VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn mời gọi các tín hữu Ấn giáo cộng tác để thăng tiến nền văn hóa bao gồm và chống lại nền văn hóa loại trừ.
Trên đây là nội dung sứ điệp của Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn công bố hôm 20-10-2014, để chúc mừng các tín hữu Ấn giáo trên thế giới nhân lễ Deepavali, là lễ ánh sáng siêu việt, sẽ được cử hành vào ngày 23-10-2014. Sứ điệp mang chữ ký của ĐHY Chủ tịch Jean Louis Tauran và vị Tổng thư ký là Cha Mighuel Ángel Ayuso Guixot, người Tây Ban Nha, viết:
”Đứng trước tình trạng gia tăng kỳ thị, bạo lực và loại trừ ở các nơi trên thế giới, việc nuôi dưỡng một nền văn hóa bao gồm có thể được coi như một trong những khát vọng chân thành nhất của dân chúng ở mọi nơi”.
Sứ điệp của Tòa Thánh nhìn nhận có những điều tích cực do sự hoàn cầu hóa mang lại cho thế giới, mở ra những biên cương mới, cung cấp những cơ hội phát triển, cơ may giáo dục và săn sóc sức khỏe tốt đẹp hơn, nhưng sự hoàn cầu hóa hiện nay chưa đạt được đối tượng chủ yếu là hội nhập dân chúng địa phương vào cộng đồng hoàn cầu. Đúng hơn, hoàn cầu hóa đã góp một phần lớn làm cho nhiều dân tộc đánh mất căn tính xã hội văn hóa, kinh tế và chính trị của mình.
”Những công hiệu tiêu cực của sự hoàn cầu hóa cũng ảnh hưởng tới các cộng đồng tôn giáo trên thế giới, vì các tôn giáo có liên hệ mật thiết với các nền văn hóa xung quanh. Hoàn cầu hóa góp phần làm phân hóa xã hội, gia tăng trào lưu duy tương đối, tôn giáo hỗn hợp và tư nhân hóa tôn giáo. Trào lưu tôn giáo cực đoan cũng như những xung đột về chủng tộc, bộ tộc và phe phái ở các nơi trên thế giới ngày nay phần lớn là những biểu hiện sự bất mãn, bất an và bấp bênh nơi dân chúng, nhất là những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, không được hưởng những thiện ích của sự hoàn cầu hóa.
Hội đồng Tòa Thánh cũng nhận xét rằng ”Những hậu quả tiêu cực của sự hoàn cầu hóa như sự lan tràn trào lưu duy vật và duy tiêu thụ làm cho dân chúng vị kỷ hơn, khao khát quyền lực và dửng dưng đối với các quyền, nhu cầu và đau khổ của người khác. Nói theo lời của ĐGH Phanxicô, đó là ”hoàn cầu hóa sự dửng dưng” khiến chúng ta dần dần lãnh đạm đối với những đau khổ của người khác và khép kín vào mình (Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới 2014). Sự dửng dưng ấy tạo nên nền văn hóa loại trừ, trong đó người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề và dễ bị tổn thương, bị chối bỏ các quyền lợi cũng như cơ may và tài nguyên mà các thành phần khác trong xã hội được hưởng..”
Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn kết luận rằng ”Vì thế, việc nuôi dưỡng một nền văn hóa bao gồm trở thành một lời kêu gọi chung và là một trách nhiệm chung mà chúng ta cần cấp thiết lãnh nhận. Đó là một dự phóng bao gồm những người quan tâm đến sự khỏe và sự sống còn của gia đình nhân loại trên trái đất này và cần được thi hành, mặc dù có những thế lực kéo dài nền văn hóa lại trừ” (SD 20-10-2014)
Trên đây là nội dung sứ điệp của Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn công bố hôm 20-10-2014, để chúc mừng các tín hữu Ấn giáo trên thế giới nhân lễ Deepavali, là lễ ánh sáng siêu việt, sẽ được cử hành vào ngày 23-10-2014. Sứ điệp mang chữ ký của ĐHY Chủ tịch Jean Louis Tauran và vị Tổng thư ký là Cha Mighuel Ángel Ayuso Guixot, người Tây Ban Nha, viết:
”Đứng trước tình trạng gia tăng kỳ thị, bạo lực và loại trừ ở các nơi trên thế giới, việc nuôi dưỡng một nền văn hóa bao gồm có thể được coi như một trong những khát vọng chân thành nhất của dân chúng ở mọi nơi”.
Sứ điệp của Tòa Thánh nhìn nhận có những điều tích cực do sự hoàn cầu hóa mang lại cho thế giới, mở ra những biên cương mới, cung cấp những cơ hội phát triển, cơ may giáo dục và săn sóc sức khỏe tốt đẹp hơn, nhưng sự hoàn cầu hóa hiện nay chưa đạt được đối tượng chủ yếu là hội nhập dân chúng địa phương vào cộng đồng hoàn cầu. Đúng hơn, hoàn cầu hóa đã góp một phần lớn làm cho nhiều dân tộc đánh mất căn tính xã hội văn hóa, kinh tế và chính trị của mình.
”Những công hiệu tiêu cực của sự hoàn cầu hóa cũng ảnh hưởng tới các cộng đồng tôn giáo trên thế giới, vì các tôn giáo có liên hệ mật thiết với các nền văn hóa xung quanh. Hoàn cầu hóa góp phần làm phân hóa xã hội, gia tăng trào lưu duy tương đối, tôn giáo hỗn hợp và tư nhân hóa tôn giáo. Trào lưu tôn giáo cực đoan cũng như những xung đột về chủng tộc, bộ tộc và phe phái ở các nơi trên thế giới ngày nay phần lớn là những biểu hiện sự bất mãn, bất an và bấp bênh nơi dân chúng, nhất là những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, không được hưởng những thiện ích của sự hoàn cầu hóa.
Hội đồng Tòa Thánh cũng nhận xét rằng ”Những hậu quả tiêu cực của sự hoàn cầu hóa như sự lan tràn trào lưu duy vật và duy tiêu thụ làm cho dân chúng vị kỷ hơn, khao khát quyền lực và dửng dưng đối với các quyền, nhu cầu và đau khổ của người khác. Nói theo lời của ĐGH Phanxicô, đó là ”hoàn cầu hóa sự dửng dưng” khiến chúng ta dần dần lãnh đạm đối với những đau khổ của người khác và khép kín vào mình (Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới 2014). Sự dửng dưng ấy tạo nên nền văn hóa loại trừ, trong đó người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề và dễ bị tổn thương, bị chối bỏ các quyền lợi cũng như cơ may và tài nguyên mà các thành phần khác trong xã hội được hưởng..”
Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn kết luận rằng ”Vì thế, việc nuôi dưỡng một nền văn hóa bao gồm trở thành một lời kêu gọi chung và là một trách nhiệm chung mà chúng ta cần cấp thiết lãnh nhận. Đó là một dự phóng bao gồm những người quan tâm đến sự khỏe và sự sống còn của gia đình nhân loại trên trái đất này và cần được thi hành, mặc dù có những thế lực kéo dài nền văn hóa lại trừ” (SD 20-10-2014)