Mary Eberstadt, một chuyên viên nghiên cứu tại Hoover Institute ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vừa cho xuất bản cuốn “The Loser Letters: A Comic Tale of Life, Death, and Atheism” do nhà Ignatius Press ấn hành, nhằm nói với thế hệ Facebook. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Zenit, bà cho rằng Kitô Giáo mang lại cho thế giới nhiều điều hơn là người vô thần.
Nhưng sao lại đề tựa cho cuốn sách là “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc”? Tác giả cho hay: “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” là một trào phúng dưới hình thức những lá thư về tân chủ nghĩa vô thần. Đây là câu truyện cuả một cô gái Mỹ tuổi chừng 20, rất “thế gian” và sôi nổi, một người vừa hăm hở “trở lại” với chủ nghĩa vô thần. Sách gồm những bức thư đầy tán dương của một người ái mộ được cô viết gửi những nhà tân vô thần, những người như quí ông Dawkins, Hitchens, Dennett và đồng chí. Bề ngoài, cô cố gắng vạch ra các khuyết điểm trong phong trào của họ nhằm mục đích củng cố phong trào ấy. Dĩ nhiên, cùng với diễn biến của câu truyện, độc giả từ từ hiểu ra hình như có một điều gì khác hẳn đang sắp xẩy tới.
Cô gái ấy có tên là A.F. Christian. Như cô nhấn mạnh ở đầu cuốn sách, nếu những nhà tân vô thần nói đúng về Thiên Chúa và mọi tín hữu trong lịch sử đều sai, thì Thiên Chúa quả là “người thua cuộc” lớn nhất mọi thời, một kiểu nói người Mỹ hay dùng để mô tả một con người hết sức lạc điệu. Bởi thế, trong suốt cuốn sách, cô gọi Thiên Chúa là “Người Thua Cuộc” viết hoa.
Câu truyện này vận hành ở nhiều bình diện khác nhau, nên tác giả nghĩ rằng những ai trên 16 tuổi có thể đọc nó một cách thích thú, vì nó có tính châm biếm từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, theo bà, những người thuộc lứa tuổi 20 và 30 là thích hợp hơn cả, vì lớp tuổi này trước đây chưa bao giờ giao tiếp với các tác phẩm hộ giáo cổ truyền và do đó chưa biết rằng thực ra vốn đã có một truyền thống lâu đời và rất sinh động trong việc chống lại các loại biện luận của các nhà vô thần nổi tiếng hiện nay. Bởi thế, dưới cái vỏ châm biếm của nó, “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” thực ra là một nền hộ giáo cho thế hệ Facebook.
Tưởng cũng nên nhắc tới cuốn sách nổi tiếng của C.S. Lewis xuất bản năm 1942, tựa là “The Screwtape Letters”. Đây là cuốn tiểu thuyết hộ giáo, viết dưới dạng những bức thư của tên qủy già dặn Screwtape gửi Wormwood, đứa cháu của hắn, một tên cám dỗ non dại, cách làm cho một người Anh tên là “Bệnh Nhân” mất linh hồn bằng cách lôi cuốn người này về với “Cha Chúng Tôi Ở Bên Dưới” (Satan) và từ bỏ “Kẻ Thù” (Thiên Chúa). Cuốn tiểu thuyết này là một trong những công trình được nhiều người đọc nhất của Lewis, đến nỗi dù cho rằng viết nó không “thích thú” chút nào và thề sẽ không bao giờ viết một cuốn nào như thế nữa, nhưng năm 1959, ông vẫn viết cuốn tiếp theo tựa là “The Screwtape Proposes a Toast”. Cả hai cuốn đều được thu vào dĩa nhựa.
Eberstadt cho rằng tuy tác phẩm của Lewis có gợi hứng cho bà và bà rất khâm phục Lewis ở hai đặc điểm: một hài hước chua cay và một nền hộ giáo hoàn toàn chính thống, nhưng khi viết “The Loser Letters”, bà ít nghĩ tới “The Screwtape Letters”. Và mặc dù cả hai cuốn đều là những truyện hài hước phò Kitô Giáo, song chúng khác nhau gần như ở mọi phương diện. “The Loser Letters” được kể bằng một lối nói lóng hiện đại của Mỹ, nhân vật chính là một thiếu nữ, viết từ một viện điều trị… Quan trọng hơn cả, chủ đề hàng đầu trong tác phẩm của Lewis là việc con người tự đánh lừa chính mình, trong khi “The Loser Letters” chủ yếu đề cập tới câu truyện cứu rỗi cá thể. Đã đành câu truyện này gây bực mình và kỳ dị, đầy những hài hước đen, song chủ đề trổi vượt vẫn là sự cứu rỗi.
Theo Eberstadt, một trong những điều dễ đem ra diễu cợt chủ nghĩa tân vô thần là các lãnh tụ của họ hay vội vàng và lỏng lẻo chơi trò lịch sử nhân bản. Như A.F. Christian hay thích thú nêu ra, thành tích thực sự của Kitô Giáo trên thế giới, cả về phương diện lịch sử lẫn trí thức và thẩm mỹ… rất khác với những điều họ gợi ý. Thí dụ, A.F. Christian bảo rằng nếu các nhà tân vô thần muốn nhắc tới nhắc lui các vụ hành quyết của Tòa Lạc Giáo (Inquision), như họ thường làm, thì được thôi; nhưng tại sao họ lại không chịu nhắc tới những vụ hành quyết của chủ nghĩa Mácxít, của chủ nghĩa Cộng Sản, và của chủ nghĩa Đức Quốc Xã, những chế độ vô thần từng phạm những tội ác khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20.
Trong một lá thư khác, A.F. Christian khuyên mọi nhà vô thần đừng tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào về thẩm mỹ vì chúng không giúp gì cho họ mà còn gây cho họ nhiều tai họa. Dù sao, theo cô, hầu hết nền âm nhạc, kiến trúc, văn chương, hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất trong lịch sử con người đều đã được sáng tạo nhân danh Người Thua Cuộc (còn nếu dưới thời cổ điển, thì nhân danh các thần minh số nhiều). Trước một thành tích như thế, cô hỏi các nhà vô thần, nghệ thuật cố ý vô thượng đế của các ông đạt được những gì? Trung Tâm Bình Nhưỡng chăng? Hay Elton John? Chủ Nghĩa Duy Cấu Trúc? Ban nhạc rốc Rammstein? Cô bảo họ “Với những cái đó, các ông thấy tôi sẽ đi đâu đây? Chả đâu tốt cho bọn mình cả”.
Đó là một số điển hình cho thấy A.F. Christian đã giúp các nhà vô thần thấy họ đã nói sai hay dốt nát về sự đóng góp của Do Thái Giáo và Kitô Giáo cho thế giới ra sao. Như cô còn tiếp tục nói với họ, mục đích duy nhất của cô khi phê phán phong trào là để giúp nó trở nên thuyết phục hơn đối với các dự tòng khác trong tương lai, dù, như trên đã nói, vào cuối sách, độc giả sẽ thấy mục đích thực không hẳn như thế.
Trong sách, Eberstadt có nhắc tới “phản ứng Ozzie và Harriet”. Theo bà, Ozzie và Harriet là một chương trình truyền hình Mỹ bắt đầu phát hình từ thập niên 1950, chú trọng tới một tiểu gia đình hạnh phúc gồm cha, mẹ và hai con trai. Chương trình này đã trở thành biểu tượng tại Mỹ và tên của nó đã được dùng tắt để chỉ kiểu mẫu gia đình này. Thí dụ khi phái cấp tiến muốn bêu xấu gia đình truyền thống và để biểu lộ việc họ không chấp nhận hình thức gia đình này về phương diện ý thức hệ, họ thường dùng thuật ngữ “Ozzie và Harriet” để chỉ một điều gớm ghiếc. Theo Eberstadt, điều đáng lưu ý là cái thứ bêu xấu gia đình tự nhiên bởi nhóm tả khuynh này lại bị phản biện một cách rất bất ngờ: vì nền văn hóa bình dân của giới trẻ ngày nay chỉ khao khát có thế: một gia đình với cha mẹ và con cái được bảo toàn.
Thí dụ, một trong các ca sĩ đáng ghét nhưng khá nổi tiếng trong mấy thập niên qua là ca sĩ nhạc rap “thối miệng” Eminem. Ấy thế nhưng nếu lắng nghe kỹ các bài hát của anh ta, thì thấy chúng hay lặp đi lặp lại các chủ đề từng được nhiều chỗ khác trong nền văn hóa tuổi trẻ nhắc tới: anh ta nổi giận vì cha anh ta bỏ gia đình, anh ta mong bố anh là người cha thực sự đối với em gái mình, anh quyết tâm sống tốt hơn người cha ấy.
Tupac Shakur, một ca sĩ nhạc rap khác, cũng thường ca hát các chủ đề tương tự. Và các chủ đề này còn vang vọng đây đó trong nhiều loại âm nhạc dành cho tuổi trẻ khác, trong đó có ca sĩ Pink và các ban nhạc Good Charlotte, Pearl Jam và Nickelback… Ấy mới chỉ kể tới âm nhạc. Một số phim ảnh nhằm cho giới trẻ cũng cho thấy niềm hoài nhớ tương tự như thế đối với thời kỳ phần lớn người ta được sống trong những gia hộ có cả cha lẫn mẹ.
Cái thứ phản ứng ngược ấy về văn hóa, mà chỉ những ai biết lắng nghe hay biết thưởng ngoạn nó mới cảm nhận, thực ra chưa được hiểu một cách rộng rãi, cả ở Mỹ lẫn nơi khác. Nhưng quả nó có nói tới một điều gì đó khá sâu sắc. Bạn có thể bứng một đứa nhỏ ra khỏi gia đình, nhưng bạn không thể bứng khỏi nó nỗi mong mỏi có được một gia đình tự nhiên thực sự.
Eberstadt cho rằng, suy nghĩ rộng ra, người trẻ cũng mơ hồ mong mỏi có được những định chế truyền thống khác mà nền văn hóa thế tục của chúng thường khinh chê, trong đó có giáo hội. Khi kể “Các Bức Thư Của Người Thua Cuộc” bằng ngôn từ thông thường của họ, Eberstadt hy vọng gợi lên một số những mong ước sâu sắc ấy.
Đối với Eberstadt, theo một nghĩa nào đó, nhân vật A.F. Christian đại biểu cho nhiều thiếu nữ, cô quả là bất cứ cô gái nào. Hầu như mỗi người chúng ta đều có hình bóng trong cô. Cô là một thiếu nữ lớn lên trong một gia đình có niềm tin, rồi rời gia đình lên đại học và đánh mất niềm tin, và cuối cùng bước vào thế giới rộng lớn nơi cô khám phá ra rằng việc tháo bỏ niềm tin của mình đã trở thành tệ hại cho chính bản thân mình. Eberstadt tin rằng các điều tệ hại, bất đắc dĩ và có thể tránh được đã xẩy ra cho A.F. Christian không phải do tình cờ, nhưng chính vì thế giới mỗi ngày mỗi bị tục hóa này đã khiến người trẻ trở nên dễ bị thương tổn hơn trước bởi đủ loại khuynh hướng độc hại, nhất là đối với các thiếu nữ.
Việc la hét cổ vũ cho cuộc giải phóng tình dục, một cuộc giải phóng mà không nhà tân vô thần nào không dấn thân vào, vẫn có những khía cạnh yếu kém của nó mà không một nhà tân vô thần nào dám thú nhận. Nó làm người ta dễ dàng hơn trong việc khai thác các thiếu nữ nhân danh việc giải phóng, như A.F. Christian đã không may mắn khám phá ra. Eberstadt cho rằng khi biến cô thành một nhân vật biết kể lại truyện mình bằng ngôn ngữ của không biết bao nhiêu người trẻ hiện bị thương tích ngày nay, bà đã ráng nói với những người như cô, vì hy vọng rằng nghĩ hai lần tới các niềm tin tôn giáo của mình có thể sẽ che chở được họ, khi không một ai đó đã che chở được cho A.F. Christian.
Được hỏi, người Công Giáo có thể làm gì, ngoài việc mua cuốn sách của bà, để truyền bá chân lý Kitô Giáo, Eberstadt cho hay: sở dĩ các nhà tân vô thần đạt được nhiều thành quả trong xã hội Phương Tây ngày nay, một phần vì họ quả quyết, mạnh dạn và không hàm hồ. Người trẻ hay đáp ứng tích cực đối với những người lớn nào biết quả quyết. Bởi thế, giải pháp cho những ai muốn phản công phong trào của họ, ít nhất để nó khỏi phá vỡ cái hiểu của ta về nền văn minh Phương Tây, là phải học cái học quả quyết ấy từ phong trào tân vô thần. Là nhà văn, lãnh tụ thanh niên, thầy giáo hay công nhân xây dựng không thành vấn đề, sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều phải có thái độ. Và khi tỏ thái độ, thì nói theo kiểu thời nay, ta nên “tấn công hơn phòng ngự”. Đấy cũng là một lý do khác để Eberstadt viết ra cuốn sách này.
Nhưng sao lại đề tựa cho cuốn sách là “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc”? Tác giả cho hay: “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” là một trào phúng dưới hình thức những lá thư về tân chủ nghĩa vô thần. Đây là câu truyện cuả một cô gái Mỹ tuổi chừng 20, rất “thế gian” và sôi nổi, một người vừa hăm hở “trở lại” với chủ nghĩa vô thần. Sách gồm những bức thư đầy tán dương của một người ái mộ được cô viết gửi những nhà tân vô thần, những người như quí ông Dawkins, Hitchens, Dennett và đồng chí. Bề ngoài, cô cố gắng vạch ra các khuyết điểm trong phong trào của họ nhằm mục đích củng cố phong trào ấy. Dĩ nhiên, cùng với diễn biến của câu truyện, độc giả từ từ hiểu ra hình như có một điều gì khác hẳn đang sắp xẩy tới.
Cô gái ấy có tên là A.F. Christian. Như cô nhấn mạnh ở đầu cuốn sách, nếu những nhà tân vô thần nói đúng về Thiên Chúa và mọi tín hữu trong lịch sử đều sai, thì Thiên Chúa quả là “người thua cuộc” lớn nhất mọi thời, một kiểu nói người Mỹ hay dùng để mô tả một con người hết sức lạc điệu. Bởi thế, trong suốt cuốn sách, cô gọi Thiên Chúa là “Người Thua Cuộc” viết hoa.
Câu truyện này vận hành ở nhiều bình diện khác nhau, nên tác giả nghĩ rằng những ai trên 16 tuổi có thể đọc nó một cách thích thú, vì nó có tính châm biếm từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, theo bà, những người thuộc lứa tuổi 20 và 30 là thích hợp hơn cả, vì lớp tuổi này trước đây chưa bao giờ giao tiếp với các tác phẩm hộ giáo cổ truyền và do đó chưa biết rằng thực ra vốn đã có một truyền thống lâu đời và rất sinh động trong việc chống lại các loại biện luận của các nhà vô thần nổi tiếng hiện nay. Bởi thế, dưới cái vỏ châm biếm của nó, “Những Lá Thư Của Người Thua Cuộc” thực ra là một nền hộ giáo cho thế hệ Facebook.
Tưởng cũng nên nhắc tới cuốn sách nổi tiếng của C.S. Lewis xuất bản năm 1942, tựa là “The Screwtape Letters”. Đây là cuốn tiểu thuyết hộ giáo, viết dưới dạng những bức thư của tên qủy già dặn Screwtape gửi Wormwood, đứa cháu của hắn, một tên cám dỗ non dại, cách làm cho một người Anh tên là “Bệnh Nhân” mất linh hồn bằng cách lôi cuốn người này về với “Cha Chúng Tôi Ở Bên Dưới” (Satan) và từ bỏ “Kẻ Thù” (Thiên Chúa). Cuốn tiểu thuyết này là một trong những công trình được nhiều người đọc nhất của Lewis, đến nỗi dù cho rằng viết nó không “thích thú” chút nào và thề sẽ không bao giờ viết một cuốn nào như thế nữa, nhưng năm 1959, ông vẫn viết cuốn tiếp theo tựa là “The Screwtape Proposes a Toast”. Cả hai cuốn đều được thu vào dĩa nhựa.
Eberstadt cho rằng tuy tác phẩm của Lewis có gợi hứng cho bà và bà rất khâm phục Lewis ở hai đặc điểm: một hài hước chua cay và một nền hộ giáo hoàn toàn chính thống, nhưng khi viết “The Loser Letters”, bà ít nghĩ tới “The Screwtape Letters”. Và mặc dù cả hai cuốn đều là những truyện hài hước phò Kitô Giáo, song chúng khác nhau gần như ở mọi phương diện. “The Loser Letters” được kể bằng một lối nói lóng hiện đại của Mỹ, nhân vật chính là một thiếu nữ, viết từ một viện điều trị… Quan trọng hơn cả, chủ đề hàng đầu trong tác phẩm của Lewis là việc con người tự đánh lừa chính mình, trong khi “The Loser Letters” chủ yếu đề cập tới câu truyện cứu rỗi cá thể. Đã đành câu truyện này gây bực mình và kỳ dị, đầy những hài hước đen, song chủ đề trổi vượt vẫn là sự cứu rỗi.
Theo Eberstadt, một trong những điều dễ đem ra diễu cợt chủ nghĩa tân vô thần là các lãnh tụ của họ hay vội vàng và lỏng lẻo chơi trò lịch sử nhân bản. Như A.F. Christian hay thích thú nêu ra, thành tích thực sự của Kitô Giáo trên thế giới, cả về phương diện lịch sử lẫn trí thức và thẩm mỹ… rất khác với những điều họ gợi ý. Thí dụ, A.F. Christian bảo rằng nếu các nhà tân vô thần muốn nhắc tới nhắc lui các vụ hành quyết của Tòa Lạc Giáo (Inquision), như họ thường làm, thì được thôi; nhưng tại sao họ lại không chịu nhắc tới những vụ hành quyết của chủ nghĩa Mácxít, của chủ nghĩa Cộng Sản, và của chủ nghĩa Đức Quốc Xã, những chế độ vô thần từng phạm những tội ác khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20.
Trong một lá thư khác, A.F. Christian khuyên mọi nhà vô thần đừng tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào về thẩm mỹ vì chúng không giúp gì cho họ mà còn gây cho họ nhiều tai họa. Dù sao, theo cô, hầu hết nền âm nhạc, kiến trúc, văn chương, hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất trong lịch sử con người đều đã được sáng tạo nhân danh Người Thua Cuộc (còn nếu dưới thời cổ điển, thì nhân danh các thần minh số nhiều). Trước một thành tích như thế, cô hỏi các nhà vô thần, nghệ thuật cố ý vô thượng đế của các ông đạt được những gì? Trung Tâm Bình Nhưỡng chăng? Hay Elton John? Chủ Nghĩa Duy Cấu Trúc? Ban nhạc rốc Rammstein? Cô bảo họ “Với những cái đó, các ông thấy tôi sẽ đi đâu đây? Chả đâu tốt cho bọn mình cả”.
Đó là một số điển hình cho thấy A.F. Christian đã giúp các nhà vô thần thấy họ đã nói sai hay dốt nát về sự đóng góp của Do Thái Giáo và Kitô Giáo cho thế giới ra sao. Như cô còn tiếp tục nói với họ, mục đích duy nhất của cô khi phê phán phong trào là để giúp nó trở nên thuyết phục hơn đối với các dự tòng khác trong tương lai, dù, như trên đã nói, vào cuối sách, độc giả sẽ thấy mục đích thực không hẳn như thế.
Trong sách, Eberstadt có nhắc tới “phản ứng Ozzie và Harriet”. Theo bà, Ozzie và Harriet là một chương trình truyền hình Mỹ bắt đầu phát hình từ thập niên 1950, chú trọng tới một tiểu gia đình hạnh phúc gồm cha, mẹ và hai con trai. Chương trình này đã trở thành biểu tượng tại Mỹ và tên của nó đã được dùng tắt để chỉ kiểu mẫu gia đình này. Thí dụ khi phái cấp tiến muốn bêu xấu gia đình truyền thống và để biểu lộ việc họ không chấp nhận hình thức gia đình này về phương diện ý thức hệ, họ thường dùng thuật ngữ “Ozzie và Harriet” để chỉ một điều gớm ghiếc. Theo Eberstadt, điều đáng lưu ý là cái thứ bêu xấu gia đình tự nhiên bởi nhóm tả khuynh này lại bị phản biện một cách rất bất ngờ: vì nền văn hóa bình dân của giới trẻ ngày nay chỉ khao khát có thế: một gia đình với cha mẹ và con cái được bảo toàn.
Thí dụ, một trong các ca sĩ đáng ghét nhưng khá nổi tiếng trong mấy thập niên qua là ca sĩ nhạc rap “thối miệng” Eminem. Ấy thế nhưng nếu lắng nghe kỹ các bài hát của anh ta, thì thấy chúng hay lặp đi lặp lại các chủ đề từng được nhiều chỗ khác trong nền văn hóa tuổi trẻ nhắc tới: anh ta nổi giận vì cha anh ta bỏ gia đình, anh ta mong bố anh là người cha thực sự đối với em gái mình, anh quyết tâm sống tốt hơn người cha ấy.
Tupac Shakur, một ca sĩ nhạc rap khác, cũng thường ca hát các chủ đề tương tự. Và các chủ đề này còn vang vọng đây đó trong nhiều loại âm nhạc dành cho tuổi trẻ khác, trong đó có ca sĩ Pink và các ban nhạc Good Charlotte, Pearl Jam và Nickelback… Ấy mới chỉ kể tới âm nhạc. Một số phim ảnh nhằm cho giới trẻ cũng cho thấy niềm hoài nhớ tương tự như thế đối với thời kỳ phần lớn người ta được sống trong những gia hộ có cả cha lẫn mẹ.
Cái thứ phản ứng ngược ấy về văn hóa, mà chỉ những ai biết lắng nghe hay biết thưởng ngoạn nó mới cảm nhận, thực ra chưa được hiểu một cách rộng rãi, cả ở Mỹ lẫn nơi khác. Nhưng quả nó có nói tới một điều gì đó khá sâu sắc. Bạn có thể bứng một đứa nhỏ ra khỏi gia đình, nhưng bạn không thể bứng khỏi nó nỗi mong mỏi có được một gia đình tự nhiên thực sự.
Eberstadt cho rằng, suy nghĩ rộng ra, người trẻ cũng mơ hồ mong mỏi có được những định chế truyền thống khác mà nền văn hóa thế tục của chúng thường khinh chê, trong đó có giáo hội. Khi kể “Các Bức Thư Của Người Thua Cuộc” bằng ngôn từ thông thường của họ, Eberstadt hy vọng gợi lên một số những mong ước sâu sắc ấy.
Đối với Eberstadt, theo một nghĩa nào đó, nhân vật A.F. Christian đại biểu cho nhiều thiếu nữ, cô quả là bất cứ cô gái nào. Hầu như mỗi người chúng ta đều có hình bóng trong cô. Cô là một thiếu nữ lớn lên trong một gia đình có niềm tin, rồi rời gia đình lên đại học và đánh mất niềm tin, và cuối cùng bước vào thế giới rộng lớn nơi cô khám phá ra rằng việc tháo bỏ niềm tin của mình đã trở thành tệ hại cho chính bản thân mình. Eberstadt tin rằng các điều tệ hại, bất đắc dĩ và có thể tránh được đã xẩy ra cho A.F. Christian không phải do tình cờ, nhưng chính vì thế giới mỗi ngày mỗi bị tục hóa này đã khiến người trẻ trở nên dễ bị thương tổn hơn trước bởi đủ loại khuynh hướng độc hại, nhất là đối với các thiếu nữ.
Việc la hét cổ vũ cho cuộc giải phóng tình dục, một cuộc giải phóng mà không nhà tân vô thần nào không dấn thân vào, vẫn có những khía cạnh yếu kém của nó mà không một nhà tân vô thần nào dám thú nhận. Nó làm người ta dễ dàng hơn trong việc khai thác các thiếu nữ nhân danh việc giải phóng, như A.F. Christian đã không may mắn khám phá ra. Eberstadt cho rằng khi biến cô thành một nhân vật biết kể lại truyện mình bằng ngôn ngữ của không biết bao nhiêu người trẻ hiện bị thương tích ngày nay, bà đã ráng nói với những người như cô, vì hy vọng rằng nghĩ hai lần tới các niềm tin tôn giáo của mình có thể sẽ che chở được họ, khi không một ai đó đã che chở được cho A.F. Christian.
Được hỏi, người Công Giáo có thể làm gì, ngoài việc mua cuốn sách của bà, để truyền bá chân lý Kitô Giáo, Eberstadt cho hay: sở dĩ các nhà tân vô thần đạt được nhiều thành quả trong xã hội Phương Tây ngày nay, một phần vì họ quả quyết, mạnh dạn và không hàm hồ. Người trẻ hay đáp ứng tích cực đối với những người lớn nào biết quả quyết. Bởi thế, giải pháp cho những ai muốn phản công phong trào của họ, ít nhất để nó khỏi phá vỡ cái hiểu của ta về nền văn minh Phương Tây, là phải học cái học quả quyết ấy từ phong trào tân vô thần. Là nhà văn, lãnh tụ thanh niên, thầy giáo hay công nhân xây dựng không thành vấn đề, sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều phải có thái độ. Và khi tỏ thái độ, thì nói theo kiểu thời nay, ta nên “tấn công hơn phòng ngự”. Đấy cũng là một lý do khác để Eberstadt viết ra cuốn sách này.