Tòa Thánh mời gọi giúp đỡ thiết thực cho các Kitô hữu Thánh Địa
Vatican City (AsiaNews) - "Sự cô đơn chính là thời điểm cảm nhận mạnh mẽ" của các Kitô hữu nơi Thánh Địa, có thể "được vượt thắng bằng tình huynh đệ của chúng ta" và hỗ trợ cho sứ mạng của Giáo Hội ở những nơi này, mặc dù "một sứ vụ mục vụ cụ thể, đồng thời cung cấp sự phục vụ xã hội đáng khen ngợi dành cho tất cả mọi người mà không có ngoại lệ. Bằng cách này, tình huynh đệ, có thể vượt qua những chia rẽ và phân biệt đối xử, làm gia tăng và đưa ra động lực canh tân để đối thoại đại kết và hợp tác liên tôn, "vốn là công việc của hòa bình".
Bằng những lời lẽ này, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương yêu cầu các giám mục trên thế giới "đặt mình bên cạnh các Kitô hữu ở Giêrusalem, Israel và Palestine, cũng như các quốc gia gần họ - Jordan, Syria , Lebanon, Cyprus, Ai Cập - cùng nhau hình thành nên vùng đất được chúc phúc".
Đức Hồng y viết thêm rằng việc quyên góp cho các tín hữu của Thánh Địa là lúc mà "chúng ta chia sẻ mối bận tâm của Đức Thánh Cha "dành cho gười dân các nước mà sự thù nghịch và hành động bạo lực tiếp diễn, nhất là Syria và Thánh Địa" (Diễn văn trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh, ngày 9 tháng Giêng, 2012). Ngay sau đó, Đức Thánh Cha một lần nữa đã can thiệp nhiệt thành vào Syria, nhắc lại "lời kêu gọi cấp thiết chấm dứt bạo lực... vì lợi ích chung của toàn xã hội và khu vực" (kinh Truyền Tin, Chúa Nhật 12 Tháng Hai, 2012)"
Nhắc lại rằng việc quyên góp diễn ra theo truyền thống vào thứ Sáu trước lễ Phục Sinh, Đức Hồng Y Sandri cho hay "năm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh có vẻ phù hợp hơn bao giờ hết như là một dấu chỉ khó khăn của cả linh mục và tín hữu, vốn bị ràng buộc với những đau đớn của toàn bộ Trung Đông. Đối với các môn đệ của Chúa Kitô, sự thù địch thường như cơm bánh hàng ngày làm nuôi dưỡng đức tin và đôi khi tạo nên âm vang của việc tử vì đạo. Việc di dân Kitô giáo bị làm trầm trọng thêm bởi sự thiếu hòa bình, có xu hướng làm kiệt đi niềm hy vọng, thay vào đó là nỗi lo sợ phải đối mặt một mình với một tương lai mà dường như chỉ tồn tại sự bỏ rơi trong chính đất nước mình ".
"Tuy nhiên, như trường hợp của hạt lúa trong Tin Mừng (x. Ga 12,24), những thử thách gian nan của các Kitô hữu tại Thánh Địa không nghi ngờ gì nữa nhằm chuẩn bị cho một ngày mai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, bình minh của ngày mới này, đòi hỏi sự hỗ trợ về trường học, trợ giúp y tế, nhà ở quan trọng, nơi hội họp, và tất cả mọi thứ khác mà lòng quảng đại của Giáo Hội đã đặt ra. Đức tin thật tuyệt vời chúng ta khám phá nơi giới trẻ, những người làm chứng cho Tám Mối Phúc Thật và lòng yêu nước của họ, họ đã dấn thân làm việc cho công lý và hòa bình qua các phương tiện truyền giáo bất bạo động. Thật là niềm tự hào chính đáng và đức tin kiên vững được thông truyền bởi những người đưa ra lời hòa giải và tha thứ, để biết rằng đây là đáp trả đích thực với bạo lực và ngay cả lạm dụng quyền lực. Chúng ta có nhiệm vụ khôi phục di sản tinh thần mà chúng ta nhận được từ hai thiên niên kỷ qua nơi các Kitô hữu trung thành với chân lý đức tin. Chúng ta có thể và phải làm điều này bằng lời cầu nguyện, bằng cách hỗ trợ cụ thể, và bằng cuộc hành hương. Năm Đức Tin, đánh dấu kỷ niệm 50 năm của Công đồng Đại kết Vatican II, sẽ mang lại động lực đặc biệt cho chúng ta để dẫn bước chân chúng ta hướng về Vùng Đất đó, cuộc hành trình đầu tiên trong trái tim chúng ta qua các mầu nhiệm của đời sống Chúa Kitô cùng với Mẹ Thánh của Chúa".
Thư các của Đức Hồng Y đính kèm báo cáo của Quản Thủ Thánh Địa "tiếp tục không ngừng con đường của nhiều thế kỷ, bảo tồn và bảo vệ các Nơi Thánh trong Vùng Đất của Chúa Giêsu, giữ gìn phụng vụ trong các nhà thờ cách sống động, để hỗ trợ những người hành hương, tăng cường các công trình tông đồ để hỗ trợ các cộng đoàn Kitô hữu". Tài liệu chứa một danh sách các dự án, công trình được lên chương trình và thực hiện trong năm 2010/2011.
Lã Thụ Nhân
Vatican City (AsiaNews) - "Sự cô đơn chính là thời điểm cảm nhận mạnh mẽ" của các Kitô hữu nơi Thánh Địa, có thể "được vượt thắng bằng tình huynh đệ của chúng ta" và hỗ trợ cho sứ mạng của Giáo Hội ở những nơi này, mặc dù "một sứ vụ mục vụ cụ thể, đồng thời cung cấp sự phục vụ xã hội đáng khen ngợi dành cho tất cả mọi người mà không có ngoại lệ. Bằng cách này, tình huynh đệ, có thể vượt qua những chia rẽ và phân biệt đối xử, làm gia tăng và đưa ra động lực canh tân để đối thoại đại kết và hợp tác liên tôn, "vốn là công việc của hòa bình".
Bằng những lời lẽ này, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông Phương yêu cầu các giám mục trên thế giới "đặt mình bên cạnh các Kitô hữu ở Giêrusalem, Israel và Palestine, cũng như các quốc gia gần họ - Jordan, Syria , Lebanon, Cyprus, Ai Cập - cùng nhau hình thành nên vùng đất được chúc phúc".
Đức Hồng y viết thêm rằng việc quyên góp cho các tín hữu của Thánh Địa là lúc mà "chúng ta chia sẻ mối bận tâm của Đức Thánh Cha "dành cho gười dân các nước mà sự thù nghịch và hành động bạo lực tiếp diễn, nhất là Syria và Thánh Địa" (Diễn văn trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh, ngày 9 tháng Giêng, 2012). Ngay sau đó, Đức Thánh Cha một lần nữa đã can thiệp nhiệt thành vào Syria, nhắc lại "lời kêu gọi cấp thiết chấm dứt bạo lực... vì lợi ích chung của toàn xã hội và khu vực" (kinh Truyền Tin, Chúa Nhật 12 Tháng Hai, 2012)"
Nhắc lại rằng việc quyên góp diễn ra theo truyền thống vào thứ Sáu trước lễ Phục Sinh, Đức Hồng Y Sandri cho hay "năm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh có vẻ phù hợp hơn bao giờ hết như là một dấu chỉ khó khăn của cả linh mục và tín hữu, vốn bị ràng buộc với những đau đớn của toàn bộ Trung Đông. Đối với các môn đệ của Chúa Kitô, sự thù địch thường như cơm bánh hàng ngày làm nuôi dưỡng đức tin và đôi khi tạo nên âm vang của việc tử vì đạo. Việc di dân Kitô giáo bị làm trầm trọng thêm bởi sự thiếu hòa bình, có xu hướng làm kiệt đi niềm hy vọng, thay vào đó là nỗi lo sợ phải đối mặt một mình với một tương lai mà dường như chỉ tồn tại sự bỏ rơi trong chính đất nước mình ".
"Tuy nhiên, như trường hợp của hạt lúa trong Tin Mừng (x. Ga 12,24), những thử thách gian nan của các Kitô hữu tại Thánh Địa không nghi ngờ gì nữa nhằm chuẩn bị cho một ngày mai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, bình minh của ngày mới này, đòi hỏi sự hỗ trợ về trường học, trợ giúp y tế, nhà ở quan trọng, nơi hội họp, và tất cả mọi thứ khác mà lòng quảng đại của Giáo Hội đã đặt ra. Đức tin thật tuyệt vời chúng ta khám phá nơi giới trẻ, những người làm chứng cho Tám Mối Phúc Thật và lòng yêu nước của họ, họ đã dấn thân làm việc cho công lý và hòa bình qua các phương tiện truyền giáo bất bạo động. Thật là niềm tự hào chính đáng và đức tin kiên vững được thông truyền bởi những người đưa ra lời hòa giải và tha thứ, để biết rằng đây là đáp trả đích thực với bạo lực và ngay cả lạm dụng quyền lực. Chúng ta có nhiệm vụ khôi phục di sản tinh thần mà chúng ta nhận được từ hai thiên niên kỷ qua nơi các Kitô hữu trung thành với chân lý đức tin. Chúng ta có thể và phải làm điều này bằng lời cầu nguyện, bằng cách hỗ trợ cụ thể, và bằng cuộc hành hương. Năm Đức Tin, đánh dấu kỷ niệm 50 năm của Công đồng Đại kết Vatican II, sẽ mang lại động lực đặc biệt cho chúng ta để dẫn bước chân chúng ta hướng về Vùng Đất đó, cuộc hành trình đầu tiên trong trái tim chúng ta qua các mầu nhiệm của đời sống Chúa Kitô cùng với Mẹ Thánh của Chúa".
Thư các của Đức Hồng Y đính kèm báo cáo của Quản Thủ Thánh Địa "tiếp tục không ngừng con đường của nhiều thế kỷ, bảo tồn và bảo vệ các Nơi Thánh trong Vùng Đất của Chúa Giêsu, giữ gìn phụng vụ trong các nhà thờ cách sống động, để hỗ trợ những người hành hương, tăng cường các công trình tông đồ để hỗ trợ các cộng đoàn Kitô hữu". Tài liệu chứa một danh sách các dự án, công trình được lên chương trình và thực hiện trong năm 2010/2011.
Lã Thụ Nhân