paris: Cerf, 1967) số 64, tr. 44.
(8) Jean Bosc, Le dialogue catholique-protestant (Paris: La Palatine, 1960) 49.
(9) Một ủy ban mới đây, do Tòa Thánh thiết lập để trả lời một số lời yêu cầu công bố các tước hiệu mới cho Đức Maria, đã phát biểu như sau: “Ta không nên từ bỏ đường hướng thần học của Vatican II, một đường hướng không muốn công bố bất cứ tước hiệu nào trong số này… Hạn từ “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc” vốn không được các văn kiện quan trọng sử dụng trong giáo huấn của các đức giáo hoàng, kể từ thời Đức Piô XII. Đã có nhiều chứng từ cho thấy thực sự vị giáo hoàng này đã cố ý tránh việc sử dụng hạn từ này… Sau cùng, các nhà thần học, nhất là các nhà thần học không Công Giáo, tỏ ra khá nhậy cảm trước các khó khăn đại kết rất có thể do việc công bố các tước hiệu này gây ra”.
Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Thánh Mẫu lên tiếng về lời phát biểu trên như sau: “Câu đáp của Ủy Ban, tuy cố ý vắn vỏi, nhưng là câu đáp nhất tề của Ủy Ban và chỉ nhằm điểm này: từ bỏ đường hướng của Công Đồng Vatican II để hướng tới việc công bố tín điều mới là điều không thích đáng”. Hàn Lâm Viện còn tỏ ra ngạc nhiên trước lời yêu cầu công bố thành tín điều “một tước hiệu mà huấn quyền rất dè dặt và tránh né một cách có hệ thống” (DC số 2164 [1997] 693, 694 và 696).
(10) The One Mediator, the Saints, and Mary, số 56.
(11) Vừa dẫn, số 70: “Cả hai [giáo hội chúng ta] đều nhất trí về tư cách trung gian duy nhất của Chúa Kitô (solus Christus) và sự công chính hóa dành cho người có tội (sola gratia) do Chúa Kitô đem lại; hai giáo hội sử dụng học lý này làm ‘tiêu chuẩn ấn định sự chân chính” của các thực hành liên quan tới các thánh và Đức Maria. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào khẳng định được tư cách trung gian duy nhất của Chúa Kitô mà mọi ‘việc trung gian’ trong Giáo Hội của Người không những không đi trệch ra ngoài mà còn thông truyền và triển dương tư cách trung gian duy nhất này nữa”.
(12) Xem Chương 3, I, 1 trên đây (về sự cộng tách của Đức Maria).
(13) Xem Eph 5:25-27. Câu của Thánh Phaolô nói về giáo hội; Luther áp dụng câu ấy vào các tín hữu và vào Đức Maria trong khảo luận The Freedom of a Christian, Martin Luther: Selection from His Writings do J. Dillenberger hiệu đính (New York, 1962) 60.
(14) Vừa dẫn, 75-77.
(15) Thánh Augustinô, Thư 195, 5, 19 (PL 33, 880). Đoạn này đã trở thành một phần trong kinh tiền tụng đầu tiên lễ Các Thánh trong phụng vụ Công Giáo. Cũng nên xem Tự Thuật của ngài, 9, 13, 14 (BA 14, 134); Các Bài Giảng về Phúc Âm Gioan 3, 10 (BA 71, 229).
(16) Xem The One Mediator, the Saints, and Mary, số 60: “Trong giáo huấn Công Giáo, sự cộng tác của Đức Maria và các vị khác hàm nghĩa: từ thuở đời đời, Chúa Cha đã quyết định cứu rỗi vì công nghiệp Chúa Kitô và bằng cách có sự can dự tự do của con người…. Các điển hình can dự hay cộng tác này… hữu hiệu vì (a) Chúa Cha ban ơn cứu rỗi trong Chúa Thánh Thần chỉ là nhờ một mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi; (b) sự hữu hiệu của Đấng Trung Gian duy nhất này lớn lao đến nỗi các môn đệ cũng có thể dự phần một cách tự do và tích cực vào công trình cứu rỗi này”.
(17) Thánh Ambrôsiô Thành Milan, Về Tin Mừng Thánh Luca 10, 132 (SC 52, 200).
(18) Vatican II, Lumen Gentium, số 58.
(19) Xem Luther, The Freedom of a Christian: “Khi việc thờ phượng chân thực đối với Thiên Chúa được thực hiện, thì linh hồn đồng thuận với ý chí của họ. Rồi linh hồn hiển dương thánh danh của Người và tự trao phó để Chúa hoàn toàn muốn xử trí nó ra sao tùy thích, vì một khi bám chắc vào lời Chúa hứa, linh hồn nào còn hoài nghi chi việc Đấng vốn chân thực, công chính và khôn ngoan sẽ làm, sẽ vứt bỏ và cung cấp mọi sự một cách tốt đẹp. “Há một linh hồn như thế lại không nhờ đức tin của mình mà hết lòng vâng theo Thiên Chúa trong mọi sự hay sao? Còn có điều răn nào mà đức vâng lời như thế lại không hoàn toàn chu toàn cho được? Còn có chu toàn nào hoàn toàn hơn là đức vâng lời trong mọi sự? Tuy nhiên, đức vâng lời này không có được là do việc làm mà chỉ do đức tin mà thôi” (Dilleberger, 59).
(20) Alexandre Vinet, Homilétique, ou Théorie de la prédication (Paris: 1853) 27-8.
(21) Thánh Augustinô, Bài Giảng 169, 11, 13.
(22) The One Mediator, the Saints, and Mary số 61: “Vai trò cộng tác được Chúa Giêsu Kitô ban cho các môn đệ trên trần gian qua mọi thế kỷ là hoa trái của việc làm trung gian của Người và góp phần vào việc lãnh nhận ơn thánh nơi người khác cũng do Người làm trung gian”.
(23) Xem Luther, The Freedom of a Christian: “Bởi thế, tại sao tôi lại không nên tự do, hân hoan, với cả tâm hồn và ý chí mau mắn làm tất cả những gì tôi biết là đáng hài lòng và đáng chấp nhận đối với một người Cha vốn dư ban cho tôi thật nhiều châu báu không thể nào ước lượng được như thế hay sao? Cho nên, tôi sẽ hiến mình cho người lân cận như một Đấng Kitô, ý hệt như Chúa Kitô đã hiến mình cho tôi… “Do đó, như Cha trên trời của ta đã tự ý đến cứu giúp ta trong Chúa Kitô thế nào, ta cũng phải tự ý giúp đỡ người lân cận ta bằng chính thân xác ta và việc làm của nó, và mỗi người chúng ta hãy trở nên như thể một Đấng Kitô cho người khác… Ta hoàn toàn không biết gì về chính danh xưng của mình và không biết tại sao ta lại là Kitô hữu hay tại sao ta mang danh Kitô hữu. Dĩ nhiên, ta được gọi theo tên của Chúa Kitô, không phải vì Người xa vắng ta, mà chính vì Người ở trong ta, nghĩa là, vì ta tin nơi Người và ta là Đấng Kitô lẫn cho nhau và làm cho người lân cận mọi điều như Chúa Kitô đã làm cho ta” (Dillinger, 75-76).
(24) Nên đọc điều Alexandre Vinet viết về giáo hội: “Giáo hội không tự mình làm điều gì hết, nhưng qua Người, giáo hội làm mọi sự Người từng làm trên trần gian. Giáo hội tiếp tục việc làm của Người, nhưng làm qua Người và cho Người. Giáo Hội là toàn diện nhiệm thể, không phải chỉ có đầu” (trong Le fidèle achevant la souffrance du Christ. Fragment d’un discours de M. Vinet [Lausanne, 1848] 5).
(25) Xem các kết luận về điểm này trong phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của Công Giáo và của Thệ Phản.
(26) Thí dụ, xem lời tuyên bố của Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo - Thệ Phản Pháp: “Giáo Hội có khả năng cho đi chỉ vì trước nhất giáo hội đã lãnh nhận. Nó chỉ có thể là người hòa giải vì đã được hòa giải trước đó. Giáo hội luôn là người trước nhất thụ động tiếp nhận ơn thánh của Thiên Chúa. Mọi sự giáo hội làm đều qui chiếu trở lại nguồn cội vốn không thuộc về giáo hội này và với nguồn cội ấy, giáo hội phải thật trong sáng… Cho nên, sự khác nhau giữa chúng ta liên quan tới sự kiện này: giáo hội là dụng cụ thông truyền ơn cứu rỗi, nhưng về bản chất của tính dụng cụ này, có phải giáo hội được thánh hóa đến độ tự mình trở thành một chủ thể thánh hóa hay không? (Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo-Thệ Phản Tại Pháp, Đồng Thuận Đại Kết và Dị Biệt Căn Bản [Paris: Centurion, 1987] số ii, các tr.19-20).