Chương 2: Chứng cớ Thánh Kinh và Việc Tuyên Xưng Đức Tin
Ba điều trong Kinh Tin Kính (1) sẽ cho ta những nét chính để ta suy tư về Đức Maria. Dĩ nhiên, ta không nên quên rằng các kinh tin kính trước hết và trên hết nhằm nói về Thiên Chúa Ba Ngôi và sự biểu hiện của Ba Ngôi trong kế hoạch cứu rỗi, là kế hoạch có cao điểm trong biến cố Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, chúng ta không có ý định bình luận về mọi điều trong kinh tin kính. Ta chỉ muốn nắm được chỗ đứng thích đáng của Đức Maria trong một toàn bộ lớn hơn chính ngài và trong việc phục vụ mà ngài đã được đặt vào. Không bao giờ ta nên xem sét ngài một cách biệt lập.
Điều thứ nhất tuyên xưng Thiên Chúa là Cha toàn năng và là Đấng tạo thành mọi sự. Đức Maria là một trong các tạo vật của Người.
Điều thứ hai dành cho cuộc hành trình nhân bản của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã đến “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”. Điều này nhắc ta nhớ Đức Maria là mẹ của Người.
Điều thứ ba nói tới Chúa Thánh Thần và giáo hội được Người thánh hóa. Đức Maria là chi thể của giáo hội này và thuộc hiệp thông các thánh.
I. Điều thứ nhất: Đức Maria, tạo vật, phụ nữ, và nữ tử Israel
Trong ước muốn làm nổi nhân tính của Đức Maria, ta sẽ rút ra từ Thánh Kinh mọi điều có thể rọi sáng căn gốc nhân bản, văn hóa và tôn giáo từng làm cho Đức Maria thành “người phụ nữ của thế giới chúng ta”, thành “nữ tử Israel”, thành “người phối ngẫu” và thành “một bà mẹ”.
1. Một người phụ nữ của thế giới chúng ta
Điều thứ nhất của kinh tin kính tuyên xưng Thiên Chúa là “Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, mọi vật hữu hình và vô hình”. Về phần mình, Đức Maria hoàn toàn là một thành phần trong thế giới tạo dựng này. Không thể biến ngài thành như các nữ thần được các tôn giáo cổ xưa thờ kính. Ngài không ở ngoài và ở trên nhân loại, nhưng hoàn toàn thuộc về nhân loại mà Thiên Chúa muốn dùng làm triều thiên cho tạo dựng của Người.
Trước nhất, người ta phải coi Đức Maria là một phụ nữ, nhưng không phải là một phụ nữ tách biệt khỏi các con người nhân bản khác cũng không phải là mẫu mực của một tùng phục thụ động mà nhiều phụ nữ khác từng tiếp nhận trong tương quan với đàn ông, hoặc là một biểu tượng cho nữ tính lý tưởng hàm nghĩa một khinh bỉ tính dục và sinh sản nhục thể nào đó. Đó là những suy nghĩ lệch lạc do tư tưởng duy nữ ngày nay chính xác kể ra, nhưng thường lại là những đặc tính người ta vẽ ra cho Đức Maria suốt nhiều thế kỷ qua. Việc phát triển của nghệ thuật cận đại cho thấy trong khi các hoạ sĩ như Georges de la Tour tuyệt diệu nắm bắt được nội tâm tính trầm lặng của Đức Maria, đấng lúc đó được coi như hình ảnh “thăng hoa” của phụ nữ, các họa sĩ khác, trái lại, đã “lý tưởng hóa” Đức Maria, biến ngài liều mình trở thành một thứ phóng chiếu của ước muốn tưởng tượng hay biểu thức của một lệch lạc ngẫu thần (2). Ngày nay ta hiểu rõ hơn rằng những lối mô tả ấy hết sức hàm hồ và đi ngược lại chứng tá nguyên thủy của Tin Mừng về người mẹ của Chúa Giêsu. Thực ra, ngài là một phụ nữ giữa các phụ nữ khác, một phụ nữ của thế giới chúng ta, một phụ nữ, giống các phụ nữ khác, từng trải nghiệm hai bậc sống làm vợ và làm mẹ (3).
Lịch sử cũng bắt ta phải thừa nhận sự kiện này là, bất kể các lạm dụng nơi một kiểu thánh mẫu học nào đó, các suy niệm về Đức Maria vẫn đã từng đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về phụ nữ và các vai trò của họ trong xã hội. Một cách đặc biệt, Đức Maria là người phụ nữ được nhiều người nghèo khó chạy tới, tìm kiếm nơi ngài sức mạnh và niềm phấn khích. Họ ý thức được sự gần gũi nhân bản và mẫu thân của ngài đối với họ; họ tự phát nhận ra khuôn mặt dịu dàng và cảm thương; họ nhớ đến ngài giữa niềm vui và giữa niềm đau của cuộc đời. Ngày nay cũng như trong quá khứ, nhiều người thấy nơi mẹ Chúa Giêsu một người phụ nữ vốn là “một với mình”, một tạo vật của Thiên Chúa, thực sự thuộc về “những người nghèo của Israel”, mà khuôn mặt nhân bản thì tiếp tục rạng rỡ chiếu soi đức tin và niềm hy vọng của kẻ khiêm hạ.
2. Nữ tử Israel
Sự kiện Đức Maria là con người nhân bản có nghĩa ngài thuộc về một dân tộc đặc thù: đó là dân Do Thái. Vì là phụ nữ, ngài không có một vị thế nào đặc biệt trong sinh hoạt xã hội và tôn của dân tộc ấy. Không có cách chi so sánh ngài với Miriam, chị Môsê (Ds 26:59), người từng đóng vai trò quan trọng trong hàng lãnh đạo của dân tộc Do Thái (Xh 15:20; Mk 6:4); cũng không thể so sánh ngài với các nữ tiên tri của Cựu Ước như Đơvôra thời Thủ Lãnh (Tl 4-5) hay các nữ anh hùng như Giuđitha và Nữ Hoàng Étte, người từng giúp làm cho việc giải phóng dân mình thành khả hữu và do đó là khí cụ cho công lý Thiên Chúa. Đức Maria không đóng vai trò đặc biệt nào giữa dân tộc ngài. Ngài là người phụ nữ tầm thường, và tên của ngài thông thường đến nỗi các phụ nữ đồng tên khác trong Tin Mừng chỉ được phân biệt bằng họ hàng hay quê quán (em Martha; vợ Clopas; Maria Magdala, v.v…) Há lối thuật truyện thản nhiên của Tin Mừng, không vụ xúc cảm hay tưởng tượng, đã không cho thấy tư thế tầm thường của người phụ nữ này hay sao, người phụ nữ mà Charles Péguy từng mô tả là “người đàn bà Do Thái nghèo của Giuđêa” và là “tạo vật khiêm hạ hơn hết”?
Chính trong tư thế một người phụ nữ tầm thường giữa dân mình, Đức Maria đã trải nghiệm cả đức đồng trinh lẫn chức phận làm mẹ của mình. Cựu Ước, trước đó, từng mô tả sự đồng trinh của Rêbêca: “cô gái là … một trinh nữ, người mà chưa người đàn ông nào biết” (St 24:16). Rồi Lề Luật buộc rằng vị thượng tế phải cưới một trinh nữ (Lv 21:13). Hạn từ “trinh nữ” cũng được dùng để mô tả dân Israel (“con gái đồng trinh Xion”: 2 V 19:21). Nhưng thực ra, hạn từ này được sử dụng một cách khá lưỡng nghĩa: trinh nữ là người có thể lấy chồng, nhưng cô cũng có nguy cơ bị mắng nhiếc hay rủa xả nếu, sau khi lấy chồng, cô không thể truyền sinh. Vì trong truyền thống Thánh Kinh và Do Thái, sự đồng trinh không phải tự nó là một cùng đích. Chính việc nhiều con mới được coi là phúc đức, như ca khúc mà Anna hát sau khi sinh con trai Samuen (1Sm 2:1-10). Và trong khi “nữ tử Xion”, nghĩa là dân Giêrusalem hay dân Giuđêa, cả ở đó lẫn ở nơi lưu đày, được ví như trinh nữ, thì ơn gọi của họ lại là trở thành phối ngẫu của Chúa và sinh con cái: “Hãy hát lên, hỡi người son sẻ không con, hãy bật tiếng reo hò ca hát” (Is 54: 1). Như thế, khi Đức Maria trở thành người mẹ, ngài đứng vào hàng ngũ thật dài những người phụ nữ của Israel. Ngài trải nghiệm việc sinh con, điều hẳn là triều thiên cho đời mọi người phụ nữ và đóng góp vào việc kéo dài mãi mãi dân Thiên Chúa chọn.
Không những mọi người đàn bà Do Thái đều mong muốn tránh cảnh son sẻ; một số họ còn hy vọng hạ sinh Đấng Mêxia (4). Không có lý do gì khiến ta không nghĩ rằng Đức Maria cũng ôm ấp cùng một hoài mong đó, như các phụ nữ khác: “Tại sao lại giả thiết rằng Đức Maria không trải nghiệm điều đó? Như thế, khi thiên thần báo tin cho ngài, ngài lo sợ, hay chỉ ngạc nhiên, như thể một ý nghĩ như thế chưa bao giời xẩy tới với ngài? Không! Thực ra, niềm vui của ngài lớn đến độ ngài không phản đối chi, như với cha, với chồng hay với danh dự bị tổn thương của mình. Những ý nghĩ ấy tan biến hết khi hồng phúc cao cả này được đề nghị với ngài. Phúc lạ hơn mọi phụ nữ! Phúc lạ thực sự!” (5).
Là nữ tử Israel, Đức Maria nhận làm của mình lời cầu nguyện của các phụ nữ thuộc dân của ngài (Lc 1:46-55): các phụ nữ như Miriam, chị Môsê (Xh 15:20 tt) hay Anna, mẹ Samuen (1Sm 2). Đàng khác, ngài cũng tuân phục các luật lệ liên quan tới các giai đoạn khác nhau của đời người phụ nữ. Ngài đã kết hôn hợp pháp với Thánh Giuse, dù không sống với thánh nhân (Mt 1:18), theo đòi hỏi của luật phải đồng trinh trước hôn lễ. Khi đã hạ sinh Chúa Giêsu, cùng với Thánh Giuse, ngài đã tuân thủ các nghi thức theo luật Do Thái: cắt da qui đầu cho con trai, thanh tẩy bà mẹ, dâng con trai đầu lòng, dâng cặp chim cu gáy hay chim bồ câu (Lc 2:21-24; xem Xh 13:2 và Lv 12:1-8). Điều đáng lưu ý là trong khi Luật Do Thái nói tới việc chuộc đứa con trai đầu lòng (Xh 13:13), thì thánh sử Luca lại nói tới việc “dâng con cho Chúa”, chứ không chuộc con (Lc 2:22); vì Chúa Giêsu đâu có cần được chuộc, ngài luôn luôn là tài sản của Thiên Chúa (giống các thầy Lêvi, theo Ds 3:40 tt); vả lại chính Người sẽ cứu chuộc muôn dân. Tuy thế, sự kiện vẫn là Chúa Kitô được một phụ nữ Do Thái sinh ra (Gl 4:4) và là thành viên của dân tộc được Thiên Chúa “nhận làm con nuôi, được người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng vụ và các lời hứa… và các tổ phụ” (Rm 9:4-5). Đức Maria ở trong dân Israel, và Israel ở trong ngài; do sự kiện ấy, giao ước mà Thiên Chúa ký với dân của Người không bị rút lại, trái lại còn được nên trọn một cách mới mẻ bằng việc xuống thế của “Emmanuen” tại đất Giuđêa.
3. Vợ và mẹ
Về Đức Maria, có lời chép rằng ngài “được đính hôn với ông Giuse” (Mt 1:18). Câu này có ý nói tới việc đính hôn mà theo truyền thống Do Thái phải có trước hôn lễ thực sự. Sau đó, khi Đức Maria mang thai một cách lạ lùng, Thánh Giuse đã thực hiện hành động theo nghi lễ khiến Đức Maria thành vợ mình: Thánh nhân “tiếp nhận ngài làm vợ mình” (Mt 1:24). Các tin mừng về thời thơ ấu nói tới cặp vợ chồng này một số lần: Thánh Giuse lên đường “cùng Maria vợ mình” về quê đăng ký theo lệnh hoàng đế (xem Luca 2:5); các mục đồng thấy hai vị cùng với con trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ tại Bêlem (Lc 2:16). Theo Tin Mừng Mátthêu, Thánh Giuse “đem con trẻ và mẹ con trẻ” mà trốn qua Ai Cập (Mt 2:14). Theo Tin Mừng Luca, hai vợ chồng tới Giêrusalem để dâng con trẻ Giêsu cho Thiên Chúa (Lc 2:22) và trở lại đó hàng năm để dự Lễ Vượt Qua (Lc 2:41); rồi khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, hai vợ chồng lại chia sẻ chung một nỗi âu lo khi nhận ra đứa con của mình thất lạc (Lc 2:44 tt).
Rồi một ngày kia, có người đàn bà vô danh trong đám đông cất cao tiếng và nói về Chúa Giêsu rằng: “Phúc thay dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” (Lc 11:27). Dù câu của Người Con có ý lôi kéo người ta chú ý tới nguồn gốc chân thực của mọi phúc đức (“Đúng hơn, phúc cho những ai nghe lời Thiên Chúa và vâng theo nó”, Lc 11:28), thì sự kiện vẫn là Đức Maria có chung một thân phận với tất cả những ai được trải nghiệm chức làm mẹ. Ngài tràn ngập niềm vui lúc được báo tin con mình sẽ đến; ngài chờ mong con mình trong việc kiên nhẫn chấp nhận cuộc sống hàng ngày; ngài trải nghiệm niềm vui của người mẹ khi lần đầu được chiêm ngắm dung nhan đứa con mới sinh. Ngài quen thuộc với trạng huống mà sau này, một ngày kia, có lần Chúa Giêsu đã mô tả với môn đệ: “Khi người đàn bà lâm bồn, bà hết sức đau đớn, vì giờ của bà đã đến. Nhưng khi đứa con sinh ra, bà không còn nhớ gì tới các khắc khoải ấy nữa bởi vì niềm vui đã đem vào đời một con người nhân bản” (Ga 16:21).
Bắt đầu từ ngày Con Trẻ sinh ra và suốt các năm tháng kế tiếp tại Nadarét, đối với Chúa Giêsu, Đức Maria là điều mà mọi bà mẹ Do Thái giả thiết phải là đối với đứa con của mình. Đúng thế, vì theo Tin Mừng Mátthêu, chính Thánh Giuse, chồng ngài, đã đặt tên cho Con Trẻ và cũng chính thánh nhân dẫn khởi Con Trẻ Giêsu vào việc đọc Tôra, dạy Con Trẻ nghề làm ăn, và dần dần chuẩn bị cho Con Trẻ bước vào cuộc sống trưởng thành. Nhưng trong công trình ấy, Đức Maria góp phần quan trọng bằng cách giúp Con Trẻ Giêsu khám phá ra các thực tại đơn sơ của cuộc sống gia đình và cùng năm tháng qua đi, ghi nhớ sự tiến triển của Con Trẻ “mỗi ngày một tăng trưởng và trở nên mạnh mẽ hơn” (Lc 2:40). Trong thời gian ở Nadarét, chắc chắn ngài nghĩ tới tương lai và, giống mọi cha mẹ khác, thảo luận với Thánh Giuse về viễn ảnh trưởng thành của Con Trai.
Các phúc âm gia nói tới niềm vui của Đức Maria nhưng cũng không quên đề cập tới các thử thách và thống khổ của ngài. Khi nói đến việc ngài mang thai trước khi chung sống với Thánh Giuse, Thánh Mátthêu minh xác rằng ngài rất có thể bị ngờ vực thất trung (xem Mt 1:18-25). Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thánh Mátthêu nói tới bạo hành được tung ra chống lại Con Trẻ và gia đình Con Trẻ (xem Mt 2).
Về phần mình, Thánh Luca nhắc nhớ và nhấn mạnh tới thân phận thấp hèn và bất định của Chúa Giêsu lúc mới sinh: không có chỗ trọ, sinh ra trong chuồng bò lừa (Lc 2:7), lời tiên đoán của Simêong: “Một lưỡi gươm cũng sẽ đâm thâu lòng bà” (Lc 2:35), và sau đó, lúc đi hành hương hàng năm lên Giêrusalem, nỗi lắng lo xao xuyến của một người mẹ chắc mẩm rằng con mình bị lạc, nên khi tìm thấy, đã trách con: “Sao con lại sử với ba má như thế?” (Lc 2:48).
Dù không một phúc âm gia nào nói rằng Đức Maria đau lòng khi thấy Con Trai rời khỏi nhà, nhưng ba vị có tường trình rằng ngài và thân nhân có tìm cách “gặp” Chúa Giêsu. Thánh Máccô nói đến nỗi âu lo xao xuyến của một người mẹ khi thấy mình và gia đình mình bị hạ nhục bởi những người hoài nghi và giận dữ nhận xét về Chúa (xem Mc 3:22; 6:1-6). Sau cùng, theo truyền thống nhất trí của các Tin Mừng, Đức Maria trải nghiệm thử thách kinh khủng nhất mà một bà mẹ có thể chịu đựng, đó là đứng nhìn một cách vô vọng nỗi đau khôn tả và cái chết nhục nhã của Con Trai mình.
Như thế, ta sẽ không trọng kính Đức Maria nếu ta không thấy ở nơi ngài một tạo vật chân thực của Thiên Chúa, một nữ tử của Israel, người hoàn toàn chia sẻ lịch sử của dân ngài, và một người mẹ biết chia sẻ các hân hoan và sầu buồn của chức phận làm mẹ, và cảm nghiệm tất cả những điều ấy trong cuộc hiện sinh hàng ngày cũng như trong các hoàn cảnh đặc biệt của cuộc sống. Chính trong và qua hành trình nhân bản của mình, người phụ nữ này đã mở lòng mình đón nhận lời Thiên Chúa. Cũng chính trên cùng một hành trình này, ngài đã được mời gọi tin và học hỏi trở thành môn đệ từng bước, lại từng bước, có khi trong ánh sáng, có khi trong bóng đêm, bắt đầu từ tiếng xin vâng lúc truyền tin và giọng hân hoan của Kinh Ngợi Khen, và kết thúc trong đau đớn lặng câm của đồi Canvariô.
Đó chính là nét nhân bản sâu sắc của Đức Maria. Trong khi ca ngợi Đấng Tối Cao vì “Người đã đoái nhìn phận hèn tôi tớ” (Lc 1:48), Kinh Ngợi Khen của ngài không hề vinh danh mình mà là ngợi ca Đức Chúa vì những kỳ công Người thực hiện. Tuy thế, nếu Đức Maria, một phụ nữ trong mọi phụ nữ, có bao giờ chiếm một vị trí độc đáo trong tạo dựng của Thiên Chúa, thì vị trí ấy là do sự kiện này: Thiên Chúa chọn ngài làm mẹ của Con Một Người và ngài đã xin vâng một cách không dè dặt trước sự chọn lựa ấy.
Như thế, ta trọng kính Đức Maria khi ta hướng tới mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng “đã sinh ra bởi Trinh Nữ Maria và đã làm người”.
Chú thích
(1) Ở đây, “kinh tin kính” chỉ cả Kinh Tin Kính Các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Nixêa và Constantinốp.
(2) Theo quan điểm của Freud, một số ước (thèm) muốn luôn nằm ở gốc rễ cả việc “thăng hoa hóa” lẫn việc “lý tưởng hóa”. Tuy nhiên, trong thăng hoa hóa, thèm muốn chấp nhận việc mất đối tượng tức khắc của nó, và bằng lòng chuyển qua một đối tượng khác; nó phóng chiếu lên đối tượng sau các yếu tố của khoái lạc hay tốt đẹp từng được gán cho đối tượng khởi thủy. Trái lại, trong lý tưởng hóa, thèm muốn không tách rời khỏi đối tượng tức khắc của nó; chủ thể không chấp nhận việc mất mát này, và được thúc đẩy bởi ý muốn kiểm soát, đã chế ra một đối tượng phù hợp với các đặc điểm của đối tượng khởi thủy. Xem S. Nobécourt-Granier, “Các phụ nữ không trở nên thánh hay phù thủy trong đức tin vào Thiên Chúa” (Ni saintes, ni sorcières, les femmes deviennent dans la foi en Dieu), đăng trong Incroyance et Foi, số 39 (Mùa Thu, 1986) 19-29; cùng tác giả, “Freud và sự đồng trinh” (Freud et la virginité) trong tuyển tập La première fois (Paris: Ramsay, 1981) 401-43; Dominique Stein, “Các khuôn mạo Đức Maria và các lời khấn của vô thức” (Figures de Marie et voeux de l’inconscient” đăng trong Femmes et hommes dans l’Église (Bulletin international) số 7 (tháng 12, 1981).
(3) Xem F. Quéré, Marie (Paris: Desclée De Brouwer, 1996) 55-58.
(4) Ở đây nên nhớ rằng trong Cựu Ước, Sách Các Vua rất thường hay nhắc tới bà mẹ các vua của triều đại Đavít (xem 1V 2:19; 11:26; 14:21; v.v…)
(5) F. Quéré, Jésus enfant (Paris: Desclée, 1992)130.
Ba điều trong Kinh Tin Kính (1) sẽ cho ta những nét chính để ta suy tư về Đức Maria. Dĩ nhiên, ta không nên quên rằng các kinh tin kính trước hết và trên hết nhằm nói về Thiên Chúa Ba Ngôi và sự biểu hiện của Ba Ngôi trong kế hoạch cứu rỗi, là kế hoạch có cao điểm trong biến cố Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, chúng ta không có ý định bình luận về mọi điều trong kinh tin kính. Ta chỉ muốn nắm được chỗ đứng thích đáng của Đức Maria trong một toàn bộ lớn hơn chính ngài và trong việc phục vụ mà ngài đã được đặt vào. Không bao giờ ta nên xem sét ngài một cách biệt lập.
Điều thứ nhất tuyên xưng Thiên Chúa là Cha toàn năng và là Đấng tạo thành mọi sự. Đức Maria là một trong các tạo vật của Người.
Điều thứ hai dành cho cuộc hành trình nhân bản của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã đến “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”. Điều này nhắc ta nhớ Đức Maria là mẹ của Người.
Điều thứ ba nói tới Chúa Thánh Thần và giáo hội được Người thánh hóa. Đức Maria là chi thể của giáo hội này và thuộc hiệp thông các thánh.
I. Điều thứ nhất: Đức Maria, tạo vật, phụ nữ, và nữ tử Israel
Trong ước muốn làm nổi nhân tính của Đức Maria, ta sẽ rút ra từ Thánh Kinh mọi điều có thể rọi sáng căn gốc nhân bản, văn hóa và tôn giáo từng làm cho Đức Maria thành “người phụ nữ của thế giới chúng ta”, thành “nữ tử Israel”, thành “người phối ngẫu” và thành “một bà mẹ”.
1. Một người phụ nữ của thế giới chúng ta
Điều thứ nhất của kinh tin kính tuyên xưng Thiên Chúa là “Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, mọi vật hữu hình và vô hình”. Về phần mình, Đức Maria hoàn toàn là một thành phần trong thế giới tạo dựng này. Không thể biến ngài thành như các nữ thần được các tôn giáo cổ xưa thờ kính. Ngài không ở ngoài và ở trên nhân loại, nhưng hoàn toàn thuộc về nhân loại mà Thiên Chúa muốn dùng làm triều thiên cho tạo dựng của Người.
Trước nhất, người ta phải coi Đức Maria là một phụ nữ, nhưng không phải là một phụ nữ tách biệt khỏi các con người nhân bản khác cũng không phải là mẫu mực của một tùng phục thụ động mà nhiều phụ nữ khác từng tiếp nhận trong tương quan với đàn ông, hoặc là một biểu tượng cho nữ tính lý tưởng hàm nghĩa một khinh bỉ tính dục và sinh sản nhục thể nào đó. Đó là những suy nghĩ lệch lạc do tư tưởng duy nữ ngày nay chính xác kể ra, nhưng thường lại là những đặc tính người ta vẽ ra cho Đức Maria suốt nhiều thế kỷ qua. Việc phát triển của nghệ thuật cận đại cho thấy trong khi các hoạ sĩ như Georges de la Tour tuyệt diệu nắm bắt được nội tâm tính trầm lặng của Đức Maria, đấng lúc đó được coi như hình ảnh “thăng hoa” của phụ nữ, các họa sĩ khác, trái lại, đã “lý tưởng hóa” Đức Maria, biến ngài liều mình trở thành một thứ phóng chiếu của ước muốn tưởng tượng hay biểu thức của một lệch lạc ngẫu thần (2). Ngày nay ta hiểu rõ hơn rằng những lối mô tả ấy hết sức hàm hồ và đi ngược lại chứng tá nguyên thủy của Tin Mừng về người mẹ của Chúa Giêsu. Thực ra, ngài là một phụ nữ giữa các phụ nữ khác, một phụ nữ của thế giới chúng ta, một phụ nữ, giống các phụ nữ khác, từng trải nghiệm hai bậc sống làm vợ và làm mẹ (3).
Lịch sử cũng bắt ta phải thừa nhận sự kiện này là, bất kể các lạm dụng nơi một kiểu thánh mẫu học nào đó, các suy niệm về Đức Maria vẫn đã từng đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về phụ nữ và các vai trò của họ trong xã hội. Một cách đặc biệt, Đức Maria là người phụ nữ được nhiều người nghèo khó chạy tới, tìm kiếm nơi ngài sức mạnh và niềm phấn khích. Họ ý thức được sự gần gũi nhân bản và mẫu thân của ngài đối với họ; họ tự phát nhận ra khuôn mặt dịu dàng và cảm thương; họ nhớ đến ngài giữa niềm vui và giữa niềm đau của cuộc đời. Ngày nay cũng như trong quá khứ, nhiều người thấy nơi mẹ Chúa Giêsu một người phụ nữ vốn là “một với mình”, một tạo vật của Thiên Chúa, thực sự thuộc về “những người nghèo của Israel”, mà khuôn mặt nhân bản thì tiếp tục rạng rỡ chiếu soi đức tin và niềm hy vọng của kẻ khiêm hạ.
2. Nữ tử Israel
Sự kiện Đức Maria là con người nhân bản có nghĩa ngài thuộc về một dân tộc đặc thù: đó là dân Do Thái. Vì là phụ nữ, ngài không có một vị thế nào đặc biệt trong sinh hoạt xã hội và tôn của dân tộc ấy. Không có cách chi so sánh ngài với Miriam, chị Môsê (Ds 26:59), người từng đóng vai trò quan trọng trong hàng lãnh đạo của dân tộc Do Thái (Xh 15:20; Mk 6:4); cũng không thể so sánh ngài với các nữ tiên tri của Cựu Ước như Đơvôra thời Thủ Lãnh (Tl 4-5) hay các nữ anh hùng như Giuđitha và Nữ Hoàng Étte, người từng giúp làm cho việc giải phóng dân mình thành khả hữu và do đó là khí cụ cho công lý Thiên Chúa. Đức Maria không đóng vai trò đặc biệt nào giữa dân tộc ngài. Ngài là người phụ nữ tầm thường, và tên của ngài thông thường đến nỗi các phụ nữ đồng tên khác trong Tin Mừng chỉ được phân biệt bằng họ hàng hay quê quán (em Martha; vợ Clopas; Maria Magdala, v.v…) Há lối thuật truyện thản nhiên của Tin Mừng, không vụ xúc cảm hay tưởng tượng, đã không cho thấy tư thế tầm thường của người phụ nữ này hay sao, người phụ nữ mà Charles Péguy từng mô tả là “người đàn bà Do Thái nghèo của Giuđêa” và là “tạo vật khiêm hạ hơn hết”?
Chính trong tư thế một người phụ nữ tầm thường giữa dân mình, Đức Maria đã trải nghiệm cả đức đồng trinh lẫn chức phận làm mẹ của mình. Cựu Ước, trước đó, từng mô tả sự đồng trinh của Rêbêca: “cô gái là … một trinh nữ, người mà chưa người đàn ông nào biết” (St 24:16). Rồi Lề Luật buộc rằng vị thượng tế phải cưới một trinh nữ (Lv 21:13). Hạn từ “trinh nữ” cũng được dùng để mô tả dân Israel (“con gái đồng trinh Xion”: 2 V 19:21). Nhưng thực ra, hạn từ này được sử dụng một cách khá lưỡng nghĩa: trinh nữ là người có thể lấy chồng, nhưng cô cũng có nguy cơ bị mắng nhiếc hay rủa xả nếu, sau khi lấy chồng, cô không thể truyền sinh. Vì trong truyền thống Thánh Kinh và Do Thái, sự đồng trinh không phải tự nó là một cùng đích. Chính việc nhiều con mới được coi là phúc đức, như ca khúc mà Anna hát sau khi sinh con trai Samuen (1Sm 2:1-10). Và trong khi “nữ tử Xion”, nghĩa là dân Giêrusalem hay dân Giuđêa, cả ở đó lẫn ở nơi lưu đày, được ví như trinh nữ, thì ơn gọi của họ lại là trở thành phối ngẫu của Chúa và sinh con cái: “Hãy hát lên, hỡi người son sẻ không con, hãy bật tiếng reo hò ca hát” (Is 54: 1). Như thế, khi Đức Maria trở thành người mẹ, ngài đứng vào hàng ngũ thật dài những người phụ nữ của Israel. Ngài trải nghiệm việc sinh con, điều hẳn là triều thiên cho đời mọi người phụ nữ và đóng góp vào việc kéo dài mãi mãi dân Thiên Chúa chọn.
Không những mọi người đàn bà Do Thái đều mong muốn tránh cảnh son sẻ; một số họ còn hy vọng hạ sinh Đấng Mêxia (4). Không có lý do gì khiến ta không nghĩ rằng Đức Maria cũng ôm ấp cùng một hoài mong đó, như các phụ nữ khác: “Tại sao lại giả thiết rằng Đức Maria không trải nghiệm điều đó? Như thế, khi thiên thần báo tin cho ngài, ngài lo sợ, hay chỉ ngạc nhiên, như thể một ý nghĩ như thế chưa bao giời xẩy tới với ngài? Không! Thực ra, niềm vui của ngài lớn đến độ ngài không phản đối chi, như với cha, với chồng hay với danh dự bị tổn thương của mình. Những ý nghĩ ấy tan biến hết khi hồng phúc cao cả này được đề nghị với ngài. Phúc lạ hơn mọi phụ nữ! Phúc lạ thực sự!” (5).
Là nữ tử Israel, Đức Maria nhận làm của mình lời cầu nguyện của các phụ nữ thuộc dân của ngài (Lc 1:46-55): các phụ nữ như Miriam, chị Môsê (Xh 15:20 tt) hay Anna, mẹ Samuen (1Sm 2). Đàng khác, ngài cũng tuân phục các luật lệ liên quan tới các giai đoạn khác nhau của đời người phụ nữ. Ngài đã kết hôn hợp pháp với Thánh Giuse, dù không sống với thánh nhân (Mt 1:18), theo đòi hỏi của luật phải đồng trinh trước hôn lễ. Khi đã hạ sinh Chúa Giêsu, cùng với Thánh Giuse, ngài đã tuân thủ các nghi thức theo luật Do Thái: cắt da qui đầu cho con trai, thanh tẩy bà mẹ, dâng con trai đầu lòng, dâng cặp chim cu gáy hay chim bồ câu (Lc 2:21-24; xem Xh 13:2 và Lv 12:1-8). Điều đáng lưu ý là trong khi Luật Do Thái nói tới việc chuộc đứa con trai đầu lòng (Xh 13:13), thì thánh sử Luca lại nói tới việc “dâng con cho Chúa”, chứ không chuộc con (Lc 2:22); vì Chúa Giêsu đâu có cần được chuộc, ngài luôn luôn là tài sản của Thiên Chúa (giống các thầy Lêvi, theo Ds 3:40 tt); vả lại chính Người sẽ cứu chuộc muôn dân. Tuy thế, sự kiện vẫn là Chúa Kitô được một phụ nữ Do Thái sinh ra (Gl 4:4) và là thành viên của dân tộc được Thiên Chúa “nhận làm con nuôi, được người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng vụ và các lời hứa… và các tổ phụ” (Rm 9:4-5). Đức Maria ở trong dân Israel, và Israel ở trong ngài; do sự kiện ấy, giao ước mà Thiên Chúa ký với dân của Người không bị rút lại, trái lại còn được nên trọn một cách mới mẻ bằng việc xuống thế của “Emmanuen” tại đất Giuđêa.
3. Vợ và mẹ
Về Đức Maria, có lời chép rằng ngài “được đính hôn với ông Giuse” (Mt 1:18). Câu này có ý nói tới việc đính hôn mà theo truyền thống Do Thái phải có trước hôn lễ thực sự. Sau đó, khi Đức Maria mang thai một cách lạ lùng, Thánh Giuse đã thực hiện hành động theo nghi lễ khiến Đức Maria thành vợ mình: Thánh nhân “tiếp nhận ngài làm vợ mình” (Mt 1:24). Các tin mừng về thời thơ ấu nói tới cặp vợ chồng này một số lần: Thánh Giuse lên đường “cùng Maria vợ mình” về quê đăng ký theo lệnh hoàng đế (xem Luca 2:5); các mục đồng thấy hai vị cùng với con trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ tại Bêlem (Lc 2:16). Theo Tin Mừng Mátthêu, Thánh Giuse “đem con trẻ và mẹ con trẻ” mà trốn qua Ai Cập (Mt 2:14). Theo Tin Mừng Luca, hai vợ chồng tới Giêrusalem để dâng con trẻ Giêsu cho Thiên Chúa (Lc 2:22) và trở lại đó hàng năm để dự Lễ Vượt Qua (Lc 2:41); rồi khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, hai vợ chồng lại chia sẻ chung một nỗi âu lo khi nhận ra đứa con của mình thất lạc (Lc 2:44 tt).
Rồi một ngày kia, có người đàn bà vô danh trong đám đông cất cao tiếng và nói về Chúa Giêsu rằng: “Phúc thay dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” (Lc 11:27). Dù câu của Người Con có ý lôi kéo người ta chú ý tới nguồn gốc chân thực của mọi phúc đức (“Đúng hơn, phúc cho những ai nghe lời Thiên Chúa và vâng theo nó”, Lc 11:28), thì sự kiện vẫn là Đức Maria có chung một thân phận với tất cả những ai được trải nghiệm chức làm mẹ. Ngài tràn ngập niềm vui lúc được báo tin con mình sẽ đến; ngài chờ mong con mình trong việc kiên nhẫn chấp nhận cuộc sống hàng ngày; ngài trải nghiệm niềm vui của người mẹ khi lần đầu được chiêm ngắm dung nhan đứa con mới sinh. Ngài quen thuộc với trạng huống mà sau này, một ngày kia, có lần Chúa Giêsu đã mô tả với môn đệ: “Khi người đàn bà lâm bồn, bà hết sức đau đớn, vì giờ của bà đã đến. Nhưng khi đứa con sinh ra, bà không còn nhớ gì tới các khắc khoải ấy nữa bởi vì niềm vui đã đem vào đời một con người nhân bản” (Ga 16:21).
Bắt đầu từ ngày Con Trẻ sinh ra và suốt các năm tháng kế tiếp tại Nadarét, đối với Chúa Giêsu, Đức Maria là điều mà mọi bà mẹ Do Thái giả thiết phải là đối với đứa con của mình. Đúng thế, vì theo Tin Mừng Mátthêu, chính Thánh Giuse, chồng ngài, đã đặt tên cho Con Trẻ và cũng chính thánh nhân dẫn khởi Con Trẻ Giêsu vào việc đọc Tôra, dạy Con Trẻ nghề làm ăn, và dần dần chuẩn bị cho Con Trẻ bước vào cuộc sống trưởng thành. Nhưng trong công trình ấy, Đức Maria góp phần quan trọng bằng cách giúp Con Trẻ Giêsu khám phá ra các thực tại đơn sơ của cuộc sống gia đình và cùng năm tháng qua đi, ghi nhớ sự tiến triển của Con Trẻ “mỗi ngày một tăng trưởng và trở nên mạnh mẽ hơn” (Lc 2:40). Trong thời gian ở Nadarét, chắc chắn ngài nghĩ tới tương lai và, giống mọi cha mẹ khác, thảo luận với Thánh Giuse về viễn ảnh trưởng thành của Con Trai.
Các phúc âm gia nói tới niềm vui của Đức Maria nhưng cũng không quên đề cập tới các thử thách và thống khổ của ngài. Khi nói đến việc ngài mang thai trước khi chung sống với Thánh Giuse, Thánh Mátthêu minh xác rằng ngài rất có thể bị ngờ vực thất trung (xem Mt 1:18-25). Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thánh Mátthêu nói tới bạo hành được tung ra chống lại Con Trẻ và gia đình Con Trẻ (xem Mt 2).
Về phần mình, Thánh Luca nhắc nhớ và nhấn mạnh tới thân phận thấp hèn và bất định của Chúa Giêsu lúc mới sinh: không có chỗ trọ, sinh ra trong chuồng bò lừa (Lc 2:7), lời tiên đoán của Simêong: “Một lưỡi gươm cũng sẽ đâm thâu lòng bà” (Lc 2:35), và sau đó, lúc đi hành hương hàng năm lên Giêrusalem, nỗi lắng lo xao xuyến của một người mẹ chắc mẩm rằng con mình bị lạc, nên khi tìm thấy, đã trách con: “Sao con lại sử với ba má như thế?” (Lc 2:48).
Dù không một phúc âm gia nào nói rằng Đức Maria đau lòng khi thấy Con Trai rời khỏi nhà, nhưng ba vị có tường trình rằng ngài và thân nhân có tìm cách “gặp” Chúa Giêsu. Thánh Máccô nói đến nỗi âu lo xao xuyến của một người mẹ khi thấy mình và gia đình mình bị hạ nhục bởi những người hoài nghi và giận dữ nhận xét về Chúa (xem Mc 3:22; 6:1-6). Sau cùng, theo truyền thống nhất trí của các Tin Mừng, Đức Maria trải nghiệm thử thách kinh khủng nhất mà một bà mẹ có thể chịu đựng, đó là đứng nhìn một cách vô vọng nỗi đau khôn tả và cái chết nhục nhã của Con Trai mình.
Như thế, ta sẽ không trọng kính Đức Maria nếu ta không thấy ở nơi ngài một tạo vật chân thực của Thiên Chúa, một nữ tử của Israel, người hoàn toàn chia sẻ lịch sử của dân ngài, và một người mẹ biết chia sẻ các hân hoan và sầu buồn của chức phận làm mẹ, và cảm nghiệm tất cả những điều ấy trong cuộc hiện sinh hàng ngày cũng như trong các hoàn cảnh đặc biệt của cuộc sống. Chính trong và qua hành trình nhân bản của mình, người phụ nữ này đã mở lòng mình đón nhận lời Thiên Chúa. Cũng chính trên cùng một hành trình này, ngài đã được mời gọi tin và học hỏi trở thành môn đệ từng bước, lại từng bước, có khi trong ánh sáng, có khi trong bóng đêm, bắt đầu từ tiếng xin vâng lúc truyền tin và giọng hân hoan của Kinh Ngợi Khen, và kết thúc trong đau đớn lặng câm của đồi Canvariô.
Đó chính là nét nhân bản sâu sắc của Đức Maria. Trong khi ca ngợi Đấng Tối Cao vì “Người đã đoái nhìn phận hèn tôi tớ” (Lc 1:48), Kinh Ngợi Khen của ngài không hề vinh danh mình mà là ngợi ca Đức Chúa vì những kỳ công Người thực hiện. Tuy thế, nếu Đức Maria, một phụ nữ trong mọi phụ nữ, có bao giờ chiếm một vị trí độc đáo trong tạo dựng của Thiên Chúa, thì vị trí ấy là do sự kiện này: Thiên Chúa chọn ngài làm mẹ của Con Một Người và ngài đã xin vâng một cách không dè dặt trước sự chọn lựa ấy.
Như thế, ta trọng kính Đức Maria khi ta hướng tới mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng “đã sinh ra bởi Trinh Nữ Maria và đã làm người”.
Chú thích
(1) Ở đây, “kinh tin kính” chỉ cả Kinh Tin Kính Các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Nixêa và Constantinốp.
(2) Theo quan điểm của Freud, một số ước (thèm) muốn luôn nằm ở gốc rễ cả việc “thăng hoa hóa” lẫn việc “lý tưởng hóa”. Tuy nhiên, trong thăng hoa hóa, thèm muốn chấp nhận việc mất đối tượng tức khắc của nó, và bằng lòng chuyển qua một đối tượng khác; nó phóng chiếu lên đối tượng sau các yếu tố của khoái lạc hay tốt đẹp từng được gán cho đối tượng khởi thủy. Trái lại, trong lý tưởng hóa, thèm muốn không tách rời khỏi đối tượng tức khắc của nó; chủ thể không chấp nhận việc mất mát này, và được thúc đẩy bởi ý muốn kiểm soát, đã chế ra một đối tượng phù hợp với các đặc điểm của đối tượng khởi thủy. Xem S. Nobécourt-Granier, “Các phụ nữ không trở nên thánh hay phù thủy trong đức tin vào Thiên Chúa” (Ni saintes, ni sorcières, les femmes deviennent dans la foi en Dieu), đăng trong Incroyance et Foi, số 39 (Mùa Thu, 1986) 19-29; cùng tác giả, “Freud và sự đồng trinh” (Freud et la virginité) trong tuyển tập La première fois (Paris: Ramsay, 1981) 401-43; Dominique Stein, “Các khuôn mạo Đức Maria và các lời khấn của vô thức” (Figures de Marie et voeux de l’inconscient” đăng trong Femmes et hommes dans l’Église (Bulletin international) số 7 (tháng 12, 1981).
(3) Xem F. Quéré, Marie (Paris: Desclée De Brouwer, 1996) 55-58.
(4) Ở đây nên nhớ rằng trong Cựu Ước, Sách Các Vua rất thường hay nhắc tới bà mẹ các vua của triều đại Đavít (xem 1V 2:19; 11:26; 14:21; v.v…)
(5) F. Quéré, Jésus enfant (Paris: Desclée, 1992)130.