Một đêm tháng Mười năm 1966, charlotte Awino mười bốn tuổi đang ngủ trong phòng của mình ở Trường Cao Đẳng St. Mary, Aboke, Uganda.

Trời chưa sáng hẳn. Đột nhiên, Charllote thức giấc. Cô nghe thấy âm thanh của tiếng đập cửa ra vào rầm một cái. Kế đó cô nghe tiếng thủy tinh vỡ của những cửa sổ.

Đêm đó, quân nổi dậy Lord’s Resistance Army, hay còn gọi là LRA, đã đập phá cửa trường học xông vào. Họ dẫn Charlotte và 138 nữ sinh khác khỏi trường học.

Quân nổi dậy đã trói tay những cô gái này. Chúng bắt những cô gái này bước trong mưa và vào một khu rừng nhiệt đới. Khi một cô gái bị đuối sức bước đi không nổi, chúng đã đánh cô và bỏ cô lại.

Một giáo viên tên Chị Rachele Fassera theo sau nhóm. Khi họ dừng lại qua đêm. Chị đã quì xuống. Chị tiếp tục năn nỉ quân nổi dậy thả những cô gái ấy cho Chị. Nhưng quân nổi dậy từ chối.

Cuối cùng, người cầm đầu quân nổi dậy đã chia những cô gái này thành hai nhóm. Hắn nói với Chị rằng Chị có thể dẫn 109 người. Nhưng họ sẽ giữ 30 người khác.

Sister Fassera nói không được. Nhưng quân nổi dậy nói họ sẽ giết 30 người này nếu Chị không đồng ý. Với nỗi buồn vô hạn, Sister Fassera đã bỏ lại 109 người trong số 139 nữ sinh của Chị.

Charlotte là một trong 30 cô gái cùng đi với quân nổi dây. Mẹ của Charlotte, Angelina Atyam, đau đớn vô cùng vì mất charlotte. Bà không biết Charlotte ở đâu – hay cô sống chết ra sao. Tuy nhiên, trong nỗi đau của bà, bà đã tìm thấy sự tự do và hy vọng mãnh liệt.

Angelina đã biết những gì đó có nghĩa Charlotte đã bị LRA bắt giữ. LRA đã phải chiến đấu với chính phủ Uganda từ thập niên 1990. Chúng đã gây bao đau khổ cho người dân thuộc miền Bắc Uganda. Nhưng những tội nhân tội tệ nhất của chúng chống lại là trẻ em. Chúng đã bắt hàng ngàn trẻ em từ những gia đình của họ. Những trẻ em này, một số thậm chí chỉ mới bảy hay tám tuổi, được đào tạo để trở thành những lính thiếu nhi. Những bé gái lớn hơn, như Charlotte, chúng ép phải lấy những người lính lớn hơn.

Sau vụ bắt cóc ấy, cha mẹ của những bé gái bị bắt đi khỏi trường St. Mary đã cùng nhau họp lại. Tất cả họ đều giận dữ và lo lắng cho số phận con gái họ. Nên họ đã tập trung cầu nguyện cho ngày về của con mình.

Angelina đã nói rằng nhóm của họ đang phải “vật lộn với Thiên Chúa”. Những phụ huynh này những Ki-tô hữu. Họ tin vào Thiên Chúa và họ kính yêu Thiên Chúa, nhưng họ vẫn tức giận – vào quân nổi giận và Thiên Chúa. Và họ đã không hiểu lý do tại sao chuyện này đã xảy ra.

Angelina đã kể về một ngày đặc biệt khi những bậc phụ huynh tập trung cầu nguyện. Một phụ huynh đã bắt đầu đứng lên cất lời kinh cầu nguyện lên Thiên chúa,

“Lạy Cha chúng con ở trên Trời
Người là cha nhân từ.
Hãy tạo thế giới này thành một nơi an bình.
Thực hiện những gì tốt nhất nơi đây trên trái đất.
Hãy tạo nó trở nên giống như Nước Trời.
Ban cho chúng con mọi điều hôm nay chúng con cần thiết.
Hãy tha cho chúng con những điều xấu xa mà chúng con đã phạm.
Hãy giúp chúng con tha thứ cho những người
Mà đã đem đến cho chúng con những điều khốn khổ …”


Sau những lời, “Hãy giúp chúng con tha thứ cho những người mà đã đem đến cho chúng con những điều khốn khổ …” này, người phụ huynh ấy ngưng cầu nguyện. Tất cả những phụ huynh trong phòng đều im lặng. Họ nhận ra rằng họ đã không tha thứ cho quân nổi dậy những người mà “đã đem đến cho họ những điều khốn khổ.”

Sau ngày đó, Angelina biết rằng bà cần phải tha thứ cho quân nổi dậy. Bà biết rằng giải phóng sự căm tức và buồn bực của mình chỉ đến qua sự tha thứ. Nên, Angelena đã thực hiện một điều ngạc nhiện làm sao! Bà đã tìm gặp mẹ của Joseph Kony, lãnh đạo quân nổi dậy. Bà nói với mẹ của anh ta rằng,

“Tôi đến đây để nói với bà rằng tôi đã tha thứ cho con trai bà, mặc dù anh ta vẫn giam giữ con gái tôi làm con tin. Tôi đã tha thứ cho bè đảng của anh ta bởi tôi cần được thanh thản tâm hồn. Và tôi cũng đã tha thứ phe nhóm của anh ta và tôi muốn bà hãy cảm thông với tôi.”

Angelina nói điều đó chẳng phải dễ dàng – với bà hay mẹ của người lãnh đạo quân nổi dậy. Tuy nhiên, sau khi lời nói ấy kết thúc hai người phụ nữ đã ôm nhau thắm thiết và than khóc. Họ dà cùng nhau tìm thấy sự an bình.

Angelina và những phụ huynh khác tiếp tục gặp gỡ nhau. Nhóm này đã được biết đến với cái tên Concerned Parents’ Association hay CPA. Và Angelina đã trở thành lãnh đạo của nhóm này.

Chẳng bao lâu nhóm này đã phát triển trên 5000 thành viên gia đình của những trẻ em bị LRA bắt. Angelina đã đi nhiều nơi kể câu chuyện của bà. Thậm chí bà đã nói với Liên Hiệp Quốc về những vấn đề của những đứa trẻ bị bắt lính ở Uganda.

CPA cũng bắt đầu giúp nhưng đứa trẻ bị bắt lính trốn khỏi LAR. Khi những đứa trẻ này quay trở về, chúng đã có một thời gian rất khó khăn để sống một cuộc sống “bình thường.” Chúng đã thấy và đã làm những điều khủng khiếp khi là những người lính. Nên, CPA đã giúp đỡ chia sẻ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chúng.

Thường, khi Angelina gặp một đứa trẻ bị làm lính trốn thoát, bà hỏi có biết Charlotte hahy không. Nhiều năm trôi qua, bà biết rằng Charlotte đã bị buộc phải lấy một người lính LRA. Bà cũng biết rằng Charlotte đã có hai đứa con.

Tin này cùng lúc đã mang cả niềm vui và nỗi buồn. Angelina biết Charlotte vẫn còn sống. Nhưng bà cũng biết rằng Charlotte đã từng ngày đau khổ. Từ đó, bà tiếp tục nguyện cầu cùng Thiên Chúa cho Charlotte được thả về.

“Tôi đã cầu nguyện ngày lại ngày qua than thở cùng Thiên Chúa. Và tôi ngồi trên trần nhà tâm sự với Chúa. ‘Kính Thánh nói bạn đừng thay đổi. Nhưng bảy năm, bảy tháng đã trôi qua mà tôi chẳng trông thấy con gái tôi. Trong Kinh Thánh nói năm thứ bẩy là năm của tự do … lạy Chúa, phải chăng Người đã thay đổi hoàn cảnh của con?’ Tôi đang vật lộn với Thiên Chúa.”

Đó là đêm 19 tháng Bẩy, năm 2004.

Sáng hôm sau, con gái Angelina, Charlotte, đã trốn thoát LRA.

Những ngày sau đó, Angelina được đoàn viên. Angelina vô cùng tạ ơn Thiên Chúa về sự trở về của con gái mình. Charlotte đã đánh mất nhiều năm trong đời cô. Bây giờ cô có hai đứa con mà chẳng có chồng. Thế nhưng, Angelina và Charlotte biết rằng hai mẹ con họ sẽ tìm thấy niềm vui.

Cuối cùng, Angelina đã có được Charlotte trở về, nhưng điều đó không làm cho họ quên hàng ngàn đứa trẻ khác còn đang bị bắt. Angelina nói,

“Và khát vọng của tôi ư? Tiếng súng phải im lặng, chiến tranh phải ngưng hẳn. Đau khổ phải chấm dứt … để những đứa trẻ được trở vế với làng thôn của chúng … Và tôi cũng cần sự giúp đỡ của các bạn, các bạn sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng cách nào? Các bạn sẽ giúp đỡ chứ? Một mình chúng tôi không thể đứng vững được … Chúng tôi cần tập trung những nỗ lực của mọi người để kết thúc sự đau khổ của nhân loại. hãy vui lòng giúp đỡ chúng tôi để hàn gắn nỗi đau của con em chúng tôi, bằng việc giáo dục, những chương trình chăm sóc tinh thần, và chăm sóc sức khỏe căn bản. Nếu các bạn hành động nhanh chóng, các bạn có thể cứu vớt biết bao cuộc đời!”

(Ngày của Mẹ 2011)