Mọi Đường Về Trời Đều Là Trời: Nhật Ký Dorothy Day
Trong tháng Tư này, Nhật Ký của Dorothy Day, đồng sáng lập viên Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, sẽ được phát hành. Ở đây, tạp chí Công Giáo Anh, The Tablet, số ra ngày 5 tháng Tư vừa qua, cho đăng một bài trong đó nhà phát hành và biên tập của bà nhắc lại ít nét về đời bà, một cuộc đời pha trộn đủ lòng đạo truyền thống và chính trị cấp tiến. Hiện đang trên đường được phong hiển thánh, bà quả đã đóng một dấu ấn đầy ý nghĩa lên trên Giáo Hội.
Đối với phần lớn cuộc đời Dorothy Day, đồng sáng lập viên Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, người ta vẫn coi bà là một dung mạo tiên tri nếu không muốn nói là đứng bên lề Giáo Hội Công Giáo Mỹ. Việc bà phối hợp lòng đạo đức cổ truyền với chủ trương cấp tiến về các vấn đề xã hội và chính trị đã đặt ra khá nhiều nghịch lý đối với nhiều người. Bà tham dự Thánh Lễ hàng ngày, đọc sách nguyện, lần hạt Mân Côi, và, trong các vấn đề tôn giáo, tự coi mình là “con gái hết dạ sắt son của Giáo Hội”. Nhưng cùng một lúc, bà lại tự gọi mình là một người vô chính phủ và chứng minh các xác tín chủ hòa của mình bằng chống thuế khóa và không ngừng bất tuân lệnh dân sự.
Dorothy Day sinh tại Brooklyn, New York, năm 1897 và sau khi rớt đại học, đã làm ký giả cho các ấn bản xã hội chủ nghĩa và chủ hòa. Lúc nhỏ, bà tham dự các buổi phụng vụ tại một giáo đường Thánh Công Hội (Episcopal) nhưng ở tuổi đôi mươi, bà bắt đầu tham dự các lễ nghi Công Giáo. Khuynh hướng nghiêng về Công Giáo của bà tiếp diễn trong suốt thời gian chung sống với Forster Batterham, một người vô chính phủ và vô thần hăng say. Hai người sống chung với nhau 4 năm, nhưng rồi niềm tin tôn giáo của bà dẫn tới nhiều tranh cãi gay cấn đến độ sau cùng, vào năm 1927, họ đã chia tay nhau khi bà cho ra đời đứa con gái tên Tamar, rồi chính thức trở lại Công Giáo.
Dorothy thành lập Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo cùng với Peter Maurin, một triết gia và là cựu Sư Huynh Công Giáo, cách nay 75 năm (tháng tới), trong cố gắng thực thi các hệ quả căn để của Phúc Âm. Đặt căn cứ tại “các nhà hiếu khách” để thực hiện các “công tác từ nhân”, phong trào này phản ảnh quyết tâm của Dorothy muốn kết hiệp đức ái với lòng say mê công lý. Bước đầu tiên của họ là phát động một tờ báo cấp tiến nhưng trước đó họ khởi sự cung ứng các trợ giúp thực tiễn cho người không nhà, cả nơi ăn chốn ở lẫn tình bạn thân ái. Các sáng kiến này diễn biến trở thành một hệ thống toàn quốc các cộng đoàn Thợ Thuyền Công Giáo. Ngày nay có hơn 185 cộng đoàn như thế khắp nơi trên thế giới.
Việc công bố vào tháng này cuốn nhật ký của Dorothy, từng giữ kín suốt 25 năm qua, sau cái chết của bà vào năm 1980, sẽ đem lại một chân dung mới mẻ, hết sức thân mật cho thấy cả các sinh hoạt lẫn cuộc sống nội tâm của bà. Tựa đề The Duty of Delight (Nhiệm Vụ Hân Hoan), một tựa đề rất ưa thích của Ruskin, sẽ bao trùm trọn cuộc hành trình, từ những ngày đầu tiên của Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo đến những tuần lễ cuối cùng của đời bà. Theo một nghĩa nào đó, phong trào và ơn gọi suốt đời của Dorothy chính là câu trả lời cho một câu hỏi được chính bà tự đặt cho mình lúc còn nhỏ: “Tìm đâu những vị thánh biết ráng thay đổi trật tự xã hội, không theo nghĩa phục vụ người nô lệ, mà là triệt hạ chế độ nô lệ?”
Nhiều người từ lâu vốn tin Dorothy Day là khuôn mẫu cho một hình thức mới của thánh thiện. Năm 2000, Vatican đã tăng giá cho ý kiến ấy bằng cách chính thức chấp nhận án phong thánh cho bà và tặng bà tước hiệu “Tô Tớ Thiên Chúa”. Cuốn nhật ký của bà chắc chắn hỗ trợ án phong thánh này. Hầu như mỗi trang đều nói lên chú tâm thiêng liêng sâu sắc của bà và một kỷ luật cầu nguyện và thờ phượng từng tạo nên cấu trúc cho cuộc sống hàng ngày của bà. Bà viết: “Không có các Bí Tích của Giáo Hội, tôi nghĩ chắc chắn tôi không thể tiếp tục sống được”. Cùng một lúc, cuốn nhật ký này cũng ghi lại mối liên hệ đôi lúc hết sức phức tạp của bà với các thẩm quyền Giáo Hội, và khả năng của bà phối hợp được cả lòng yêu mến vĩ đại đối với Giáo Hội lẫn sự đau lòng vì các tội lỗi và sa phạm của Giáo Hội ấy.
Trong các biên niên sử của các thánh, cuốn nhật ký của Dorothy đem lại một điều gì đó khá ngoại thường: một cơ may mỗi ngày được bước chân theo một con người thánh thiện. Qua những giòng này, ta có thể lần giở lại mọi chuyển dịch trong tư duy bà và trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa của bà. Ta có thể nhìn thấy bà cầu xin cho được khôn ngoan và can đảm để đối diện với các thách đố trong ngày. Nhưng ta cũng tham gia cùng bà xem truyền hình, chơi đùa với lũ cháu và nghe nhạc opera.
Dù bà là nhân chứng hay người tham gia rất nhiều phong trào xã hội và giáo hội vĩ đại trong thời bà, nhưng cuốn nhật ký của bà lại nhắc nhớ ta rằng phần lớn đời sống con người bận bịu với những sinh hoạt và những mưu cầu hết sức thường tình. Được vị thánh bà hết sức yêu mến là Têrêxa thành Lisieux linh hứng, bà xác tín rằng cuộc sống thường tình thực sự là vũ đài nên thánh. Linh đạo của bà phần lớn chú tâm trên các cố gắng thực hành tha thứ, đức ái và kiên nhẫn với những người lân cận nhất ta gặp.
Giống phần lớn những con người thánh thiện, Dorothy thường cảm thấy mình ở quá xa các lý tưởng của mình. Ta biết được điều đó vì chính bà thường hay nhắc đến các lỗi lầm của mình: thiếu kiên nhẫn, hay giận dữ và lên mặt chính trực. Bà viết: “khi ảm đạm nghĩ đến tội lỗi và các thiếu sót của người khác, tôi đột nhiên nhớ đến các sai phạm của chính mình, cũng đáng ghét y như các sai phạm của người khác. Nếu tôi chịu quan tâm đến tội lỗi riêng của tôi và ăn năn về chúng, nếu tôi nhớ được các thất bại và sa ngã của mình, thì chắc là tôi sẽ không còn ác cảm đối với người khác nữa. Điều ấy quả là một khích lệ và cất hết gánh nặng ảm đạm khỏi tâm trí tôi. Phán đoán người khác làm ta bất hạnh trái lại yêu thương họ làm ta hạnh phúc”
Dorothy đặt tựa đề cho cuộc trở lại của bà là The Long Loneliness (Cô Đơn Dài). Dù sống trong lối sống cộng đoàn lâu năm, một nét cô đơn vẫn dai dẳng còn lại đâu đó trong cuộc đời bà. Một trong những dịp khó khăn ấy được bà ghi lại như sau: “Tôi đã có cái cảm thức hoàn toàn cô đơn như thế này…Đó là lúc cả ký ức lẫn hiểu biết đều biến mất hòan toàn, chỉ còn lại ý chí, đến nỗi tôi cảm thấy khó khăn và khô cứng, và đồng thời sẵn sàng ngồi như một con khùng mềm nhũn mà khóc hết nước mắt”
Để đáp lễ bất an, sầu buồn, và cực nhọc vất vả của đời giữa những “người bị hạ nhục và bị thương tích”, bà luôn ráng nghĩ đến “nhiệm vụ hân hoan”: “Tôi nghĩ khi già đi, ta hay bị cám dỗ buồn phiền, biết rằng đời sống trên dương gian này là đau khổ, là Thánh Giá. Nhưng ta phải hàng ngày vượt qua nỗi buồn đó, bằng cách tăng trưởng lòng yêu thương, và tăng trưởng niềm vui vốn đi đôi với lòng yêu thương ấy”.
Tôi biết Dorothy Day trong năm năm cuối đời bà và từ đó, tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu các trước tác của bà. Bức chân dung do cuốn nhật ký này vẽ ra quả đã phản ảnh trung thực người phụ nữ tôi từng biết: ý thích những điều cụ thể và đặc thù hơn là các lý thuyết trừu tượng, khả năng yêu văn chương, con mắt thẩm mỹ, khả năng hưởng hân hoan, tinh thần mạo hiểm. Ấy thế nhưng khi chuyển ghi và biên tập cuốn nhật ký của bà, ngay những sự kiện quen thuộc nhất cũng mang vóc dáng mới mẻ.
Thí dụ, tôi biết bà là một phụ nữ của cầu nguyện. Nhưng tôi vẫn thán phục khi thấy gần như mỗi mục mới đều bắt đầu bằng cách tả lại việc bà thức dậy lúc hừng đông để tham dự Thánh Lễ sớm nhất. Tôi vẫn biết bà rất thương con gái. Nhưng quả là phấn khởi khi theo dõi những can dự gần gũi của bà vào gia đình đông người của Tamar (cô có đến 9 đứa con). Có khi bà dọn đến ở với họ hàng tháng, vui cái vui của các cháu, nhưng không thiếu lúc phải khắc khoải chịu đựng tính thất thường trong tuổi thiếu niên của chúng.
Tôi biết thời Thế Chiến Hai, bà từng xin nghĩ 6 tháng khỏi Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo. Nhưng đâu có ngờ việc bà từng nghiêm chỉnh nghĩ đến việc rời bỏ Phong Trào này. “Điều tôi muốn là tìm ra một việc làm, làm người dọn phòng tại một bệnh viện, có được một căn phòng, tốt nhất là gần nhà thờ; và ở đó, trong sự cô tịch nơi phố thị, có thể sống và làm việc với người nghèo; học cầu nguyện, làm việc, đau khổ, giữ im lặng”.
Khúc rẽ thời danh nhất trong “Cô Đơn Dài” là quyết định của bà chia tay với Forster Batterham. Tôi biết bà vẫn tiếp xúc gần gũi với ông suốt cuộc đời bà; ông hiện diện trong lễ tưởng niệm tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Patrick, New York, sau khi bà qua đời. Nhưng tôi thật không biết câu truyện năm 1959, ông đã yêu cầu bà giúp ông chăm sóc người bạn đời lâu năm của ông tên Nanette, đang hấp hối vì bệnh ung thư. Không một chút do dự, Dorothy đáp ứng ngay lời yêu cầu này, bằng cách dọn đến ở chung với cặp vợ chồng này mấy tháng, bầu bạn với họ, chăm sóc Nanette và đã tự tay rửa tội cho nàng một ngày trước khi nàng từ giã cõi đời.
Nhiều biến cố đã thành rất quen thuộc đối với người đọc các trước tác của Dorothy: liên tiếp đi tù vì phản đối chống việc cưỡng bức huấn luyện dân phòng thập niên 1950; cuộc “hành hương” tới Cuba cách mạng ngay trước cuộc khủng hỏang hỏa tiễn; cuộc ăn chay vì hoà bình trong lúc có Công Đồng Vatican II; việc bà bị bắt lúc 75 tuổi cùng với các công nhân nông trại đang đình công tại California. Ngay trong những năm cuối đời, bà vẫn lao mình vào những mạo hiểm mới, như du hành khắp thế giới, thăm cả Mẹ Têrêxa tại Calcutta; thách thức cả các đe dọa của chính phủ Mỹ về việc bà từ khước trả thuế liên bang; và cả việc mở một nhà mới cho các phụ nữ vô gia cư tại Manhattan Hạ.
Nhưng cuốn nhật ký của bà cũng cung cấp tài liệu cho việc bà từ từ giảm tốc do tuổi già. Biến cố nhồi máu cơ tim năm 1976 khiến những cuộc du hành không ngừng nghỉ của bà phải chấm dứt. Trong các tháng cuối cùng, bà ít khi rời căn phòng của mình ở Maryhouse tại Manhattan. Thế nhưng, cho đến phút chót, bà vẫn có óc quan sát thật tốt, nhận ra ánh ban mai rực rỡ qua đường thoát hoả và ánh bình minh trên đường phố qua cửa sổ phòng bà. Bà lục lọi từ ‘cái túi rách ký ức” để tìm từng mảnh cầu nguyện và từng dòng Thánh Kinh. Bà vốn là một nhà văn viết nghiến ngấu “ngay từ lúc 8 tuổi tôi đã viết truyện nhiều kỳ trên tập giấy hồng để em gái tôi đọc cho vui”. Do đó, viết lách quả đã là điều sau cùng bà làm. Vài ngày trước khi qua đời hôm 29 tháng Mười Một năm 1980, bà vẫn viết, thọ 83 tuổi.
Dorothy Day đặt tên cho mục thường xuyên trên báo của bà là “Trên Đường Hành Hương”. Cái tựa đề ấy quả có nghĩa đen thật, chỉ những cuộc đến cuộc đi bất tận của bà tới những phương trời xa. Nhưng tựa đề ấy cũng biểu tượng cho một thái độ linh đạo, phản ảnh qua câu nói của chính Nữ Thánh Catherine thành Sienna, câu nói mà bà ưa trích dẫn: “Mọi đường dẫn về Trời đều là Trời, vì Người từng nói: ‘Ta là Đường’”.
Dorothy Day |
Đối với phần lớn cuộc đời Dorothy Day, đồng sáng lập viên Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, người ta vẫn coi bà là một dung mạo tiên tri nếu không muốn nói là đứng bên lề Giáo Hội Công Giáo Mỹ. Việc bà phối hợp lòng đạo đức cổ truyền với chủ trương cấp tiến về các vấn đề xã hội và chính trị đã đặt ra khá nhiều nghịch lý đối với nhiều người. Bà tham dự Thánh Lễ hàng ngày, đọc sách nguyện, lần hạt Mân Côi, và, trong các vấn đề tôn giáo, tự coi mình là “con gái hết dạ sắt son của Giáo Hội”. Nhưng cùng một lúc, bà lại tự gọi mình là một người vô chính phủ và chứng minh các xác tín chủ hòa của mình bằng chống thuế khóa và không ngừng bất tuân lệnh dân sự.
Dorothy Day sinh tại Brooklyn, New York, năm 1897 và sau khi rớt đại học, đã làm ký giả cho các ấn bản xã hội chủ nghĩa và chủ hòa. Lúc nhỏ, bà tham dự các buổi phụng vụ tại một giáo đường Thánh Công Hội (Episcopal) nhưng ở tuổi đôi mươi, bà bắt đầu tham dự các lễ nghi Công Giáo. Khuynh hướng nghiêng về Công Giáo của bà tiếp diễn trong suốt thời gian chung sống với Forster Batterham, một người vô chính phủ và vô thần hăng say. Hai người sống chung với nhau 4 năm, nhưng rồi niềm tin tôn giáo của bà dẫn tới nhiều tranh cãi gay cấn đến độ sau cùng, vào năm 1927, họ đã chia tay nhau khi bà cho ra đời đứa con gái tên Tamar, rồi chính thức trở lại Công Giáo.
Dorothy thành lập Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo cùng với Peter Maurin, một triết gia và là cựu Sư Huynh Công Giáo, cách nay 75 năm (tháng tới), trong cố gắng thực thi các hệ quả căn để của Phúc Âm. Đặt căn cứ tại “các nhà hiếu khách” để thực hiện các “công tác từ nhân”, phong trào này phản ảnh quyết tâm của Dorothy muốn kết hiệp đức ái với lòng say mê công lý. Bước đầu tiên của họ là phát động một tờ báo cấp tiến nhưng trước đó họ khởi sự cung ứng các trợ giúp thực tiễn cho người không nhà, cả nơi ăn chốn ở lẫn tình bạn thân ái. Các sáng kiến này diễn biến trở thành một hệ thống toàn quốc các cộng đoàn Thợ Thuyền Công Giáo. Ngày nay có hơn 185 cộng đoàn như thế khắp nơi trên thế giới.
Việc công bố vào tháng này cuốn nhật ký của Dorothy, từng giữ kín suốt 25 năm qua, sau cái chết của bà vào năm 1980, sẽ đem lại một chân dung mới mẻ, hết sức thân mật cho thấy cả các sinh hoạt lẫn cuộc sống nội tâm của bà. Tựa đề The Duty of Delight (Nhiệm Vụ Hân Hoan), một tựa đề rất ưa thích của Ruskin, sẽ bao trùm trọn cuộc hành trình, từ những ngày đầu tiên của Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo đến những tuần lễ cuối cùng của đời bà. Theo một nghĩa nào đó, phong trào và ơn gọi suốt đời của Dorothy chính là câu trả lời cho một câu hỏi được chính bà tự đặt cho mình lúc còn nhỏ: “Tìm đâu những vị thánh biết ráng thay đổi trật tự xã hội, không theo nghĩa phục vụ người nô lệ, mà là triệt hạ chế độ nô lệ?”
Nhiều người từ lâu vốn tin Dorothy Day là khuôn mẫu cho một hình thức mới của thánh thiện. Năm 2000, Vatican đã tăng giá cho ý kiến ấy bằng cách chính thức chấp nhận án phong thánh cho bà và tặng bà tước hiệu “Tô Tớ Thiên Chúa”. Cuốn nhật ký của bà chắc chắn hỗ trợ án phong thánh này. Hầu như mỗi trang đều nói lên chú tâm thiêng liêng sâu sắc của bà và một kỷ luật cầu nguyện và thờ phượng từng tạo nên cấu trúc cho cuộc sống hàng ngày của bà. Bà viết: “Không có các Bí Tích của Giáo Hội, tôi nghĩ chắc chắn tôi không thể tiếp tục sống được”. Cùng một lúc, cuốn nhật ký này cũng ghi lại mối liên hệ đôi lúc hết sức phức tạp của bà với các thẩm quyền Giáo Hội, và khả năng của bà phối hợp được cả lòng yêu mến vĩ đại đối với Giáo Hội lẫn sự đau lòng vì các tội lỗi và sa phạm của Giáo Hội ấy.
Trong các biên niên sử của các thánh, cuốn nhật ký của Dorothy đem lại một điều gì đó khá ngoại thường: một cơ may mỗi ngày được bước chân theo một con người thánh thiện. Qua những giòng này, ta có thể lần giở lại mọi chuyển dịch trong tư duy bà và trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa của bà. Ta có thể nhìn thấy bà cầu xin cho được khôn ngoan và can đảm để đối diện với các thách đố trong ngày. Nhưng ta cũng tham gia cùng bà xem truyền hình, chơi đùa với lũ cháu và nghe nhạc opera.
Dù bà là nhân chứng hay người tham gia rất nhiều phong trào xã hội và giáo hội vĩ đại trong thời bà, nhưng cuốn nhật ký của bà lại nhắc nhớ ta rằng phần lớn đời sống con người bận bịu với những sinh hoạt và những mưu cầu hết sức thường tình. Được vị thánh bà hết sức yêu mến là Têrêxa thành Lisieux linh hứng, bà xác tín rằng cuộc sống thường tình thực sự là vũ đài nên thánh. Linh đạo của bà phần lớn chú tâm trên các cố gắng thực hành tha thứ, đức ái và kiên nhẫn với những người lân cận nhất ta gặp.
Giống phần lớn những con người thánh thiện, Dorothy thường cảm thấy mình ở quá xa các lý tưởng của mình. Ta biết được điều đó vì chính bà thường hay nhắc đến các lỗi lầm của mình: thiếu kiên nhẫn, hay giận dữ và lên mặt chính trực. Bà viết: “khi ảm đạm nghĩ đến tội lỗi và các thiếu sót của người khác, tôi đột nhiên nhớ đến các sai phạm của chính mình, cũng đáng ghét y như các sai phạm của người khác. Nếu tôi chịu quan tâm đến tội lỗi riêng của tôi và ăn năn về chúng, nếu tôi nhớ được các thất bại và sa ngã của mình, thì chắc là tôi sẽ không còn ác cảm đối với người khác nữa. Điều ấy quả là một khích lệ và cất hết gánh nặng ảm đạm khỏi tâm trí tôi. Phán đoán người khác làm ta bất hạnh trái lại yêu thương họ làm ta hạnh phúc”
Dorothy đặt tựa đề cho cuộc trở lại của bà là The Long Loneliness (Cô Đơn Dài). Dù sống trong lối sống cộng đoàn lâu năm, một nét cô đơn vẫn dai dẳng còn lại đâu đó trong cuộc đời bà. Một trong những dịp khó khăn ấy được bà ghi lại như sau: “Tôi đã có cái cảm thức hoàn toàn cô đơn như thế này…Đó là lúc cả ký ức lẫn hiểu biết đều biến mất hòan toàn, chỉ còn lại ý chí, đến nỗi tôi cảm thấy khó khăn và khô cứng, và đồng thời sẵn sàng ngồi như một con khùng mềm nhũn mà khóc hết nước mắt”
Để đáp lễ bất an, sầu buồn, và cực nhọc vất vả của đời giữa những “người bị hạ nhục và bị thương tích”, bà luôn ráng nghĩ đến “nhiệm vụ hân hoan”: “Tôi nghĩ khi già đi, ta hay bị cám dỗ buồn phiền, biết rằng đời sống trên dương gian này là đau khổ, là Thánh Giá. Nhưng ta phải hàng ngày vượt qua nỗi buồn đó, bằng cách tăng trưởng lòng yêu thương, và tăng trưởng niềm vui vốn đi đôi với lòng yêu thương ấy”.
Tôi biết Dorothy Day trong năm năm cuối đời bà và từ đó, tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu các trước tác của bà. Bức chân dung do cuốn nhật ký này vẽ ra quả đã phản ảnh trung thực người phụ nữ tôi từng biết: ý thích những điều cụ thể và đặc thù hơn là các lý thuyết trừu tượng, khả năng yêu văn chương, con mắt thẩm mỹ, khả năng hưởng hân hoan, tinh thần mạo hiểm. Ấy thế nhưng khi chuyển ghi và biên tập cuốn nhật ký của bà, ngay những sự kiện quen thuộc nhất cũng mang vóc dáng mới mẻ.
Thí dụ, tôi biết bà là một phụ nữ của cầu nguyện. Nhưng tôi vẫn thán phục khi thấy gần như mỗi mục mới đều bắt đầu bằng cách tả lại việc bà thức dậy lúc hừng đông để tham dự Thánh Lễ sớm nhất. Tôi vẫn biết bà rất thương con gái. Nhưng quả là phấn khởi khi theo dõi những can dự gần gũi của bà vào gia đình đông người của Tamar (cô có đến 9 đứa con). Có khi bà dọn đến ở với họ hàng tháng, vui cái vui của các cháu, nhưng không thiếu lúc phải khắc khoải chịu đựng tính thất thường trong tuổi thiếu niên của chúng.
Tôi biết thời Thế Chiến Hai, bà từng xin nghĩ 6 tháng khỏi Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo. Nhưng đâu có ngờ việc bà từng nghiêm chỉnh nghĩ đến việc rời bỏ Phong Trào này. “Điều tôi muốn là tìm ra một việc làm, làm người dọn phòng tại một bệnh viện, có được một căn phòng, tốt nhất là gần nhà thờ; và ở đó, trong sự cô tịch nơi phố thị, có thể sống và làm việc với người nghèo; học cầu nguyện, làm việc, đau khổ, giữ im lặng”.
Khúc rẽ thời danh nhất trong “Cô Đơn Dài” là quyết định của bà chia tay với Forster Batterham. Tôi biết bà vẫn tiếp xúc gần gũi với ông suốt cuộc đời bà; ông hiện diện trong lễ tưởng niệm tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Patrick, New York, sau khi bà qua đời. Nhưng tôi thật không biết câu truyện năm 1959, ông đã yêu cầu bà giúp ông chăm sóc người bạn đời lâu năm của ông tên Nanette, đang hấp hối vì bệnh ung thư. Không một chút do dự, Dorothy đáp ứng ngay lời yêu cầu này, bằng cách dọn đến ở chung với cặp vợ chồng này mấy tháng, bầu bạn với họ, chăm sóc Nanette và đã tự tay rửa tội cho nàng một ngày trước khi nàng từ giã cõi đời.
Nhiều biến cố đã thành rất quen thuộc đối với người đọc các trước tác của Dorothy: liên tiếp đi tù vì phản đối chống việc cưỡng bức huấn luyện dân phòng thập niên 1950; cuộc “hành hương” tới Cuba cách mạng ngay trước cuộc khủng hỏang hỏa tiễn; cuộc ăn chay vì hoà bình trong lúc có Công Đồng Vatican II; việc bà bị bắt lúc 75 tuổi cùng với các công nhân nông trại đang đình công tại California. Ngay trong những năm cuối đời, bà vẫn lao mình vào những mạo hiểm mới, như du hành khắp thế giới, thăm cả Mẹ Têrêxa tại Calcutta; thách thức cả các đe dọa của chính phủ Mỹ về việc bà từ khước trả thuế liên bang; và cả việc mở một nhà mới cho các phụ nữ vô gia cư tại Manhattan Hạ.
Nhưng cuốn nhật ký của bà cũng cung cấp tài liệu cho việc bà từ từ giảm tốc do tuổi già. Biến cố nhồi máu cơ tim năm 1976 khiến những cuộc du hành không ngừng nghỉ của bà phải chấm dứt. Trong các tháng cuối cùng, bà ít khi rời căn phòng của mình ở Maryhouse tại Manhattan. Thế nhưng, cho đến phút chót, bà vẫn có óc quan sát thật tốt, nhận ra ánh ban mai rực rỡ qua đường thoát hoả và ánh bình minh trên đường phố qua cửa sổ phòng bà. Bà lục lọi từ ‘cái túi rách ký ức” để tìm từng mảnh cầu nguyện và từng dòng Thánh Kinh. Bà vốn là một nhà văn viết nghiến ngấu “ngay từ lúc 8 tuổi tôi đã viết truyện nhiều kỳ trên tập giấy hồng để em gái tôi đọc cho vui”. Do đó, viết lách quả đã là điều sau cùng bà làm. Vài ngày trước khi qua đời hôm 29 tháng Mười Một năm 1980, bà vẫn viết, thọ 83 tuổi.
Dorothy Day đặt tên cho mục thường xuyên trên báo của bà là “Trên Đường Hành Hương”. Cái tựa đề ấy quả có nghĩa đen thật, chỉ những cuộc đến cuộc đi bất tận của bà tới những phương trời xa. Nhưng tựa đề ấy cũng biểu tượng cho một thái độ linh đạo, phản ảnh qua câu nói của chính Nữ Thánh Catherine thành Sienna, câu nói mà bà ưa trích dẫn: “Mọi đường dẫn về Trời đều là Trời, vì Người từng nói: ‘Ta là Đường’”.