Câu chuyện của cha Khải: Hoàn cảnh tuyệt vọng của người Công Giáo tại Việt Nam

Rôma, Ý (CNA). - "Nếu giờ tôi trở về, họ sẽ ném tôi vào tù và giết tôi". Đây là những lời thẳng thắn đánh dấu cuộc gặp gỡ với cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, một linh mục Việt Nam 41 tuổi sống tại Rôma.

Cha Khải hồi tranh đấu ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Tội của ngài? Không che giấu đức tin Công Giáo của mình.

Cha Khải lớn lên trong một làng quê chủ yếu là người Công Giáo ở Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình. Ngài cho hay: "Cha mẹ tôi đã dạy tôi làm thế nào để cầu nguyện hàng ngày và giữ đức tin trong gia đình chúng tôi, nhưng chúng tôi đã không bao giờ được đi nhà thờ". "Tôi đã học biết được rằng chính quyền không cho phép giáo dân đến thờ phượng tại nhà thờ. Vì thế, tham dự Thánh Lễ, là một niềm vui sướng đặc biệt đối với tôi".

Đây là tình huống mà nhiều người Công giáo Việt Nam phải học cách sống với nó. Mặc dù thế, đối với cha Khải, những tư tưởng thinh lặng cùng tồn tại với chế độ đã tan biến sau một kinh nghiệm cụ thể thời niên thiếu: "Một ngày, tôi thấy một phụ nữ bị bệnh tâm thần đi lang thang quanh làng. Cô đã đến nhà thờ trong nước mắt, đập mạnh vào cửa trước của nhà thờ bằng đôi bàn tay gầy guộc và khóc lớn trong nỗi đau đớn: "Nhà thờ vẫn còn đây, nhưng Cha đi đâu rồi?"

"Cha" là một vị mục tử địa phương, cha Mátthêu Hậu, người trước đó một vài năm đã bị bắt, bị tra tấn và bị sát hại bởi chính quyền cộng sản địa phương. Một cuộc đàn áp khắc nghiệt tất cả người Công Giáo trong làng xảy ra sau đó – bao gồm cả gia đình cha Khải.

Cha Khải cho biết: "Sau khi biết được câu chuyện của Cha Mátthêu Hậu và những hành động anh hùng của ngài cho đến hết đời để bảo vệ đức tin của giáo dân mình, nhất là những thông tin về vụ bắt giữ, tra tấn và giết người vô cớ, đột nhiên tôi khao khát mạnh mẽ muốn trở thành một linh mục – một người ‘Cha’ như ngài".

Và vì thế ngài đã bắt đầu 12 năm được đào tạo bí mật với mục tiêu duy nhất để trở thành một linh mục Công Giáo. Ban đầu ngài cố tìm kiếm ra vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế duy nhất còn sót lại ở miền Bắc Việt Nam, một thành viên trong đại gia đình của ngài, cha Giuse Bích. Giả dạng là người trông nhà của cụ già, cha Khải học ở nhà cha Bích tại Hà Nội: "Thật không may, công an Hà Nội nghi ngờ lý do thực sự của tôi. Họ triệu tập tôi nhiều lần đến đồn công an địa phương để thẩm vấn và gây mọi áp lực trên cha Giuse Bích".

Và vì thế, cha Khải bắt đầu lên đường vì sự an toàn tương đối ở Sài Gòn thuộc miền Nam đất nước. Tại đây, sau nhiều năm bí mật tu học, cha Khải cho biết "tôi đã được phong chức linh mục một cách bí mật trong căn phòng nhỏ vào đêm 25 tháng 9 năm 2001". Từ đó ngài bắt đầu một thập kỷ của sứ vụ linh cho giáo dân Công Giáo ở cả hai miền Nam Bắc, thường chơi trò mèo-và- chuột với chính quyền cộng sản.

Tuy nhiên, cha Khải cho hay vào năm 2010, "sau vài năm lãnh đạo các tín hữu, tìm kiếm một cách công khai công lý và sự thật chống lại sự áp bức của chính quyền cộng sản", các bề trên của ngài quyết định gửi ngài sang Rôma.

Không thể rời khỏi đất nước một cách hợp pháp, ngài đã thực hiện một chuyến đi nguy hiểm xuyên qua biên giới Việt Nam với Lào và sang Thái Lan: "Sau nhiều ngày đầy hiểm họa có hơn một lần đối mặt với nỗi sợ hãi của cái chết, tôi đến Băng Cốc, thủ đô Thái Lan". Cha cho biết: "Trong suốt những tình tiết của cuộc trốn chạy này, tôi biết rằng Thánh Giuse đã bảo vệ tôi một cách đặc biệt. Câu chuyện của chính ngài dẫn dắt Đức Maria và Hài nhi Giêsu an toàn vẫn là niềm hy vọng không ngớt và là nguồn cảm hứng của tôi".

Tại Rôma, cuộc vận động của ngài cho những người Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục. Ngài chia sẻ những bức ảnh của cuộc biểu tình và cầu nguyện ôn hòa bị công an chống bạo động đàn áp, những hình ảnh hơi cay được sử dụng và phụ nữ bị đánh đập. Ngài thậm chí còn trưng ra những hình ảnh các em bé bị phá thai do nhà cầm quyền ép buộc. Cha Khải cho hay ngài đã chôn cất thích hợp từng em.

Ngài cho biết vài tháng qua đã dành thời gian "ở trung tâm của Giáo Hội" chỉ để đào sâu thêm "tình yêu và lòng thành kính của tôi hướng về quê hương đối với những bản án của anh chị em Công Giáo của tôi tiếp tục đấu tranh và đau đớn mỗi ngày vì đức tin của họ trong một chế độ tàn nhẫn".

Ngài nói sự đau đớn đó là "có hệ thống" và "sự xảo quyệt" đến trong nhiều vỏ bọc từ sự can thiệp trong các bổ nhiệm giám mục đến phân biệt đối xử hàng ngày trong chính trị, pháp luật và tự do thờ phượng: "Chính quyền sử dụng tất cả các lực lượng tùy ý họ, gồm các phương tiện truyền thông nhà nước, bộ máy chính trị, pháp luật và hệ thống giáo dục công cộng để ngăn chặn sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo bằng mọi giá".

Ngài kết luận: "Người Công Giáo ở mọi miền của Việt Nam được xem là công dân hạng hai, bị phân biệt đối xử tồi tệ trong đối xử pháp lý".

Sứ điệp chính của ngài không chỉ muốn thế giới bên ngoài phản đối mà còn cầu nguyện cho Việt Nam, một đất nước mà ngài tin rằng đã chín muồi cho các sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng: "Toàn thể xã hội Việt Nam khao khát sự thật và công lý, và kết quả của chúng là hòa bình. Họ đang mệt mỏi sống dưới một chế độ đầy tham nhũng, dối trá và đối xử bất công".

"Khi giới lãnh đạo Công Giáo mạnh mẽ thăng tiến các giá trị căn bản này, họ đạt được sự tôn trọng và lòng trung thành của người nghèo, người có học thức và giới trẻ, những người đang tìm kiếm các giá trị đó".