Thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả mẫu gương của các chủ chăn và giời lãnh đạo xã hội
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với hơn 2000 tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật hôm qua tại dinh thự nghỉ mát Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cầu mong mọi người, đặc biệt là các chủ chăn trong Giáo Hội và giới chức lãnh đạo xã hội, noi gương khiêm nhường phục vụ của thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả, Tiến Sĩ Giáo Hội.
Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: ”Anh chị em thân mến, hôm nay mùng 3 tháng 9 Lịch phụng vụ Roma kỷ niệm thánh Gregorio Cả, Giáo Hoàng Tiến Sĩ Hội Thánh, sinh khoảng năm 540 và qua đời năm 604. Gương mặt đặc biệt, hầu như duy nhất của người là một thí dụ cho các Chủ Chăn cũng như các giới lãnh đạo cuộc sống công cộng. Thật thế Đức Gregorio Cả trước hết đã là đô trưởng rồi Giám Mục Roma. Như là quan của triều đình, người đặc biệt có khả năng hành chánh và sự vẹn toàn luân lý đạo đức, đến độ chỉ mới 30 tuổi mà người đã giữ chức vụ dân sự cao nhất thời bấy giờ là quan đô trưởng thành phố. Nhưng trong thâm tâm, người chỉ nghĩ tới ơn gọi viện tu. Khi thân phụ qua đời năm 574, người bắt đầu sống đời viện tu. Luật dòng Biển Đức trở thành cơ cấu chỉ huy toàn cuộc sống của người. Cả khi được Đức Giáo Hoàng gửi làm đặc sứ sang hoàng đế đông phương ở Constantinople, người vẫn giữ cung cách sống của một tu sĩ viện tu, đơn sơ và khó nghèo.
Khi được triệu vời về Roma, mặc dù đang sống đời tu sĩ người đã là cộng sự viên thân tín của Đức Giáo Hoàng Pelagio II và khi Đức Giáo Hoàng qua đời vì bệnh dịch hạch, Đức Gregorio đã được mọi người tung hô như người kế vị. Người tìm mọi cách tránh né chức vụ đó, nhưng sau cùng phải chấp nhận và buồn lòng rời tu viện, để tận hiến cho cộng đoàn, với ý thức là mình chu toàn một bổn phận và chỉ là một ”tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa”. Người đã viết trong Luật Mục Vụ như sau: ”Thật là không thực sự khiếm tốn, người hiểu rằng mình có bổn phận hướng dẫn người khác do ý muốn của Thiên Chúa, nhưng vẫn khinh chê nhiệm vụ cao cả đó. Nhưng nếu người ấy phục tùng sự định đoạt của Thiên Chúa, thôi không cố chấp và đã được chuẩn bị với các ơn sinh ích lợi cho người khác, khi bị áp đặt bởi chức vụ cao cả nhất của việc hướng dẫn các linh hồn, thì con tim phải trốn chạy chức vụ đó, nhưng người ấy dù miễn cưỡng cũng phải chấp nhận chức vụ này” (Regola pastorale, I,6). Với sự nhìn xa thấy rộng có tính cách ngôn sứ Đức Giáo Hoàng Gregorio trực giác được rằng, nhờ sức mạnh quy tụ và nâng cao luân lý của Kitô giáo, một nền văn hóa mới đang nảy sinh từ sự gặp gỡ giữa gia tài nền văn hóa Roma và các dân tộc khác gọi là ”dân rợ”. Phong trào viện tu vén mở cho thấy một sự phong phú không chỉ đối với Giáo Hội, mà cả đối với toàn thể xã hội nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ về gương mặt của thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: Là người có sức khỏe yếu kém, nhưng có thể chất luân lý mạnh mẽ, thánh Gregorio Cả đã có các hoạt động mục vụ và dân sự sâu đậm. Người đã để lại nhiều thư từ, các bài giảng tuyệt diệu và một cuốn chú giải sách ông Giốp, các sáng tác về cuộc đời thánh Biển Đức, ngoài ra còn có các văn bản phụng vụ và việc canh cải thánh ca, đươc gọi theo tên của người là bình ca ”gregoriano”. Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của thánh nhân chắc chắn là cuốn ”Luật Mục Vụ” như đã nhắc đến trên đây. Đối với hàng giáo sĩ nó cũng quan trọng y như Luật của thánh Biển Đức đối với các tu sĩ thời Trung Cổ”. Và Đức Thánh Cha tóm gọn ý chính của tác phẩm đó như sau: ”Cuộc sống của vị người chăn dắt các linh hồn phải là một tổng hợp quân bình của sự chiêm niệm và hoạt động, được linh hoạt bởi tình yêu thương, nó đạt các đỉnh cao nhất, khi cúi xuống trên các đau đớn sâu thẳm của người khác. Khả năng cúi xuống trên sự bần cùng của người khác là thước đo sức mạnh của lòng hăng say hướng tới tha nhân” (II, 5). Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II đã lấy hứng từ giáo huấn luôn luôn thời sự này của thánh nhân để vạch ra hình ảnh của vị Chủ Chăn trong thời đại chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Trinh Nữ Maria để cho các Chủ Chăn của Giáo Hội và các các vị hữu trách các cơ cấu dân sự biết noi theo gương sống của thánh Gregorio Cả.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người. Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Bằng tiếng Pháp ngài cầu chúc tín hữu nghe lời thánh Giacôbê khuyên nhủ khiêm tốn tiếp nhận lời Chúa và đem ra thực hành và phục vụ Chúa trong các anh chị em bé nhỏ nhất.
Chào các tín hữu nói tiếng Đức Đức Thánh Cha nói ai muốn chu toàn thánh ý Chúa thì không được bằng lòng với việc làm bề ngoai, mà phải mở rộng tâm lòng cho Chúa, để cho Chúa thanh tẩy, củng cố và trao ban sự sống đích thực cho. Đức Thánh Cha hẹn gặp lại họ tuần tới tại Bavière bên Đức. (Radio Vatican)
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với hơn 2000 tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật hôm qua tại dinh thự nghỉ mát Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cầu mong mọi người, đặc biệt là các chủ chăn trong Giáo Hội và giới chức lãnh đạo xã hội, noi gương khiêm nhường phục vụ của thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả, Tiến Sĩ Giáo Hội.
Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: ”Anh chị em thân mến, hôm nay mùng 3 tháng 9 Lịch phụng vụ Roma kỷ niệm thánh Gregorio Cả, Giáo Hoàng Tiến Sĩ Hội Thánh, sinh khoảng năm 540 và qua đời năm 604. Gương mặt đặc biệt, hầu như duy nhất của người là một thí dụ cho các Chủ Chăn cũng như các giới lãnh đạo cuộc sống công cộng. Thật thế Đức Gregorio Cả trước hết đã là đô trưởng rồi Giám Mục Roma. Như là quan của triều đình, người đặc biệt có khả năng hành chánh và sự vẹn toàn luân lý đạo đức, đến độ chỉ mới 30 tuổi mà người đã giữ chức vụ dân sự cao nhất thời bấy giờ là quan đô trưởng thành phố. Nhưng trong thâm tâm, người chỉ nghĩ tới ơn gọi viện tu. Khi thân phụ qua đời năm 574, người bắt đầu sống đời viện tu. Luật dòng Biển Đức trở thành cơ cấu chỉ huy toàn cuộc sống của người. Cả khi được Đức Giáo Hoàng gửi làm đặc sứ sang hoàng đế đông phương ở Constantinople, người vẫn giữ cung cách sống của một tu sĩ viện tu, đơn sơ và khó nghèo.
Khi được triệu vời về Roma, mặc dù đang sống đời tu sĩ người đã là cộng sự viên thân tín của Đức Giáo Hoàng Pelagio II và khi Đức Giáo Hoàng qua đời vì bệnh dịch hạch, Đức Gregorio đã được mọi người tung hô như người kế vị. Người tìm mọi cách tránh né chức vụ đó, nhưng sau cùng phải chấp nhận và buồn lòng rời tu viện, để tận hiến cho cộng đoàn, với ý thức là mình chu toàn một bổn phận và chỉ là một ”tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa”. Người đã viết trong Luật Mục Vụ như sau: ”Thật là không thực sự khiếm tốn, người hiểu rằng mình có bổn phận hướng dẫn người khác do ý muốn của Thiên Chúa, nhưng vẫn khinh chê nhiệm vụ cao cả đó. Nhưng nếu người ấy phục tùng sự định đoạt của Thiên Chúa, thôi không cố chấp và đã được chuẩn bị với các ơn sinh ích lợi cho người khác, khi bị áp đặt bởi chức vụ cao cả nhất của việc hướng dẫn các linh hồn, thì con tim phải trốn chạy chức vụ đó, nhưng người ấy dù miễn cưỡng cũng phải chấp nhận chức vụ này” (Regola pastorale, I,6). Với sự nhìn xa thấy rộng có tính cách ngôn sứ Đức Giáo Hoàng Gregorio trực giác được rằng, nhờ sức mạnh quy tụ và nâng cao luân lý của Kitô giáo, một nền văn hóa mới đang nảy sinh từ sự gặp gỡ giữa gia tài nền văn hóa Roma và các dân tộc khác gọi là ”dân rợ”. Phong trào viện tu vén mở cho thấy một sự phong phú không chỉ đối với Giáo Hội, mà cả đối với toàn thể xã hội nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ về gương mặt của thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: Là người có sức khỏe yếu kém, nhưng có thể chất luân lý mạnh mẽ, thánh Gregorio Cả đã có các hoạt động mục vụ và dân sự sâu đậm. Người đã để lại nhiều thư từ, các bài giảng tuyệt diệu và một cuốn chú giải sách ông Giốp, các sáng tác về cuộc đời thánh Biển Đức, ngoài ra còn có các văn bản phụng vụ và việc canh cải thánh ca, đươc gọi theo tên của người là bình ca ”gregoriano”. Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của thánh nhân chắc chắn là cuốn ”Luật Mục Vụ” như đã nhắc đến trên đây. Đối với hàng giáo sĩ nó cũng quan trọng y như Luật của thánh Biển Đức đối với các tu sĩ thời Trung Cổ”. Và Đức Thánh Cha tóm gọn ý chính của tác phẩm đó như sau: ”Cuộc sống của vị người chăn dắt các linh hồn phải là một tổng hợp quân bình của sự chiêm niệm và hoạt động, được linh hoạt bởi tình yêu thương, nó đạt các đỉnh cao nhất, khi cúi xuống trên các đau đớn sâu thẳm của người khác. Khả năng cúi xuống trên sự bần cùng của người khác là thước đo sức mạnh của lòng hăng say hướng tới tha nhân” (II, 5). Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II đã lấy hứng từ giáo huấn luôn luôn thời sự này của thánh nhân để vạch ra hình ảnh của vị Chủ Chăn trong thời đại chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Trinh Nữ Maria để cho các Chủ Chăn của Giáo Hội và các các vị hữu trách các cơ cấu dân sự biết noi theo gương sống của thánh Gregorio Cả.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người. Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Bằng tiếng Pháp ngài cầu chúc tín hữu nghe lời thánh Giacôbê khuyên nhủ khiêm tốn tiếp nhận lời Chúa và đem ra thực hành và phục vụ Chúa trong các anh chị em bé nhỏ nhất.
Chào các tín hữu nói tiếng Đức Đức Thánh Cha nói ai muốn chu toàn thánh ý Chúa thì không được bằng lòng với việc làm bề ngoai, mà phải mở rộng tâm lòng cho Chúa, để cho Chúa thanh tẩy, củng cố và trao ban sự sống đích thực cho. Đức Thánh Cha hẹn gặp lại họ tuần tới tại Bavière bên Đức. (Radio Vatican)