Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần 1)

A. Các Văn Kiện Được Đề Cập Tới trong Bài Viết:

Văn Kiện 1. Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal hay GIRM) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:

http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml

hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html

Văn Kiện 2. Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici tức CIC theo La Tinh) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM

Văn Kiện 3. Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy hay Sacrosanctum Concilium) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html

Văn Kiện 4. Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy hay Mediator Dei) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html

Văn Kiện 5. Thông Điệp về Phép Bí Tích Thánh Thể của Giáo Hội (Ecclesia de Eucharista) do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html

Văn Kiện 6. Chỉ Dẫn Chung về Thánh Lễ phiên bản La Tinh gốc (Institutio Generalis Missalis Romani) tại địa chỉ:

www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm

Văn Kiện 7. Tự Sắc của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị có liên quan đến Một Số Khía Cạnh của Việc Cử Hành Bí Tích Hòa Giải (Misericordia Dei) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/motu_proprio/documents/hf_jp-ii_motu-proprio_20020502_misericordia-dei_en.html

Văn Kiện 8. Tông Hiến của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về một số Cải Cách trong Giáo Triều Rôma để cũng cố sự Hiệp Nhất của Đức Tin và việc Giao Tiếp với các Thành Phần Dân Chúa (Pastor Bonus) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_constitutions/documents/hf_jp-ii_apc_19880628_pastor-bonus-index_en.html

Văn Kiện 9. Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Về Chuổi Tràng Hạt / Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria (Rosarium Virginis Mariae) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_20021016_rosarium-virginis-mariae_en.html

Văn Kiện 10. Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị về Việc Kỷ Niệm 25 Năm của Việc Ban Hành Ra Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Vicesimus Quintus Annus) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_04121988_vicesimus-quintus-annus_en.html

B. Phần Giới Thiệu:

1. Tôi biết rằng Giáo Hội đã cho xuất bản ra một văn kiện nhằm giải quyết đến những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ. Thế tôi có thể biết được gì về văn kiện này?

Thưa, văn kiện đó có tên là "Redemptionis Sacramentum" (tức theo Anh Ngữ chính là "The Sacrament of Redemption," hay theo Việt Ngữ chính là "Bí Tích Cứu Rỗi/Chuộc").

Văn kiện này được soạn thảo ra bởi Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments) theo yêu cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nhằm đưa ra những luật lệ (quy phạm / chuẩn tắc / norms) rất cụ thể có liên quan đến cách mà Thánh Lễ được cử hành và việc nên tôn kính Phép Thánh Thể như thế nào.

Văn kiện này cũng đề cập tới những lạm dụng phổ biến nhất vốn hãy còn tồn tại trong Phụng Vụ, nhất là trong những năm gần đây.

2. Giáo Hội nghiêm khắc như thế nào trong việc giải quyết những vấn nạn có liên quan đến việc lạm dụng rất phổ biến trong Phụng Vụ ngày nay?

Thưa, không thể nào có thể hoàn toàn im lặng cho được đối với những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ, thậm chí đối với những lạm dụng trầm trọng và trắng trợn nhất, vốn đi ngược lại với bản chất tự nhiên của Phụng Vụ và của các Phép Bí Tích cũng như truyền thống và quyền bính của Giáo Hội, mà trong thời đại ngày nay chúng được coi như là chuyện đương nhiên theo lẽ thường, tức không còn có ai coi đó như là một thứ bệnh dịch hết sức lạ kỳ và hiếm thấy nữa trong việc cử hành Phụng Vụ tại Giáo Hội địa phương này, hay Giáo Hội địa phương khác.

Tại một số nơi, việc lạm dụng trắng trợn này hầu như đã trở thành một thói quen, một sự kiện vốn rõ ràng không được sự cho phép của Giáo Hội và phải chấm dứt ngay (xem thêm Đoạn 4 trong Redemptionis Sacramentum).

3. Giáo Hội nói ra điều gì đối với những ai vốn đã cam kết và che mắt để cho những lạm dụng đó cứ thế mà được tiếp diễn?

Thưa, hãy để cho các vị Giám Mục, các vị Linh Mục và các Phó Tế - những Vị thực thi sứ vụ Thánh (Sacred ministry), tự kiểm điểm lại chính lương tâm của các Vị vốn liên quan đến tính đích thực và sự trung thành trọn vẹn của những hành động mà các Vị đó thực hiện nhân danh chính Chúa Kitô và Giáo Hội trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh.

Hãy để cho từng Vị thực thi sứ vụ Thánh tự chất vấn và tự nhìn lại chính bản thân mình - thậm chí đối với cả những Vị thích phóng tác và khống chế cách cử hành Thánh Lễ theo lối tự biên, và tự diễn nhất - hãy để cho Vị đó tự kiểm tra lại xem là mình có tôn trọng đến các quyền của người giáo dân, của cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô - những người vốn tín thác trọn vẹn sự tin tưởng của họ và của con cái họ vào chính Vị tư tế đó, để mong rằng Vị ấy chu toàn và trung tín vào những chức năng Thánh (sacred functions) mà Giáo Hội muốn thực thi qua việc cử hành Phụng Vụ Thánh theo phán lệnh của chính Chúa Giêsu Kitô. Vì từng người trong các Vị ấy phải luôn nhớ rằng mình chính là tôi tớ, chứ không phải là ông chủ của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 186 có trong Redemptionis Sacramentum).

C. Quy Định về Phụng Vụ:

4. Ai có quyền để quy định về Phụng Vụ?

Thưa, việc quy định về Phụng Vụ Thánh hoàn toàn phụ thuộc vào quyền bính của Giáo Hội, hay nói một cách cụ thể hơn đó là quyền của Tòa Thánh, và theo đúng với những quy phạm (chuẩn tắc / norms) của luật lệ thì đó là quyền của vị Giám Mục địa phương (xem thêm Đoạn 22 Mục 1 của Tông Hiến Sacrosanctum Concilium).

Người tín hữu của Chúa Kitô có quyền để mong những Vị có quyền bính trong Giáo Hội nên biết quy định một cách trọn vẹn và hiệu quả về những gì có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, cũng như thực hiện đúng đắn với những gì đã được Tòa Thánh quy định một cách rõ ràng và rạch ròi có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, để tránh tình trạng xem Phụng Vụ Thánh "như là tài sản của riêng bất kỳ ai, cho dẫu đó là vị cử hành Phụng Vụ hay cộng đoàn mà các mầu nhiệm có trong Phụng Vụ Thánh được cử hành," (xem thêm các Đoạn 14, 18 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 52 của Ecclesia de Eucharista).

5. Liệu vị Giám Mục địa phương có quyền điều chỉnh hay quy định về Phụng Vụ theo kiểu nào mà Vị ấy muốn được không? Hay nói một cách cụ thể là liệu vị Giám Mục địa phương có quyền bỏ đi những phần phụ hay chọn lựa (options) có trong các sách có liên quan đến Phụng Vụ của Giáo Hội bằng cách cấm không cho các Linh Mục hay giáo dân của mình được thực hành những phần phụ hay chọn lựa đó không?

Thưa, vị Giám Mục địa phận hay địa phương có quyền rất giới hạn để quyết định về những gì thuộc vào quyền hạn của mình mà thôi... . tức "trong những giới hạn thuộc vào quyền hạn của vị Giám Mục địa phương, để đưa ra những chuẩn tắc về Phụng Vụ có trong Giáo Phận của mình, vốn không đi ngược lại với những quy định chung hết của Tòa Thánh."

Do đó, vị Giám Mục địa phương phải hết sức cẩn thận không được cho phép việc bỏ đi một cách tùy tiện những gì thuộc về chuẩn tắc có trong các sách Phụng Vụ để việc cử hành được tuân thủ một cách chặt chẽ và thích ứng với nhóm giáo dân tín hữu đang hiện diện, hay vào những hoàn cảnh mục vụ cụ thể (xem thêm CIC Đoạn 838 Mục 4; hay Đoạn 21 của Redemptionis Sacramentum).

6. Vị Giám Mục địa phận phải có trách nhiệm hành động kịp thời để ngăn ngừa ngay những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ đúng không?

Thưa, chính các cộng đoàn giáo hữu, chính giáo dân, và từng người Kitô hữu có quyền mong đợi vị Giám Mục địa phận phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn tất cả những vụ lạm dụng, hiện đang xảy ra trong Phụng Vụ, bằng cách kỷ luật những vị có vi phạm, đặc biệt là những lạm dụng có liên quan đến mục vụ Lời Chúa, việc cử hành các Phép Bí Tích, những gì có liên quan đến Phép Thánh Thể, việc tôn thờ Thiên Chúa, và việc tôn kính các Thánh (xem thêm Đoạn 21 của Redemptionis Sacramentum).

7. Các vị Giám Mục và Hội Đồng Giám Mục có quyền để cho phép việc thử nghiệm (experimentation) về Phụng Vụ có trong từng lãnh vực riêng của các Vị đúng không?

Thưa, vào đầu năm 1970, Tòa Thánh đã công bố việc ngưng hẳn ngay lập tức tất cả mọi thử nghiệm có liên quan đến việc cử hành Thánh Lễ và đã nhắc lại rất rõ về điều này vào năm 1988. Theo đó, các vị Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục không có quyền để cho phép việc thử nghiệm về các bản văn của Phụng Vụ hay bất cứ vấn đề nào khác vốn đã được quy định rất rõ trong các sách Phụng Vụ.

Để muốn thực hiện bất kỳ việc thử nghiệm theo kiểu này trong tương lai, thì các vị Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục buộc phải có sự cho phép và chấp thuận của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments). Yêu cầu này phải được trình bày bằng văn bản, và phải được thực hiện trên danh nghĩa của cả Hội Đồng Giám Mục, chứ không phải của từng vị Giám Mục riêng lẽ được. Và hầu như những yêu cầu này đều bị Thánh Bộ từ chối nếu như sự yêu cầu đó không có lý do chính đáng nào cả.

Còn liên quan đến việc cố hội nhập những yếu tố của nền văn hóa địa phương vào Phụng Vụ, thì những chuẩn tắc cụ thể vốn đã được quy định một cách trọn vẹn, rõ ràng, và nghiêm ngặt nhất phải được tôn trọng (xem thêm Đoạn 22 của Redemptionis Sacramentum).

8. Có người đã cho tôi thấy một văn kiện - vốn được soạn thảo bởi một ủy ban của một Hội Đồng Giám Mục địa phương, thế nhưng những gì mà tôi biết được thì văn kiện đó chưa được cả Hội Đồng Giám Mục bỏ phiếu đồng ý hay được phê chuẩn bởi Tòa Thánh. Thế thì văn kiện đó có sức nặng hay hiệu lực nào không?

Thưa, tất cả những chuẩn tắc về Phụng Vụ mà một Hội Đồng Giám Mục sẽ thiết lập nên cho riêng lãnh vực địa phương của mình, đều buộc phải tuân thủ một cách chính xác và đúng đắn với những luật lệ mà Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments) đã đề ra, nếu không thì văn kiện đó chẳng có tính hiệu lực bắt buộc nào cả (xem thêm Đoạn 28 của Redemptionis Sacramentum).

D. Việc Tham Dự của Người Giáo Dân Trong Thánh Lễ:

9. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ trong giáo xứ của tôi có vẽ rất quan trọng hóa việc người giáo dân phải tích cực tham gia vào trong Phụng Vụ không những phải chú ý, phải ca hát, và phải đối đáp sao cho đúng khi chúng tôi tham dự Thánh Lễ, mà vị ấy còn đòi hỏi nhiều hơn thế nữa. Thế Giáo Hội hiểu như thế nào về việc tham dự của người giáo dân trong Thánh Lễ?

Thưa, sự thật đúng là việc cử hành Phụng Vụ rõ ràng có liên quan đến hoạt động, thế nhưng nó không đòi hỏi rằng tất cả mọi người phải làm một điều gì đó hết sức cụ thể vượt ra ngoài những gì thuộc về bổn phận của người giáo dân, trong việc tích cực tham dự vào trong Thánh Lễ. Mà trái lại, người giáo dân phải biết cách làm sao để suy niệm một cách sâu sa, để hướng cả lòng lẫn trí một cách trọn vẹn đến những mầu nhiệm có liên quan đến đức tin, đó chính là Phép Thánh Thể, để phần nào hiểu được vẽ đẹp, tính vĩ đại và cao siêu của Mầu Nhiệm Thánh (xem thêm Đoạn 40 của Redemptionis Sacramentum).

10. Một người giáo dân có thể phục vụ trong một vai trò đặc biệt nào đó trong Thánh Lễ được không? Đôi lúc tại giáo xứ của tôi, có trường hợp giáo dân lên giảng đạo như Ông Cha, hay phục vụ trong các vai trò khác, hay cố áp đặt ý tưởng của mình vốn đi ngược lại với học thuyết về đạo đức và luân lý của Giáo Hội.

Thưa, người tín hữu Kitô Giáo được kêu gọi để trợ giúp vào việc cử hành Phụng Vụ, chỉ khi nào người đó được giáo huấn một cách rõ ràng và người đó phải là những người có đời sống Kitô Giáo đạo đức thật sự, biết trung tín một cách tuyệt đối với những giảng dạy của Giáo Hội.

Còn việc chọn lựa ra người để phục vụ hay giúp đỡ trong Thánh Lễ vốn là những người thuộc phe phái của Ông Cha Sở, hay Ông Cha Phó; hay những kẻ thích nịn đầm trong giáo xứ; hay những kẻ vốn đâm thuê chém mướn, lọc lừa, có đời sống ác nhân, ác đức; hay có đời sống đạo hạnh kém cõi, lười biếng, ích kỷ, ti tiện, vân vân... .thì chỉ làm ô uế thêm cho Phụng Vụ Thánh của Thiên Chúa mà thôi.

Sự chọn lựa theo kiểu này cần phải chấm dứt ngay để tránh gây ra sự khiếp đảm, sự kinh ngạc hay sửng sốt của những người giáo dân nào vốn có lòng đạo hạnh và tinh thần yêu mến Chúa thật sự nhưng vì quá nghèo về tiền bạc (chứ không phải về tri thức lẫn tinh thần), vốn không quen thói mánh khóe, tính sân si, hay tìm cách nịnh đầm Ông Cha này, Ông Cha nọ trong giáo xứ để có thể được phục vụ trong giáo xứ (xem thêm Đoạn 46 của Redemptionis Sacramentum).

11. Vì người nam trưởng thành có thể được huấn luyện để trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế (acolytes), do đó phải chăng nên duy trì thói quen theo truyền thống là chỉ có những chú (chứ không phải những cô hay bà) giúp lễ mà thôi đúng không?

Thưa, điều đáng khen là nên duy trì truyền thống cao quý này, vốn những người giúp lễ thường là các cậu thanh niên hay các bạn thanh niên trẻ tuổi, như truyền thống từ bấy lâu nay đã là như vậy rồi. Cũng không nên quên rằng phần lớn các sứ vụ viên Thánh hay các nhân viên Thánh chức (sacred ministers) qua suốt dòng thế kỷ, đều xuất thân từ trong số các cậu bé nay là những chú giúp lễ như thế này (xem thêm Đoạn 47 của Redemptionis Sacramentum).

12. Tôi biết được rằng theo giáo luật chỉ có nam giới mới có thể được huấn luyện hay đào tạo để trở thành những người trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế (acolytes) mà thôi (theo CIC Đoạn 230 Mục 1), thế nhưng những cô gái và các bà lại trở thành những người giúp Lễ mà không hề được đào tạo như là những Phụ Tế, nghĩa là sao vậy?

Thưa, các cô gái hay các bà cũng có thể được cho phép để phục vụ nơi bàn thành, theo sự cho phép của vị Giám Mục địa phận mà thôi (chứ không phải quyền hay sự cho phép của riêng Ông Cha Sở hay Ông Cha Phó) trong việc tôn trọng và gìn giữ đến các chuẩn tắc được thiết lập và hiện có trong Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 47 của Redemptionis Sacramentum).

E. Việc Cử Hành Thánh Lễ Theo Cách Đúng Đắng Nhất:

E1. Vấn Đề Có Liên Quan Đến Phép Thánh Thể:

13. Giáo xứ của tôi thỉnh thoảng dùng đến bánh mì trong Thánh Lễ vốn có tố chất hay kết cấu lạ kỳ. Thế loại bánh nào mới được cho phép sử dụng trong Thánh Lễ?

Thưa, loại bánh được sử dụng trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể Cực Thánh phải là bánh không men, thuần tuý là bột mì (wheat), và vừa mới làm ra để tránh tình trạng bánh bị phân hủy hay mục rữa (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).

14. Thế nếu các thành phần khác được dùng đến thì sao? Hay nếu chỉ có một phần nhỏ các thành phần khác được thêm vào mà thôi, để cho chất liệu vẫn có thể được xem là bánh theo ý kiến của đại đa số người?

Thưa, bánh được làm từ các chất liệu khác, thậm chí nếu chất liệu đó là hạt gạo hay ngũ cốc (grain), hoặc nếu nó được trộn lẫn với một chất liệu hoàn toàn khác hẳn so với cây lúa mì tới một mức độ nào đó, vốn không thể nào cho đó là bánh mì làm từ hạt lúa mì, thì loại bánh đó không chứa đủ các thành chất để được pha chế trở thành Sự Hy Tế và Bí Tích Thánh Thể được (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).

15. Thế còn các gia vị với số lượng rất nhỏ, như mật ong, chẳng hạn thì sao? Thêm vào đó, xin hỏi có phải ai nấy cũng đều có thể làm bánh Thánh (the Host) cho giáo xứ của họ đúng không?

Thưa, sẽ là một sự lạm dụng trầm trọng và trắng trợn khi thêm vào các gia vị khác như: trái cây, đường, hay mật ong, vân vân... vào trong bánh để được thánh hóa trở thành Mình Thánh Chúa. Bánh Thánh hiển nhiên phải được làm ra bởi những người không những được xem là những người thành thật nhất trong xứ đạo, mà còn có khả năng trổi vượt trong việc làm Bánh Thánh với những dụ cụ thích hợp (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).

E2. Lời Nguyện Thánh Thể:

16. Đôi lúc một Phó Tế hay vị trợ tá mục vụ hay thậm chí cả cộng đoàn được mời gọi để cùng đọc chung phần Lời Nguyện Thánh Thể (Eucharistic Prayers). Liệu điều này có được phép không?

Thưa, việc công bố hay đọc ra các Lời Nguyện Thánh Thể, chỉ dành cho vị Linh Mục mà thôi. Do đó, sẽ là một sự lạm dụng trắng trợn khi bất kỳ ai khác, ngoài vị Linh Mục chủ tế, như giáo dân, cộng đoàn, hay Phó Tế được đọc một phần nào đó của các Lời Nguyện Thánh Thể này. Lời Nguyện Thánh Thể chỉ được vị Linh Mục đọc hết một mình mà thôi (xem thêm Đoạn 52 của Redemptionis Sacramentum).

17. Tại giáo xứ của tôi, thỉnh thoảng ca đoàn vẫn chơi đàn organ và hát với gịong nhẹ nhẹ trong lúc đang diễn ra các Lời Nguyện Thánh Thể. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ của giáo xứ nói rằng sở dĩ có điều này là để cho mọi người có thể dự phần tích cực hơn, để tránh tình trạng họ trở thành những người thụ động. Điều này có đúng không?

Thưa, trong khi vị Linh Mục chủ tế đang đọc các Lời Nguyện Thánh Thể, "sẽ không có bất kỳ sự ca hát, cầu nguyện, hay gãy đàn nào, mà tất cả phải im lặng hết hoàn toàn," trừ phi đến phần mọi người tuyên xưng theo đúng trình tự của Thánh Lễ mà thôi (xem thêm Đoạn 53 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 32 có trong GIRM).

18. Cha Sở của tôi, ngay lúc thánh hóa, đã bẻ Bánh và đọc rằng "Vào đêm bị đem nộp, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh và bẻ ra" (On the night He was betrayed, Jesus took Bread and broke it). Thì liệu ngài có được phép làm như vậy không?

Thưa, tại một số nơi, vẫn tồn tại sự lạm dụng theo kiểu này, nghĩa là vị Linh Mục chủ tế bẻ bánh cùng lúc mà việc thánh hiến trong Thánh Lễ được diễn ra. Đây là một sự lạm dụng, hoàn toàn trái ngược với truyền thống của Giáo Hội. Hành động này chính là tội lỗi, là sự trụy lạc (reprobated) và phải được sửa chữa gấp ngay (xem thêm Đoạn 55 của Redemptionis Sacramentum).

E3. Những Phần Khác Của Thánh Lễ:

19. Tôi biết rằng các Linh Mục được phép để áp dụng một số lời giải thích vốn xảy ra trong Thánh Lễ (theo như Đoạn 31 có trong GIRM), thế nhưng vị Linh Mục nơi giáo xứ của tôi tự động thay đổi trình tự của các từ ngữ có trong một đoạn văn bản cố định để "giữ cho mọi người chú ý," theo như lời giải thích của Vị ấy. Thì xin hỏi vị Linh Mục có được phép làm như vậy không?

Thưa, cách thực hành trụy lạc, tội lỗi chính là cách mà các vị Linh Mục, các vị Phó Tế hay giáo dân tại nơi này nơi nọ, tự động ngang nhiên thay đổi, cắt xén, thêm bớt có chủ ý, những đoạn văn bản được trình bày cố định hiện có trong Phụng Vụ Thánh. Hành động này chính là sự xúc phạm trầm trọng đến Phụng Vụ Thánh, và phải cần được chấm dứt ngay. Hành động này cũng được xem như là cách làm méo mó và gây ra tính bất ổn, đối với ý nghĩa đích thực của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 59 của Redemptionis Sacramentum).

20. Tại một tu viện nhỏ ở địa phương, thỉnh thoảng họ có một trong các Nữ Tu lên đọc sách Phúc Âm. Thế điều này có đúng không?

Thưa, trong phạm vi của việc cử hành Phụng Vụ Thánh, việc đọc sách Phúc Âm phải được dành cho một vị Tư Tế hay nói cách khác một vị được Giáo Hội phong chức để trở thành Linh Mục, theo đúng như truyền thống vốn có từ ngàn đời của Giáo Hội. Do đó, người giáo dân, lẫn các nam/nữ tu sĩ - không được phép để đọc bài Phúc Âm trong khi việc cử hành Thánh Lễ được diễn ra, lẫn trong bất kỳ trường hợp nào khác mà các chuẩn tắc dứt khoát không cho phép về chuyện này (xem thêm Đoạn 63 của Redemptionis Sacramentum).

[Lưu Ý: Người viết cũng sẽ giới thiệu trong phạm vi của một bài viết khác về sự lạm dụng của Phụng Vụ Thánh hiện có nơi các Dòng Tu - NV.]

21. Ai được cho phép để giảng trong Thánh Lễ?

Thưa, bài giảng, vốn được đưa ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ, và tự bài giảng cũng chính là một phần của Phụng Vụ Thánh, do đó "chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới được đưa ra bài giảng" cho cộng đoàn mà thôi. Vị Chủ Tế đó thỉnh thoảng nhường cho vị Linh Mục cùng đồng tế với ngài để đưa ra bài giảng, hay trong một số trường hợp giới hạn nào đó, có thể để cho vị Phó Tế đưa ra bài giảng cho cả cộng đoàn tín hữu, chứ không hề nhường sứ vụ này cho bất kỳ người giáo dân nào, kể cả các nam/nữ tu sĩ.

Trong một số trường hợp cụ thể và vì lý do chính đáng, bài giảng có thể được đưa ra bởi vị Giám Mục hay vị Linh Mục cùng hiện diện trong lúc cử hành Thánh Lễ, nhưng không thể cùng đồng tế với vị Linh Mục chủ tế được (xem thêm Đoạn 64 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 66 có trong GIRM).

22. Tại giáo xứ của tôi, Cha Sở đã cho phép một Chủng Sinh - người đang ở vào năm "Mục Vụ" (Pastoral Year), thỉnh thoảng đưa ra bài giảng trong Thánh Lễ cho giáo dân, để giúp cho vị Chủng Sinh này "thực tập điều mà Chủng Sinh này sẽ giảng sau khi trở thành Linh Mục." Liệu điều này có được cho phép không?

Thưa, điều này hoàn toàn sai trái với luật lệ của Phụng Vụ Thánh. Luật lệ của Phụng Vụ Thánh cấm tất cả mọi thành phần giáo dân không được phép giảng trong Thánh Lễ, và dĩ nhiên cũng áp dụng luôn cho cả các Chủng Sinh, các Sinh Viên hiện đang theo học các môn Thần Học, và những ai khoác áo đi tu, vốn chưa trở thành Thầy Sáu, cũng như với bất kỳ các nhóm giáo dân, các nhóm cộng đoàn nào đi chăng nữa (xem thêm Đoạn 66 của Redemptionis Sacramentum).

23. Thỉnh thoảng trong giáo xứ của tôi có một người giáo dân lên "nói chuyện về đức tin" (give a faith talk) sau và trong lúc diễn ra bài giảng của vị Linh Mục chủ tế. Thì liệu điều này có được cho phép không?

Thưa, nếu có nhu cầu gia tăng cho các cộng đoàn tín hữu đang tham dự, nên nghe được những lời chứng thực hay lời khuyên nào từ một người giáo dân trong Giáo Hội có liên quan đến đời sống Kitô Giáo, thì điều này có thể được cho phép nếu như chuyện này được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, tức sau khi Kết Lễ rồi, muốn làm gì thì làm.

Sẽ là một Tội Trọng nếu cho phép kiểu chia sẽ hay lời chứng thực này được diễn ra trong hay sau phạm vi của một bài giảng do chính vị Linh Mục chủ tế đưa ra. Thế nhưng, điều này chỉ có thể được cho phép sau khi kết thúc việc cho Rước Lễ mà thôi, và việc này phải cần tránh để có thể trở thành một thói quen không hay.

Hơn nữa, những kiểu chứng thực hay chia sẽ này không nên đi ngược hẳn với nội dung của bài giảng, gây ra sự hiểu lầm hay rối bời, hoặc dùng nó để thay thế cho bài giảng (xem thêm Đoạn 74 của Redemptionis Sacramentum).

24. Một người giáo dân có thể nào giảng trong Nhà Thờ được không, thậm chí nếu đó không phải là một bài giảng?

Thưa, bài giảng, theo đúng bản chất và tầm quan trọng của nó, chỉ được dành riêng cho vị Linh Mục hay Phó Tế trong Thánh Lễ mà thôi. Còn liên quan đến những dạng khác của việc giảng thuyết, nếu cần thiết và do nhu cầu đòi hỏi trong một vài hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay nếu sự giảng thuyết đó là hữu dụng trong những trường hợp đặc biệt, thì các thành viên trong cộng đoàn dân Chúa có thể được cho phép giảng thuyết trong Nhà Thờ hay trong một Nhà Nguyện (Oratory) bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, phù hợp với các chuẩn tắc của luật lệ có liên quan đến Phụng Vụ Thánh.

Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực trong trường hợp thiếu vắng hay khan khiếm Linh Mục tại một số nơi hẻo lánh hay xa xôi nào đó mà thôi, để đáp ứng nhu cầu lúc đó, chứ không phải là cớ để trở thành một thói quen, hay được hiểu như là một dạng thăng tiến đích thực của giáo dân. Điều này chỉ có thể nếu như người giáo dân đó, chính thức nhận được sự cho phép của vị Giám Mục bản quyền thuộc địa phương mà thôi, và ngay cả các vị Linh Mục hay Phó Tế cũng không có quyền để cho phép điều này xảy ra (xem thêm Đoạn 161 của Redemptionis Sacramentum).

25. Giáo Hội muốn gì nơi bài giảng? Tức bài giảng phải được cấu trúc như thế nào, vì trong giáo xứ của tôi, Ông Cha với giọng nói đều đều cứ thế mà nói đi, nói lại, do đó khiến người nghe rất khó mà biết được là liệu nội dung của bài giảng có gắn liền với nội dung của các bài đọc hay không. Thường thì trông có vẽ Vị ấy dành ra những lời ngợi khen hay tâng bốc nào đó cho một nhóm người nào đó, hay nói về tính đạo đức hết sức nhàm chán, hay sự hổ trợ của Vị ấy cho một đảng phái chánh trị nào đó?

Thưa, bài giảng cần phải được soạn ra hay chuẩn bị trước một cách rất kỹ càng và mạch lạc, không thể nào tự động giảng ngang được mà không được dựa vào các mầu nhiệm của việc cứu rỗi, của việc giải nghĩa về các mầu nhiệm của đức tin, và về các chuẩn tắc của đời sống Kitô Giáo từ trong các bài đọc Sách Thánh và các bản văn Phụng Vụ, cho đến cả năm Phụng Vụ.

Tất cả những lời giảng trong bài giảng phải được quy chiếu hết về cho chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi của cả nhân loại và Đấng là Chủ Vũ Trụ của cả Trời lẫn Đất. Bài giảng cần phải được đưa ra để làm sáng danh Chúa Kitô qua các sự kiện xảy ra của các bài đọc. Chứ bài giảng chỉ toàn là những lời lên án, hay tâng bốc một phe phái nào đó, hay ca ngợi hoặc tâng bốc chính bản thân mình, hay chỉ toàn là những gì hết sức trần tục, thì đó chính là sự xúc phạm trầm trọng đến tính thánh thiêng của bài giảng và của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 67 của Redemptionis Sacramentum).

26. Tất cả những vị Linh Mục trong giáo phận của tôi trông có vẽ đều là những vị giảng rất dỡ (lousy preachers), chắc có lẽ là vì nền học vấn hay sự đào tạo mà các Vị ấy nhận được khi còn trong chủng viện. Thế có thể làm được điều gì ngoài việc mong đợi một thế hệ các Linh Mục mới?

Thưa, vị Giám Mục địa phận phải tích cực nhạy bén và giám sát việc giảng thuyết và nội dung của bài giảng trong Thánh Lễ, cũng như việc ban hành ra các chuẩn tắc, đưa ra những lời chỉ dẫn rõ ràng, và các công cụ phụ khác cho chính các vị Thánh Chức này, và cổ võ ra những cuộc gặp gỡ và tạo nhiều cơ hội để các Vị này có được dịp cùng học hỏi thêm cách giảng, nghệ thuật giảng thuyết, và bản chất của bài giảng để cho chính xác hơn, cũng như giúp các vị Linh Mục biết chuẩn bị kỹ càng hơn về từng bài giảng một có trong Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 68 của Redemptionis Sacramentum).

27. Sau khi việc bỏ coi (collection) được hoàn tất, những ông trùm bỏ tất cả những gì thâu được trong một cái giỏ và đặt nó trên bàn thờ. Đôi lúc, họ cũng đặt cả những thứ hay hộp thực phẩm thâu nhận được cho người nghèo trên hay dưới bàn thờ. Liệu họ có được phép làm như vậy không?

Thưa, để gìn giữ vẽ trang nghiêm và tính đích thực của Phụng Vụ Thánh, trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, việc dâng cúng phải được nghiêm trang đưa lên bàn thờ qua cử điệu tôn kính, chứ không phải ngang nhiên chạy lên để trên bàn thờ.

Tiền và các đóng góp khác dành cho người nghèo, phải được đặt tại một nơi thích hợp nào đó, chứ không phải ngay trên bàn thờ để cử hành Phụng Vụ Thánh Thể.

Ngoại trừ tiền, còn các thứ dâng cúng nào khác, nên được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ mà thôi, chứ không được diễn ra trong lúc cử hành Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 70 của Redemptionis Sacramentum).

28. Mọi người thường hay băng xuyên qua các lối đi và hàng ghế của họ để chúc bình an cho nhau, còn những ông từ (hay những người chỉ chổ ngồi trong Nhà Thờ mà tiếng Anh gọi là ushers) thì lại đi lên và đi xuống các lối đi để giơ tay chúc bình an cho những người ngồi dọc theo các hàng ghế, và vị Linh Mục cũng thế, cũng đi hết khắp cả mọi nơi để chúc bình an cho giáo dân. Thế điều này có được cho phép không?

Thưa, vấn đề bắt tay để chúc bình an cho nhau, suy cho cùng, đã là một sự lạm dụng trong Phụng Vụ rồi, vì Thánh Lễ không phải là nơi tiêu khiển, để bắt tay và giới thiệu nhau. Do đó, nếu việc bắt tay chúc bình an cho nhau diễn ra thì nó chỉ dành cho những ai đứng kế cạnh nhau mà thôi trong một cung cách nghiêm túc, chứ không có việc phải rời chổ ngồi của mình, để chúc bình an cho những người ở vào các dãy ghế khác, hay bạn bè gì gì đó của mình ngồi tại những hàng ghế đó.

Và dĩ nhiên, sẽ trái với Phụng Vụ Thánh nếu như vị Linh Mục tự động rời khỏi cung Thánh, để chúc bình an cho giáo dân (xem thêm Đoạn 72 của Redemptionis Sacramentum; Đoạn 82 có trong GIRM; và Đoạn 154 có trong Institutio Generalis Missalis Romani).

Riêng tại Hoa Kỳ, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt cụ thể nào đó, như "trong lễ tang, lễ cưới, hay khi có sự hiện diện của vị lãnh đạo dân sự, thì vị Linh Mục chủ tế có thể đưa dấu hiệu chúc bình an cho một vài người này khi họ đến gần cung Thánh mà thôi" (xem thêm Đoạn 154 có trong GIRM).

E4. Chèn Các Nghi Thức Khác Vào Trong Thánh Lễ:

29. Giáo xứ của tôi có các "nghi thức sám hối" nghĩa là tín hữu đến xưng tội trong khi Thánh Lễ đang diễn ra. Thế điều này có được phép không?

Thưa, theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội La Mã, không được phép chèn bí tích hòa giải vào trong phạm vi của Thánh Lễ để biến thành một sự cử hành chung và duy nhất về Phụng Vụ được (xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis Sacramentum).

30. Có phải điều đó có nghĩa là việc xưng tội không thể nào được thực hiện trong Thánh Lễ đúng không? Thỉnh thoảng tôi muốn đi xưng tội, nhưng không thể nào đến trước khi Thánh Lễ được diễn ra cả. Tôi muốn đến xưng tội với vị Linh Mục trong giáo xứ vốn không có cử hành Thánh Lễ ngày hôm đó, và được bảo rằng: không được làm chuyện đó vì gây ra sự chia trí của cộng đoàn đang tham dự Thánh Lễ, hay chuyển sự chú ý của Thánh Lễ vào việc xưng tội.

Thưa, điều đó không có kể đến, trường hợp có những Linh Mục - vốn không có cử hành Thánh Lễ hay không có đồng tế trong Thánh Lễ, có thể ngồi tòa giải tội, để giải tội cho những tín hữu nào muốn đến xưng tội, trong cùng một nơi mà Thánh Lễ đang được cử hành, để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu đức tin của người tín hữu. Tuy nhiên việc này chỉ nên làm trong hình thức đúng đắn mà thôi (xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis Sacramentum).

31. Giáo xứ của tôi đã giới thiệu ra một số lời cầu nguyện mà vị giám đốc về Phụng Vụ nói rằng: những lời nguyện cầu đó được dựa trên "tâm linh của những người Mỹ gốc" (Native American spirituality). Điều này có được cho phép không?

Thưa, việc đó sẽ hoàn toàn được xem như là một sự lạm dụng trắng trợn, coi thường đến Phụng Vụ Thánh, khi giới thiệu vào việc cử hành Thánh Lễ những yếu tố nào đó vốn trái ngược hẳn với những gì đã được quy định rất rõ ràng trong các Sách Phụng Vụ, hay lấy từ các nghi thức của các tôn giáo khác (xem thêm Đoạn 79 của Redemptionis Sacramentum).

F. Việc Rước Lễ:

32. Đôi lúc có những người mà tôi biết được họ không phải là Công Giáo đã lên Rước Lễ. Cha sở của tôi cũng thừa biết họ không phải là Công Giáo, thế nhưng lại trả lời rằng: "không phải là công việc của ngài khi kiểm tra Thẻ Nhân Dạng (I.D.) của họ" trước khi cho Rước Lễ. Thì liệu Giáo Hội nói gì về điều này?

Thưa, khi Thánh Lễ được cử hành cho một đám đông, chẳng hạn tại các thành phố lớn - thì phải chú ý rõ ràng về ai không phải là những người Kitô Giáo, và ai không phải là những người Công Giáo khi họ tiến lên để Rước Lễ, mà không hề ngó ngàng hay chú ý gì cả đến những giảng dạy của Giáo Hội trong những vấn đề có liên quan đến tính học thuyết và kỷ luật.

Trách nhiệm của các Cha Sở hay của vị Linh Mục chủ tế là phải thông báo trước cho những ai đang hiện diện trong Thánh Lễ, về tính đích thực và tính kỷ luật vốn phải được tuân thủ một cách rất chặt chẽ và nghiêm khắt, để tránh việc coi thường đến Mình Thánh Chúa, bằng cách cho những ai không phải là Công Giáo, được Rước Lễ (xem thêm Đoạn 84 của Redemptionis Sacramentum).

Trách nhiệm của những ông trùm hay những người chỉ chổ ngồi cho giáo dân nên được thể hiện trong việc giúp vị Linh Mục chủ tế ngăn ngừa những người không phải là Công Giáo, tiến lên hàng Rước Lễ.

Ở Hoa Kỳ, những người nào vốn không phải là Công Giáo, vẫn có thể xếp hàng theo đoàn người lên Rước Lễ - trong những trường hợp rất hạn chế và theo đúng giáo luật mà thôi - để lên nhận ơn chúc lành từ vị Linh Mục chủ tế, bằng cách để chéo hai tay trên đôi vai.

33. Những em mới Rước Lễ Lần Đầu có được phép lên Rước Lễ trước khi các em đi xưng tội lần đầu không? Trong giáo xứ của tôi, có những em chỉ biết chút ít về đức tin của các em, thế mà được Rước Lễ lần đầu, trong khi đó có những em biết về đức tin nhiều hơn lại không được cho phép Rước Lễ lần đầu chỉ vì các em chưa đến tuổi.

Thưa, việc Rước Lễ lần đầu của các trẻ em phải được bắt đầu trước bằng bí tích xưng tội và giải tội lần đầu trước đã. Hơn nữa, chỉ có vị Linh Mục mới chủ tế Thánh Lễ Rước Lễ lần đầu của các em mà thôi, và điều này phải được diễn ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ.

"Các trẻ em nào chưa đến tuổi hiểu biết," hay vị Linh Mục giáo xứ "quyết định là các em chưa được chuẩn bị một cách kỹ càng và đầy đủ" thì các em đó không nên xếp hàng lên Rước Lễ, hay được chọn để được Rước Lễ và Xưng Tội lần đầu (xem thêm Đoạn 87 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 914 có trong CIC).

34. Đâu chính là điệu bộ đúng đắn và tôn kính nhất để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, và có phải tôi nên tỏ ra một dấu hiệu tôn kính trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa không?

Thưa, "người giáo dân nên đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống hay đứng, theo quy định hiện tại của Hội Đồng Giám Mục tại đất nước đó," chỉ với sự nhìn nhận, cho phép hay chấp thuận của Tòa Thánh mà thôi.

Tuy nhiên, "nếu người giáo dân đón nhận Mình Thánh Chúa trong tư thế đứng, thì trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, thì người đó nên cung kính cuối đầu chào, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, như đã được quy định bởi các chuẩn tắc" (xem thêm Đoạn 90 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 160 có trong Institutio Generalis Missalis Romani).

35. Cha sở của tôi đã từ chối việc cho phép tôi đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hết sức xấu hổ như vậy trong suốt cả cuộc đời tôi. Vậy xin hỏi hành động đó là đúng hay sai?

Thưa, hành động đó là hoàn toàn sai, và ngược lại với Phụng Vụ Thánh, vì vị Linh Mục không có quyền từ chối việc cho Rước Lễ bởi những người tín hữu nào biết tôn kính Phép Thánh Thể bằng cách quỳ xuống để đón nhận Mình Thánh Chúa vào trong cung lòng của mình (xem thêm Đoạn 91 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 843 có trong CIC).

36. Liệu vị Linh Mục có được phép hay bắt buộc người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay không?

Thưa, việc Rước Lễ bằng tay chỉ được phép diễn ra nếu như Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, có trình bày điều này lên cho Tòa Thánh, và được Tòa Thánh chính thức chấp thuận hay cho phép, bằng văn bản trả lời chính thức, thì điều này mới được phép diễn ra. Vị Linh Mục không có quyền áp đặt người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay (xem thêm Đoạn 92 của Redemptionis Sacramentum).

37. Vị Linh Mục chủ tế nên lãnh nhận Mình Thánh Chúa trước hay sau cộng đoàn tín hữu? Một vị Linh Mục trong giáo xứ của tôi cứ nhất quyết lãnh nhận Mình Thánh Chúa sau khi cả cộng đoàn đã Rước Lễ rồi để xem đó như là "một dấu chỉ của việc phục vụ đàn chiên." Thì hỏi điều này có đúng không?

Thưa, điều đó hoàn toàn không đúng và đi ngược lại với Phụng Vụ Thánh. Vị Linh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục cùng đồng tế khác phải lãnh nhận Phép Thánh Thể trước khi phân phát Phép Thánh Thể cho giáo dân (xem thêm Đoạn 97 của Redemptionis Sacramentum).

38. Việc đón nhận cả Mình và Máu Thánh Chúa có nên tự động ban cho các tín hữu, hay là có một số trường hợp nào đó để người giáo dân chỉ có thể đón nhận Mình Thánh Chúa không thôi?

Thưa, người giáo dân không được phép đúng tới Chén Thánh (chalice) để uống vào Máu Thánh Chúa trong trường hợp có số tín hữu tham dự Thánh Lễ quá đông (xem thêm Đoạn 102 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 285 Mục a có trong GIRM).

39. Thế nếu có quá nhiều tín hữu hiện diện nếu như một Chén Thánh duy nhất được sử dụng đến thì sao?

Thưa, nếu một Chén Thánh không đủ để cho Phép Thánh Thể được phân phát dưới cả hai dạng Mình và Máu Thánh Chúa cho cả các vị Linh Mục đang cùng đồng tế và cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô thì không có lý do gì mà vị Linh Mục chủ tế lại không dùng đến các Chén Thánh khác. Vì điều mà chúng ta phải ghi nhớ rằng: tất cả các vị Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh Lễ phải đón nhận Phép Thánh Thể dưới cả hai dạng: Mình và Máu Thánh Chúa. Việc làm này chỉ được thực hiện bởi vị Linh Mục mà thôi, chứ không phải giáo dân trong tư cách là thừa tác viên Thánh Thể.

Việc đổ Máu của Chúa Kitô sau khi đã thánh hóa từ Ly Thánh này sang Ly Thánh khác là điều cần phải được tránh hoàn toàn, vì sợ rằng sẽ tổn thương đến Mầu Nhiệm Thánh nếu như còn sót lại một vài giọt Máu nào nhỏ nhất đi chăng nữa. Cũng không được phép dùng các bình, lọ hay hũ, các tô, hay các chậu nào đó để chứa Máu Thánh Chúa, vì điều này hoàn toàn trái ngược với các chuẩn tắc đã được quy định rất rõ trong các Sách Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 105 và 106 của Redemptionis Sacramentum).

40. Tôi đã đọc các báo cáo cho biết rằng có người đã đổ Máu Thánh Chúa vào trong bể nước Thánh (sacrarium) sau Thánh Lễ hơn là uống hết các phần Máu Thánh còn lại đó. Thế Giáo Hội có sự trừng phạt nào cho những người làm điều này?

Thưa, theo đúng với những gì đã được trình bày rất rõ trong Bộ Giáo Luật, "những ai đổ bất kỳ các chất liệu đã được Thánh Hóa rồi, hay lấy đi hoặc giữ nó vì một mục đích phạm thượng, coi thường thần thánh, thì tự động phạm vào tội bị vạ tuyệt thông khỏi Giáo Hội ngay lập tức, bởi chính Tòa Thánh; còn nếu đó là một vị Linh Mục, thì ngoài việc bị vạ tuyệt thông, vị ấy còn bị mất cả luôn chức thánh nữa" (xem thêm Đoạn 107 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 1367 có trong CIC).

T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề "Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần Cuối)," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!