Một góp ý về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện tại:
Lòng ham hố tiền bạc là nguyên nhân sự khủng hoảng, chứ không phải tiền bạc
Cơn khủng hoảng hiện tại của hệ thống tài chính thế giới đang là một thách đố hết sức nguy hiểm không những đối với sự thịnh vượng của nhiều nước trên thế giới, mà còn đối với sự sống còn và nền hòa bình chung của cả nhân loại. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng đó cũng có thể là một vận may cho thế giới để phát huy một trật tự kinh tế mới được dựa trên những tư duy nền tảng của nền kinh tế thị trường mang tính cách xã hội chân chính và của những học thuyết về xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Thật vậy, tất cả mọi cơn khủng khoảng không nhất thiết là những con đường một chiều nghiệt ngã đưa đẩy vào chỗ suy thoái và diệt vong, nhưng còn chứa đựng những vận may mới. Tất cả đều tuỳ thuộc vào cách giải quyết của con người, nhất là những ai có trách nhiệm trực tiếp trong vất đề, như các chính phủ, các nhà chính trị, các chủ ngân hàng, các người nắm giữ thị trường tài chính, các thương gia và doanh nghiệp, v.v… Người ta cần phải lợi dụng những cơn khủng hoảng như những thách đố để vượt lên trên những tương quan đã gây ra những cơn khủng hoảng đó. Lý thuyết gia về văn hóa và triết gia về sử học người Anh Arnold joseph Toynbee (1852-1975) đã nhìn thấy trong sự thách đố của con người qua các cơn khủng hoảng sâu xa và trong sự thắng vượt có tính cách sáng tạo một nguyên nhân quyết định về sự phát triển văn hóa: Nếu con người biết nắm bắt lấy sự thách đố và tìm ra được câu trả lời cần thiết cho vấn đề, bấy giờ những thách đố qua các cơn khủng hoảng sẽ trở thành những động lực quyết định thúc đẩy sự tiếp tục phát triển nền văn hóa con người.
Điều đó cũng hoàn toàn có thể áp dụng vào những cơn khủng hoảng tài chính như cơn khủng hoảng hiện nay mà cả thế giới đang phải đối mặt. Nhìn lui về quá khứ, những cơn khủng hoảng kinh tế trước đây vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX cũng đã là những động cơ cho việc làm khởi phát sự kiện toàn các phương tiện về sự bình quân thuế khóa và sự ổn định hệ thống tài chính thế giới. Thật vậy, do cơn khủng hoảng kinh tế vào các năm 20 và 30 trong thế kỷ trước đã làm nảy sinh Thỏa ước Bretton Woods (1944) tại Tiểu bang New Hampshire, Hoa Kỳ. Chính ở đây các đại biểu của các nước tham dự đã quyết định hai sự kiện quan trọng liên quan đến nền kinh tế thế giới, đó là thiết lập Quỹ tiền tệ thế giới IMF (International Monetery Fund) và Ngân hàng thế giới WB (the World Bank) để giữ thăng bằng cán cân chính trị tài chính trên thế giới và hỗ trợ các quốc gia đang trên đường phát triển.
Tuy nhiên, công việc cải tiến như thế phát xuất từ các khủng hoảng từ trước tới nay đã chưa thành công được trong việc hoàn toàn loại bỏ được những nguyên nhân của sự khủng hoảng sẽ xảy ra trong tương lai. Theo quan điểm của một số các nhà chuyên môn về chủ thuyết tư bản thì chương trình đó sẽ không bao giờ thành công được. Vì thế, tiến sĩ Wolfgang Treeck, giám đốc viện khoa học Max-Planck-Institut ở Köln chuyên ngành nghiên cứu về xã hội đã viết: Điều bí ẩn to lớn của chủ thuyết tư bản không phải là «tại sao lại có những khủng hoảng xảy ra, nhưng là làm thế nào lại xuất hiện điều mà xem ra có vẻ như là sự ổn định». Một điều mà người ta có thể khẳng định được một cách chắc chắn là chủ thuyết tư bản sẽ không thể mang lại một trật tự xã hội ổn định được, trừ khi «yếu tính của chủ thuyết tư bản không ngừng biến thể và được cải thiện». Chủ thuyết tư bản không phải là trật tự, nhưng là «một sự vô trật tự được cơ chế hóa; không phải là sự ổn định mong chờ, nhưng là trong tình trạng biến động liên tục.»
1) Thiết lập quyền tối thượng của chính trị
Sự xác định đầy tính cách cảnh tỉnh như trên đã cho thấy rằng sự khủng hoảng tài chính hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng như thế nào và hậu quả do sự khủng hoảng gây ra to lớn ra sao. Vì thế, phạm vi vấn đề còn bao quát và rộng lớn rất nhiều, chứ không chỉ là việc tìm cách cứu vãn các Nhà ngân hàng và định chế tiền tệ. Vấn đề trọng yếu ở đây là sự sống còn của con người. Do đó, Streeck cũng nhìn thấy rằng không có giải pháp nào khác ngoài sự nổ lực hiện tại của các quốc gia đang lo tìm cách không để cho hệ thống tài chính thế giới bị sụp đổ hoàn toàn. «Trong trường hợp quá khẩn cấp, nền chính trị dân chủ không có sự lựa chọn nào khác hơn là sự xóa nợ cho từng lớp thượng lưu điều khiển các thị trường tài chính.»
Qua đó một câu hỏi được coi như là trọng tâm của sự thách đố hiện tại được đặt ra là: «Phải chăng tình trạng có thể cứ tiếp tục do giai cấp thượng lưu của các thị trường tài chính nắm giữ?» Hay: Các thị trường tài chính tùy thuộc một sự «dân chủ hóa» mạnh mẽ hơn nữa theo nghĩa là phải rõ ràng minh bạch, phải được kiểm soát và phải có tường trình hẳn hoi? Mức độ rộng lớn của sự khủng hoảng cho thấy rằng biện pháp như thế là rất cần thiết. Đối với những người từng quan sát công việc doanh thương của từng lớp thượng lưu của thị trường tài chính với nhãn quan dân chủ, thì vấn đề thật không thể chấp nhận được, khi hằng ngày số «tư bản» ảo hoàn toàn được tự do lưu hành trên khắp thế giới bằng những con đường điện tử, chứ không hề bị kiểm soát, trong các giao dịch thuộc lãnh vực tài chính, kể cả ngân sách của tất cả quốc gia Tây phương.
Theo giáo sư kinh tế học Joseph A. Schumpeter, thì nếu chính trị không muốn đầu hàng trước «khả năng sáng tạo mang tính cách phá hoại» của chủ nghĩa tư bản, thì câu trả lời của chính trị phải hết sức bao quát rộng rãi, chứ không chỉ là sự cố gắng ngăn chặn không cho xảy ra sự sụp đổ mang tính cách toàn cầu. Đó chính là điểm quyết định. Chính trị cần phải ý thức rằng mình luôn bị đặt trước thách đố là không dây mình vào khuynh hướng phá hoại và tính tham lam của chủ thuyết tư bản, hay ít ra là biết làm chủ được những khuynh hướng đó của tư bản.
Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là phải tìm cách loại trừ chủ nghĩa tư bản và các thị trường tài chính bằng mọi giá, nhưng vấn để được đặt ra ở đây là sự tổ chức chủ thuyết tư bản và các thị trường tài chính một cách hợp lý trong phương diện chính trị. Nói cách khác, vấn đề ở đây là cần phải thiết lập lại quyền tối thượng của chính trị cả trên những sự kiện của thị trường tài chính. Chính trị phải chủ tâm và đủ điều kiện để đặt ra cho sự kiện thị trường những điều kiện nằm trong khuôn khổ sự đồng thuận hợp lý. Để được như vậy, điều kiện tất yếu là phải có một nhà nước mạnh, nghĩa là một nhà nước không bất lực hay bị lép vế trước các sức mạnh thị trường.
Đó chính là những tư tưởng nền tảng của kinh tế thị trường mang tính cách xã hội, mà vào các năm 30 và 40 của thế kỷ vừa qua đã được các nhà kinh tế học - như Franz Böhm, Walter Euken, Friedrich A. von Hayek, Alfred Müller-Armack, Wilhelm Röpke và Alexander Rüstow - đã triển khai trên phương diện lý thuyết và sau năm 1949 thì được Ludwig Erhard, nhà tài chính lỗi lạc người Đức, đưa ra áp dụng trong chương trình chính trị cụ thể về tài chính của chính phủ Liên Bang Đức sau thế giới chiến II và đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đến nỗi đã đưa một nước Đức từng bị chiến tranh tàn phá bình địa trở thành một cường quốc kinh tế hùng mạnh trên thế giới.
Điều đó muốn nói rằng vấn đề được đề cập đến trong chính trọng tâm của khái niệm này là duy trì hiệu quả tích cực của sự lưu hành tư bản tự do và nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên những hậu quả tiêu cực to lớn của nó, tức «khả năng sáng tạo mang tính cách phá hoại» của nó - như giáo sư Schumpeter đã nói - cũng như khuynh hướng nội tại của nó luôn làm nảy sinh mỗi ngày một rộng lớn sự bất quân bình về xã hội và kinh tế giữa con người với con người. Walter Euken đã có lần phát biểu về khuynh hướng đó như sau: «Tinh thần của sự tự do đã giúp tạo nên công trình kỹ nghệ hóa và chính kỹ nghệ hóa đã trở thành một đe dọa nặng nề cho sự tự do». Sự đe dọa sự tự do này của sức mạnh thị trường tự do vô kiểm soát chỉ nhà nước mới có thể dập tắt không cho xảy ra. Những người cha tinh thần của ý tưởng nền tảng về một «chủ thuyết tư bản dung hòa mang tính cáh xã hội» và về một nền kinh tế thị trường đã nhất trí với nhau là không thể có được một nền kinh tế thị trường bền vững lâu dài, nếu không có một nhà nước và nhất là một nhà nước mạnh mẽ và đầy đủ uy thế để bảo đảm trật tự. Walter Euken nhận định: «Trong khi con người chỉ có thể sống trong các trật tự», thì con người với tư cách là những chủ thể của nền kinh tế lại ồ ạt có khuynh hướng muốn «phá bỏ những trật tự đang điều hành tốt». Bởi vậy, dù chính nhà nước không trực tiếp làm kinh tế, nhà nước cũng có trách nhiệm phải bảo đảm hoàn toàn sự an ninh cho người dân của mình khi làm kinh tế. Tư tưởng về sự trật tự, sự trật tự do nhà nước thiết lập và bảo đảm, mang một ý nghĩa quan trọng cơ bản trong tư duy của những vị cha đẻ của nền kinh tế thị trường mang tính cách xã hội, nến nỗi người ta đã gọi trật tự đó là «Ordo-Liberale» (Trật tự tự do). Nhà kinh tế học Alfred Müller-Armack đã có lần diễn tả tư tưởng chủ chốt «ordo-liberale» như sau: «Yếu tố quyết định đối với việc bảo tồn nền văn hóa kinh tế của chúng ta, tuỳ thuộc ở chỗ là liệu có thành công hay không trong việc duy trì được hình thức kinh tế thị trường với khả năng điều hành cao, cũng như đồng thời gán ghép nó vào trong một trật tự chung đã được thiết đặt.»
Những tư tưởng trên được rút tỉa từ việc phân tích các nguyên nhân sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và của nền tài chính thế giới vào các năm 20 và 30 của thế kỷ trước. Trên phạm vi lý thuyết, những tư tưởng đó cũng là một ví dụ tiêu biểu cho một câu trả lời khả dĩ cho thách đố trước mắt. Tuy nhiên, việc đưa «câu giải đáp» đó áp dụng vào trong thương mại chính trị thực hành là một điều mà CHLB Đức, một quốc gia non trẻ mới được thành lập sau trận thế giới chiến II, vô cùng biết ơn đối với «phép lạ kinh tế» của họ cũng như đối với sự tương đối ổn định trong lãnh vực chính trị, xã hội và kinh tế của họ. Lịch sử thành công của nền kinh tế thị trường xã hội tại Đức đã đặt ra câu hỏi là: Người ta có nên «xuất cảng» nền kinh tế kiểu mẫu này sang các nước, hầu cho các dân tộc khác cũng có thể học hỏi hay không? Câu hỏi này hiện cũng đang được đặt ra với đầy đủ tính chất thời sự của nó.
Những biện pháp khẩn cấp thuộc nhà nước đã được đặt ra cho đến bây giờ, có lẽ có thể gọi được là do các đại diện của chủ nghĩa trật tự tự do. Về sự ngăn chận mang tính cách nhà nước trước sự sụp đổ toàn diện của các nhà ngân hàng, nhà kinh tế học Walter Euken viết: «Các nhà đại ngân hàng thì quá to lớn, đến nỗi nhà nước – như kinh nghiệm ở nước Đức vào năm 1931 cho thấy – không có thể cho phép họ được tham dự vào các cuộc cạnh tranh». Đàng khác, sự can thiệp của nhà nước vào trong sân chơi tự do của những sức mạnh thị trường cũng không được phép đi quá xa, đến nỗi chính nhà nước cũng trở thành «một cầu thủ trên sân chơi» kinh tế. Chính Ludwig Erhard, bộ trưởng kinh tế CHLB Đức vào thập niện 60 của thế kỷ trước cũng đã nhận định: «Hoàn toàn tương tự như trong một trận bóng đá, người trọng tài không được phép cùng chơi; cũng vậy, nhà nước không được phép cùng chơi» trên sân chơi kinh tế, bởi vì vai trò của nhà nước là trọng tài, chứ không phải là cầu thủ. Nếu các nhà nước tự định hướng theo những tư tưởng trật tự tự do trong khi làm chủ được các cơn khủng hoảng, thì bấy giờ có nghĩa là: Các nhà nước cần phải can thiệp một cách cụ thể vào trong cuộc chơi tự do của các sức mạnh thị trường. Dĩ nhiên sự can thiệp của nhà nước phải nằm trong khuôn khổ của qui ước và trật tự đã được đồng thuận trước, hầu không làm cho các sức mạnh thị trường tê liệt trường kỳ, nhưng là giúp cho các sức mạnh thị trường giữ đúng «luật chơi» và qua đó mang lại phúc lợi chung cho mọi người dân.
2) Trên sân chơi kinh tế nhà nước là trọng tài chứ không phải là cầu thủ
Theo Ludwig Erhard, chính nhà nước không được phép trở thành «cầu thủ» lâu dài được, nhưng nhà nước luôn phải nắm giữ vai trò «trọng tài». Hay nói một cách khác, trong sự khủng hoảng tài chính hiện nay, người ta cũng không được phép loại bỏ nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tài chính để thay thế vào đó bằng một «nền kinh tế bao cấp», một «nền kinh tế kế hoạch» độc đoán, tức một nền kinh tế hoàn toàn do nhà nước chỉ huy, như trong các nước cộng sản trước đây, vì các hậu quả tai hại của một nền kinh tế như thế đã được chứng minh rõ ràng tại các nước thuộc Liên Sô cũ, tại các nước Đông Âu, cũng như tại các quốc gia theo chế độ cộng sản khác Đó là tình trạng lạc hậu, chậm tiến, tụt hậu, nghèo đói và ngu dốt, v.v… chẳng những trong lãnh vực kinh tế mà trong cả lãnh vực văn hóa và xã hội nữa.
Thật vậy, kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh cho thấy rằng một khi các sức mạnh thị trường tự do bị cấm cản hay bị giới hạn một cách bất hợp lý trong diễn tiến sự phát triển của chúng, thì tất nhiên khó lòng tránh khỏi những hậu quả xấu. Nhà nước không nên hoang tưởng là tự cho mình có thể thay thế các sức mạnh thị trường tự do, nếu không muốn bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn tiêu cực không lối thoát. Trái lại, nhà nước cần tự giới hạn và tự tập trung lại trong vấn đề ngăn chặn không cho xảy ra sự kiện khả năng sáng tạo của các sức mạnh thị trường trở thành khả năng sáng tạo mang tính cách phá hoại (Schumpeter).
Chắc chắn sẽ là một vận may cho cộng đồng kinh tế thế giới, nếu như cộng đồng đó ngay bây giờ, trong khi trật tự mới của hệ thống tài chính và kinh tế thế giới đáo hạn, biết quay trở lại với những tư tưởng nền tảng của trật tự tự do chủ nghĩa. Diễn tiến này hoàn toàn phù hợp với các học thuyết về xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Đây là những học thuyết đúng đắn và quan trọng, được phát huy vào cuối thế kỷ XIX và được khởi đầu bằng Thông điệp «Rerum Novum» (Tân Sự) vào năm 1891 của ĐGH Lê-ô XIII. Thật ra, từ khởi đầu, các học thuyết về xã hội của Giáo Hội Công Giáo nhằm phê bình khuynh hướng mang tính chất tiêu cực trong chủ thuyết tư bản, nhưng dĩ nhiên các học thuyết về xã hội của Giáo Hội không bao giờ nhằm chỉ trích bao quát chủ thuyết tư bản, bởi vì Giáo Hội không có thể và cũng không muốn chối bỏ khả năng sản xuất của chủ thuyết tư bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu Giáo Hội luôn chối bỏ quyền lực thái quá của tư bản đến chỗ thống trị thế giới như trường hợp hiện tại. Sự quân bằng giữa hai yếu tố cơ bản của nền kinh tế là tư bản và lao động, tức vốn đầu tư và việc làm, đã trở nên tư tưởng nòng cốt của học thuyết Công Giáo về xã hội, vốn tiếp tục phát huy trong phần kết của Thông điệp «Rerum Novarum». Bức Thông điệp viết: «Không có lao động, thì khó lòng kiếm ra được nhiều tư bản; không có tư bản, thì không thể có nhiều lao động được». Đó là một vấn đề tất nhiên: Nếu không làm việc thì đương nhiên không thể thu hoạch được nhiều tư bản và ngược lại, không có vốn đầu tư thì sẽ không thể tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Đặc biệt nhất là bản Thông điệp lên tiếng kết án mạnh mẽ việc bóc lột sức lao động của người công nhân, như ép buộc họ với đồng lương chết đói với luận cứ là số tiền lương như thế là thành quả của sự thương lượng và thỏa thuận tự do giữa chủ nhân và người công nhân đang cần có công ăn việc làm. Quyền sở hữu phải có trách nhiệm đối với xã hội. Vì trách nhiệm đối với phúc lợi chung, nhà nước có bổn phận phải loại bỏ tính cách bất công đó trong thị trường lao động: «Sự hỗ trợ mà người ta đang chờ đợi nơi các nhà lãnh đạo nhà nước, trước hết hệ ở sự đồng thuận tổng quát giữa cơ quan lập hiến và bộ máy hành chánh, hầu cho qua đó hạnh phúc của cộng đồng cũng như của các cá nhân được triển nở tốt đẹp.»
Đúng bốn mươi năm sau đó, trong Thông điệp thứ hai về xã hội «Quadragesimo Anno» vào năm 1931, - hầu như cùng đồng thời với sự phát triển những tư tưởng nền tảng của Trật tự tự do chủ nghĩa trong «Freiburger Schule» - ĐGH Piô XI đã công khai khước từ ý tưởng phóng khoáng cũ về thị trường tự do và về sự «canh chừng của nhà nước»: Quả thật «Là cả một sự sai lầm cơ bản của một khoa học kinh tế mang tính cách cá nhân hóa, mà từ đó làm nảy sinh những sự sai lầm chi tiết khác: Đó là qua sự bỏ quên hay qua sự vô tri về bản chất nền kinh tế mang tính cách xã hội cũng như luân lý đạo đức nên cho rằng đối với nền kinh tế thì chính quyền không có thể làm được gì hơn là hoàn toàn để cho nó được tự do tự quyết định lấy; Trong sự cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường chứa đựng trong mình nguyên tắc chuẩn mực của nó, và qua nguyên tắc đó nền kinh tế tự điều chỉnh chính mình càng trở nên hoàn hảo thêm, hơn là sự can thiệp tuỳ tiện của bất cứ quyền lực nào, dĩ nhiên sự cạnh tranh tự do phải nằm trong khuôn khổ hợp lý do pháp định. Nhưng sự tự do cạnh tranh - mặc dù được phép trong những giới hạn nhất định và mang lại sự lợi ích chắc chắn - không thể là nguyên tắc chuẩn mực toàn diện cho tổng thể nền kinh tế được. Kinh nghiệm đã xác định điều đó một cách hết sức minh nhiên, sau khi những lý thuyết thuộc chủ nghĩa cá nhân tai hại được đem áp dụng trong thực hành.»
Trong hiến chế «Gaudium et Spes» (Nỗi vui mừng và niềm hy vọng) vào năm 1965, Công Đồng Vatican II đã nhắc nhủ các tín hữu cũng như tất cả những người thiện tâm trên khắp thế giới về bổn phận của họ trong xã hội, cũng như bổn phận phải tôn trọng phẩm giá con người: «Ngay trong đời sống kinh tế xã hội, phẩm giá cũng như ơn gọi toàn diện của con người và lợi ích của toàn thể xã hội cũng phải được tôn trọng và thăng tiến. Vì con người là tâm điểm và là mục đích của tất cả đời sống kinh tế xã hội. (…)
Tuy nhiên, không thiếu những lý do gây nên lo ngại. Nhiều người. nhất là trong những miền có nền kinh tế tiến bộ, như bị đời sống kinh tế chi phối hoàn toàn, đến nỗi trong các quốc gia theo kinh tế tập sản cũng như trong các quốc gia khác, hầu như cả đời sống cá nhân cũng như xã hội của họ đều bị thấm nhiễm một thứ chủ nghĩa duy kinh tế. Trong thời đại mà sự phát triển đời sống kinh tế nếu được điều khiển và phối hiệp một cách hợp lý và nhân đạo, có thể giảm thiểu những chênh lệch trong xã hội, thì nhiều khi lại làm cho những chênh lệch ấy trở nên trầm trọng hơn, hoặc ở một vài nơi còn trở thành sự thoái hóa địa vị xã hội của những người yếu thế và miệt thị những kẻ nghèo túng. Ngay trong những vùng kém mở mang, giữa lúc đại đa số vẫn còn thiếu những nhu cầu thiết yếu, thì một thiểu số lại sống dư dật, phung phí. Xa hoa và cùng cực kế cận nhau. Trong khi một thiểu số được quyền định đoạt rất lớn, thì đại đa số lại hầu như không thể hành động theo sáng kiến riêng và không được thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình, nhiều khi còn phải chịu đựng trong những hoàn cảnh sinh sống và làm việc bất xứng với phẩm giá con người» (số 63).
Bởi vậy Công đồng kêu gọi: «Con người cần phải kiểm soát lại sự phát triển kinh tế; không được khoán trắng nó cho sự định đoạt của một thiểu số người hoặc tập thể nắm trong tay quyền lực kinh tế quá lớn, hoặc của một đoàn thể chính trị hay một số quốc gia giàu mạnh. Ngược lại, trong những dịch vụ quốc tế, mọi quốc gia đều phải tích cực dự phần vào việc phát triển kinh tế, và càng có nhiều người thuộc mọi cấp bậc tham gia càng hay. Cũng vậy, phải phối hợp và điều hòa một cách thích đáng và hợp lý những sáng kiến của cá nhân và của các đoàn thể tự do với nổ lực của chính quyền… Do đó, phải tố giác những sai lầm của các học thuyết đang nhân danh một thứ tự do ngụy tạo để ngăn cản những cải tổ cần thiết; cũng phải tố giác những học thuyết đòi hy sinh quyền lợi cá nhân và đoàn thể cho tổ chức sản xuất tập thể.» (số 65).
Trong Thông điệp về xã hội «Populorum Progressio» (Sự phát triển các dân tộc) vào năm 1967, ĐGH Phaolô VI đã tố giác là có «những quan niệm đã thâm nhập vào trong xã hội nhân loại, theo đó thì lợi ích được coi như bộ máy đích thực của sự phát triển kinh tế, sự cạnh tranh được coi như cách suy luận tối cao của nền kinh tế và quyền tư hữu trên các phương tiện sản xuất là một quyền lợi tuyệt đối, không chút bị giới hạn, không có bất cứ trách nhiệm tương xứng nào đối với xã hội.» Và Đức Phaolô VI viết tiếp: «Chủ nghĩa tư bản tự do trơ trẽn đó đã dẫn tới một thứ độc tài mà Đức Piô XI đã có lý khi ghi nhận như là nguyên nhân của chủ nghĩa quốc tế tư bản tài chính hay của chủ nghĩa đế quốc của tư bản tài chính quốc tế. Người ta có thể đã không lên án gắt gao đủ sự lạm dụng đó.» Nhưng sự lên án gắt gao này của Đức Phaolô VI tuyệt đối không muốn nói rằng Đức Thánh Cha kết án toàn bộ cái mà người ta gọi là duy kỹ nghệ chủ nghĩa và hệ thống tư bản. Sau khi Đức Phaolô VI đã nhắc lại rằng «Kinh tế có mục đích là phụng sự con người», thì Ngài đã viết tiếp: «Nhưng nếu thật sự là còn nhiều sự tồi bại, bất công và những hiện tượng anh em tranh giành chém giết lẫn nhau - mà các hậu quả của chúng mãi đến hôm nay vẫn còn tồn tại – xuất phát từ một cách thức nhất định của cái mà người ta gọi là ‘chủ nghĩa tư bản’, thì rất có thể người ta sẽ gán ghép cách bất công sự tồn bại đó cho sự kỹ nghệ hóa.»
Tiếp đến, trong phần đầu của Thông điệp «Centisimus annus» (Bách Niên) vào năm 1991, Đức Gioan Phaolô II đã nhìn lại một trăm năm sự phát triển của học thuyết về xã hội của Giáo Hội từ năm 1891; còn trong phần hai của bức Thông điệp thì kể từ thời gian năm 1989, tức vào thời kỳ sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Sô cũ và ở Đông Âu. Tuy nhiên, trong bức Thông điệp người ta không hề tìm gặp được bất cứ dấu vết nào của thái độ đắc thắng về cuộc chiến thắng của sự tự do trên bạo quyền và nền kinh tế thị trường trên nền kinh tế kế hoạch. Trái lại, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo trước những thái độ đắc thắng như thế và phê bình gắt gao chủ nghĩa tư bản, dĩ nhiên ĐTC không hề chỉ trích chủ nghĩa tư bản trên nguyên tắc.
3) Đức Gioan Phaolô II phê bình chủ nghĩa tư bản thái quá
Sự phân tích Mác-xít về những nguyên nhân sự tha hóa đã cho thấy quan điểm duy vật một chiều của họ là không chính xác. Nhưng kinh nghiệm lịch sử của Tây phương cũng cho thấy rằng: «Mặc dù sự phân tích và lý lẽ Mác-xít về sự tha hóa là sai lạc, nhưng sự tha hóa kèm theo sư mất mát ý nghĩa chân chính của của cuộc sống cũng là một dữ kiện thực tiễn trong xã hội các nước Tây phương.» Sự tha hóa xảy ra trước hết qua sự tiêu thụ, «nếu con người bị lôi kéo vào trong một mạng lưới của những sự thỏa mãn sai lạc và chỉ hời hợt trên mặt, thay vì được giúp đỡ có được kinh nghiệm chân chính và cụ thể về nhân vị của mình.»
Tình trạng bóc lột dưới những hình thức mà Karl Marx đã phân tích và trình bày, thì trong xã hội Tây phương đã được loại bỏ từ lâu. «Tuy nhiên, sự tha hóa dưới nhiều hình thức bóc lột khác nhau vẫn chưa được loại bỏ, nếu con người vẫn còn lợi dụng nhau như những dụng cụ sản xuất và chỉ khéo léo tìm cách làm thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu, còn trước những nhu cầu chính yếu và thực sự lại giả câm giả điếc, tức những nhu cầu cần phải điều chỉnh cả cách thế và hình thức làm thỏa mãn những nhu cầu khác.»
Ở đây, một cau hỏi được đặt ra là liệu người ta có thể nói rằng «phải chăng sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, thì chủ nghĩa tư bản là hệ thống xã hội đắc thắng?» và Đức Giáo Hoàng đã trả lời một cách dè dặt tối đa: Nếu một hệ thống kinh tế được hiểu dưới danh xưng «chủ nghĩa tư bản», mà trong đó «vai trò tích cực cơ bản của xí nghiệp, của thị trường, của quyền tư hữu và của những trách nhiệm phát sinh từ đó đối với các phương tiện sản xuất, của tính cách sáng tạo tự do của con người trong phạm vi kinh tế được công nhận, thì bấy giờ câu trả lời chắc chắn sẽ là tích cực.» Nhưng nếu một hệ thống kinh tế được hiểu dưới danh xưng «chủ nghĩa tư bản», trong đó «sự tự do kinh tế không được gắn liền với một trật tự pháp luật chắc chắn, là trật tự vốn giúp cho sự tự do kinh tế hoàn toàn phụng sự cho quyền tự do trọn vẹn của con người cũng như coi sự tự do kinh tế đó như một chiều kích đặc biệt của quyề tự do ấy với tâm điểm của nó thuộc lãnh vực đạo đức và tín ngưỡng, thì bấy câu trả lời sẽ nhất định là tiêu cực.»
Ngay từ đầu, học thuyết Công Giáo về xã hội luôn trình bày quan điểm cho rằng nguyên nhân của tất cả mọi tình trạng bất công và phiền toái trong xã hội không chỉ nằm trong các cơ cấu, nhưng còn ẩn núp trong tâm tư ý nghĩ của con người. Vì thế, bên cạnh sự cần thiết phải có những cải tổ thuộc lãnh vực cơ cấu hình thức bên ngoài, học thuyết Công Giáo về xã hội còn đòi hỏi nhất thiết phải có một sự cải tổ chính tâm tư ý nghĩ hay não trạng con người nữa. Trong Thông điệp đầu tay của Ngài «Redemptor Hominis» (Đấng Cứu Thế) vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II viết: Người ta sẽ «đạt được sự tiến bộ trên con đường khó khăn của việc hết sức cần thiết là làm thay đổi các cơ cấu của đời sống kinh tế, nếu một sự hoán cải thực sự của não trạng, của ý chí và của trái tim con người được thực hiện.»
Vậy, đối với sự khủng hoảng tài chính hiện tại, những luận cứ nói trên muốn khẳng định rằng không phải chủ nghĩa tư bản xét như là một hệ thống kinh tế là vấn đề nghiệm trọng, nhưng chính não trạng duy tư bản, một não trạng thiếu ý thức trách nhiệm luân lý và đạo dức trong xã hội, mới là nguyên nhân của mọi vấn đề nan giải hiện nay. Vì thế, trong giờ phút hiện tại, không phải việc phê bình một hệ thống kinh tế là giới luật, nhưng là việc phê bình chính não trạng con người. Vâng, không phải «tư bản» hay tiền bạc là thủ phạm của mọi bất hạnh trong cuộc sống con nguời và xã hội, nhưng là lòng tham lam tiền bạc của con người vậy.
Lòng ham hố tiền bạc là nguyên nhân sự khủng hoảng, chứ không phải tiền bạc
Cơn khủng hoảng hiện tại của hệ thống tài chính thế giới đang là một thách đố hết sức nguy hiểm không những đối với sự thịnh vượng của nhiều nước trên thế giới, mà còn đối với sự sống còn và nền hòa bình chung của cả nhân loại. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng đó cũng có thể là một vận may cho thế giới để phát huy một trật tự kinh tế mới được dựa trên những tư duy nền tảng của nền kinh tế thị trường mang tính cách xã hội chân chính và của những học thuyết về xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Thật vậy, tất cả mọi cơn khủng khoảng không nhất thiết là những con đường một chiều nghiệt ngã đưa đẩy vào chỗ suy thoái và diệt vong, nhưng còn chứa đựng những vận may mới. Tất cả đều tuỳ thuộc vào cách giải quyết của con người, nhất là những ai có trách nhiệm trực tiếp trong vất đề, như các chính phủ, các nhà chính trị, các chủ ngân hàng, các người nắm giữ thị trường tài chính, các thương gia và doanh nghiệp, v.v… Người ta cần phải lợi dụng những cơn khủng hoảng như những thách đố để vượt lên trên những tương quan đã gây ra những cơn khủng hoảng đó. Lý thuyết gia về văn hóa và triết gia về sử học người Anh Arnold joseph Toynbee (1852-1975) đã nhìn thấy trong sự thách đố của con người qua các cơn khủng hoảng sâu xa và trong sự thắng vượt có tính cách sáng tạo một nguyên nhân quyết định về sự phát triển văn hóa: Nếu con người biết nắm bắt lấy sự thách đố và tìm ra được câu trả lời cần thiết cho vấn đề, bấy giờ những thách đố qua các cơn khủng hoảng sẽ trở thành những động lực quyết định thúc đẩy sự tiếp tục phát triển nền văn hóa con người.
Điều đó cũng hoàn toàn có thể áp dụng vào những cơn khủng hoảng tài chính như cơn khủng hoảng hiện nay mà cả thế giới đang phải đối mặt. Nhìn lui về quá khứ, những cơn khủng hoảng kinh tế trước đây vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX cũng đã là những động cơ cho việc làm khởi phát sự kiện toàn các phương tiện về sự bình quân thuế khóa và sự ổn định hệ thống tài chính thế giới. Thật vậy, do cơn khủng hoảng kinh tế vào các năm 20 và 30 trong thế kỷ trước đã làm nảy sinh Thỏa ước Bretton Woods (1944) tại Tiểu bang New Hampshire, Hoa Kỳ. Chính ở đây các đại biểu của các nước tham dự đã quyết định hai sự kiện quan trọng liên quan đến nền kinh tế thế giới, đó là thiết lập Quỹ tiền tệ thế giới IMF (International Monetery Fund) và Ngân hàng thế giới WB (the World Bank) để giữ thăng bằng cán cân chính trị tài chính trên thế giới và hỗ trợ các quốc gia đang trên đường phát triển.
Tuy nhiên, công việc cải tiến như thế phát xuất từ các khủng hoảng từ trước tới nay đã chưa thành công được trong việc hoàn toàn loại bỏ được những nguyên nhân của sự khủng hoảng sẽ xảy ra trong tương lai. Theo quan điểm của một số các nhà chuyên môn về chủ thuyết tư bản thì chương trình đó sẽ không bao giờ thành công được. Vì thế, tiến sĩ Wolfgang Treeck, giám đốc viện khoa học Max-Planck-Institut ở Köln chuyên ngành nghiên cứu về xã hội đã viết: Điều bí ẩn to lớn của chủ thuyết tư bản không phải là «tại sao lại có những khủng hoảng xảy ra, nhưng là làm thế nào lại xuất hiện điều mà xem ra có vẻ như là sự ổn định». Một điều mà người ta có thể khẳng định được một cách chắc chắn là chủ thuyết tư bản sẽ không thể mang lại một trật tự xã hội ổn định được, trừ khi «yếu tính của chủ thuyết tư bản không ngừng biến thể và được cải thiện». Chủ thuyết tư bản không phải là trật tự, nhưng là «một sự vô trật tự được cơ chế hóa; không phải là sự ổn định mong chờ, nhưng là trong tình trạng biến động liên tục.»
1) Thiết lập quyền tối thượng của chính trị
Sự xác định đầy tính cách cảnh tỉnh như trên đã cho thấy rằng sự khủng hoảng tài chính hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng như thế nào và hậu quả do sự khủng hoảng gây ra to lớn ra sao. Vì thế, phạm vi vấn đề còn bao quát và rộng lớn rất nhiều, chứ không chỉ là việc tìm cách cứu vãn các Nhà ngân hàng và định chế tiền tệ. Vấn đề trọng yếu ở đây là sự sống còn của con người. Do đó, Streeck cũng nhìn thấy rằng không có giải pháp nào khác ngoài sự nổ lực hiện tại của các quốc gia đang lo tìm cách không để cho hệ thống tài chính thế giới bị sụp đổ hoàn toàn. «Trong trường hợp quá khẩn cấp, nền chính trị dân chủ không có sự lựa chọn nào khác hơn là sự xóa nợ cho từng lớp thượng lưu điều khiển các thị trường tài chính.»
Qua đó một câu hỏi được coi như là trọng tâm của sự thách đố hiện tại được đặt ra là: «Phải chăng tình trạng có thể cứ tiếp tục do giai cấp thượng lưu của các thị trường tài chính nắm giữ?» Hay: Các thị trường tài chính tùy thuộc một sự «dân chủ hóa» mạnh mẽ hơn nữa theo nghĩa là phải rõ ràng minh bạch, phải được kiểm soát và phải có tường trình hẳn hoi? Mức độ rộng lớn của sự khủng hoảng cho thấy rằng biện pháp như thế là rất cần thiết. Đối với những người từng quan sát công việc doanh thương của từng lớp thượng lưu của thị trường tài chính với nhãn quan dân chủ, thì vấn đề thật không thể chấp nhận được, khi hằng ngày số «tư bản» ảo hoàn toàn được tự do lưu hành trên khắp thế giới bằng những con đường điện tử, chứ không hề bị kiểm soát, trong các giao dịch thuộc lãnh vực tài chính, kể cả ngân sách của tất cả quốc gia Tây phương.
Theo giáo sư kinh tế học Joseph A. Schumpeter, thì nếu chính trị không muốn đầu hàng trước «khả năng sáng tạo mang tính cách phá hoại» của chủ nghĩa tư bản, thì câu trả lời của chính trị phải hết sức bao quát rộng rãi, chứ không chỉ là sự cố gắng ngăn chặn không cho xảy ra sự sụp đổ mang tính cách toàn cầu. Đó chính là điểm quyết định. Chính trị cần phải ý thức rằng mình luôn bị đặt trước thách đố là không dây mình vào khuynh hướng phá hoại và tính tham lam của chủ thuyết tư bản, hay ít ra là biết làm chủ được những khuynh hướng đó của tư bản.
Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là phải tìm cách loại trừ chủ nghĩa tư bản và các thị trường tài chính bằng mọi giá, nhưng vấn để được đặt ra ở đây là sự tổ chức chủ thuyết tư bản và các thị trường tài chính một cách hợp lý trong phương diện chính trị. Nói cách khác, vấn đề ở đây là cần phải thiết lập lại quyền tối thượng của chính trị cả trên những sự kiện của thị trường tài chính. Chính trị phải chủ tâm và đủ điều kiện để đặt ra cho sự kiện thị trường những điều kiện nằm trong khuôn khổ sự đồng thuận hợp lý. Để được như vậy, điều kiện tất yếu là phải có một nhà nước mạnh, nghĩa là một nhà nước không bất lực hay bị lép vế trước các sức mạnh thị trường.
Đó chính là những tư tưởng nền tảng của kinh tế thị trường mang tính cách xã hội, mà vào các năm 30 và 40 của thế kỷ vừa qua đã được các nhà kinh tế học - như Franz Böhm, Walter Euken, Friedrich A. von Hayek, Alfred Müller-Armack, Wilhelm Röpke và Alexander Rüstow - đã triển khai trên phương diện lý thuyết và sau năm 1949 thì được Ludwig Erhard, nhà tài chính lỗi lạc người Đức, đưa ra áp dụng trong chương trình chính trị cụ thể về tài chính của chính phủ Liên Bang Đức sau thế giới chiến II và đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đến nỗi đã đưa một nước Đức từng bị chiến tranh tàn phá bình địa trở thành một cường quốc kinh tế hùng mạnh trên thế giới.
Điều đó muốn nói rằng vấn đề được đề cập đến trong chính trọng tâm của khái niệm này là duy trì hiệu quả tích cực của sự lưu hành tư bản tự do và nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên những hậu quả tiêu cực to lớn của nó, tức «khả năng sáng tạo mang tính cách phá hoại» của nó - như giáo sư Schumpeter đã nói - cũng như khuynh hướng nội tại của nó luôn làm nảy sinh mỗi ngày một rộng lớn sự bất quân bình về xã hội và kinh tế giữa con người với con người. Walter Euken đã có lần phát biểu về khuynh hướng đó như sau: «Tinh thần của sự tự do đã giúp tạo nên công trình kỹ nghệ hóa và chính kỹ nghệ hóa đã trở thành một đe dọa nặng nề cho sự tự do». Sự đe dọa sự tự do này của sức mạnh thị trường tự do vô kiểm soát chỉ nhà nước mới có thể dập tắt không cho xảy ra. Những người cha tinh thần của ý tưởng nền tảng về một «chủ thuyết tư bản dung hòa mang tính cáh xã hội» và về một nền kinh tế thị trường đã nhất trí với nhau là không thể có được một nền kinh tế thị trường bền vững lâu dài, nếu không có một nhà nước và nhất là một nhà nước mạnh mẽ và đầy đủ uy thế để bảo đảm trật tự. Walter Euken nhận định: «Trong khi con người chỉ có thể sống trong các trật tự», thì con người với tư cách là những chủ thể của nền kinh tế lại ồ ạt có khuynh hướng muốn «phá bỏ những trật tự đang điều hành tốt». Bởi vậy, dù chính nhà nước không trực tiếp làm kinh tế, nhà nước cũng có trách nhiệm phải bảo đảm hoàn toàn sự an ninh cho người dân của mình khi làm kinh tế. Tư tưởng về sự trật tự, sự trật tự do nhà nước thiết lập và bảo đảm, mang một ý nghĩa quan trọng cơ bản trong tư duy của những vị cha đẻ của nền kinh tế thị trường mang tính cách xã hội, nến nỗi người ta đã gọi trật tự đó là «Ordo-Liberale» (Trật tự tự do). Nhà kinh tế học Alfred Müller-Armack đã có lần diễn tả tư tưởng chủ chốt «ordo-liberale» như sau: «Yếu tố quyết định đối với việc bảo tồn nền văn hóa kinh tế của chúng ta, tuỳ thuộc ở chỗ là liệu có thành công hay không trong việc duy trì được hình thức kinh tế thị trường với khả năng điều hành cao, cũng như đồng thời gán ghép nó vào trong một trật tự chung đã được thiết đặt.»
Những tư tưởng trên được rút tỉa từ việc phân tích các nguyên nhân sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và của nền tài chính thế giới vào các năm 20 và 30 của thế kỷ trước. Trên phạm vi lý thuyết, những tư tưởng đó cũng là một ví dụ tiêu biểu cho một câu trả lời khả dĩ cho thách đố trước mắt. Tuy nhiên, việc đưa «câu giải đáp» đó áp dụng vào trong thương mại chính trị thực hành là một điều mà CHLB Đức, một quốc gia non trẻ mới được thành lập sau trận thế giới chiến II, vô cùng biết ơn đối với «phép lạ kinh tế» của họ cũng như đối với sự tương đối ổn định trong lãnh vực chính trị, xã hội và kinh tế của họ. Lịch sử thành công của nền kinh tế thị trường xã hội tại Đức đã đặt ra câu hỏi là: Người ta có nên «xuất cảng» nền kinh tế kiểu mẫu này sang các nước, hầu cho các dân tộc khác cũng có thể học hỏi hay không? Câu hỏi này hiện cũng đang được đặt ra với đầy đủ tính chất thời sự của nó.
Những biện pháp khẩn cấp thuộc nhà nước đã được đặt ra cho đến bây giờ, có lẽ có thể gọi được là do các đại diện của chủ nghĩa trật tự tự do. Về sự ngăn chận mang tính cách nhà nước trước sự sụp đổ toàn diện của các nhà ngân hàng, nhà kinh tế học Walter Euken viết: «Các nhà đại ngân hàng thì quá to lớn, đến nỗi nhà nước – như kinh nghiệm ở nước Đức vào năm 1931 cho thấy – không có thể cho phép họ được tham dự vào các cuộc cạnh tranh». Đàng khác, sự can thiệp của nhà nước vào trong sân chơi tự do của những sức mạnh thị trường cũng không được phép đi quá xa, đến nỗi chính nhà nước cũng trở thành «một cầu thủ trên sân chơi» kinh tế. Chính Ludwig Erhard, bộ trưởng kinh tế CHLB Đức vào thập niện 60 của thế kỷ trước cũng đã nhận định: «Hoàn toàn tương tự như trong một trận bóng đá, người trọng tài không được phép cùng chơi; cũng vậy, nhà nước không được phép cùng chơi» trên sân chơi kinh tế, bởi vì vai trò của nhà nước là trọng tài, chứ không phải là cầu thủ. Nếu các nhà nước tự định hướng theo những tư tưởng trật tự tự do trong khi làm chủ được các cơn khủng hoảng, thì bấy giờ có nghĩa là: Các nhà nước cần phải can thiệp một cách cụ thể vào trong cuộc chơi tự do của các sức mạnh thị trường. Dĩ nhiên sự can thiệp của nhà nước phải nằm trong khuôn khổ của qui ước và trật tự đã được đồng thuận trước, hầu không làm cho các sức mạnh thị trường tê liệt trường kỳ, nhưng là giúp cho các sức mạnh thị trường giữ đúng «luật chơi» và qua đó mang lại phúc lợi chung cho mọi người dân.
2) Trên sân chơi kinh tế nhà nước là trọng tài chứ không phải là cầu thủ
Theo Ludwig Erhard, chính nhà nước không được phép trở thành «cầu thủ» lâu dài được, nhưng nhà nước luôn phải nắm giữ vai trò «trọng tài». Hay nói một cách khác, trong sự khủng hoảng tài chính hiện nay, người ta cũng không được phép loại bỏ nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tài chính để thay thế vào đó bằng một «nền kinh tế bao cấp», một «nền kinh tế kế hoạch» độc đoán, tức một nền kinh tế hoàn toàn do nhà nước chỉ huy, như trong các nước cộng sản trước đây, vì các hậu quả tai hại của một nền kinh tế như thế đã được chứng minh rõ ràng tại các nước thuộc Liên Sô cũ, tại các nước Đông Âu, cũng như tại các quốc gia theo chế độ cộng sản khác Đó là tình trạng lạc hậu, chậm tiến, tụt hậu, nghèo đói và ngu dốt, v.v… chẳng những trong lãnh vực kinh tế mà trong cả lãnh vực văn hóa và xã hội nữa.
Thật vậy, kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh cho thấy rằng một khi các sức mạnh thị trường tự do bị cấm cản hay bị giới hạn một cách bất hợp lý trong diễn tiến sự phát triển của chúng, thì tất nhiên khó lòng tránh khỏi những hậu quả xấu. Nhà nước không nên hoang tưởng là tự cho mình có thể thay thế các sức mạnh thị trường tự do, nếu không muốn bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn tiêu cực không lối thoát. Trái lại, nhà nước cần tự giới hạn và tự tập trung lại trong vấn đề ngăn chặn không cho xảy ra sự kiện khả năng sáng tạo của các sức mạnh thị trường trở thành khả năng sáng tạo mang tính cách phá hoại (Schumpeter).
Chắc chắn sẽ là một vận may cho cộng đồng kinh tế thế giới, nếu như cộng đồng đó ngay bây giờ, trong khi trật tự mới của hệ thống tài chính và kinh tế thế giới đáo hạn, biết quay trở lại với những tư tưởng nền tảng của trật tự tự do chủ nghĩa. Diễn tiến này hoàn toàn phù hợp với các học thuyết về xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Đây là những học thuyết đúng đắn và quan trọng, được phát huy vào cuối thế kỷ XIX và được khởi đầu bằng Thông điệp «Rerum Novum» (Tân Sự) vào năm 1891 của ĐGH Lê-ô XIII. Thật ra, từ khởi đầu, các học thuyết về xã hội của Giáo Hội Công Giáo nhằm phê bình khuynh hướng mang tính chất tiêu cực trong chủ thuyết tư bản, nhưng dĩ nhiên các học thuyết về xã hội của Giáo Hội không bao giờ nhằm chỉ trích bao quát chủ thuyết tư bản, bởi vì Giáo Hội không có thể và cũng không muốn chối bỏ khả năng sản xuất của chủ thuyết tư bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu Giáo Hội luôn chối bỏ quyền lực thái quá của tư bản đến chỗ thống trị thế giới như trường hợp hiện tại. Sự quân bằng giữa hai yếu tố cơ bản của nền kinh tế là tư bản và lao động, tức vốn đầu tư và việc làm, đã trở nên tư tưởng nòng cốt của học thuyết Công Giáo về xã hội, vốn tiếp tục phát huy trong phần kết của Thông điệp «Rerum Novarum». Bức Thông điệp viết: «Không có lao động, thì khó lòng kiếm ra được nhiều tư bản; không có tư bản, thì không thể có nhiều lao động được». Đó là một vấn đề tất nhiên: Nếu không làm việc thì đương nhiên không thể thu hoạch được nhiều tư bản và ngược lại, không có vốn đầu tư thì sẽ không thể tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Đặc biệt nhất là bản Thông điệp lên tiếng kết án mạnh mẽ việc bóc lột sức lao động của người công nhân, như ép buộc họ với đồng lương chết đói với luận cứ là số tiền lương như thế là thành quả của sự thương lượng và thỏa thuận tự do giữa chủ nhân và người công nhân đang cần có công ăn việc làm. Quyền sở hữu phải có trách nhiệm đối với xã hội. Vì trách nhiệm đối với phúc lợi chung, nhà nước có bổn phận phải loại bỏ tính cách bất công đó trong thị trường lao động: «Sự hỗ trợ mà người ta đang chờ đợi nơi các nhà lãnh đạo nhà nước, trước hết hệ ở sự đồng thuận tổng quát giữa cơ quan lập hiến và bộ máy hành chánh, hầu cho qua đó hạnh phúc của cộng đồng cũng như của các cá nhân được triển nở tốt đẹp.»
Đúng bốn mươi năm sau đó, trong Thông điệp thứ hai về xã hội «Quadragesimo Anno» vào năm 1931, - hầu như cùng đồng thời với sự phát triển những tư tưởng nền tảng của Trật tự tự do chủ nghĩa trong «Freiburger Schule» - ĐGH Piô XI đã công khai khước từ ý tưởng phóng khoáng cũ về thị trường tự do và về sự «canh chừng của nhà nước»: Quả thật «Là cả một sự sai lầm cơ bản của một khoa học kinh tế mang tính cách cá nhân hóa, mà từ đó làm nảy sinh những sự sai lầm chi tiết khác: Đó là qua sự bỏ quên hay qua sự vô tri về bản chất nền kinh tế mang tính cách xã hội cũng như luân lý đạo đức nên cho rằng đối với nền kinh tế thì chính quyền không có thể làm được gì hơn là hoàn toàn để cho nó được tự do tự quyết định lấy; Trong sự cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường chứa đựng trong mình nguyên tắc chuẩn mực của nó, và qua nguyên tắc đó nền kinh tế tự điều chỉnh chính mình càng trở nên hoàn hảo thêm, hơn là sự can thiệp tuỳ tiện của bất cứ quyền lực nào, dĩ nhiên sự cạnh tranh tự do phải nằm trong khuôn khổ hợp lý do pháp định. Nhưng sự tự do cạnh tranh - mặc dù được phép trong những giới hạn nhất định và mang lại sự lợi ích chắc chắn - không thể là nguyên tắc chuẩn mực toàn diện cho tổng thể nền kinh tế được. Kinh nghiệm đã xác định điều đó một cách hết sức minh nhiên, sau khi những lý thuyết thuộc chủ nghĩa cá nhân tai hại được đem áp dụng trong thực hành.»
Trong hiến chế «Gaudium et Spes» (Nỗi vui mừng và niềm hy vọng) vào năm 1965, Công Đồng Vatican II đã nhắc nhủ các tín hữu cũng như tất cả những người thiện tâm trên khắp thế giới về bổn phận của họ trong xã hội, cũng như bổn phận phải tôn trọng phẩm giá con người: «Ngay trong đời sống kinh tế xã hội, phẩm giá cũng như ơn gọi toàn diện của con người và lợi ích của toàn thể xã hội cũng phải được tôn trọng và thăng tiến. Vì con người là tâm điểm và là mục đích của tất cả đời sống kinh tế xã hội. (…)
Tuy nhiên, không thiếu những lý do gây nên lo ngại. Nhiều người. nhất là trong những miền có nền kinh tế tiến bộ, như bị đời sống kinh tế chi phối hoàn toàn, đến nỗi trong các quốc gia theo kinh tế tập sản cũng như trong các quốc gia khác, hầu như cả đời sống cá nhân cũng như xã hội của họ đều bị thấm nhiễm một thứ chủ nghĩa duy kinh tế. Trong thời đại mà sự phát triển đời sống kinh tế nếu được điều khiển và phối hiệp một cách hợp lý và nhân đạo, có thể giảm thiểu những chênh lệch trong xã hội, thì nhiều khi lại làm cho những chênh lệch ấy trở nên trầm trọng hơn, hoặc ở một vài nơi còn trở thành sự thoái hóa địa vị xã hội của những người yếu thế và miệt thị những kẻ nghèo túng. Ngay trong những vùng kém mở mang, giữa lúc đại đa số vẫn còn thiếu những nhu cầu thiết yếu, thì một thiểu số lại sống dư dật, phung phí. Xa hoa và cùng cực kế cận nhau. Trong khi một thiểu số được quyền định đoạt rất lớn, thì đại đa số lại hầu như không thể hành động theo sáng kiến riêng và không được thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình, nhiều khi còn phải chịu đựng trong những hoàn cảnh sinh sống và làm việc bất xứng với phẩm giá con người» (số 63).
Bởi vậy Công đồng kêu gọi: «Con người cần phải kiểm soát lại sự phát triển kinh tế; không được khoán trắng nó cho sự định đoạt của một thiểu số người hoặc tập thể nắm trong tay quyền lực kinh tế quá lớn, hoặc của một đoàn thể chính trị hay một số quốc gia giàu mạnh. Ngược lại, trong những dịch vụ quốc tế, mọi quốc gia đều phải tích cực dự phần vào việc phát triển kinh tế, và càng có nhiều người thuộc mọi cấp bậc tham gia càng hay. Cũng vậy, phải phối hợp và điều hòa một cách thích đáng và hợp lý những sáng kiến của cá nhân và của các đoàn thể tự do với nổ lực của chính quyền… Do đó, phải tố giác những sai lầm của các học thuyết đang nhân danh một thứ tự do ngụy tạo để ngăn cản những cải tổ cần thiết; cũng phải tố giác những học thuyết đòi hy sinh quyền lợi cá nhân và đoàn thể cho tổ chức sản xuất tập thể.» (số 65).
Trong Thông điệp về xã hội «Populorum Progressio» (Sự phát triển các dân tộc) vào năm 1967, ĐGH Phaolô VI đã tố giác là có «những quan niệm đã thâm nhập vào trong xã hội nhân loại, theo đó thì lợi ích được coi như bộ máy đích thực của sự phát triển kinh tế, sự cạnh tranh được coi như cách suy luận tối cao của nền kinh tế và quyền tư hữu trên các phương tiện sản xuất là một quyền lợi tuyệt đối, không chút bị giới hạn, không có bất cứ trách nhiệm tương xứng nào đối với xã hội.» Và Đức Phaolô VI viết tiếp: «Chủ nghĩa tư bản tự do trơ trẽn đó đã dẫn tới một thứ độc tài mà Đức Piô XI đã có lý khi ghi nhận như là nguyên nhân của chủ nghĩa quốc tế tư bản tài chính hay của chủ nghĩa đế quốc của tư bản tài chính quốc tế. Người ta có thể đã không lên án gắt gao đủ sự lạm dụng đó.» Nhưng sự lên án gắt gao này của Đức Phaolô VI tuyệt đối không muốn nói rằng Đức Thánh Cha kết án toàn bộ cái mà người ta gọi là duy kỹ nghệ chủ nghĩa và hệ thống tư bản. Sau khi Đức Phaolô VI đã nhắc lại rằng «Kinh tế có mục đích là phụng sự con người», thì Ngài đã viết tiếp: «Nhưng nếu thật sự là còn nhiều sự tồi bại, bất công và những hiện tượng anh em tranh giành chém giết lẫn nhau - mà các hậu quả của chúng mãi đến hôm nay vẫn còn tồn tại – xuất phát từ một cách thức nhất định của cái mà người ta gọi là ‘chủ nghĩa tư bản’, thì rất có thể người ta sẽ gán ghép cách bất công sự tồn bại đó cho sự kỹ nghệ hóa.»
Tiếp đến, trong phần đầu của Thông điệp «Centisimus annus» (Bách Niên) vào năm 1991, Đức Gioan Phaolô II đã nhìn lại một trăm năm sự phát triển của học thuyết về xã hội của Giáo Hội từ năm 1891; còn trong phần hai của bức Thông điệp thì kể từ thời gian năm 1989, tức vào thời kỳ sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Sô cũ và ở Đông Âu. Tuy nhiên, trong bức Thông điệp người ta không hề tìm gặp được bất cứ dấu vết nào của thái độ đắc thắng về cuộc chiến thắng của sự tự do trên bạo quyền và nền kinh tế thị trường trên nền kinh tế kế hoạch. Trái lại, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo trước những thái độ đắc thắng như thế và phê bình gắt gao chủ nghĩa tư bản, dĩ nhiên ĐTC không hề chỉ trích chủ nghĩa tư bản trên nguyên tắc.
3) Đức Gioan Phaolô II phê bình chủ nghĩa tư bản thái quá
Sự phân tích Mác-xít về những nguyên nhân sự tha hóa đã cho thấy quan điểm duy vật một chiều của họ là không chính xác. Nhưng kinh nghiệm lịch sử của Tây phương cũng cho thấy rằng: «Mặc dù sự phân tích và lý lẽ Mác-xít về sự tha hóa là sai lạc, nhưng sự tha hóa kèm theo sư mất mát ý nghĩa chân chính của của cuộc sống cũng là một dữ kiện thực tiễn trong xã hội các nước Tây phương.» Sự tha hóa xảy ra trước hết qua sự tiêu thụ, «nếu con người bị lôi kéo vào trong một mạng lưới của những sự thỏa mãn sai lạc và chỉ hời hợt trên mặt, thay vì được giúp đỡ có được kinh nghiệm chân chính và cụ thể về nhân vị của mình.»
Tình trạng bóc lột dưới những hình thức mà Karl Marx đã phân tích và trình bày, thì trong xã hội Tây phương đã được loại bỏ từ lâu. «Tuy nhiên, sự tha hóa dưới nhiều hình thức bóc lột khác nhau vẫn chưa được loại bỏ, nếu con người vẫn còn lợi dụng nhau như những dụng cụ sản xuất và chỉ khéo léo tìm cách làm thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu, còn trước những nhu cầu chính yếu và thực sự lại giả câm giả điếc, tức những nhu cầu cần phải điều chỉnh cả cách thế và hình thức làm thỏa mãn những nhu cầu khác.»
Ở đây, một cau hỏi được đặt ra là liệu người ta có thể nói rằng «phải chăng sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, thì chủ nghĩa tư bản là hệ thống xã hội đắc thắng?» và Đức Giáo Hoàng đã trả lời một cách dè dặt tối đa: Nếu một hệ thống kinh tế được hiểu dưới danh xưng «chủ nghĩa tư bản», mà trong đó «vai trò tích cực cơ bản của xí nghiệp, của thị trường, của quyền tư hữu và của những trách nhiệm phát sinh từ đó đối với các phương tiện sản xuất, của tính cách sáng tạo tự do của con người trong phạm vi kinh tế được công nhận, thì bấy giờ câu trả lời chắc chắn sẽ là tích cực.» Nhưng nếu một hệ thống kinh tế được hiểu dưới danh xưng «chủ nghĩa tư bản», trong đó «sự tự do kinh tế không được gắn liền với một trật tự pháp luật chắc chắn, là trật tự vốn giúp cho sự tự do kinh tế hoàn toàn phụng sự cho quyền tự do trọn vẹn của con người cũng như coi sự tự do kinh tế đó như một chiều kích đặc biệt của quyề tự do ấy với tâm điểm của nó thuộc lãnh vực đạo đức và tín ngưỡng, thì bấy câu trả lời sẽ nhất định là tiêu cực.»
Ngay từ đầu, học thuyết Công Giáo về xã hội luôn trình bày quan điểm cho rằng nguyên nhân của tất cả mọi tình trạng bất công và phiền toái trong xã hội không chỉ nằm trong các cơ cấu, nhưng còn ẩn núp trong tâm tư ý nghĩ của con người. Vì thế, bên cạnh sự cần thiết phải có những cải tổ thuộc lãnh vực cơ cấu hình thức bên ngoài, học thuyết Công Giáo về xã hội còn đòi hỏi nhất thiết phải có một sự cải tổ chính tâm tư ý nghĩ hay não trạng con người nữa. Trong Thông điệp đầu tay của Ngài «Redemptor Hominis» (Đấng Cứu Thế) vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II viết: Người ta sẽ «đạt được sự tiến bộ trên con đường khó khăn của việc hết sức cần thiết là làm thay đổi các cơ cấu của đời sống kinh tế, nếu một sự hoán cải thực sự của não trạng, của ý chí và của trái tim con người được thực hiện.»
Vậy, đối với sự khủng hoảng tài chính hiện tại, những luận cứ nói trên muốn khẳng định rằng không phải chủ nghĩa tư bản xét như là một hệ thống kinh tế là vấn đề nghiệm trọng, nhưng chính não trạng duy tư bản, một não trạng thiếu ý thức trách nhiệm luân lý và đạo dức trong xã hội, mới là nguyên nhân của mọi vấn đề nan giải hiện nay. Vì thế, trong giờ phút hiện tại, không phải việc phê bình một hệ thống kinh tế là giới luật, nhưng là việc phê bình chính não trạng con người. Vâng, không phải «tư bản» hay tiền bạc là thủ phạm của mọi bất hạnh trong cuộc sống con nguời và xã hội, nhưng là lòng tham lam tiền bạc của con người vậy.