Kể từ ngày lên ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô trở lại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả lần thứ hai vào buổi chiều ngày 4 tháng 5. Lần đầu tiên ngài tới đó là buổi sáng ngày 14 tháng 3, ngay sau khi được bầu làm giáo hoàng, để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Bà Che Chở Con Dân Rôma (Salus Populi Romani).
Lần này, ngài tới để lần chuỗi mân côi và dâng triều đại giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ. Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, ngài có giảng một bài giảng trong thánh lễ tại Nhà Thánh Marta, nơi hiện ngài đang cư ngụ. Trong bài giảng này, ngài có nhắc tới ma qủy, gọi hắn là ‘thằng ghét người”, luôn mong muốn điều xấu cho con người nam nữ, một tên mà ta phải cưỡng chống bằng đức tin và lời cầu nguyện.
Hai lời cầu nguyện vào ngày này quả có sự trùng hợp với nhau: lời cầu vào buổi sáng với Đức Mẹ tại ngôi vương cung thánh đường lớn nhất của ngài trên thế giới, lời cầu vào buổi sáng để chống lại “tên thủ lĩnh thế gian”, tức ma qủy, tại một nguyện đường nhỏ, cho thấy hình như Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới chủ đề chính yếu trong triều giáo hoàng của ngài: trận chiến chống ma qủy, chống sự ác, chỉ thắng được với Đức Mẹ và qua Đức Mẹ, nữ tử Do Thái, Đấng vốn được ca tụng là “đầy ơn phúc”.
Và điều trên cũng giải thích khá nhiều về bản chất triều đại của Đức Phanxicô và hướng đi của nó. Cũng nên nhớ rằng trong vòng một tuần lễ nữa, căn cứ vào lời yêu cầu minh nhiên của Đức Phanxicô, triều đại của ngài sẽ được chính thức dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima ngay tại Fatima, Bồ Đào Nha vào ngày 13 tháng 5 tới, ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần đầu với ba trẻ chăn chiên của Fatima vào năm 1917, cách nay 96 năm.
Trong các lần hiện ra, luôn luôn vào ngày 13 mỗi tháng, cho tới tháng 10, ngoại trừ tháng 8, lúc các em bị cầm tù, thì Đức Mẹ hiện ra vào ngày 19, Đức Mẹ cho các trẻ biết các biến cố tương lai, trong đó, có các trận chiến tranh lớn, nhưng cuối cùng, hòa bình sẽ đến với toàn thế giới.
Lời Đức Phanxicô tại Nhà Thờ Đức Bà Cả
Ngày 4 tháng 5, nhằm thứ bẩy đầu tiên của tháng 5 đầu tiên trong triều đại ngài, Đức Phanxicô, nhân đến thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả, đã đọc đủ 5 chục kinh mân côi mùa mừng. Chuyện trùng hợp là người đứng đầu nhà thờ này, nhà thờ lớn nhất thế giới dâng kính Đức Mẹ, là Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló, người Tây Ban Nha, 77 tuổi, từng là người chủ chốt trong việc vận động sự ủng hộ để các hồng y dồn phiếu bầu Đức HY Bergoglio làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 vừa qua. Đức Hồng Y Castelló có mặt tại nhà thờ Đức Bà Cả để nghênh đón Đức Phanxicô.
Các nhận định của Đức Phanxicô tại đây đã hùng hồn trình bày đủ nét chính yếu trong nền linh đạo Thánh Mẫu của ngài. Những nhận định này nhấn mạnh tới quan tâm mẫu thân của Đức Maria đối với mọi Kitô hữu, và nói chung, mọi người, sự quan tâm của một người mẹ muốn con cái mình lớn lên, sống trọn vẹn, và được tự do.
Đây là ba điều chính yếu được Đức Phanxicô nhấn mạnh: Đức Maria muốn mọi người chúng ta lớn lên, sống một đời sống trọn vẹn, và được tự do. Sau khi cám ơn Đức HY Castelló về sự đón tiếp nồng hậu, Đức Phanxicô nói rằng “Chiều nay, chúng ta hiện diện tại đây trước mặt Đức Maria. Chúng ta đã cầu nguyện cùng ngài, xin ngài lấy tình mẫu thân, đem chúng ta tới sự hợp nhất mỗi ngày một hơn với Con Giêsu của ngài; chúng ta đã đem đến cho ngài các nỗi vui và các nỗi buồn của ta, các hy vọng và các khốn khó của ta; chúng ta đã kêu cầu ngài dưới danh hiệu đáng yêu là Đấng Che chở Con Dân Rôma (Salus Populi Romani), cầu xin ngài cho tất cả chúng ta, cho Rôma, cho thế giới, để ngài giữ gìn ta mạnh khỏe.
“Đúng thế, vì Đức Maria ban cho ta sức khỏe, nên ngài là ơn cứu thoát ta… Đức Maria là một người mẹ, một người mẹ trước nhất chăm sóc sức khỏe của con cái mình và biết cách chữa lành cho chúng bằng một tình yêu vĩ đại và âu yếm. Đức Bà là Đấng gìn giữ sức khỏe của ta.
“Điều ấy có nghĩa gì? Trước nhất, tôi nghĩ tới ba khía cạnh: Đức Mẹ giúp ta trong lúc ta lớn lên, ngài giúp ta đương đầu với cuộc sống, ngài dạy ta thành người tự do”.
Nói về sự quan tâm của Đức Mẹ muốn chúng ta lớn lên, Đức Phanxicô cho rằng đây không hẳn chỉ là việc lớn lên về thể lý, về vật chất, nhưng còn là việc thâm hậu và tăng cường tính khí ta, thâm hậu tinh thần và linh hồn ta để chúng đừng nông cạn nữa, mà sâu sắc, đừng yếu đuối nữa mà mạnh mẽ.
Đức Phanxicô nói rằng: “Người mẹ luôn giúp con cái mình lớn lên và ý muốn của bà là chúng lớn lên cách tốt đẹp. Chính vì thế, ngài dạy chúng đừng sa vào lười biếng, một điều cũng từng phát sinh từ một trạng thái dư dả nào đó. Ngài dạy chúng đừng quen với lối sống dễ chịu chỉ nhằm vơ vét của cải vật chất.
“Người mẹ lúc nào cũng quan tâm sao cho việc lớn mạnh của con cái mình không bị còi cọc, nhưng lớn lên mạnh mẽ và có khả năng nhận các trách nhiệm được trao phó, biết dấn thân vào đời và hướng tới những lý tưởng cao đẹp.
“Tin Mừng Thánh Luca nói rằng trong gia đình Nadarét ‘Chúa Giêsu lớn lên và mạnh mẽ trong tinh thần, tràn đầy khôn ngoan; và ơn thánh Thiên Chúa ở với Người” (Lc 2:40). Đó chính là điều Đức Mẹ làm cho chúng ta, ngài giúp chúng ta lớn lên về nhân bản và đức tin, mạnh mẽ và không để mình sa vào cơn cám dỗ trở thành những con người và những Kitô hữu hời hợt, trái lại biết sống có trách nhiệm, luôn luôn vươn lên”.
Tóm lại, không nuông chiều làm con cái hư thân. Cũng không thoái hóa vì dễ chịu và lười biếng. Chỉ nhằm các lý tưởng cao đẹp nhất, luôn là các lý tưởng cao đẹp, bất chấp bất cứ điều gì… Đó là công thức dạy dỗ con cái của Đức Phanxicô.
Ngài nói tiếp: “Và rồi người mẹ nghĩ tới sức khỏe của con cái mình, dạy chúng cách đương đầu với các khó khăn trên đời”. Và ở đây, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới tính hiện thực, tới lòng can đảm, và sự khôn ngoan, đều là các nhân đức. Ngài cho rằng con cái cần được dạy dỗ về nhân đức. Ngài bảo: “Người ta không giáo dục, không chăm sóc sức khỏe của ai bằng cách tránh các vấn đề, như thể cuộc đời là một xa lộ không hề có trở ngại. Bà mẹ nào cũng giúp con cái biết nhìn các vấn đề trong đời sống với thái độ hiện thực, không để mình mất hút trong chúng nhưng can đảm đương đầu với chúng, không yếu đuối nhưng biết cách chế ngự chúng, trong một quân bình mà bà ‘cảm thấy’ cần phải tìm giữa lãnh vực an toàn và may rủi.
“Cuộc sống mà không có thách đố là cuộc sống chưa hề có, một bé trai hay một bé gái không biết đương đầu với thách đố và sẵn sàng lên tuyến đầu, là đứa trẻ không có sương sống! Ta nên nhớ dụ ngôn người Samaritanô tốt lành: Chúa Giêsu không ca tụng tác phong của vị tư tế và của thầy Lêvi, cả hai đều tránh không giúp đỡ lữ khách bị đánh đập, cướp bóc và để thoi thóp bên vệ đường, nhưng Người ca tụng tác phong của người Samaritanô vì đã hiểu rõ hoàn cảnh của nạn nhân và đương đầu với nó một cách cụ thể.
“Đức Maria đã sống những thời khắc khó khăn trong đời, từ lúc sinh Chúa Giêsu, khi ‘không có phòng cho Người lại lữ quán’ (Lc 2:7), cho tới tận Đồi Canvariô (Ga 19:25). Và cũng như mọi bà mẹ tốt lành khác, Đức Mẹ gần gũi chúng ta để chúng ta không bao giờ mất can đảm trước các chướng ngại trên đời, trước các yếu đuối của chúng ta, trước các tội lỗi của chúng ta: ngài cho ta sức mạnh, ngài chỉ đường cho ta tới với Con ngài. Trên thánh giá, chỉ về Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ: ‘Thưa bà, này là con bà’ và với Thánh Gioan: ‘Này là mẹ con!’ (Ga 19: 26-27).
“Ta được đại diện bởi người môn đệ đó: Chúa Giêsu ủy thác chúng ta cho bàn tay yêu thương và sự trìu mến của Mẹ, để ta có thể nương tựa vào sự nâng đỡ của ngài khi đương đầu với và vượt qua các khó khăn trên hành trình nhân bản và Kitô hữu của chúng ta”.
Rồi Đức Phanxicô đề cập tới vấn đề tự do, có lẽ là vấn đề trung tâm của thời ta. Nhưng tự do đích thực là gì? Làm thế nào đạt được thứ tự do này? Ta có thể đánh mất nó ra sao? Ngài đề cập tới mọi khía cạnh này. Ngài bảo: “Khía cạnh cuối cùng là người mẹ tốt không những cùng đồng hành với con cái mình trên hành trình lớn lên của chúng, không tránh né các vấn đề và thách đố trên đời; bà mẹ tốt còn giúp chúng đưa ra các quyết định quan trọng một cách tự do.
“Nhưng tự do nghĩa là gì? Chắc chắn không phải là làm mọi điều ta muốn, để ta bị dục vọng thống trị, đi hết từ cảm nghiệm này tới cảm nghiệm kia không cần biện phân, chạy theo các xu hướng thời thượng; có thể nói tự do không có nghĩa ném mọi điều ta không muốn qua cửa sổ. Tự do được ban cho ta để ta thực hiện các chọn lựa tốt ở trên đời!
“Là một bà mẹ tốt, Đức Maria dạy ta khả năng, cũng như ngài, đưa ra các quyết định quan trọng với cùng một thứ tự do mà ngài sử dụng để thưa ‘xin vâng’ đối với kế hoạch Thiên Chúa dành cho đời ngài (Lc 1:38)”.
Đức Phanxicô không làm cho thứ tự do đó hoàn toàn dễ dãi đối với chúng ta. Ngài không cho chúng ta biết các chọn lựa tốt đó là những chọn lựa nào. Nhưng ngài hoàn toàn rõ ràng khi cho rằng tự do của ta sẽ được đặt ra khi ta thực hiện các lựa chọn. Ta có thể chọn để các dục vọng thống trị ta, hay ta tìm cách khuất phục các dục vọng ấy. Ta có thể chọn chống lại kế hoạch của Thiên Chúa dành cho đời ta, trốn chạy khỏi kế hoạch đó, hay như Đức Mẹ, ta chọn thưa “xin vâng” với kế hoạch đó, chấp nhận nó…
Kết luận, Đức Pahnxicô cho rằng: “Anh chị em thân mến, thời ta, thực hiện các quyết định quan trọng là điều khó khăn xiết bao! Sự phù phiếm lôi cuốn ta. Ta là nạn nhân của xu hướng luôn đẩy ta tới cõi phù phiếm… như thể ta vẫn mãi mãi là những thiếu niên suốt đời!
“Ta không nên sợ các dấn thân dứt khoát, các dấn thân có liên hệ và có hiệu quả tới trọn đời ta. Chỉ có cách đó, đời ta mới có kết quả!”.
Rồi Đức Phanxicô nói những lời đẹp đẽ về Đức Maria, những lời lẽ hùng biện khiến ta nhớ tới vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI, những lời ca ngợi nữ tử Israel như một linh hồn vĩ đại, trọn đời sống là một bài thánh ca… những lời đáng để suy niệm. Ngài nói: “Trọn đời sống Đức Mẹ là một bài ca sự sống, một bài ca tình yêu và sự sống. Ngài sinh hạ Chúa Giêsu làm người và đồng hành với việc sinh ra Giáo Hội trên Đồi Canvariô và tại Nhà Tiệc Ly.
“Đấng Salus Populi Romani là người mẹ luôn chăm sóc sự lớn mạnh của ta, ngài giúp ta đương đầu và vượt qua các vấn nạn, ngài cho ta sự tự do khi ta thực hiện các quyết định quan trọng; ngài là người mẹ luôn dạy ta biết sản sinh ra điều tốt, điều vui, điều hy vọng, biết đem sự sống đến cho người khác, cả sự sống thể lý lẫn sự sống tâm linh.
“Lạy Mẹ Maria, Đấng Che Chở Con Dân Rôma, đó là điều chúng con van xin Mẹ buổi chiều nay, cho dân chúng Rôma, cho tất cả chúng con: xin ban cho chúng con ơn mà chỉ Mẹ mới ban được, để chúng con luôn là dấu hiệu và dụng cụ sự sống”.
“Cầu cho tôi ba Kinh Kính Mừng”
Sau Kinh Mân Côi và khi rời Nhà Thờ Đức Bà Cả, Đức Phanxicô nói vài lời với các tín hữu hiện diện tại đó. Ngài yêu cầu họ đọc cho ngài “ba Kinh Kính Mừng”. Ngài nói: “Chào anh chị em. Xin cám ơn sự hiện diện của anh chị em tại nhà mẹ của Rôma, nhà mẹ của anh chị em. Vạn tuế Đấng Che Chở Con Dân Rôma. Vạn tuế Đức Mẹ. Ngài là Mẹ chúng ta. Chúng ta hãy phó thác trong tay ngài, để ngài che chở chúng ta như một người mẹ tốt lành. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, nhưng tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em. Ba Kinh Kính Mừng cho tôi. Tôi xin chúc anh chị em một Chúa Nhật, ngày mai, hạnh phúc. Xin tạm biệt. Giờ đây, tôi ban phép lành cho anh chị em, cho anh chị em và cả gia đình của anh chị em nữa. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho anh chị em… Chúc anh chị em một Chúa Nhật hạnh phúc”.
Trong sứ điệp gửi qua Twitter vào ngày trên, Đức Phanxicô viết rằng “Trong tháng Năm, thật là đẹp nếu anh chị em cùng đọc kinh Mân Côi với nhau trong gia đình. Lời cầu nguyện giúp cuộc sống gia đình trở nên mạnh mẽ hơn nữa”.
“Đặt triều đại giáo hoàng của ngài dưới chân Đức Mẹ”
Đức HY Santos Abril y Castelló, tổng quản Nhà Thờ Đức Bà Cả, đã dành cho Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn về buổi đọc Kinh Mân Côi của Đức Phanxicô. Theo tiết lộ của ngài, Đức Phanxicô đã dâng hiến trọn triều giáo hoàng của mình cho Nữ Trinh Maria và đặt nó “dưới chân Đức Mẹ”.
Đức Hồng Y cho biết: vào buổi sáng đầu tiên của triều giáo hoàng, “Đức GH Phanxicô muốn tới Vương Cung Thánh Đường không những để cảm tạ Đức Mẹ, nhưng như lời ngài đích thân nói với tôi, còn là để thực hiện một hành vi tín thác nữa, là đặt triều giáo hoàng của ngài dưới chân Đức Mẹ.
“Ngài tới để xin sự che chở và hộ phù của Đức Mẹ, vì ngài là một giáo hoàng rất sùng kính Đức Maria. Tôi biết rõ ngài thường đi viếng đền thánh quốc gia dâng kính Đức Mẹ ở Luján (Argentina), và đây không hẳn là lần đầu tiên ngài viếng Đức Mẹ, Đấng Che Chở Con Dân Rôma.
“Lấy hiền lành và khiêm nhường chống lại sự dữ”
Vào buổi sáng ngày 4 tháng 5, trong thánh lễ lúc 7 giờ sáng tại Nhà Thánh Marta, Đức Phanxicô yêu cầu các thính giả của ngài “luôn ở hiền lành và khiêm nhường, để ta có thể đánh bại các lời hứa hão huyền và sự hận thù của thế gian”.
Bài giảng của Đức Phanxicô tập trung vào cuộc đấu tranh giữa tình yêu Chúa Kitô và lòng hận thù của “thủ lãnh “ thế gian, tức ma qủy. Đức Giáo Hoàng dạy rằng Chúa bảo ta đừng sợ khi thế gian ghét bỏ ta như nó đã ghét bỏ Người. Ngài nói; “Đường Kitô hữu đi là đường Chúa Giêsu đi. Nếu ta muốn theo chân Chúa Giêsu, thì không có con đường nào khác: thực vậy, không có con đường nào khác ngoài con đường của Người, con đường Người đã chỉ cho ta, và một trong các hậu quả của con đường này là lòng hận thù – đó là lòng hận thù của thế gian, và cũng là lòng hận thù của thủ lãnh thế gian.
Ngài cho hay: Chúa Giêsu “qua cái chết và sự phục sinh của Người” đã cứu chuộc ta “thoát khỏi quyền lực thế gian, thoát khỏi quyền lực ma qủy, thoát khỏi quyền lực của thủ lãnh thế gian”. Ngài thêm: “Nguồn gốc tạo nên lòng hận thù này là chúng ta được cứu rỗi. Chính thủ lãnh thế gian không muốn cho ta được cứu rỗi, vì nó là kẻ hận thù”. Ngài bảo rằng đó chính là lý do tạo nên hận thù và bách hại liên tục kể từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội cho tới tận thời nay.
Với một giọng đau đớn, Đức Phanxicô nói rằng “trên thế giới, hiện có nhiều cộng đồng Kitô Giáo đang bị bách hại. Thực thế, thời đại này có nhiều cộng đồng bị bách hại hơn buổi sơ khai, cả ngày nay và ngay lúc này, cả hôm nay và ngay giờ này”.
Tự hỏi tại sao có tình thế này, Đức Phanxicô trả lời: “Vì tinh thần thế gian là tinh thần hận thù”. Sau đó, ngài đưa ra một nhận định không làm vui lòng thế giới duy tương đối chút nào. Ngài bảo: không ai có thể “đối thoại” với ma quỷ được, dù đối thoại luôn cần thiết đối với con người nhân bản”.
Ngài nhấn mạnh: “Không thể có bất cứ cuộc đối thoại nào với thủ lãnh thế gian. Phải hiểu rõ điều đó! Ngày nay, đối thoại là điều cần thiết giữa con người chúng ta, nó cần cho hòa bình. Đối thoại là một thói quen, một thái độ phải có giữa chúng ta để cảm nhận và hiểu biết lẫn nhau… và cuộc đối thoại này phải được duy trì mãi mãi. Đối thoại phát sinh từ bác ái, từ tình yêu. Nhưng với tên thủ lãnh kia, ta không thể đối thoại được: ta chỉ có thể đối đáp bằng Lời Thiên Chúa, Đấng luôn bênh đỡ ta, vì thế gian luôn ghét bỏ ta, và như như nó đã làm thế với Chúa Giêsu, nó cũng sẽ làm vậy đối với chúng ta”.
Rồi Đức Phanxicô mô tả cách ma qủy cám dỗ con người, thậm chí còn đặt lời lẽ vào miệng tên cám dỗ, một tên chuyên môn lừa bịp con người nam nữ: “Hắn thường nói ‘chỉ làm một chuyện bậy nho nhỏ này thôi… chỉ là chuyện nhỏ ấy mà, đâu có quan trọng gì’ và thế là hắn bắt đầu dẫn ta bước vào con đường sai lạc. Đây là một lối dối trá ra điều đạo hạnh. ‘Làm đi, làm đi: đâu có vấn đề gì đâu’”. Đức Phanxicô nói thế, rồi thêm: “Nó bắt đầu từ từ, luôn luôn như thế, không đúng sao? Rồi hắn bảo: ‘ông bà là người tốt mà, chuyện này ăn nhằm gì’. Hắn tìm cách ve vuốt ta, nịnh hót ta, và thế là ta rơi vào cạm bẫy của nó”.
Đức Phanxicô sau đó cho hay Chúa dạy ta luôn làm chiên bên trong Giáo Hội, vì nếu ta quyết định rời đàn chiên, ta đâu còn “người chăn chiên để bảo vệ ta và do đó ta sẽ rơi vào nanh vuốt của sói dữ. Anh chị em sẽ hỏi: thưa cha, đâu là khí giới để bảo vệ chống lại các rù quyến này, các tán tỉnh, các lôi kéo mà thủ lãnh thế gian từng đưa ra này?”. Đức Giáo Hoàng nói rằng khí giới này cũng là khí giới của Chúa Giêsu, tức Lời Thiên Chúa, không phải đối thoại, mà là Lời Thiên Chúa, rồi lòng khiêm nhường và đức hiền lành. “Ta nên nghĩ tới Chúa Giêsu lúc chịu khổ nạn. Tiên tri của Người cho hay: ‘Giống như chiên đưa tới lò sát sinh’, Người không hề kêu la, không hề: đó là đức khiêm nhường. Khiêm nhường và hiền lành. Đó là các khí giới mà thủ lãnh và tinh thần thế gian không chịu đựng nổi, vì đề nghị của nó luôn là đề nghị hưởng quyền hành thế gian, hưởng phù vân, hưởng giầu sang bất chính”.
Đức Phanxicô thêm rằng: “Ngày nay, Chúa Giêsu nhắc ta nhớ sự hận thù của thế gian đối với ta, đối với những kẻ bước chân theo Người”. Thế gian ghét ta “vì Người đã cứu rỗi ta, đã cứu chuộc ta”. Ngài kết thúc bài giảng bằng lời khẩn cầu Đức Mẹ, xin ngài “giúp ta trở nên hiền lành và khiêm nhường theo kiểu Chúa Giêsu”.
Lần này, ngài tới để lần chuỗi mân côi và dâng triều đại giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ. Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, ngài có giảng một bài giảng trong thánh lễ tại Nhà Thánh Marta, nơi hiện ngài đang cư ngụ. Trong bài giảng này, ngài có nhắc tới ma qủy, gọi hắn là ‘thằng ghét người”, luôn mong muốn điều xấu cho con người nam nữ, một tên mà ta phải cưỡng chống bằng đức tin và lời cầu nguyện.
Hai lời cầu nguyện vào ngày này quả có sự trùng hợp với nhau: lời cầu vào buổi sáng với Đức Mẹ tại ngôi vương cung thánh đường lớn nhất của ngài trên thế giới, lời cầu vào buổi sáng để chống lại “tên thủ lĩnh thế gian”, tức ma qủy, tại một nguyện đường nhỏ, cho thấy hình như Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới chủ đề chính yếu trong triều giáo hoàng của ngài: trận chiến chống ma qủy, chống sự ác, chỉ thắng được với Đức Mẹ và qua Đức Mẹ, nữ tử Do Thái, Đấng vốn được ca tụng là “đầy ơn phúc”.
Và điều trên cũng giải thích khá nhiều về bản chất triều đại của Đức Phanxicô và hướng đi của nó. Cũng nên nhớ rằng trong vòng một tuần lễ nữa, căn cứ vào lời yêu cầu minh nhiên của Đức Phanxicô, triều đại của ngài sẽ được chính thức dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima ngay tại Fatima, Bồ Đào Nha vào ngày 13 tháng 5 tới, ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần đầu với ba trẻ chăn chiên của Fatima vào năm 1917, cách nay 96 năm.
Trong các lần hiện ra, luôn luôn vào ngày 13 mỗi tháng, cho tới tháng 10, ngoại trừ tháng 8, lúc các em bị cầm tù, thì Đức Mẹ hiện ra vào ngày 19, Đức Mẹ cho các trẻ biết các biến cố tương lai, trong đó, có các trận chiến tranh lớn, nhưng cuối cùng, hòa bình sẽ đến với toàn thế giới.
Lời Đức Phanxicô tại Nhà Thờ Đức Bà Cả
Ngày 4 tháng 5, nhằm thứ bẩy đầu tiên của tháng 5 đầu tiên trong triều đại ngài, Đức Phanxicô, nhân đến thăm Nhà Thờ Đức Bà Cả, đã đọc đủ 5 chục kinh mân côi mùa mừng. Chuyện trùng hợp là người đứng đầu nhà thờ này, nhà thờ lớn nhất thế giới dâng kính Đức Mẹ, là Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló, người Tây Ban Nha, 77 tuổi, từng là người chủ chốt trong việc vận động sự ủng hộ để các hồng y dồn phiếu bầu Đức HY Bergoglio làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 vừa qua. Đức Hồng Y Castelló có mặt tại nhà thờ Đức Bà Cả để nghênh đón Đức Phanxicô.
Các nhận định của Đức Phanxicô tại đây đã hùng hồn trình bày đủ nét chính yếu trong nền linh đạo Thánh Mẫu của ngài. Những nhận định này nhấn mạnh tới quan tâm mẫu thân của Đức Maria đối với mọi Kitô hữu, và nói chung, mọi người, sự quan tâm của một người mẹ muốn con cái mình lớn lên, sống trọn vẹn, và được tự do.
Đây là ba điều chính yếu được Đức Phanxicô nhấn mạnh: Đức Maria muốn mọi người chúng ta lớn lên, sống một đời sống trọn vẹn, và được tự do. Sau khi cám ơn Đức HY Castelló về sự đón tiếp nồng hậu, Đức Phanxicô nói rằng “Chiều nay, chúng ta hiện diện tại đây trước mặt Đức Maria. Chúng ta đã cầu nguyện cùng ngài, xin ngài lấy tình mẫu thân, đem chúng ta tới sự hợp nhất mỗi ngày một hơn với Con Giêsu của ngài; chúng ta đã đem đến cho ngài các nỗi vui và các nỗi buồn của ta, các hy vọng và các khốn khó của ta; chúng ta đã kêu cầu ngài dưới danh hiệu đáng yêu là Đấng Che chở Con Dân Rôma (Salus Populi Romani), cầu xin ngài cho tất cả chúng ta, cho Rôma, cho thế giới, để ngài giữ gìn ta mạnh khỏe.
“Đúng thế, vì Đức Maria ban cho ta sức khỏe, nên ngài là ơn cứu thoát ta… Đức Maria là một người mẹ, một người mẹ trước nhất chăm sóc sức khỏe của con cái mình và biết cách chữa lành cho chúng bằng một tình yêu vĩ đại và âu yếm. Đức Bà là Đấng gìn giữ sức khỏe của ta.
“Điều ấy có nghĩa gì? Trước nhất, tôi nghĩ tới ba khía cạnh: Đức Mẹ giúp ta trong lúc ta lớn lên, ngài giúp ta đương đầu với cuộc sống, ngài dạy ta thành người tự do”.
Nói về sự quan tâm của Đức Mẹ muốn chúng ta lớn lên, Đức Phanxicô cho rằng đây không hẳn chỉ là việc lớn lên về thể lý, về vật chất, nhưng còn là việc thâm hậu và tăng cường tính khí ta, thâm hậu tinh thần và linh hồn ta để chúng đừng nông cạn nữa, mà sâu sắc, đừng yếu đuối nữa mà mạnh mẽ.
Đức Phanxicô nói rằng: “Người mẹ luôn giúp con cái mình lớn lên và ý muốn của bà là chúng lớn lên cách tốt đẹp. Chính vì thế, ngài dạy chúng đừng sa vào lười biếng, một điều cũng từng phát sinh từ một trạng thái dư dả nào đó. Ngài dạy chúng đừng quen với lối sống dễ chịu chỉ nhằm vơ vét của cải vật chất.
“Người mẹ lúc nào cũng quan tâm sao cho việc lớn mạnh của con cái mình không bị còi cọc, nhưng lớn lên mạnh mẽ và có khả năng nhận các trách nhiệm được trao phó, biết dấn thân vào đời và hướng tới những lý tưởng cao đẹp.
“Tin Mừng Thánh Luca nói rằng trong gia đình Nadarét ‘Chúa Giêsu lớn lên và mạnh mẽ trong tinh thần, tràn đầy khôn ngoan; và ơn thánh Thiên Chúa ở với Người” (Lc 2:40). Đó chính là điều Đức Mẹ làm cho chúng ta, ngài giúp chúng ta lớn lên về nhân bản và đức tin, mạnh mẽ và không để mình sa vào cơn cám dỗ trở thành những con người và những Kitô hữu hời hợt, trái lại biết sống có trách nhiệm, luôn luôn vươn lên”.
Tóm lại, không nuông chiều làm con cái hư thân. Cũng không thoái hóa vì dễ chịu và lười biếng. Chỉ nhằm các lý tưởng cao đẹp nhất, luôn là các lý tưởng cao đẹp, bất chấp bất cứ điều gì… Đó là công thức dạy dỗ con cái của Đức Phanxicô.
Ngài nói tiếp: “Và rồi người mẹ nghĩ tới sức khỏe của con cái mình, dạy chúng cách đương đầu với các khó khăn trên đời”. Và ở đây, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới tính hiện thực, tới lòng can đảm, và sự khôn ngoan, đều là các nhân đức. Ngài cho rằng con cái cần được dạy dỗ về nhân đức. Ngài bảo: “Người ta không giáo dục, không chăm sóc sức khỏe của ai bằng cách tránh các vấn đề, như thể cuộc đời là một xa lộ không hề có trở ngại. Bà mẹ nào cũng giúp con cái biết nhìn các vấn đề trong đời sống với thái độ hiện thực, không để mình mất hút trong chúng nhưng can đảm đương đầu với chúng, không yếu đuối nhưng biết cách chế ngự chúng, trong một quân bình mà bà ‘cảm thấy’ cần phải tìm giữa lãnh vực an toàn và may rủi.
“Cuộc sống mà không có thách đố là cuộc sống chưa hề có, một bé trai hay một bé gái không biết đương đầu với thách đố và sẵn sàng lên tuyến đầu, là đứa trẻ không có sương sống! Ta nên nhớ dụ ngôn người Samaritanô tốt lành: Chúa Giêsu không ca tụng tác phong của vị tư tế và của thầy Lêvi, cả hai đều tránh không giúp đỡ lữ khách bị đánh đập, cướp bóc và để thoi thóp bên vệ đường, nhưng Người ca tụng tác phong của người Samaritanô vì đã hiểu rõ hoàn cảnh của nạn nhân và đương đầu với nó một cách cụ thể.
“Đức Maria đã sống những thời khắc khó khăn trong đời, từ lúc sinh Chúa Giêsu, khi ‘không có phòng cho Người lại lữ quán’ (Lc 2:7), cho tới tận Đồi Canvariô (Ga 19:25). Và cũng như mọi bà mẹ tốt lành khác, Đức Mẹ gần gũi chúng ta để chúng ta không bao giờ mất can đảm trước các chướng ngại trên đời, trước các yếu đuối của chúng ta, trước các tội lỗi của chúng ta: ngài cho ta sức mạnh, ngài chỉ đường cho ta tới với Con ngài. Trên thánh giá, chỉ về Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ: ‘Thưa bà, này là con bà’ và với Thánh Gioan: ‘Này là mẹ con!’ (Ga 19: 26-27).
“Ta được đại diện bởi người môn đệ đó: Chúa Giêsu ủy thác chúng ta cho bàn tay yêu thương và sự trìu mến của Mẹ, để ta có thể nương tựa vào sự nâng đỡ của ngài khi đương đầu với và vượt qua các khó khăn trên hành trình nhân bản và Kitô hữu của chúng ta”.
Rồi Đức Phanxicô đề cập tới vấn đề tự do, có lẽ là vấn đề trung tâm của thời ta. Nhưng tự do đích thực là gì? Làm thế nào đạt được thứ tự do này? Ta có thể đánh mất nó ra sao? Ngài đề cập tới mọi khía cạnh này. Ngài bảo: “Khía cạnh cuối cùng là người mẹ tốt không những cùng đồng hành với con cái mình trên hành trình lớn lên của chúng, không tránh né các vấn đề và thách đố trên đời; bà mẹ tốt còn giúp chúng đưa ra các quyết định quan trọng một cách tự do.
“Nhưng tự do nghĩa là gì? Chắc chắn không phải là làm mọi điều ta muốn, để ta bị dục vọng thống trị, đi hết từ cảm nghiệm này tới cảm nghiệm kia không cần biện phân, chạy theo các xu hướng thời thượng; có thể nói tự do không có nghĩa ném mọi điều ta không muốn qua cửa sổ. Tự do được ban cho ta để ta thực hiện các chọn lựa tốt ở trên đời!
“Là một bà mẹ tốt, Đức Maria dạy ta khả năng, cũng như ngài, đưa ra các quyết định quan trọng với cùng một thứ tự do mà ngài sử dụng để thưa ‘xin vâng’ đối với kế hoạch Thiên Chúa dành cho đời ngài (Lc 1:38)”.
Đức Phanxicô không làm cho thứ tự do đó hoàn toàn dễ dãi đối với chúng ta. Ngài không cho chúng ta biết các chọn lựa tốt đó là những chọn lựa nào. Nhưng ngài hoàn toàn rõ ràng khi cho rằng tự do của ta sẽ được đặt ra khi ta thực hiện các lựa chọn. Ta có thể chọn để các dục vọng thống trị ta, hay ta tìm cách khuất phục các dục vọng ấy. Ta có thể chọn chống lại kế hoạch của Thiên Chúa dành cho đời ta, trốn chạy khỏi kế hoạch đó, hay như Đức Mẹ, ta chọn thưa “xin vâng” với kế hoạch đó, chấp nhận nó…
Kết luận, Đức Pahnxicô cho rằng: “Anh chị em thân mến, thời ta, thực hiện các quyết định quan trọng là điều khó khăn xiết bao! Sự phù phiếm lôi cuốn ta. Ta là nạn nhân của xu hướng luôn đẩy ta tới cõi phù phiếm… như thể ta vẫn mãi mãi là những thiếu niên suốt đời!
“Ta không nên sợ các dấn thân dứt khoát, các dấn thân có liên hệ và có hiệu quả tới trọn đời ta. Chỉ có cách đó, đời ta mới có kết quả!”.
Rồi Đức Phanxicô nói những lời đẹp đẽ về Đức Maria, những lời lẽ hùng biện khiến ta nhớ tới vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI, những lời ca ngợi nữ tử Israel như một linh hồn vĩ đại, trọn đời sống là một bài thánh ca… những lời đáng để suy niệm. Ngài nói: “Trọn đời sống Đức Mẹ là một bài ca sự sống, một bài ca tình yêu và sự sống. Ngài sinh hạ Chúa Giêsu làm người và đồng hành với việc sinh ra Giáo Hội trên Đồi Canvariô và tại Nhà Tiệc Ly.
“Đấng Salus Populi Romani là người mẹ luôn chăm sóc sự lớn mạnh của ta, ngài giúp ta đương đầu và vượt qua các vấn nạn, ngài cho ta sự tự do khi ta thực hiện các quyết định quan trọng; ngài là người mẹ luôn dạy ta biết sản sinh ra điều tốt, điều vui, điều hy vọng, biết đem sự sống đến cho người khác, cả sự sống thể lý lẫn sự sống tâm linh.
“Lạy Mẹ Maria, Đấng Che Chở Con Dân Rôma, đó là điều chúng con van xin Mẹ buổi chiều nay, cho dân chúng Rôma, cho tất cả chúng con: xin ban cho chúng con ơn mà chỉ Mẹ mới ban được, để chúng con luôn là dấu hiệu và dụng cụ sự sống”.
“Cầu cho tôi ba Kinh Kính Mừng”
Sau Kinh Mân Côi và khi rời Nhà Thờ Đức Bà Cả, Đức Phanxicô nói vài lời với các tín hữu hiện diện tại đó. Ngài yêu cầu họ đọc cho ngài “ba Kinh Kính Mừng”. Ngài nói: “Chào anh chị em. Xin cám ơn sự hiện diện của anh chị em tại nhà mẹ của Rôma, nhà mẹ của anh chị em. Vạn tuế Đấng Che Chở Con Dân Rôma. Vạn tuế Đức Mẹ. Ngài là Mẹ chúng ta. Chúng ta hãy phó thác trong tay ngài, để ngài che chở chúng ta như một người mẹ tốt lành. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, nhưng tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em. Ba Kinh Kính Mừng cho tôi. Tôi xin chúc anh chị em một Chúa Nhật, ngày mai, hạnh phúc. Xin tạm biệt. Giờ đây, tôi ban phép lành cho anh chị em, cho anh chị em và cả gia đình của anh chị em nữa. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho anh chị em… Chúc anh chị em một Chúa Nhật hạnh phúc”.
Trong sứ điệp gửi qua Twitter vào ngày trên, Đức Phanxicô viết rằng “Trong tháng Năm, thật là đẹp nếu anh chị em cùng đọc kinh Mân Côi với nhau trong gia đình. Lời cầu nguyện giúp cuộc sống gia đình trở nên mạnh mẽ hơn nữa”.
“Đặt triều đại giáo hoàng của ngài dưới chân Đức Mẹ”
Đức HY Santos Abril y Castelló, tổng quản Nhà Thờ Đức Bà Cả, đã dành cho Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn về buổi đọc Kinh Mân Côi của Đức Phanxicô. Theo tiết lộ của ngài, Đức Phanxicô đã dâng hiến trọn triều giáo hoàng của mình cho Nữ Trinh Maria và đặt nó “dưới chân Đức Mẹ”.
Đức Hồng Y cho biết: vào buổi sáng đầu tiên của triều giáo hoàng, “Đức GH Phanxicô muốn tới Vương Cung Thánh Đường không những để cảm tạ Đức Mẹ, nhưng như lời ngài đích thân nói với tôi, còn là để thực hiện một hành vi tín thác nữa, là đặt triều giáo hoàng của ngài dưới chân Đức Mẹ.
“Ngài tới để xin sự che chở và hộ phù của Đức Mẹ, vì ngài là một giáo hoàng rất sùng kính Đức Maria. Tôi biết rõ ngài thường đi viếng đền thánh quốc gia dâng kính Đức Mẹ ở Luján (Argentina), và đây không hẳn là lần đầu tiên ngài viếng Đức Mẹ, Đấng Che Chở Con Dân Rôma.
“Lấy hiền lành và khiêm nhường chống lại sự dữ”
Vào buổi sáng ngày 4 tháng 5, trong thánh lễ lúc 7 giờ sáng tại Nhà Thánh Marta, Đức Phanxicô yêu cầu các thính giả của ngài “luôn ở hiền lành và khiêm nhường, để ta có thể đánh bại các lời hứa hão huyền và sự hận thù của thế gian”.
Bài giảng của Đức Phanxicô tập trung vào cuộc đấu tranh giữa tình yêu Chúa Kitô và lòng hận thù của “thủ lãnh “ thế gian, tức ma qủy. Đức Giáo Hoàng dạy rằng Chúa bảo ta đừng sợ khi thế gian ghét bỏ ta như nó đã ghét bỏ Người. Ngài nói; “Đường Kitô hữu đi là đường Chúa Giêsu đi. Nếu ta muốn theo chân Chúa Giêsu, thì không có con đường nào khác: thực vậy, không có con đường nào khác ngoài con đường của Người, con đường Người đã chỉ cho ta, và một trong các hậu quả của con đường này là lòng hận thù – đó là lòng hận thù của thế gian, và cũng là lòng hận thù của thủ lãnh thế gian.
Ngài cho hay: Chúa Giêsu “qua cái chết và sự phục sinh của Người” đã cứu chuộc ta “thoát khỏi quyền lực thế gian, thoát khỏi quyền lực ma qủy, thoát khỏi quyền lực của thủ lãnh thế gian”. Ngài thêm: “Nguồn gốc tạo nên lòng hận thù này là chúng ta được cứu rỗi. Chính thủ lãnh thế gian không muốn cho ta được cứu rỗi, vì nó là kẻ hận thù”. Ngài bảo rằng đó chính là lý do tạo nên hận thù và bách hại liên tục kể từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội cho tới tận thời nay.
Với một giọng đau đớn, Đức Phanxicô nói rằng “trên thế giới, hiện có nhiều cộng đồng Kitô Giáo đang bị bách hại. Thực thế, thời đại này có nhiều cộng đồng bị bách hại hơn buổi sơ khai, cả ngày nay và ngay lúc này, cả hôm nay và ngay giờ này”.
Tự hỏi tại sao có tình thế này, Đức Phanxicô trả lời: “Vì tinh thần thế gian là tinh thần hận thù”. Sau đó, ngài đưa ra một nhận định không làm vui lòng thế giới duy tương đối chút nào. Ngài bảo: không ai có thể “đối thoại” với ma quỷ được, dù đối thoại luôn cần thiết đối với con người nhân bản”.
Ngài nhấn mạnh: “Không thể có bất cứ cuộc đối thoại nào với thủ lãnh thế gian. Phải hiểu rõ điều đó! Ngày nay, đối thoại là điều cần thiết giữa con người chúng ta, nó cần cho hòa bình. Đối thoại là một thói quen, một thái độ phải có giữa chúng ta để cảm nhận và hiểu biết lẫn nhau… và cuộc đối thoại này phải được duy trì mãi mãi. Đối thoại phát sinh từ bác ái, từ tình yêu. Nhưng với tên thủ lãnh kia, ta không thể đối thoại được: ta chỉ có thể đối đáp bằng Lời Thiên Chúa, Đấng luôn bênh đỡ ta, vì thế gian luôn ghét bỏ ta, và như như nó đã làm thế với Chúa Giêsu, nó cũng sẽ làm vậy đối với chúng ta”.
Rồi Đức Phanxicô mô tả cách ma qủy cám dỗ con người, thậm chí còn đặt lời lẽ vào miệng tên cám dỗ, một tên chuyên môn lừa bịp con người nam nữ: “Hắn thường nói ‘chỉ làm một chuyện bậy nho nhỏ này thôi… chỉ là chuyện nhỏ ấy mà, đâu có quan trọng gì’ và thế là hắn bắt đầu dẫn ta bước vào con đường sai lạc. Đây là một lối dối trá ra điều đạo hạnh. ‘Làm đi, làm đi: đâu có vấn đề gì đâu’”. Đức Phanxicô nói thế, rồi thêm: “Nó bắt đầu từ từ, luôn luôn như thế, không đúng sao? Rồi hắn bảo: ‘ông bà là người tốt mà, chuyện này ăn nhằm gì’. Hắn tìm cách ve vuốt ta, nịnh hót ta, và thế là ta rơi vào cạm bẫy của nó”.
Đức Phanxicô sau đó cho hay Chúa dạy ta luôn làm chiên bên trong Giáo Hội, vì nếu ta quyết định rời đàn chiên, ta đâu còn “người chăn chiên để bảo vệ ta và do đó ta sẽ rơi vào nanh vuốt của sói dữ. Anh chị em sẽ hỏi: thưa cha, đâu là khí giới để bảo vệ chống lại các rù quyến này, các tán tỉnh, các lôi kéo mà thủ lãnh thế gian từng đưa ra này?”. Đức Giáo Hoàng nói rằng khí giới này cũng là khí giới của Chúa Giêsu, tức Lời Thiên Chúa, không phải đối thoại, mà là Lời Thiên Chúa, rồi lòng khiêm nhường và đức hiền lành. “Ta nên nghĩ tới Chúa Giêsu lúc chịu khổ nạn. Tiên tri của Người cho hay: ‘Giống như chiên đưa tới lò sát sinh’, Người không hề kêu la, không hề: đó là đức khiêm nhường. Khiêm nhường và hiền lành. Đó là các khí giới mà thủ lãnh và tinh thần thế gian không chịu đựng nổi, vì đề nghị của nó luôn là đề nghị hưởng quyền hành thế gian, hưởng phù vân, hưởng giầu sang bất chính”.
Đức Phanxicô thêm rằng: “Ngày nay, Chúa Giêsu nhắc ta nhớ sự hận thù của thế gian đối với ta, đối với những kẻ bước chân theo Người”. Thế gian ghét ta “vì Người đã cứu rỗi ta, đã cứu chuộc ta”. Ngài kết thúc bài giảng bằng lời khẩn cầu Đức Mẹ, xin ngài “giúp ta trở nên hiền lành và khiêm nhường theo kiểu Chúa Giêsu”.