Một nền hộ giáo về sự hiện diện
Thứ Năm, ngày 26 tháng Hai vừa qua, Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor, Tổng giám mục Westminster, Anh Quốc, có đọc một bài diễn văn về cái nhìn của ngài đối với Giáo Hội Công Giáo tại Anh. Tựa đề bài diễn văn là: “Vui Mừng Và Hy Vọng, Khuôn Dạng Giáo Hội: Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai”. Ngài quả quyết rằng Giáo Hội có một vai trò chủ chốt trong xã hội ngày nay và ta không nên tin quan điểm duy tục cho rằng Giáo Hội hết còn tương quan.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Đức Hồng Y Murphy-O’Connor thụ phong linh mục năm 1956. Ngài làm viện trưởng Học Viện Anh Quốc tại Rôma trước khi được đề cử làm Giám Mục giáo phận Arundel và Brighton năm 1977. Năm 2000, ngài được cử nhiệm làm Tổng Giám Mục Westminster và được nâng lên hành hồng y năm 2001. Ngài hiện là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales. Có tin ngài sắp sửa về hưu và đang được thủ tướng Anh, Ông Gordon Brown, vận động đưa vào Thượng Nghị Viện Anh (House of Lords). Nếu việc này xẩy ra thực, thì ngài sẽ là vị giáo phẩm Công Giáo đầu tiên được vinh dự này kể từ thế kỷ thứ 16. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức HY:
Nhập đề: Dậy Mùa Cho Một Mùa Xuân Anh Quốc
Những lúc rảnh rỗi, tôi thường suy nghĩ về cuộc đời và thời đại của năm vị tiền nhiệm của mình trong chức tổng giám mục Westminster. Bắt đầu là năm 1850 với việc tái lập hàng giáo phẩm. Đức hồng y tiên khởi, là Wiseman, viết một thư mục vụ gửi giáo dân Anh và giáo dân Wales, tựa là “Từ bên ngoài Cổng Flaminian”. Trong thư ấy, ngài viết rằng: “Giáo Hội Anh Quốc đã được đặt lại vào quĩ đạo của mình trên bầu trời Giáo Hội mà từ đó ánh sáng của nó từng tắt ngúm từ lâu và giờ đây đang bắt đầu đường chu du thường xuyên quanh tâm điểm hợp nhất”. Dù mục đích để tập hợp cộng đoàn mình đi theo một hướng tiến có chủ đích, lời lẽ của ĐHY Wiseman cũng khiến một số đông người nổi lên chỉ trích. Nữ hoàng Victoria chẳng hạn đã vội vàng đặt câu hỏi: “Ta có phải là Nữ Hoàng Anh Quốc hay không đây?”. Còn đối với thủ tướng John Russell, đạo luật tái lập kia chỉ là “việc gây hấn của Giáo Hoàng chống lại phe Thệ Phản”. Đức Hồng Y Wiseman đáng thương của chúng ta đã phải tìm cách chống đỡ và ban hành một thư mục vụ khác tựa là “Lời kêu gọi được nhân dân Anh đối xử công bằng và hợp lý”.
Đó là một bức thư khiêm nhường hơn và đề cập tới hoàn cảnh khốn cùng của rất nhiều người Công Giáo. Nhiều người là di dân từ Ái Nhĩ Lan cũng như nhiều nơi khác và phải sống trong cảnh nghèo nàn cơ cực. Việc tái lập và xây dựng cộng đoàn về cả hai phương diện hiêng liêng và vật chất không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên các năm đầu sau khi hàng giáo phẩm được tái lập quả là các năm đầy hứa hẹn. Các hy vọng của thời kỳ này có lẽ được tóm tắt hay nhất trong bài giảng của ĐHY Newman, tựa là “Mùa Xuân Thứ Hai”, một bài diễn văn ngài đọc trước hội nghị các giám mục và tổng công nghị giáo tỉnh, lần đầu tiên được tổ chức tại Oscot College. Ẩn dụ “Mùa Xuân” là một ẩn dụ hay nhưng đã được ĐHY Newman đem lại một sắc thái tinh tế và sâu sắc hơn nhiều. Ngài nói: “nhưng thưa các bậc cha anh, liệu chúng ta có còn ngạc nhiên tự hỏi xem mùa đông, ngay lúc này đây, có thực sự đã qua rồi hay chưa. Liệu chúng ta có quyền coi là chuyện lạ nếu trên mảnh đất Anh Quốc này, xuân thì của Giáo Hội kết cục đã trở thành mùa xuân của Anh Quốc, một mùa đầy âu lo không chắc chắn, đầy hy vọng và sợ sệt, đầy hân hoan và đau khổ, đầy hứa hẹn tươi sáng và hy vọng nẩy mầm, nhưng không thiếu những trận cuồng phong dữ dội những cơn mưa sa lạnh căm và những trận bão đột ngột”.
Tầm nhìn và căn tính của cộng đồng Công Giáo tại Anh và Wales trong 50 năm sau khi hàng giáo phẩm được tái lập ở đấy có thể tóm lược bằng hai mục tiêu sau đây: “Gìn giữ đức tin” và “Làm cho nước Anh trở lại”. Tầm nhìn của các vị giám mục kế tiếp nhau ở đây, ở Westminster này và ở khắp xứ sở, là chăm sóc giáo dân Công Giáo của mình, là đảm bảo rằng niềm tin từng được chuyển giao cho họ nhờ ơn Chúa phải được gìn giữ và được thi hành trong một bầu không khí và một nền văn hóa luôn nghi ngờ và chống lại Đức Tin Công Giáo. Dù người Công Giáo không bao giờ đánh mất lòng trung thành của mình với quê hương, họ vẫn luôn duy trì niềm hy vọng rằng một ngày kia nước Anh sẽ quay trở lại với đức tin Công Giáo thuở xưa. Rất có thể đấy chỉ là một giấc mơ nhưng giấc mơ này luôn hiện diện trong lời cầu nguyện và khát mong của giáo dân Công Giáo, nhất là những người còn nhớ được các gian nan thử thách và đau thương khốn khổ của cha ông mình, của những người đàn ông đàn bà từng chết cho đức tin của mình trong thời gian bị trừng trị. Song hành với điều trên, ta còn thấy ý nguyện của cộng đồng di dân Công Giáo muốn được xã hội Anh nhìn nhận là thành phần hữu ích và đáng tin cậy. Ngoài ra, còn là các quan tâm của truyền thống thổ địa những người Công Giáo xưa (recusant) nhất quyết không tham dự các nghi lễ của Giáo Hội Anh Giáo như luật pháp qui định. Họ đòi có chỗ đứng trong việc lên khuôn cho Giáo Hội, một Giáo Hội mà họ vốn sinh ra làm nhân chứng anh hùng, suốt trong bao thế kỷ qua.
Các mục tiêu trên là tập chú chính của Giáo Hội Công Giáo lúc ấy đặt ra cho hai phần ba thế kỷ tiếp theo. Trong thời các tiền nhiệm của tôi, ĐHY Bourne, người đã về hưu từ năm 1903 tới năm 1936, ĐHY Hinsley, ĐHY Griffin và ĐHY Godfrey, việc liên tục củng cố Giáo Hội Công Giáo đã được tiến hành. Tuy không tránh khỏi các rắc rối và nhiều khó khăn, nhưng trong các năm này, Giáo Hội Công Giáo cứ thế lớn mạnh. Trường sở được xây cất để giáo dục tín hữu không những về đức tin mà còn nhằm giúp họ tuần tự tạo được nhiều tiến bộ về xã hội và kinh tế.
Các nhà thương, nhà dưỡng lão và nhà chăm sóc cũng đã được xây cất. Trong số ấy khá nhiều cơ sở không những chỉ chăm sóc người Công Giáo, mà cả những ai muốn được hưởng ơn ích của triết lý sống của các cơ sở Công Giáo này nữa. Gần suốt 100 năm, Giáo Hội được đánh dấu bằng nhiều củng cố và lớn mạnh hết sức nhịp nhàng. Giáo Hội ý thức đầy đủ về căn tính và sứ mệnh của mình, một căn tính và sứ mệnh luôn luôn gắn bó với lịch sử, với kinh nghiệm và giáo huấn của mình
Gìn giữ đức tin và làm cho Nước Anh trở lại
Rồi qua năm 1962, chúng ta có Công Đồng Vatican II. Thiển nghĩ nó phải được xếp là một trong các công đồng có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của Giáo Hội Hoàn Cầu, và nó phải triệt để thay đổi bản sắc và tầm nhìn của Giáo Hội Công Giáo tại đất nước này. Đức HY Heenan, một người mà tôi biết rõ và hết sức kính phục, đã có trọng trách lèo lái Giáo Hội tại Westminster này và từng lãnh đạo các giám mục trong thời gian sóng gió cả trong thời Công Đồng Vatican II và sau đó. Đối với chính Công Đồng, thái độ của ngài khá hàm hồ. Adrian Hastings, một sử gia, kể lại một câu truyện vui như sau: có hai nhóm nhà báo, mỗi nhóm chọn ra một đội túc cầu trong số các nghị phụ: một đội đại diện cho các nghị phụ thủ cựu, đội kia đại diện cho các nghị phụ cấp tiến. Khi so sánh các nhận xét, họ thấy cả hai nhóm đều chọn ĐHY Heenan làm trung phong.
Nói chung, ngài ủng hộ việc canh tân nhưng thường bị các biến cố làm cho bất định. Việc đào ngũ của nhiều linh mục thời đó khiến ngài đau khổ rất nhiều và việc tái khẳng định giáo huấn cổ truyền về ngừa thai trong Thông Điệp Sự Sống Con Người cũng đem lại cho ngài nhiều âu lo khắc khoải. Các năm dưới thời ngài làm giám mục và quả tình thời gian chăm sóc dài của vị kế nhiệm ngài là ĐHY Basil Hume đã làm Giáo Hội Công Giáo bước vào một tình huống rất lạ lùng. Theo nghĩa ngày xưa, người ta không còn cho rằng mục tiêu của nó là nhằm làm cho nước Anh trở lại nữa vì giáo hội ấy không thể làm ngơ được sự kiện này: nay là lúc ta phải dấn thân vào cuộc đối thoại nghiêm chỉnh về đại kết với các anh em cùng theo Kitô giáo, nhất là với Giáo Hội Anh và Giáo Hội Wales. Việc nhìn nhận một phép rửa chung, việc nhậy cảm đại kết và ý thức về tính viên mãn của hợp nhất, một hợp nhất vẫn còn cần phải vươn tới, thẩy đều là thành phần trong giáo huấn của Công Đồng Vatican II mà ta không được bỏ qua.
Ngay đến khẩu hiệu “gìn giữ Đức Tin” cũng không còn âm hưởng như trước nữa. ĐHY Hume đã vận dụng đến con người của ngài để đưa ra gợi ý cho rằng Đạo Công Giáo là một phần trong đời sống Anh. Chính bản thân ngài hầu như lúc nào cũng được coi như một thành phần của giới lãnh đạo (Establishment). Thời ngài giữ chúc vụ trong Giáo Hội là thời Giáo Hội rất nổi trong sinh hoạt công cộng, phần rất lớn là nhờ chứng tá hết sức trổi vượt của ngài. Adrian Hastings tóm lược về ngài bằng cách nói rằng: “Nhìn trở lui, điều quan yếu về (ĐHY) Basil Hume không phải là tính chính xác trong mọi ý kiến và chính sách, nhưng trong toàn vẹn tính tâm linh, mà việc thừa nhận nó đã hợp nhất được người Công Giáo thuộc mọi trường phái thần học khác nhau cũng như cộng đồng quốc gia như một toàn thể. Ngài là thầy dạy sâu sắc và là một chứng tá tuyệt vời nhờ một sự thánh thiện dịu dàng trong tác phong và theo như chính lời của ngài, ‘một con người hiện đại biết sẵn sàng lắng nghe nhân chứng hơn là thầy dạy’”. Tất cả những điều ấy khiến Giáo Hội Công Giáo thời tôi và thời các bạn vẫn còn phải cố gắng nói lên cách rõ ràng và sống thực bản sắc, tầm nhìn và niềm hy vọng của mình.
Nhìn trở lui, tôi vẫn còn phải thán phục cái nhìn liên tục có tính tiên tri trong bài giảng của (ĐHY) Newman về “Mùa Xuân Thứ Hai”. Được rao giảng hơn 150 năm qua, Giáo Hội Công Giáo tại Anh quả đang sống ‘Mùa Xuân Anh Quốc’; một thời đầy hứa hẹn và lớn mạnh nhưng cũng là thời khắc của ‘những trận cuồng phong dữ dội những cơn mưa sa lạnh căm và những trận bão đột ngột’.
Thời hiện tại: hướng ra bên ngoài (Ad Extra)
Giờ đây, tôi muốn nhìn đến một số khía cạnh của khung cảnh xuân thì ngày nay, để cùng các bạn trước nhất suy tư về một số thách đố đang được nền văn hóa của ta đặt ra, thứ hai để nói tới một số khía cạnh chính yếu trong cuộc sống Giáo Hội của ta mà tôi tin chúng ta đang được mời gọi thâm hậu hóa và trân trọng. Ta hãy xem một số thách đố do nền văn hóa của ta đặt ra.
Tôi đã làm linh mục được quá một nửa thế kỷ và làm giám mục được hơn 30 năm. Những năm đó là những năm có những thay đổi đáng kể trong tình hình quốc tế, trong xã hội ta và cả trong Giáo Hội nữa. Năm mươi năm trước đây, tôi nghĩ phần lớn các giá trị được Giáo Hội duy trì cũng là các giá trị được chính xã hội nhất trí. Tôi tin chắc rằng nhiều người vẫn còn thừa nhận và thán phục các công trình xã hội và bác ái của Giáo Hội. Nhưng đối với nhiều người khác, Giáo Hội và quả tình cuộc sống Kitô giáo hình như không ăn nhịp với ‘tinh thần thời đại’. Có nhiều thay đổi tế vi nhưng sâu sắc trong phương cách nền văn hóa đương thời nhìn Giáo Hội Công Giáo. Không hẳn vì Giáo Hội phải đối diện với sự dửng dưng hay thù nghịch, mặc dù có những dấu chỉ rõ ràng, nhưng đúng hơn, Giáo Hội được người ta nghe nhưng không được người ta hiểu bao nhiêu. Việc không hiểu này không những gây khó khăn cho Giáo Hội và các Kitô hữu cá biệt, trong việc làm cho tiếng nói của mình được người ta nghe, mà còn đem lại nguy cơ dễ bị bóp méo và biếm họa. Ấy thế nhưng tôi vẫn tin rằng Giáo Hội có một tầm nhìn và một sự khôn ngoan mà xã hội chúng ta không thể nào loại bỏ hay làm cho câm họng mà không gặp thiệt hại. Giáo huấn của Giáo Hội mang trọn sự thiện hảo nhân bản trong tâm trí; đó là lý do tại sao nó không phải chỉ là một trong những nhóm gây áp lực (lobby). Tôi xin đơn cử hai thí dụ:
Kinh tế
Đứng trước cuộc khủng hoảng hoàn cầu và kinh tế hiện nay, xem ra giáo huấn xã hội của Giáo Hội hẳn phải là nơi sau cùng để người ta tham khảo ý kiến. Cầu nguyện thì may ra, chứ ý kiến thì không có! Theo tôi, nghĩ như thế là lầm. Sợ rằng cần phải có một bài giảng thuyết khác may ra mới trình bày được lý lẽ tại sao, nhưng xin cho phép tôi hướng về hướng đó. Một trong các vị tiền nhiệm của tôi, là ĐHY Manning, từng giúp khuôn định ra giai đoạn đầu trong giáo huấn xã hội hiện nay của Giáo Hội. Các trước tác của (ĐHY) Manning về thân phận xã hội và kinh tế của người nghèo, cộng với các công việc thực tiễn của ngài dành cho họ cũng như phong trào thợ thuyền có tổ chức đã góp phần vào (thông điệp) Tân Sự (Rerum Novarum). Ngài nhắc cho nền văn hóa thời Victoria nhớ rằng công nhân không phải là một món hàng hoàn toàn lệ thuộc vào đòi hỏi hay không đòi hỏi của nền kinh tế; công nhân trước nhất là một hữu thể nhân bản và phải được đối sử như thế. Ngài biết rõ ràng rằng nền kinh tế phải hoạt động bên trong cái khung luân lý và hiện hữu là để phục vụ ích chung, một ích chung có gốc rễ trong sự thiện của con người nhân bản. Quên điều ấy, kinh tế sẽ trở thành người tiêu diệt chính điều tốt mà nó có nhiệm vụ phải phục vụ. Nói cách khác, tiền bạc tự nó không phải là một cùng đích. Lời của ngài vẫn hết sức có liên hệ với bầu không khí kinh tế ngày nay. Giáo Hội không đưa ra một cương lĩnh nào cho chính sách kinh tế, nhưng Giáo Hội dạy rằng nếu thị trường có nhiệm vụ phải phục vụ ích chung của mọi người, thì nó đòi phải có một cái khung luân lý vững mạnh và luật lệ hữu hiệu. Một thử nghiệm quan trọng của việc ấy là phải nhìn vào những người có thể nhận được ích lợi. Ở đây, Giáo Hội luôn chủ trương rằng không thể bảo đảm được ích chung nếu điều ấy có nghĩa người nghèo cứ mỗi ngày một nghèo thêm. Người nghèo phải luôn nhận được sự xem sét ưu tiên và hữu hiệu. Ngay trong những thời điểm khủng hoảng, không một hành động nào được phép làm họ thiệt thòi thêm hay làm yếu đi khả năng tham dự của họ vào hệ thống kinh tế.
Gia Đình
Cuộc khủng hoảng kinh tế không những gây nhiều căng thẳng lớn lao cho các định chế tài chính và ngân qũi công cộng, nó còn đem lại các hậu quả tức khắc và kéo dài cho định chế nền tảng nhất trong mọi định chế nhân bản và xã hội của chúng ta, tức gia đình. Ta không thể là những con người hoàn hảo mà lại thiếu người khác, chúng ta được tạo nên vì cộng đoàn. Điều ấy có nghĩa ta phải tìm cách duy trì tình trạng lành mạnh của các định chế có tính xã hội nói trên, vì chúng chính là nền tảng của lãnh vực xã hội có tính văn minh và nhân đạo. Giáo Hội cũng là một trong các lãnh vực xã hội này và chính vì vậy, Giáo Hội luôn luôn thừa nhận sự quan trọng của gia đình. Gia đình không phải chỉ là giáo hội tại gia; nó còn là nền tảng của xã hội nữa. Ta thấy rằng ngay trong các thời điểm có những suy sụp về kinh tế và xã hội, gia đình vẫn có năng lực sống còn và giúp các định chế khác sống còn. Chính từ gia đình, mà xã hội có thể tự tái thiết được. Chính vì thế, tôi tin rằng Giáo Hội rất đúng khi tiếp tục nhấn mạnh tới tầm quan trọng nền tảng của đời sống hôn nhân và gia đình.
Về phương diện xã hội, nền văn hóa của ta đang dấn thân vào việc thử nghiệm đối với ý nghĩa và cấu trúc của hôn nhân và gia đình. Điều nguy hiểm, là ta liều mình tiến tới chỗ đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng đối với việc thăng hoa con người cũng như việc lớn mạnh của đời sống văn hóa và công dân của ta. Không đánh giá được tầm quan trọng bản thân cũng như xã hội và kinh tế của hai định chế nền tảng ấy là liều mình tạo ra sự nghèo nàn sâu xa về văn hóa và nhân bản. Ngày nay, người ta thường hay thao túng ý niệm hôn nhân, nhưng ta đừng để mình mù tịt về giá trị đích thực của hôn nhân, hiểu như một cam kết suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, sẵn sàng cởi mở chào đón việc truyền sinh, vì lợi ích của vợ chồng và con cái. Điều xem ra hơi lạ là vào thời buổi này người ta vẫn còn phải giảng dạy về điều này, bởi trong nhiều cuộc thăm dò, lúc được hỏi điều gì quan trọng nhất đối với họ, người ta thường đặt gia đình lên đầu bảng các câu trả lời, trên cả sức khỏe hay giầu có. Ta cần phải bảo trì các thiện hảo ấy cho toàn bộ xã hội ta. Các thiện hảo ấy phải được nhìn nhận và nâng đỡ về luật pháp cũng như tài chánh.
Tôi hy vọng hai thí dụ vắn vỏi trên đây có thể nêu bật được điều này: Giáo Hội không phải chỉ là một nhóm gây áp lục khác. Giáo Hội có được cả sự quân bình và cái nhìn thông sáng, nhưng cả hai thứ này dễ bị che phủ bởi biếm họa và thiên kiến là những điều đang cô lập Giáo Hội vào lãnh vực hòan toàn tư riêng của những thực hành và niềm tin xa lạ. Đem gộp lại với nhau, sự thiếu hòa điệu (synch), sự thiếu hiểu biết, và một chủ nghĩa thế tục đầy gây hấn, một chủ nghĩa đang hết sức cố gắng thuyết phục để ta tin rằng mọi thất bại của Giáo Hội và mọi hạn chế đối với việc làm và ảnh hưởng của Giáo Hội đều có lợi về phương diện xã hội và bản thân, sẽ làm ta hiểu rằng mối liên hệ của Giáo Hội đối với văn hóa đang không ngừng được lên khuôn lại. Vì thế, như một số người từng kêu gọi, ta cần phải đưa ra một nền hộ giáo mới về sự hiện diện.
(còn tiếp)
Thứ Năm, ngày 26 tháng Hai vừa qua, Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor, Tổng giám mục Westminster, Anh Quốc, có đọc một bài diễn văn về cái nhìn của ngài đối với Giáo Hội Công Giáo tại Anh. Tựa đề bài diễn văn là: “Vui Mừng Và Hy Vọng, Khuôn Dạng Giáo Hội: Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai”. Ngài quả quyết rằng Giáo Hội có một vai trò chủ chốt trong xã hội ngày nay và ta không nên tin quan điểm duy tục cho rằng Giáo Hội hết còn tương quan.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Đức Hồng Y Murphy-O’Connor thụ phong linh mục năm 1956. Ngài làm viện trưởng Học Viện Anh Quốc tại Rôma trước khi được đề cử làm Giám Mục giáo phận Arundel và Brighton năm 1977. Năm 2000, ngài được cử nhiệm làm Tổng Giám Mục Westminster và được nâng lên hành hồng y năm 2001. Ngài hiện là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales. Có tin ngài sắp sửa về hưu và đang được thủ tướng Anh, Ông Gordon Brown, vận động đưa vào Thượng Nghị Viện Anh (House of Lords). Nếu việc này xẩy ra thực, thì ngài sẽ là vị giáo phẩm Công Giáo đầu tiên được vinh dự này kể từ thế kỷ thứ 16. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức HY:
Nhập đề: Dậy Mùa Cho Một Mùa Xuân Anh Quốc
Những lúc rảnh rỗi, tôi thường suy nghĩ về cuộc đời và thời đại của năm vị tiền nhiệm của mình trong chức tổng giám mục Westminster. Bắt đầu là năm 1850 với việc tái lập hàng giáo phẩm. Đức hồng y tiên khởi, là Wiseman, viết một thư mục vụ gửi giáo dân Anh và giáo dân Wales, tựa là “Từ bên ngoài Cổng Flaminian”. Trong thư ấy, ngài viết rằng: “Giáo Hội Anh Quốc đã được đặt lại vào quĩ đạo của mình trên bầu trời Giáo Hội mà từ đó ánh sáng của nó từng tắt ngúm từ lâu và giờ đây đang bắt đầu đường chu du thường xuyên quanh tâm điểm hợp nhất”. Dù mục đích để tập hợp cộng đoàn mình đi theo một hướng tiến có chủ đích, lời lẽ của ĐHY Wiseman cũng khiến một số đông người nổi lên chỉ trích. Nữ hoàng Victoria chẳng hạn đã vội vàng đặt câu hỏi: “Ta có phải là Nữ Hoàng Anh Quốc hay không đây?”. Còn đối với thủ tướng John Russell, đạo luật tái lập kia chỉ là “việc gây hấn của Giáo Hoàng chống lại phe Thệ Phản”. Đức Hồng Y Wiseman đáng thương của chúng ta đã phải tìm cách chống đỡ và ban hành một thư mục vụ khác tựa là “Lời kêu gọi được nhân dân Anh đối xử công bằng và hợp lý”.
Đó là một bức thư khiêm nhường hơn và đề cập tới hoàn cảnh khốn cùng của rất nhiều người Công Giáo. Nhiều người là di dân từ Ái Nhĩ Lan cũng như nhiều nơi khác và phải sống trong cảnh nghèo nàn cơ cực. Việc tái lập và xây dựng cộng đoàn về cả hai phương diện hiêng liêng và vật chất không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên các năm đầu sau khi hàng giáo phẩm được tái lập quả là các năm đầy hứa hẹn. Các hy vọng của thời kỳ này có lẽ được tóm tắt hay nhất trong bài giảng của ĐHY Newman, tựa là “Mùa Xuân Thứ Hai”, một bài diễn văn ngài đọc trước hội nghị các giám mục và tổng công nghị giáo tỉnh, lần đầu tiên được tổ chức tại Oscot College. Ẩn dụ “Mùa Xuân” là một ẩn dụ hay nhưng đã được ĐHY Newman đem lại một sắc thái tinh tế và sâu sắc hơn nhiều. Ngài nói: “nhưng thưa các bậc cha anh, liệu chúng ta có còn ngạc nhiên tự hỏi xem mùa đông, ngay lúc này đây, có thực sự đã qua rồi hay chưa. Liệu chúng ta có quyền coi là chuyện lạ nếu trên mảnh đất Anh Quốc này, xuân thì của Giáo Hội kết cục đã trở thành mùa xuân của Anh Quốc, một mùa đầy âu lo không chắc chắn, đầy hy vọng và sợ sệt, đầy hân hoan và đau khổ, đầy hứa hẹn tươi sáng và hy vọng nẩy mầm, nhưng không thiếu những trận cuồng phong dữ dội những cơn mưa sa lạnh căm và những trận bão đột ngột”.
Tầm nhìn và căn tính của cộng đồng Công Giáo tại Anh và Wales trong 50 năm sau khi hàng giáo phẩm được tái lập ở đấy có thể tóm lược bằng hai mục tiêu sau đây: “Gìn giữ đức tin” và “Làm cho nước Anh trở lại”. Tầm nhìn của các vị giám mục kế tiếp nhau ở đây, ở Westminster này và ở khắp xứ sở, là chăm sóc giáo dân Công Giáo của mình, là đảm bảo rằng niềm tin từng được chuyển giao cho họ nhờ ơn Chúa phải được gìn giữ và được thi hành trong một bầu không khí và một nền văn hóa luôn nghi ngờ và chống lại Đức Tin Công Giáo. Dù người Công Giáo không bao giờ đánh mất lòng trung thành của mình với quê hương, họ vẫn luôn duy trì niềm hy vọng rằng một ngày kia nước Anh sẽ quay trở lại với đức tin Công Giáo thuở xưa. Rất có thể đấy chỉ là một giấc mơ nhưng giấc mơ này luôn hiện diện trong lời cầu nguyện và khát mong của giáo dân Công Giáo, nhất là những người còn nhớ được các gian nan thử thách và đau thương khốn khổ của cha ông mình, của những người đàn ông đàn bà từng chết cho đức tin của mình trong thời gian bị trừng trị. Song hành với điều trên, ta còn thấy ý nguyện của cộng đồng di dân Công Giáo muốn được xã hội Anh nhìn nhận là thành phần hữu ích và đáng tin cậy. Ngoài ra, còn là các quan tâm của truyền thống thổ địa những người Công Giáo xưa (recusant) nhất quyết không tham dự các nghi lễ của Giáo Hội Anh Giáo như luật pháp qui định. Họ đòi có chỗ đứng trong việc lên khuôn cho Giáo Hội, một Giáo Hội mà họ vốn sinh ra làm nhân chứng anh hùng, suốt trong bao thế kỷ qua.
Các mục tiêu trên là tập chú chính của Giáo Hội Công Giáo lúc ấy đặt ra cho hai phần ba thế kỷ tiếp theo. Trong thời các tiền nhiệm của tôi, ĐHY Bourne, người đã về hưu từ năm 1903 tới năm 1936, ĐHY Hinsley, ĐHY Griffin và ĐHY Godfrey, việc liên tục củng cố Giáo Hội Công Giáo đã được tiến hành. Tuy không tránh khỏi các rắc rối và nhiều khó khăn, nhưng trong các năm này, Giáo Hội Công Giáo cứ thế lớn mạnh. Trường sở được xây cất để giáo dục tín hữu không những về đức tin mà còn nhằm giúp họ tuần tự tạo được nhiều tiến bộ về xã hội và kinh tế.
Các nhà thương, nhà dưỡng lão và nhà chăm sóc cũng đã được xây cất. Trong số ấy khá nhiều cơ sở không những chỉ chăm sóc người Công Giáo, mà cả những ai muốn được hưởng ơn ích của triết lý sống của các cơ sở Công Giáo này nữa. Gần suốt 100 năm, Giáo Hội được đánh dấu bằng nhiều củng cố và lớn mạnh hết sức nhịp nhàng. Giáo Hội ý thức đầy đủ về căn tính và sứ mệnh của mình, một căn tính và sứ mệnh luôn luôn gắn bó với lịch sử, với kinh nghiệm và giáo huấn của mình
Gìn giữ đức tin và làm cho Nước Anh trở lại
Rồi qua năm 1962, chúng ta có Công Đồng Vatican II. Thiển nghĩ nó phải được xếp là một trong các công đồng có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của Giáo Hội Hoàn Cầu, và nó phải triệt để thay đổi bản sắc và tầm nhìn của Giáo Hội Công Giáo tại đất nước này. Đức HY Heenan, một người mà tôi biết rõ và hết sức kính phục, đã có trọng trách lèo lái Giáo Hội tại Westminster này và từng lãnh đạo các giám mục trong thời gian sóng gió cả trong thời Công Đồng Vatican II và sau đó. Đối với chính Công Đồng, thái độ của ngài khá hàm hồ. Adrian Hastings, một sử gia, kể lại một câu truyện vui như sau: có hai nhóm nhà báo, mỗi nhóm chọn ra một đội túc cầu trong số các nghị phụ: một đội đại diện cho các nghị phụ thủ cựu, đội kia đại diện cho các nghị phụ cấp tiến. Khi so sánh các nhận xét, họ thấy cả hai nhóm đều chọn ĐHY Heenan làm trung phong.
Nói chung, ngài ủng hộ việc canh tân nhưng thường bị các biến cố làm cho bất định. Việc đào ngũ của nhiều linh mục thời đó khiến ngài đau khổ rất nhiều và việc tái khẳng định giáo huấn cổ truyền về ngừa thai trong Thông Điệp Sự Sống Con Người cũng đem lại cho ngài nhiều âu lo khắc khoải. Các năm dưới thời ngài làm giám mục và quả tình thời gian chăm sóc dài của vị kế nhiệm ngài là ĐHY Basil Hume đã làm Giáo Hội Công Giáo bước vào một tình huống rất lạ lùng. Theo nghĩa ngày xưa, người ta không còn cho rằng mục tiêu của nó là nhằm làm cho nước Anh trở lại nữa vì giáo hội ấy không thể làm ngơ được sự kiện này: nay là lúc ta phải dấn thân vào cuộc đối thoại nghiêm chỉnh về đại kết với các anh em cùng theo Kitô giáo, nhất là với Giáo Hội Anh và Giáo Hội Wales. Việc nhìn nhận một phép rửa chung, việc nhậy cảm đại kết và ý thức về tính viên mãn của hợp nhất, một hợp nhất vẫn còn cần phải vươn tới, thẩy đều là thành phần trong giáo huấn của Công Đồng Vatican II mà ta không được bỏ qua.
Ngay đến khẩu hiệu “gìn giữ Đức Tin” cũng không còn âm hưởng như trước nữa. ĐHY Hume đã vận dụng đến con người của ngài để đưa ra gợi ý cho rằng Đạo Công Giáo là một phần trong đời sống Anh. Chính bản thân ngài hầu như lúc nào cũng được coi như một thành phần của giới lãnh đạo (Establishment). Thời ngài giữ chúc vụ trong Giáo Hội là thời Giáo Hội rất nổi trong sinh hoạt công cộng, phần rất lớn là nhờ chứng tá hết sức trổi vượt của ngài. Adrian Hastings tóm lược về ngài bằng cách nói rằng: “Nhìn trở lui, điều quan yếu về (ĐHY) Basil Hume không phải là tính chính xác trong mọi ý kiến và chính sách, nhưng trong toàn vẹn tính tâm linh, mà việc thừa nhận nó đã hợp nhất được người Công Giáo thuộc mọi trường phái thần học khác nhau cũng như cộng đồng quốc gia như một toàn thể. Ngài là thầy dạy sâu sắc và là một chứng tá tuyệt vời nhờ một sự thánh thiện dịu dàng trong tác phong và theo như chính lời của ngài, ‘một con người hiện đại biết sẵn sàng lắng nghe nhân chứng hơn là thầy dạy’”. Tất cả những điều ấy khiến Giáo Hội Công Giáo thời tôi và thời các bạn vẫn còn phải cố gắng nói lên cách rõ ràng và sống thực bản sắc, tầm nhìn và niềm hy vọng của mình.
Nhìn trở lui, tôi vẫn còn phải thán phục cái nhìn liên tục có tính tiên tri trong bài giảng của (ĐHY) Newman về “Mùa Xuân Thứ Hai”. Được rao giảng hơn 150 năm qua, Giáo Hội Công Giáo tại Anh quả đang sống ‘Mùa Xuân Anh Quốc’; một thời đầy hứa hẹn và lớn mạnh nhưng cũng là thời khắc của ‘những trận cuồng phong dữ dội những cơn mưa sa lạnh căm và những trận bão đột ngột’.
Thời hiện tại: hướng ra bên ngoài (Ad Extra)
Giờ đây, tôi muốn nhìn đến một số khía cạnh của khung cảnh xuân thì ngày nay, để cùng các bạn trước nhất suy tư về một số thách đố đang được nền văn hóa của ta đặt ra, thứ hai để nói tới một số khía cạnh chính yếu trong cuộc sống Giáo Hội của ta mà tôi tin chúng ta đang được mời gọi thâm hậu hóa và trân trọng. Ta hãy xem một số thách đố do nền văn hóa của ta đặt ra.
Tôi đã làm linh mục được quá một nửa thế kỷ và làm giám mục được hơn 30 năm. Những năm đó là những năm có những thay đổi đáng kể trong tình hình quốc tế, trong xã hội ta và cả trong Giáo Hội nữa. Năm mươi năm trước đây, tôi nghĩ phần lớn các giá trị được Giáo Hội duy trì cũng là các giá trị được chính xã hội nhất trí. Tôi tin chắc rằng nhiều người vẫn còn thừa nhận và thán phục các công trình xã hội và bác ái của Giáo Hội. Nhưng đối với nhiều người khác, Giáo Hội và quả tình cuộc sống Kitô giáo hình như không ăn nhịp với ‘tinh thần thời đại’. Có nhiều thay đổi tế vi nhưng sâu sắc trong phương cách nền văn hóa đương thời nhìn Giáo Hội Công Giáo. Không hẳn vì Giáo Hội phải đối diện với sự dửng dưng hay thù nghịch, mặc dù có những dấu chỉ rõ ràng, nhưng đúng hơn, Giáo Hội được người ta nghe nhưng không được người ta hiểu bao nhiêu. Việc không hiểu này không những gây khó khăn cho Giáo Hội và các Kitô hữu cá biệt, trong việc làm cho tiếng nói của mình được người ta nghe, mà còn đem lại nguy cơ dễ bị bóp méo và biếm họa. Ấy thế nhưng tôi vẫn tin rằng Giáo Hội có một tầm nhìn và một sự khôn ngoan mà xã hội chúng ta không thể nào loại bỏ hay làm cho câm họng mà không gặp thiệt hại. Giáo huấn của Giáo Hội mang trọn sự thiện hảo nhân bản trong tâm trí; đó là lý do tại sao nó không phải chỉ là một trong những nhóm gây áp lực (lobby). Tôi xin đơn cử hai thí dụ:
Kinh tế
Đứng trước cuộc khủng hoảng hoàn cầu và kinh tế hiện nay, xem ra giáo huấn xã hội của Giáo Hội hẳn phải là nơi sau cùng để người ta tham khảo ý kiến. Cầu nguyện thì may ra, chứ ý kiến thì không có! Theo tôi, nghĩ như thế là lầm. Sợ rằng cần phải có một bài giảng thuyết khác may ra mới trình bày được lý lẽ tại sao, nhưng xin cho phép tôi hướng về hướng đó. Một trong các vị tiền nhiệm của tôi, là ĐHY Manning, từng giúp khuôn định ra giai đoạn đầu trong giáo huấn xã hội hiện nay của Giáo Hội. Các trước tác của (ĐHY) Manning về thân phận xã hội và kinh tế của người nghèo, cộng với các công việc thực tiễn của ngài dành cho họ cũng như phong trào thợ thuyền có tổ chức đã góp phần vào (thông điệp) Tân Sự (Rerum Novarum). Ngài nhắc cho nền văn hóa thời Victoria nhớ rằng công nhân không phải là một món hàng hoàn toàn lệ thuộc vào đòi hỏi hay không đòi hỏi của nền kinh tế; công nhân trước nhất là một hữu thể nhân bản và phải được đối sử như thế. Ngài biết rõ ràng rằng nền kinh tế phải hoạt động bên trong cái khung luân lý và hiện hữu là để phục vụ ích chung, một ích chung có gốc rễ trong sự thiện của con người nhân bản. Quên điều ấy, kinh tế sẽ trở thành người tiêu diệt chính điều tốt mà nó có nhiệm vụ phải phục vụ. Nói cách khác, tiền bạc tự nó không phải là một cùng đích. Lời của ngài vẫn hết sức có liên hệ với bầu không khí kinh tế ngày nay. Giáo Hội không đưa ra một cương lĩnh nào cho chính sách kinh tế, nhưng Giáo Hội dạy rằng nếu thị trường có nhiệm vụ phải phục vụ ích chung của mọi người, thì nó đòi phải có một cái khung luân lý vững mạnh và luật lệ hữu hiệu. Một thử nghiệm quan trọng của việc ấy là phải nhìn vào những người có thể nhận được ích lợi. Ở đây, Giáo Hội luôn chủ trương rằng không thể bảo đảm được ích chung nếu điều ấy có nghĩa người nghèo cứ mỗi ngày một nghèo thêm. Người nghèo phải luôn nhận được sự xem sét ưu tiên và hữu hiệu. Ngay trong những thời điểm khủng hoảng, không một hành động nào được phép làm họ thiệt thòi thêm hay làm yếu đi khả năng tham dự của họ vào hệ thống kinh tế.
Gia Đình
Cuộc khủng hoảng kinh tế không những gây nhiều căng thẳng lớn lao cho các định chế tài chính và ngân qũi công cộng, nó còn đem lại các hậu quả tức khắc và kéo dài cho định chế nền tảng nhất trong mọi định chế nhân bản và xã hội của chúng ta, tức gia đình. Ta không thể là những con người hoàn hảo mà lại thiếu người khác, chúng ta được tạo nên vì cộng đoàn. Điều ấy có nghĩa ta phải tìm cách duy trì tình trạng lành mạnh của các định chế có tính xã hội nói trên, vì chúng chính là nền tảng của lãnh vực xã hội có tính văn minh và nhân đạo. Giáo Hội cũng là một trong các lãnh vực xã hội này và chính vì vậy, Giáo Hội luôn luôn thừa nhận sự quan trọng của gia đình. Gia đình không phải chỉ là giáo hội tại gia; nó còn là nền tảng của xã hội nữa. Ta thấy rằng ngay trong các thời điểm có những suy sụp về kinh tế và xã hội, gia đình vẫn có năng lực sống còn và giúp các định chế khác sống còn. Chính từ gia đình, mà xã hội có thể tự tái thiết được. Chính vì thế, tôi tin rằng Giáo Hội rất đúng khi tiếp tục nhấn mạnh tới tầm quan trọng nền tảng của đời sống hôn nhân và gia đình.
Về phương diện xã hội, nền văn hóa của ta đang dấn thân vào việc thử nghiệm đối với ý nghĩa và cấu trúc của hôn nhân và gia đình. Điều nguy hiểm, là ta liều mình tiến tới chỗ đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng đối với việc thăng hoa con người cũng như việc lớn mạnh của đời sống văn hóa và công dân của ta. Không đánh giá được tầm quan trọng bản thân cũng như xã hội và kinh tế của hai định chế nền tảng ấy là liều mình tạo ra sự nghèo nàn sâu xa về văn hóa và nhân bản. Ngày nay, người ta thường hay thao túng ý niệm hôn nhân, nhưng ta đừng để mình mù tịt về giá trị đích thực của hôn nhân, hiểu như một cam kết suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, sẵn sàng cởi mở chào đón việc truyền sinh, vì lợi ích của vợ chồng và con cái. Điều xem ra hơi lạ là vào thời buổi này người ta vẫn còn phải giảng dạy về điều này, bởi trong nhiều cuộc thăm dò, lúc được hỏi điều gì quan trọng nhất đối với họ, người ta thường đặt gia đình lên đầu bảng các câu trả lời, trên cả sức khỏe hay giầu có. Ta cần phải bảo trì các thiện hảo ấy cho toàn bộ xã hội ta. Các thiện hảo ấy phải được nhìn nhận và nâng đỡ về luật pháp cũng như tài chánh.
Tôi hy vọng hai thí dụ vắn vỏi trên đây có thể nêu bật được điều này: Giáo Hội không phải chỉ là một nhóm gây áp lục khác. Giáo Hội có được cả sự quân bình và cái nhìn thông sáng, nhưng cả hai thứ này dễ bị che phủ bởi biếm họa và thiên kiến là những điều đang cô lập Giáo Hội vào lãnh vực hòan toàn tư riêng của những thực hành và niềm tin xa lạ. Đem gộp lại với nhau, sự thiếu hòa điệu (synch), sự thiếu hiểu biết, và một chủ nghĩa thế tục đầy gây hấn, một chủ nghĩa đang hết sức cố gắng thuyết phục để ta tin rằng mọi thất bại của Giáo Hội và mọi hạn chế đối với việc làm và ảnh hưởng của Giáo Hội đều có lợi về phương diện xã hội và bản thân, sẽ làm ta hiểu rằng mối liên hệ của Giáo Hội đối với văn hóa đang không ngừng được lên khuôn lại. Vì thế, như một số người từng kêu gọi, ta cần phải đưa ra một nền hộ giáo mới về sự hiện diện.
(còn tiếp)