Atlanta- Hoa Kỳ: Phản ứng thế giới đối với bệnh liệt kháng Siđa "vừa gây cảm hứng vừa kinh tởm". Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory cai quản TGP Atlanta đã giảng trong Thánh Lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ Lộ Đức tại Atlanta- Hoa Kỳ vào ngày 1/12 là ngày Thế Giới chống bệnh Siđa. Giáo xứ đã có ban mục vụ tích cực cho bệnh Siđa được mang danh Simon's Call. Đức Tổng Giám Mục Gregory giảng "sự lưu tâm đang gia tăng cho căn bệnh này là một dấu hiệu gia tăng sự tỉnh thức nỗi đau đớn mà cơn dịch tể này đã đặt trong tâm khảm gia đình nhân loại". "Nhưng cũng còn có một viễn tượng chướng mắt mà chúng ta không thể lơ là hay khước từ.. Nhiều người vẫn muốn từ khước lòng trắc ẩn của họ vì thành kiến mà nó tiếp tục là một ảnh hưởng tồn tại của tội oán ghét và kỳ thị". "Chúng ta ôm lấy trong vòng tay những con người này là những người tiếp tục chịu đựng căn bệnh này và những hậu quả của nó.. Chúng ta cũng cầu nguyện để làm mềm mỏng trái tim con người biết tỏ lòng thương xót hơn trong sự chăm sóc cho những người cần đến lòng liên đới của chúng ta nhất".
Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory tại TGP Atlanta, Ngài cũng nguyên là vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ vừa qua.
***
Trong những ngày kết thúc năm phụng vụ, Lời Chúa cống hiến những quan hệ phong phú liên quan tới những viễn ảnh để chúng ta xét lại. Thánh Gioan Thánh Sử đã chia sẻ những thị kiến khải huyền đến thời đại cuối cùng- những thị kiến và những sự xảy ra cùng lúc vừa mang lại sự thích thú và sự sợ hãi nữa. Tin Mừng Chúa Giêsu trong buổi chiều này cảnh giác các môn đệ hãy lưu ý đến những sự việc mà các ngài thấy chung quanh mình- hay nói một cách khác là hãy đọc những dấu chỉ thời đại. Cả chúng ta nữa vì chúng ta là những môn đệ ngày hôm nay phải tỉnh táo đến những dấu chỉ thời đại chúng ta đang sống.
Một trong những dấu chỉ đó cũng giống những thị kiến của Thánh Gioan mà chúng ta vừa mới nghe, lừa đảo và báo động cùng xảy ra một lúc, đó là phản ứng toàn cầu đến sự lan tràn liên tục của căn bệnh liệt kháng HIV/Siđa. Chúng ta đang sống với thực tại này tại Hoa Kỳ tới nay đã 25 năm, và những phản ứng của chúng ta tới căn bệnh và tới nỗi đau đớn nó đã để lại, vừa gây cảm hứng vừa kinh tởm.
Cảm tạ Thiên Chúa vì giờ đây chúng ta có thể nói đến HIV- Siđa là một căn bệnh mà nó không gây và tác động trong sự kỳ thị. Nó đã ảnh hưởng đến đời sống của thơ nhi trong bụng mẹ, các bệnh nhân bị nhiễm qua đường truyền máu tại bệnh viện, những người nam và nữ, những con người thuộc mọi tầng lớp, tuổi tác, chủng tộc và cộng đoàn sắc dân.
Sự lưu tâm đang gia tăng đến căn bệnh này là một dấu chỉ gia tăng sự tỉnh thức nỗi đau đớn mà cơn dịch tễ này đã đặt trong tâm khảm gia đình nhân loại- sự cảnh tỉnh gia tăng này cũng là một dấu chỉ tình liên đới mà tất cả con người phải cảm nghiệm trong khi tiếp tục tìm kiếm sự chữa trị cho căn bệnh và an ủi tới những người mà cuộc đời họ đã bị đánh động tới.
Nhưng cũng còn có một viễn cảnh chướng mắt mà chúng ta không thể lơ là hay khước từ. Một số người vẫn mong ước nhằm không đếm xỉa tới HIV- Siđa đã truyền đi như thế nào và loại ra khỏi sự hiện diện của những người đã chịu đau khổ một cách bất xứng. Một số người khác vẫn muốn khước từ lòng trắc ẩn của họ vì những thành kiến mà nó tiếp tục là một ảnh hưởng tồn tại của tội oán ghét và kỳ thị. Thế giới đã sống với vi khuẩn HIV và bệnh Siđa trong vòng 25 năm qua; tuy nhiên chúng ta đang sống với những thái độ hành vi cố chấp như thế cho toàn lịch sử nhân loại.
Buổi chiều nay, trong lời cầu nguyện và trong bí tích Thánh Thể, chúng ta ôm lấy trong vòng tay những người mà họ tiếp tục chịu đựng đến căn bệnh này và những hậu quả của nó, dù đối với cá nhân họ hay vì một trong những người thân của họ chịu đựng hay bị chết cho cơn dịch tễ này. Chúng ta cũng cầu xin một sự mềm mỏng nơi trái tim con người có lòng thương xót hơn trong sự chăm sóc tới những người cần đến lòng liên đới của chúng ta nhất.
Thế giới chúng ta đang thay đổi vì HIV/ Siđa, và chúng ta tiếp tục cần thay đổi trái tim chúng ta để đáp lại trong tình yêu đến những người mà cuộc sống của họ bị đảo lộn trước thực tại mới này.
Vô số tên tuổi của những người đã chết vì bệnh Siđa dọn cho chúng ta như là một sự nhắc nhở cách bí tích đến cuộc sống bị cất khỏi chúng ta vì căn bệnh liệt kháng này. Bất cứ nơi đâu được tỏ ra nó gợi lên một viễn ảnh kinh ngạc, khiếp sợ và thương tiếc vì quá nhiều người có tài năng lạ lùng và đầy khí thế đã bị cất đi khỏi chúng ta vì căn bệnh này- và cho thấy sự miễn cưỡng rất thường xảy ra nơi chính chúng ta để đáp lại trong phong cách động lòng thương tới bệnh liệt kháng này.
Giáo Hội Công Giáo địa phương và hoàn vũ có thể đưa ra một khuôn mặt thương xót mặc dầu chưa thật hoàn hảo như là một dấu chỉ niềm hy vọng và là một nguồn hãnh diện cho chúng ta. Thật tốt nhất cho tất cả nếu HIV-Siđa không phải là một yếu tố đến đời sống cho bất kỳ một ai, nhưng trong thế giới chúng ta đang sống tôi cám ơn sâu xa đến con người có lòng thiện chí là những người cung cấp cho một viễn tượng hy vọng, ân cần và cảm thương tới những ai đang sống trong căn bệnh này và tới những ai khóc thương cho một người thân vì sự đau ốm này.
Tất cả những người này, nhiều người trong họ hiện diện trong Thánh Lễ này và nhiều người khác từ di sản đức tin trong Tổng Giáo Phận Atlanta, cung cấp cho tất cả chúng ta một thị kiến Đức Kitô vừa can đảm vừa thử thách, giống rất nhiều tới những chủ đề từ Lời Chúa rất trổi vượt trong những thời gian này trong năm phụng vụ. Ước gì chúng ta bước vào năm mới với nhiều hy vọng hơn là sợ hãi, nhiều tình yêu hơn oán thù, nhiều lòng thương xót hơn thờ ơ lãnh đạm và nhiều lý trí để tin trong phẩm giá của tất cả mọi người nam và nữ hơn là những mẫu mực phản bội lại phẩm giá chung đó.
(Ngọc Loan chuyển ngữ)
Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory tại TGP Atlanta, Ngài cũng nguyên là vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ vừa qua.
***
TGM Gregory chúc lành bệnh nhân mắc bệnh Siđa |
Một trong những dấu chỉ đó cũng giống những thị kiến của Thánh Gioan mà chúng ta vừa mới nghe, lừa đảo và báo động cùng xảy ra một lúc, đó là phản ứng toàn cầu đến sự lan tràn liên tục của căn bệnh liệt kháng HIV/Siđa. Chúng ta đang sống với thực tại này tại Hoa Kỳ tới nay đã 25 năm, và những phản ứng của chúng ta tới căn bệnh và tới nỗi đau đớn nó đã để lại, vừa gây cảm hứng vừa kinh tởm.
Cảm tạ Thiên Chúa vì giờ đây chúng ta có thể nói đến HIV- Siđa là một căn bệnh mà nó không gây và tác động trong sự kỳ thị. Nó đã ảnh hưởng đến đời sống của thơ nhi trong bụng mẹ, các bệnh nhân bị nhiễm qua đường truyền máu tại bệnh viện, những người nam và nữ, những con người thuộc mọi tầng lớp, tuổi tác, chủng tộc và cộng đoàn sắc dân.
Sự lưu tâm đang gia tăng đến căn bệnh này là một dấu chỉ gia tăng sự tỉnh thức nỗi đau đớn mà cơn dịch tễ này đã đặt trong tâm khảm gia đình nhân loại- sự cảnh tỉnh gia tăng này cũng là một dấu chỉ tình liên đới mà tất cả con người phải cảm nghiệm trong khi tiếp tục tìm kiếm sự chữa trị cho căn bệnh và an ủi tới những người mà cuộc đời họ đã bị đánh động tới.
Nhưng cũng còn có một viễn cảnh chướng mắt mà chúng ta không thể lơ là hay khước từ. Một số người vẫn mong ước nhằm không đếm xỉa tới HIV- Siđa đã truyền đi như thế nào và loại ra khỏi sự hiện diện của những người đã chịu đau khổ một cách bất xứng. Một số người khác vẫn muốn khước từ lòng trắc ẩn của họ vì những thành kiến mà nó tiếp tục là một ảnh hưởng tồn tại của tội oán ghét và kỳ thị. Thế giới đã sống với vi khuẩn HIV và bệnh Siđa trong vòng 25 năm qua; tuy nhiên chúng ta đang sống với những thái độ hành vi cố chấp như thế cho toàn lịch sử nhân loại.
Buổi chiều nay, trong lời cầu nguyện và trong bí tích Thánh Thể, chúng ta ôm lấy trong vòng tay những người mà họ tiếp tục chịu đựng đến căn bệnh này và những hậu quả của nó, dù đối với cá nhân họ hay vì một trong những người thân của họ chịu đựng hay bị chết cho cơn dịch tễ này. Chúng ta cũng cầu xin một sự mềm mỏng nơi trái tim con người có lòng thương xót hơn trong sự chăm sóc tới những người cần đến lòng liên đới của chúng ta nhất.
Thế giới chúng ta đang thay đổi vì HIV/ Siđa, và chúng ta tiếp tục cần thay đổi trái tim chúng ta để đáp lại trong tình yêu đến những người mà cuộc sống của họ bị đảo lộn trước thực tại mới này.
Vô số tên tuổi của những người đã chết vì bệnh Siđa dọn cho chúng ta như là một sự nhắc nhở cách bí tích đến cuộc sống bị cất khỏi chúng ta vì căn bệnh liệt kháng này. Bất cứ nơi đâu được tỏ ra nó gợi lên một viễn ảnh kinh ngạc, khiếp sợ và thương tiếc vì quá nhiều người có tài năng lạ lùng và đầy khí thế đã bị cất đi khỏi chúng ta vì căn bệnh này- và cho thấy sự miễn cưỡng rất thường xảy ra nơi chính chúng ta để đáp lại trong phong cách động lòng thương tới bệnh liệt kháng này.
Giáo Hội Công Giáo địa phương và hoàn vũ có thể đưa ra một khuôn mặt thương xót mặc dầu chưa thật hoàn hảo như là một dấu chỉ niềm hy vọng và là một nguồn hãnh diện cho chúng ta. Thật tốt nhất cho tất cả nếu HIV-Siđa không phải là một yếu tố đến đời sống cho bất kỳ một ai, nhưng trong thế giới chúng ta đang sống tôi cám ơn sâu xa đến con người có lòng thiện chí là những người cung cấp cho một viễn tượng hy vọng, ân cần và cảm thương tới những ai đang sống trong căn bệnh này và tới những ai khóc thương cho một người thân vì sự đau ốm này.
Tất cả những người này, nhiều người trong họ hiện diện trong Thánh Lễ này và nhiều người khác từ di sản đức tin trong Tổng Giáo Phận Atlanta, cung cấp cho tất cả chúng ta một thị kiến Đức Kitô vừa can đảm vừa thử thách, giống rất nhiều tới những chủ đề từ Lời Chúa rất trổi vượt trong những thời gian này trong năm phụng vụ. Ước gì chúng ta bước vào năm mới với nhiều hy vọng hơn là sợ hãi, nhiều tình yêu hơn oán thù, nhiều lòng thương xót hơn thờ ơ lãnh đạm và nhiều lý trí để tin trong phẩm giá của tất cả mọi người nam và nữ hơn là những mẫu mực phản bội lại phẩm giá chung đó.
(Ngọc Loan chuyển ngữ)