Khai lược về tác phẩm “Dẫn Vào Đức Tin Kitô Giáo”
"Introduction to Christianity" by Joseph Cardinal Ratzinger - Pope Benedict XVI
<1>Giai thoại về Chú Bé trên bãi biển… từ thời Thánh Augustinô… đến bộ Lễ Phục của ĐTC Benedictô XVI trong ngày Lễ đăng quang Giáo Hoàng: trên mũ Ngài là hình của một chiếc vỏ sò lớn, chiếm hầu hết bề mặt của chiếc mũ. Trên áo lễ của Ngài mang chi chít hình của vô số vỏ sò, viền áo là một dãy vỏ sò nối kết liên tiếp nhau...
Ngoài ý nghĩa lữ hành (pilgrimage), hình ảnh vỏ sò bao phủ bộ Lễ Phục của ĐTC trước hàng trăm triệu khán giả khắp hoàn cầu nhắc tới giai thoại về Thánh Augustinô: khi Ngài đang bách bộ trên bãi biển và suy tư về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thì Ngài nhìn thấy một chú bé đang dùng chiếc vỏ sò múc nước biển đổ vào một lỗ cát...Khi được hỏi thì chú bé trả lời là chú muốn múc hết nước đại dương đổ vào đó. Thánh Augustinô mới thốt lên: Làm sao được!
Nhưng chú bé đáp lại ngay: việc tôi làm còn dễ hơn điều ông đang suy nghĩ trong đầu!
Từ đó, chiếc vỏ sò trở thành biểu tượng của Thánh Augustinô. Với biểu tượng này trên lễ phục, ĐTC Benedictô XVI muốn gợi ý tôn phong ảnh hưởng của Thánh Augustinô trên toàn hệ tư tưởng của vị Tân Giáo Hoàng. Luận án tiến sĩ thần học của Ngài bàn về: "Dân Chúa và Nhà Chúa" (People of God and House of God), là ý niệm khó hiểu nhất trong hệ tư tưởng của Thánh Augustinô. Bên cạnh đó, bộ lễ phục của ĐGH cũng là một lời nguyện xin, trong tâm tình "Tình yêu Chúa bao la vô tận...Tay con nhỏ bé đón sao cho vừa": Xin đổ tràn đại dương mênh mông của Tình Yêu Thiên Chúa trên toàn thân con...
Một Nỗi Tình Cờ…
Cách nay hơn ba năm, vào một buổi sáng, khi đến giúp phụ trách gian hàng thức ăn Việt Nam cho ngày Festival tại CĐGX địa phương, chúng tôi tình cờ gặp một cụ già ngồi ở gian hàng kế bên, bày bán nguyên tủ sách của ông để giúp gây quỹ cho trường học tại GX. Phần lớn các sách của ông bao gồm một số tác giả nổi tiếng như: Henry Nouwen, Scott Hahn, Richard Neuhaus, John Henry Newman… Tôi mua trọn nguyên thùng vì ông cụ bán rất rẻ, chỉ có $1 - $2 một cuốn!
Hết ngày, khi về nhà soạn sách ra thì tôi nhặt được cuốn “The Spirit of the Liturgy” của Joseph Cardinal Ratzinger.
Thú thật, bản thân chúng tôi nghe đến danh ĐHY Ratzinger đã bao năm, nhưng chưa bao giờ dám đọc một cuốn sách nào do Ngài viết cả, đơn giản vì thiển nghĩ chỉ có những bộ óc hàn lâm mới hiểu được. Tuy nhiên, khi lần dở vào các trang trong cuốn sách nói trên, chúng tôi đã khám phá những điều ngạc nhiên rất thú vị, là tác giả Ratzinger có lối giải thích rất dễ hiểu, giản lược và rất hợp lý, bắt nguồn từ Thánh Kinh và các Thánh Phụ.
Ví dụ, Ngài viết, khi bước vào bất cứ Thánh Đường nào, chúng ta cũng nhìn thấy tượng Chúa Chịu Nạn trên Thánh Giá. Bức tượng này diễn tả trọn vẹn ý nghĩa hai điều răn trọng nhất trong đạo Công Gíáo: Kính mến Chúa và Yêu thương người.
• Kính mến Chúa: Hai cánh tay vươn lên của Đức Kitô, theo các Thánh Phụ, là dấu hiệu thờ phượng Thiên Chúa, và cũng là dấu hiệu đặt ý Chúa trước ý riêng của mình, như Chúa Giêsu trong Vườn Gethsemane.
• Yêu thương người: Hai cánh tay dang rộng của Đức Kitô là dấu hiệu đón nhận mọi người, một cử chỉ thân thiện, vô bạo lực (non-violence) [John 12:32].
Cũng với lối giải thích đơn giản và logic như thế, Ngài tuần tự đi vào ý nghĩa của các cung cách phụng vụ mà chúng ta thực hành, đặc biệt trong mỗi Thánh Lễ, như động tác quỳ, động tác đứng khi chúng ta tuyên xưng Đức Tin: đứng vững để hiểu (standing to Under-standing…)
Các ấn tượng sơ khởi về ĐTC Benedictô XVI qua tác giả Peter Seewald:
• Cái nhìn soi xoáy (Ratzinger’s gaze): đây là cái nhìn bẩm sinh, ngay cả những bức hình từ thuở trẻ th? đã có. Peter Seewald tả rằng đây là cái nhìn thấu suốt từ thiên đàng đến trần thế, và khi Ngài dừng ánh mắt đó lại tại một chốn mông lung nào đó, thì chính là lúc Ngài tập trung tư tưởng nhiều nhất để luận giải một vấn đề;
• Sự khiêm cung ngoại thường;
• Cung cách đơn sơ trẻ thơ;
• Sự hiểu biết sâu xa về những hiểm họa mà thế giới sẽ và đang đối diện. Ví dụ, cách nay trên ba mươi năm, Ngài đã viết về sự xoá mờ lành răn của phái tính sẽ dẫn đến hôn nhân đồng tính. Và cách nay trên hai mươi năm Ngài đã cảnh cáo về hậu quả của thần học giải phóng: nếu tư tưởng đó bén rễ vào Hồi Giáo, nó sẽ dẫn tới bạo lực. Nay chúng ta đang chứng kiến những thực tại đó trên thế giới;
• Một trí nhớ “khủng khiếp”: bộ óc của Ngài là một bộ nhớ khổng lồ. Từ kho tàng trí nhớ này, như được biểu hiện qua ánh mắt, Ngài có thể lướt qua và chọn lựa những dẫn chứng chính xác từ Kinh Thánh cũng như lịch sử, xuyên qua các tư tưởng triết học, thần học, lịch sử... từ thời cổ đại đến hiện đại;
• Phong cách giải thích những vấn đề phức tạp dựa vào các sự kiện nguyên thủy trong Thánh Kinh và từ các Thánh Phụ và Giáo Phụ. Ví dụ vấn đề nữ quyền và truyền chức LM cho Nữ giới: Ngài giải thích, trong Bữa Tiệc Ly, tất cả các tông đồ đều là Nam giới. Hơn nữa, nếu hiểu cho đúng, thì vai trò của Đức Maria cao hơn vai trò của Thánh Phêrô. Và sau cùng, Ngài không có thẩm quyền để đổi Kinh Lạy Cha thành Kinh Lạy Mẹ!
Bối cảnh ra đời của cuốn sách:
Vào năm 1968, một GS Thần Học tại ĐH Regensburg đã viết một tập khảo luận khiêm nhường bàn về Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ với tựa đề: “Dẫn Vào Đức Tin Kitô Giáo”. Nhưng sau khi ra đời thì tác động của tập sách này không có gì là khiêm nhường cả.
Cuốn sách này đã thu hút ĐGH Phaolô VI đến nỗi Ngài đã đặt tác giả của nó làm GM Munich và ba tháng sau đó nâng ông lên hồng y. Và chỉ vài năm sau đó, khi lên ngôi, Đức Tân GH Gioan Phaolô II đã mời vị tác giả này đến Rôma để dẫn dắt Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin.
Vị tác giả này chẳng ai khác hơn là ĐHY Ratzinger, nay là ĐGH Bênêdictô XVI.
Chẳng có mấy cuốn sách thay đổi được lịch sử, nhưng cuốn sách này hẳn nhiên đã làm điều đó, cho chính tác giả cũng như cả Giáo Hội hoàn vũ.
Điều làm cho cuốn sách trổi vượt không phải chỉ do từ việc tác giả dùng Kinh Tin Kính để giải thích về Đức Tin Kitô Giáo hoặc do từ sự phân tích cấp thiết về não trạng thế tục hiện đại và sự vô tín ngưỡng. Điều quan trọng hơn hết là sự phân tích sâu sắc về lý do tại sao tinh thần của Công Đồng Vatican II đã thất bại trong vấn đề hợp nhất Kitô-Giáo và sự thất bại trong công cuộc làm sống lại Kitô-Giáo tại Âu Châu.
Dựa theo tác giả Ratzinger, Kitô-Giáo vào thời hậu-Khai Sáng (chú thích:Enlightenment: thời kỳ trong thế kỷ 18 ở Châu Âu, một số nhà tư tưởng đã tin rằng, lý trí và khoa học, chứ không phải là tôn giáo, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại) đã bị đánh lừa để chấp nhận một chiến lược quá chú trọng trên bề mặt và một phương pháp tiếp cận quá sợ hãi đối với những chống đối Kitô-Giáo của các luồng tư tưởng “khai sáng”.
Tác giả mở đầu cuốn sách bằng ẩn dụ của Soren Kierkegaard: một đám cháy đã khởi phát từ trong hậu trường của một rạp hát, ngay trước khi đoàn xiếc bắt đầu trình diễn. Trong tình cảnh đó, người quản lý nhờ diễn viên ra khẩn báo cho khán giả, người đó lại là một anh hề của đoàn xiếc. Anh chạy ra để cảnh cáo khán giả về đám cháy. Nhưng anh hề càng kêu gào bao nhiêu thì khán giả lại càng cười đùa diễu cợt bấy nhiêu, vì cứ tưởng chuyện này nằm trong phần diễn xuất… cho đến khi ngọn lửa thiêu rụi cả rạp hát.
Kierkegaard cho rằng đây là tình huống của Kitô-Giáo thời hiện đại, càng khoa tay múa chân nhiều với niềm tin của mình thì lại càng làm trò cười cho thế gian đầy nghi hoặc, cho đến khi ngọn lửa của chiến tranh và lòng hận thù thiêu đốt cả thế giới.
Hỏa ngục trên trần gian là tiền cảnh của hỏa ngục thực sự.
Từ các chiến lược đó, GH đã cải biến các dạng thức như sau:
• thay lễ quy Latin ra lễ quy dùng ngôn ngữ bản địa;
• cho phép các nữ tu mặc thường phục;
• cho phép đưa guitar và dân ca vào phụng vụ;
• dùng ngôn ngữ mang tính kính trọng và hy vọng;• ca ngợi các thành tựu của khoa học kỹ thuật…etc
Dù trải qua nhiều cải biến như thế, tuy nhiên, cốt lõi của niềm tin Kitô-Giáo vẫn cứ như là một điều gì vô lý đối với não trạng thế tục.
Để làm rõ nét lập luận của mình, Vị Giáo Hoàng tương lai là tác giả, đã dung một ẩn dụ ảm đạm hơn nữa trong câu chuyện dân gian:
Một góa phụ nghèo sai đứa con trai của mình vào trong làng để kiếm gì làm bữa ăn. Trên đường đi, chú bé này lại gặp được môt thỏi vàng. Quá vui mừng, chú quay trở lại để khoe với mẹ. Trên đường về, chú gặp một người lính, ông gạ chú đổi vàng để lấy con ngựa. Ông bảo, ngựa kéo cày rất tốt. Xong. Rồi chú lại gặp một nông dân, nông dân gạ chú đổi ngựa lấy bò, vì mẹ chú không ăn được thịt ngựa. Hợp lý. Chú đổi ngay. Rồi chú lại gặp một người hàng xóm đang ôm một con vịt trong tay. Ông hàng xóm bảo mẹ chú cần bữa ăn ngay hôm nay, vậy sao không lấy vịt thay cho bò. Vậy là chú lại lấy vịt. Khi về gần đến nhà, chú lại gặp một đứa bé, bảo rằng, nếu chú có cục đá mài thì sẽ mài cho dao bén luôn, để làm thịt mọi con vịt trong tương lai. Xong một lần nữa.
Khi gần về đến nhà, chú thấy cục đá mài lỉnh kỉnh và nặng nề quá, bèn quăng luôn cục đá cho nhẹ nhàng, trước khi bước vào nhà.
Thật chẳng có gì thê thảm và khờ khạo hơn.
Bất cứ một ai theo dõi hướng đi của thần học của các hệ phái Tin Lành trong hai thế kỷ vừa qua và của thần học Công Giáo trong bốn mươi năm qua đều nắm bắt được đích điểm của câu chuyện trên: Tất cả những thay đổi bên ngoài chẳng ăn nhằm gì hết, nếu người truyền đạt cứ tráo đổi kho tàng đức tin để làm cho phù hợp với tiện nghi của đại chúng và các trào lưu của thời đại (Edward Oakes, S.J.).
Văn hóa và các thế lực trần tục đang tăng trưởng trong chiều hướng đối kháng hung hãn nhất đối với Đức Tin Kitô-Giáo, qua các lãnh vực sau:
• ý niệm về mặc khải;
• vai trò độc nhất của Đức Kitô;
• thẩm quyền của Kinh Thánh;
• sự sống đời sau;
• và ngay cả tính siêu việt của Thiên Chúa.
Cuốn sách này đã khai mở một kỷ nguyên mới để thấy rõ vấn nạn của Giáo Hộ dính dấp bắt nguồn từ sự thỏa hiệp và đầu hàng trước các luồng tư tưởng “khai sáng” cũng như sức ép của quyền lực trần thế.
Rất nhiều khuynh hướng thần học hiện đại không những công khai thỏa hiệp, đầu hàng mà thậm chí còn lên tiếng ca ngợi các nguồn tư tưởng khai sáng này cũng như các luận điệu “tiến bộ” đồng hành với thế lực đương thời nữa.
Thánh Phaolô đã nói: “Chúng tôi đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa. Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô” (2 Cô-rin-tô 10:5).
Trong tư thế đối nghịch hoàn toàn với sự can đảm của Thánh Phaolô, các thần học gia hiện đại với sự nhu nhược yếu hèn của mình đã làm ngược lại, bằng cách thỏa hiệp với các tư tưởng khai sáng để bắt Phúc Âm đầu hàng quy phục chúng.
Tác phẩm này là một nỗ lực tái khẳng địng Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ, khai mở những ý nghĩa của văn bản nền tảng này trong một ngôn ngữ mang nhiều âm hưởng hơn ngay cả chính bản văn của Kinh Tin Kính. Tác giả đã đưa vào trong tiến trình khảo luận các nhà tư tưởng như Karl Marx, Bultman, de Chardin. Tựu chung, phương thức tiếp cận trong công trình này thật đáng ngưỡng mộ.
Cũng giống như Kinh Tin Kính, tác giả đã khảo luận các tín điều về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong trình tự đó.
Tin là gì? Tác giả lập luận rằng, nan đề của niềm tin không phải là vấn đề đặc thù của tôn giáo. Đức Tin hay niềm tin là điều gì không tránh được, không trốn chạy được. (Vấn đề độc thần, đa thần và vô thần, chung quy chỉ trình bày một Thiên Chúa với những lối tiếp cận khác nhau).
Tác giả đã phát triển mô thức tư tưởng về niềm tin như là “Standing and Under-standing”: đứng vững và hiểu (có đứng vững vào mới hiểu được – trong phụng vụ, vì thế, chúng ta đứng để tuyên xưng đức tin).
Niềm tin là một phương cách đứng vào thực tại, một cách để diễn dịch kinh nghiệm, hay nói cách khác qua công thức thần học: tin là một cách để thấy.
Niềm tin là nền tảng cho sự hiểu biết nhưng không thể giảm thiểu vào kiến thức thực nghiệm, mặc dù hẳn nhiên liên quan chặt chẽ với nó. Và để cho niềm tin có sức mạnh và uy lực: niềm tin này không thể tự tạo ra được nhưng là được nhận lãnh.
Tác gỉả nhấn mạnh sự đảo ngược truyền thống tư tưởng của Descartes: Cogito ergo sum, tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu đã bị thay thế bằng tư tưởng của Baader: Cogitor ergo sum, tôi được nghĩ ra, nên tôi hiện hữu.
Từ đó vấn đề của niềm tin mở ra đến các lãnh vực lịch sử, xã hội và có khả năng dẫn đến mặc khải.
Nhưng trở thành người Kitô-hữu ngày hôm nay có ý nghĩa gì? Phải chăng là trở nên những người lập dị và vô trách nhiệm đối với trí tuệ?
Những chướng ngại vật của Đức Tin Kitô-giáo được luận bàn bao gồm sự chống đối về các tuyên bố của Giáo hội về độc quyền chân lý, hoặc những tư tưởng cho rằng đức tin Công giáo đã trở nên hết thời (out-of-date). Trong chướng ngại thứ hai này, trên mặt vỏ bên ngoài, tư tưởng này nhấn mạnh đến tính cổ đại và tính bảo thủ của niềm tin Kitô-giáo. Nhưng trong thâm sâu chân thực hơn, chướng ngại này cho rằng các tín điều Kitô giáo đã bị tụt lùi đằng sau những thăng tiến trong tri thức và đơn giản là không thể trụ vững được nữa.
Để trả lời cho những thách đố này, tác giả Ratzinger đã phác thảo một sơ đồ về lịch sử trí tuệ của Tây Phương trong quá trình hiểu biết về chân lý: từ thời cổ đại chân lý được hiểu như là hữu thể; cho đến thời tiền cận đại, chân lý là sự kiện; cho đến thời hậu cận đại chân lý như là điều gì có thể làm ra được (Marx).
Do sự hiện diện của những yếu tố siêu hình và lịch sử trong niềm tin Kitô Giáo, xem ra não trạng của con người hiện đại cảm thấy ít yên ổn hơn so với thời cổ đại.
Trong khi con người thời cổ đại tin rằng tri thức có thể xuyên thấu những hữu thể như thế, kỷ nguyên hiện đại hài lòng với kiến thức về khoa học và lịch sử và ngay cả khách thể của sự kiện cũng bị hoài nghi, do đó lãnh vực của kiến thức thực sự cũng bị thu nhỏ vào những gì ta có thể làm ra được.
Thành thử thế giới hiện đại chỉ chú trọng vào việc vươn tới trong kỹ thuật (techne).Và công việc suy tư về hữu thể, sinh hoạt cao cấp nhất của nhân loại ngày xưa, giờ đây xem ra vô dụng. Đây là luận điểm rất thú vị cần được bàn luận rộng rãi hơn.
Nay trở lại với nan đề tổng quát về tính quan yếu của niềm tin Kitô-giáo. Tác giả Ratzinger cố gắng vạch ra một định hướng tiếp cận với thực tại là yếu tính của đức tin Kitô-giáo. Ví dụ trong đức tin Kitô-giáo có những khẳng định về tính ưu việt của những điều vô hình vượt trên những điều gì hữu hình có thể kiểm nghiệm được.
Đức tin Kitô-giáo khẳng định rằng, suy tư và tất cả hoạt động trí tuệ không phải là sản phẩm phụ do ngẫu nhiên tình cờ của vật chất, [như Thánh Augustinô đã viết: Đối với Thiên Chúa không có gì là ngẫu nhiên cả, chí có bản thể và tương quan (In God, there are no accidents, only substance and relation)], nhưng tâm trí đi trước vật chất. Và thế giới này khả tri được vì đã được nghĩ ra bởi logos. Và trí óc của chúng ta có hiểu thấu được sự việc là vì trí óc của chúng ta cũng được chia sẻ vào trong lý trí căn bản của logos.
Kitô Giáo mang tính phổ quát và lịch sử. Đức tin Kitô giáo dạy rằng con người chỉ có thể hiểu được mình như là một tạo vật được liên kết với một toàn bộ. Do đó, Kitô-Giáo chống lại sự diễn dịch đời sống của con người tách rời khỏi lịch sử hoặc mang tính cá nhân cực đoan.
Diễn luận về Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ:
Trọng tâm của sự hiện hữu của con người là một hồng ân, một món quà được lãnh nhận, chứ không phải điều gì làm ra được. Đây là những cấu tố nền tảng của Đức tin Kitô-giáo và làm cho nó hữu lý.
Tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi không bắt nguồn từ triết học nhưng từ lịch sử.
Trong một nỗ lực hòa hợp một số niềm tin dường như xung khắc nhau như Thiên Chúa, trong một cách nào đó, là Đấng hiện hữu mà các triết gia bàn tới, rằng Thiên Chúa mặc khải chính Người một cách đặc thù trực tiếp qua Đức Giêsu Nazarét, và rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất.
Tác gỉa Ratzinger gợi ý rằng Thiên Chúa Ba Ngôi là một loại dấu hiệu tuyên báo về sự bí nhiệm của Thiên Chúa. Một lãnh vực mà suy tư của con người không thể hoàn toàn nắm bắt được.
Tín điều về Chúa Cha phần lớn là di sản từ triết học cổ điển. Tư tưởng độc thần là cách thái từ bỏ quá trình thần thánh hóa của các uy quyền chính trị trên trần gian, hoặc của thiên nhiên, hoặc của vô số thần linh của thế giới cổ đại.
Cùng khi Thiên Chúa của các triết gia thì toàn năng và siêu việt, đức tin Kitô Giáo dạy rằng Người cũng gần gủi riêng tư. Các triết gia bảo rằng Thiên Chúa là trí óc và tư tưởng thì Giáo Hội dạy rằng Thiên Chúa cũng là Tình yêu. Các triết gia bảo rằng Thiên Chúa hiện hữu trong cõi riêng của Người trong chân lý và trọn hảo, nhưng Giáo Hội dạy rằng Thiên Chúa cố hữu cũng là tương quan.
Kinh Tin Kính gọi Chúa là Cha Phép Tắc vô cùng, và danh xưng này tóm tắt điều hiểu biết này về Thiên Chúa: Người là Đấng toàn năng nhưng cũng rất nhân hậu và đầy yêu thương. Chúa Cha cũng là Đấng dựng nên trời đất, Người đã nghĩ ra thế giới và rồi cho nó sự hiện hữu thực. Tác giả Ratzinger đã cho thấy tín điều này đã khâu mối nối kết giữa thuyết duy tâm và duy vật.
Về ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, tác giả luận cứ rằng điều này không có liên hệ gì tới tư tưởng Hy lạp về thần nhân hoặc sự hạ sinh đồng trinh, nhưng nằm trong những tuyên ngôn của Chúa Giêsu trong các Phúc Âm. Sự hạ sinh bởi Đức Trinh Nữ không gợi ý rằng Đức Giêsu là một loại thần nhân nào đó, nhưng Người hoàn toàn là Chúa và cũng hoàn toàn là người, cũng không gợi ý rằng Đức Giêsu là một Chúa mới – Chúa Con- vì Chúa Con đã hiện diện với Chúa Cha từ thuở muôn đời. Thay vào đó, sự sinh hạ đồng trinh quan trọng vì điều đó nhấn mạnh rằng sự cứu độ là một hồng ân. Tác giả cũng chỉ ra điều lý thú là tất cả những tuyên xưng trong Kinh Tin Kính về Đức Giêsu Kitô đều là những tuyên xưng về các sự kiện chứ không phải về các giáo huấn của Người. Điều này mặc nhiên nói lên rằng con người và giáo huấn của Đức Giêsu Kitô là một và như nhau. Kinh Tin Kính không cống hiến cho ta một giáo huấn nào của Đức Giêsu Kitô cả.
Sự hiệp nhất của con người và sứ vụ nằm trọn vẹn trong danh xưng “Giêsu Kitô”.
Phần cuối cùng của Kinh Tin Kính chứa đựng tín điều về Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Chúa Thánh thần được hiểu như là Thiên Chúa trong trần thế. Tín điều về Chúa Thánh Thần liên kết các tư biện siêu hình và lịch sử. Đời sống của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội là bí tích: “Các Thánh thông công” nói về cộng đồng Thánh Thể của việc thờ phượng; “phép tha tội” nói về bí tích giải tội và sám hối. Và sự biến đổi tối hậu bởi Chúa Thánh Thần là sự sống lại và sự sống.
Cố gắng thu thập của người viết trong đoạn văn trên đây cũng tương tự như việc làm của chú bé trên bãi biển...chắt nước đại dương mênh mông để đổ vào một lỗ cát. Muốn đem tư tưởng của tác giả Ratzinger trong tác phẩm bản lề "Dẫn vào Đức Tin Kitô Giáo" để gói vào trong một vài trang giấy.
Tuy nhiên, nếu có ai trong chúng ta theo dõi tin tức thời sự thì thấy ngay, trong những ngày vừa qua, tác phẩm này lại đã làm công việc định hướng lịch sử Giáo Hội một lần nữa, qua biến cố lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội đã thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân-Phúc Âm Hóa (Pontifical Council for New Evangilization).
Vấn nạn của Giáo Hội đã được tác giả Ratzinger nhìn thấy từ trên 40 năm trước.
"Introduction to Christianity" by Joseph Cardinal Ratzinger - Pope Benedict XVI
<1>Giai thoại về Chú Bé trên bãi biển… từ thời Thánh Augustinô… đến bộ Lễ Phục của ĐTC Benedictô XVI trong ngày Lễ đăng quang Giáo Hoàng: trên mũ Ngài là hình của một chiếc vỏ sò lớn, chiếm hầu hết bề mặt của chiếc mũ. Trên áo lễ của Ngài mang chi chít hình của vô số vỏ sò, viền áo là một dãy vỏ sò nối kết liên tiếp nhau...
Nhưng chú bé đáp lại ngay: việc tôi làm còn dễ hơn điều ông đang suy nghĩ trong đầu!
Từ đó, chiếc vỏ sò trở thành biểu tượng của Thánh Augustinô. Với biểu tượng này trên lễ phục, ĐTC Benedictô XVI muốn gợi ý tôn phong ảnh hưởng của Thánh Augustinô trên toàn hệ tư tưởng của vị Tân Giáo Hoàng. Luận án tiến sĩ thần học của Ngài bàn về: "Dân Chúa và Nhà Chúa" (People of God and House of God), là ý niệm khó hiểu nhất trong hệ tư tưởng của Thánh Augustinô. Bên cạnh đó, bộ lễ phục của ĐGH cũng là một lời nguyện xin, trong tâm tình "Tình yêu Chúa bao la vô tận...Tay con nhỏ bé đón sao cho vừa": Xin đổ tràn đại dương mênh mông của Tình Yêu Thiên Chúa trên toàn thân con...
Một Nỗi Tình Cờ…
Cách nay hơn ba năm, vào một buổi sáng, khi đến giúp phụ trách gian hàng thức ăn Việt Nam cho ngày Festival tại CĐGX địa phương, chúng tôi tình cờ gặp một cụ già ngồi ở gian hàng kế bên, bày bán nguyên tủ sách của ông để giúp gây quỹ cho trường học tại GX. Phần lớn các sách của ông bao gồm một số tác giả nổi tiếng như: Henry Nouwen, Scott Hahn, Richard Neuhaus, John Henry Newman… Tôi mua trọn nguyên thùng vì ông cụ bán rất rẻ, chỉ có $1 - $2 một cuốn!
Hết ngày, khi về nhà soạn sách ra thì tôi nhặt được cuốn “The Spirit of the Liturgy” của Joseph Cardinal Ratzinger.
Thú thật, bản thân chúng tôi nghe đến danh ĐHY Ratzinger đã bao năm, nhưng chưa bao giờ dám đọc một cuốn sách nào do Ngài viết cả, đơn giản vì thiển nghĩ chỉ có những bộ óc hàn lâm mới hiểu được. Tuy nhiên, khi lần dở vào các trang trong cuốn sách nói trên, chúng tôi đã khám phá những điều ngạc nhiên rất thú vị, là tác giả Ratzinger có lối giải thích rất dễ hiểu, giản lược và rất hợp lý, bắt nguồn từ Thánh Kinh và các Thánh Phụ.
Ví dụ, Ngài viết, khi bước vào bất cứ Thánh Đường nào, chúng ta cũng nhìn thấy tượng Chúa Chịu Nạn trên Thánh Giá. Bức tượng này diễn tả trọn vẹn ý nghĩa hai điều răn trọng nhất trong đạo Công Gíáo: Kính mến Chúa và Yêu thương người.
• Yêu thương người: Hai cánh tay dang rộng của Đức Kitô là dấu hiệu đón nhận mọi người, một cử chỉ thân thiện, vô bạo lực (non-violence) [John 12:32].
Cũng với lối giải thích đơn giản và logic như thế, Ngài tuần tự đi vào ý nghĩa của các cung cách phụng vụ mà chúng ta thực hành, đặc biệt trong mỗi Thánh Lễ, như động tác quỳ, động tác đứng khi chúng ta tuyên xưng Đức Tin: đứng vững để hiểu (standing to Under-standing…)
Các ấn tượng sơ khởi về ĐTC Benedictô XVI qua tác giả Peter Seewald:
• Cái nhìn soi xoáy (Ratzinger’s gaze): đây là cái nhìn bẩm sinh, ngay cả những bức hình từ thuở trẻ th? đã có. Peter Seewald tả rằng đây là cái nhìn thấu suốt từ thiên đàng đến trần thế, và khi Ngài dừng ánh mắt đó lại tại một chốn mông lung nào đó, thì chính là lúc Ngài tập trung tư tưởng nhiều nhất để luận giải một vấn đề;
• Sự khiêm cung ngoại thường;
• Cung cách đơn sơ trẻ thơ;
• Sự hiểu biết sâu xa về những hiểm họa mà thế giới sẽ và đang đối diện. Ví dụ, cách nay trên ba mươi năm, Ngài đã viết về sự xoá mờ lành răn của phái tính sẽ dẫn đến hôn nhân đồng tính. Và cách nay trên hai mươi năm Ngài đã cảnh cáo về hậu quả của thần học giải phóng: nếu tư tưởng đó bén rễ vào Hồi Giáo, nó sẽ dẫn tới bạo lực. Nay chúng ta đang chứng kiến những thực tại đó trên thế giới;
• Một trí nhớ “khủng khiếp”: bộ óc của Ngài là một bộ nhớ khổng lồ. Từ kho tàng trí nhớ này, như được biểu hiện qua ánh mắt, Ngài có thể lướt qua và chọn lựa những dẫn chứng chính xác từ Kinh Thánh cũng như lịch sử, xuyên qua các tư tưởng triết học, thần học, lịch sử... từ thời cổ đại đến hiện đại;
• Phong cách giải thích những vấn đề phức tạp dựa vào các sự kiện nguyên thủy trong Thánh Kinh và từ các Thánh Phụ và Giáo Phụ. Ví dụ vấn đề nữ quyền và truyền chức LM cho Nữ giới: Ngài giải thích, trong Bữa Tiệc Ly, tất cả các tông đồ đều là Nam giới. Hơn nữa, nếu hiểu cho đúng, thì vai trò của Đức Maria cao hơn vai trò của Thánh Phêrô. Và sau cùng, Ngài không có thẩm quyền để đổi Kinh Lạy Cha thành Kinh Lạy Mẹ!
Bối cảnh ra đời của cuốn sách:
Vào năm 1968, một GS Thần Học tại ĐH Regensburg đã viết một tập khảo luận khiêm nhường bàn về Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ với tựa đề: “Dẫn Vào Đức Tin Kitô Giáo”. Nhưng sau khi ra đời thì tác động của tập sách này không có gì là khiêm nhường cả.
Cuốn sách này đã thu hút ĐGH Phaolô VI đến nỗi Ngài đã đặt tác giả của nó làm GM Munich và ba tháng sau đó nâng ông lên hồng y. Và chỉ vài năm sau đó, khi lên ngôi, Đức Tân GH Gioan Phaolô II đã mời vị tác giả này đến Rôma để dẫn dắt Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin.
Vị tác giả này chẳng ai khác hơn là ĐHY Ratzinger, nay là ĐGH Bênêdictô XVI.
Chẳng có mấy cuốn sách thay đổi được lịch sử, nhưng cuốn sách này hẳn nhiên đã làm điều đó, cho chính tác giả cũng như cả Giáo Hội hoàn vũ.
Điều làm cho cuốn sách trổi vượt không phải chỉ do từ việc tác giả dùng Kinh Tin Kính để giải thích về Đức Tin Kitô Giáo hoặc do từ sự phân tích cấp thiết về não trạng thế tục hiện đại và sự vô tín ngưỡng. Điều quan trọng hơn hết là sự phân tích sâu sắc về lý do tại sao tinh thần của Công Đồng Vatican II đã thất bại trong vấn đề hợp nhất Kitô-Giáo và sự thất bại trong công cuộc làm sống lại Kitô-Giáo tại Âu Châu.
Dựa theo tác giả Ratzinger, Kitô-Giáo vào thời hậu-Khai Sáng (chú thích:Enlightenment: thời kỳ trong thế kỷ 18 ở Châu Âu, một số nhà tư tưởng đã tin rằng, lý trí và khoa học, chứ không phải là tôn giáo, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại) đã bị đánh lừa để chấp nhận một chiến lược quá chú trọng trên bề mặt và một phương pháp tiếp cận quá sợ hãi đối với những chống đối Kitô-Giáo của các luồng tư tưởng “khai sáng”.
Tác giả mở đầu cuốn sách bằng ẩn dụ của Soren Kierkegaard: một đám cháy đã khởi phát từ trong hậu trường của một rạp hát, ngay trước khi đoàn xiếc bắt đầu trình diễn. Trong tình cảnh đó, người quản lý nhờ diễn viên ra khẩn báo cho khán giả, người đó lại là một anh hề của đoàn xiếc. Anh chạy ra để cảnh cáo khán giả về đám cháy. Nhưng anh hề càng kêu gào bao nhiêu thì khán giả lại càng cười đùa diễu cợt bấy nhiêu, vì cứ tưởng chuyện này nằm trong phần diễn xuất… cho đến khi ngọn lửa thiêu rụi cả rạp hát.
Kierkegaard cho rằng đây là tình huống của Kitô-Giáo thời hiện đại, càng khoa tay múa chân nhiều với niềm tin của mình thì lại càng làm trò cười cho thế gian đầy nghi hoặc, cho đến khi ngọn lửa của chiến tranh và lòng hận thù thiêu đốt cả thế giới.
Hỏa ngục trên trần gian là tiền cảnh của hỏa ngục thực sự.
Từ các chiến lược đó, GH đã cải biến các dạng thức như sau:
• thay lễ quy Latin ra lễ quy dùng ngôn ngữ bản địa;
• cho phép các nữ tu mặc thường phục;
• cho phép đưa guitar và dân ca vào phụng vụ;
• dùng ngôn ngữ mang tính kính trọng và hy vọng;• ca ngợi các thành tựu của khoa học kỹ thuật…etc
Dù trải qua nhiều cải biến như thế, tuy nhiên, cốt lõi của niềm tin Kitô-Giáo vẫn cứ như là một điều gì vô lý đối với não trạng thế tục.
Để làm rõ nét lập luận của mình, Vị Giáo Hoàng tương lai là tác giả, đã dung một ẩn dụ ảm đạm hơn nữa trong câu chuyện dân gian:
Một góa phụ nghèo sai đứa con trai của mình vào trong làng để kiếm gì làm bữa ăn. Trên đường đi, chú bé này lại gặp được môt thỏi vàng. Quá vui mừng, chú quay trở lại để khoe với mẹ. Trên đường về, chú gặp một người lính, ông gạ chú đổi vàng để lấy con ngựa. Ông bảo, ngựa kéo cày rất tốt. Xong. Rồi chú lại gặp một nông dân, nông dân gạ chú đổi ngựa lấy bò, vì mẹ chú không ăn được thịt ngựa. Hợp lý. Chú đổi ngay. Rồi chú lại gặp một người hàng xóm đang ôm một con vịt trong tay. Ông hàng xóm bảo mẹ chú cần bữa ăn ngay hôm nay, vậy sao không lấy vịt thay cho bò. Vậy là chú lại lấy vịt. Khi về gần đến nhà, chú lại gặp một đứa bé, bảo rằng, nếu chú có cục đá mài thì sẽ mài cho dao bén luôn, để làm thịt mọi con vịt trong tương lai. Xong một lần nữa.
Khi gần về đến nhà, chú thấy cục đá mài lỉnh kỉnh và nặng nề quá, bèn quăng luôn cục đá cho nhẹ nhàng, trước khi bước vào nhà.
Thật chẳng có gì thê thảm và khờ khạo hơn.
Bất cứ một ai theo dõi hướng đi của thần học của các hệ phái Tin Lành trong hai thế kỷ vừa qua và của thần học Công Giáo trong bốn mươi năm qua đều nắm bắt được đích điểm của câu chuyện trên: Tất cả những thay đổi bên ngoài chẳng ăn nhằm gì hết, nếu người truyền đạt cứ tráo đổi kho tàng đức tin để làm cho phù hợp với tiện nghi của đại chúng và các trào lưu của thời đại (Edward Oakes, S.J.).
Văn hóa và các thế lực trần tục đang tăng trưởng trong chiều hướng đối kháng hung hãn nhất đối với Đức Tin Kitô-Giáo, qua các lãnh vực sau:
• ý niệm về mặc khải;
• vai trò độc nhất của Đức Kitô;
• thẩm quyền của Kinh Thánh;
• sự sống đời sau;
• và ngay cả tính siêu việt của Thiên Chúa.
Cuốn sách này đã khai mở một kỷ nguyên mới để thấy rõ vấn nạn của Giáo Hộ dính dấp bắt nguồn từ sự thỏa hiệp và đầu hàng trước các luồng tư tưởng “khai sáng” cũng như sức ép của quyền lực trần thế.
Rất nhiều khuynh hướng thần học hiện đại không những công khai thỏa hiệp, đầu hàng mà thậm chí còn lên tiếng ca ngợi các nguồn tư tưởng khai sáng này cũng như các luận điệu “tiến bộ” đồng hành với thế lực đương thời nữa.
Thánh Phaolô đã nói: “Chúng tôi đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa. Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô” (2 Cô-rin-tô 10:5).
Trong tư thế đối nghịch hoàn toàn với sự can đảm của Thánh Phaolô, các thần học gia hiện đại với sự nhu nhược yếu hèn của mình đã làm ngược lại, bằng cách thỏa hiệp với các tư tưởng khai sáng để bắt Phúc Âm đầu hàng quy phục chúng.
Tác phẩm này là một nỗ lực tái khẳng địng Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ, khai mở những ý nghĩa của văn bản nền tảng này trong một ngôn ngữ mang nhiều âm hưởng hơn ngay cả chính bản văn của Kinh Tin Kính. Tác giả đã đưa vào trong tiến trình khảo luận các nhà tư tưởng như Karl Marx, Bultman, de Chardin. Tựu chung, phương thức tiếp cận trong công trình này thật đáng ngưỡng mộ.
Cũng giống như Kinh Tin Kính, tác giả đã khảo luận các tín điều về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong trình tự đó.
Tin là gì? Tác giả lập luận rằng, nan đề của niềm tin không phải là vấn đề đặc thù của tôn giáo. Đức Tin hay niềm tin là điều gì không tránh được, không trốn chạy được. (Vấn đề độc thần, đa thần và vô thần, chung quy chỉ trình bày một Thiên Chúa với những lối tiếp cận khác nhau).
Tác giả đã phát triển mô thức tư tưởng về niềm tin như là “Standing and Under-standing”: đứng vững và hiểu (có đứng vững vào mới hiểu được – trong phụng vụ, vì thế, chúng ta đứng để tuyên xưng đức tin).
Niềm tin là một phương cách đứng vào thực tại, một cách để diễn dịch kinh nghiệm, hay nói cách khác qua công thức thần học: tin là một cách để thấy.
Niềm tin là nền tảng cho sự hiểu biết nhưng không thể giảm thiểu vào kiến thức thực nghiệm, mặc dù hẳn nhiên liên quan chặt chẽ với nó. Và để cho niềm tin có sức mạnh và uy lực: niềm tin này không thể tự tạo ra được nhưng là được nhận lãnh.
Tác gỉả nhấn mạnh sự đảo ngược truyền thống tư tưởng của Descartes: Cogito ergo sum, tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu đã bị thay thế bằng tư tưởng của Baader: Cogitor ergo sum, tôi được nghĩ ra, nên tôi hiện hữu.
Từ đó vấn đề của niềm tin mở ra đến các lãnh vực lịch sử, xã hội và có khả năng dẫn đến mặc khải.
Nhưng trở thành người Kitô-hữu ngày hôm nay có ý nghĩa gì? Phải chăng là trở nên những người lập dị và vô trách nhiệm đối với trí tuệ?
Những chướng ngại vật của Đức Tin Kitô-giáo được luận bàn bao gồm sự chống đối về các tuyên bố của Giáo hội về độc quyền chân lý, hoặc những tư tưởng cho rằng đức tin Công giáo đã trở nên hết thời (out-of-date). Trong chướng ngại thứ hai này, trên mặt vỏ bên ngoài, tư tưởng này nhấn mạnh đến tính cổ đại và tính bảo thủ của niềm tin Kitô-giáo. Nhưng trong thâm sâu chân thực hơn, chướng ngại này cho rằng các tín điều Kitô giáo đã bị tụt lùi đằng sau những thăng tiến trong tri thức và đơn giản là không thể trụ vững được nữa.
Để trả lời cho những thách đố này, tác giả Ratzinger đã phác thảo một sơ đồ về lịch sử trí tuệ của Tây Phương trong quá trình hiểu biết về chân lý: từ thời cổ đại chân lý được hiểu như là hữu thể; cho đến thời tiền cận đại, chân lý là sự kiện; cho đến thời hậu cận đại chân lý như là điều gì có thể làm ra được (Marx).
Do sự hiện diện của những yếu tố siêu hình và lịch sử trong niềm tin Kitô Giáo, xem ra não trạng của con người hiện đại cảm thấy ít yên ổn hơn so với thời cổ đại.
Trong khi con người thời cổ đại tin rằng tri thức có thể xuyên thấu những hữu thể như thế, kỷ nguyên hiện đại hài lòng với kiến thức về khoa học và lịch sử và ngay cả khách thể của sự kiện cũng bị hoài nghi, do đó lãnh vực của kiến thức thực sự cũng bị thu nhỏ vào những gì ta có thể làm ra được.
Thành thử thế giới hiện đại chỉ chú trọng vào việc vươn tới trong kỹ thuật (techne).Và công việc suy tư về hữu thể, sinh hoạt cao cấp nhất của nhân loại ngày xưa, giờ đây xem ra vô dụng. Đây là luận điểm rất thú vị cần được bàn luận rộng rãi hơn.
Nay trở lại với nan đề tổng quát về tính quan yếu của niềm tin Kitô-giáo. Tác giả Ratzinger cố gắng vạch ra một định hướng tiếp cận với thực tại là yếu tính của đức tin Kitô-giáo. Ví dụ trong đức tin Kitô-giáo có những khẳng định về tính ưu việt của những điều vô hình vượt trên những điều gì hữu hình có thể kiểm nghiệm được.
Đức tin Kitô-giáo khẳng định rằng, suy tư và tất cả hoạt động trí tuệ không phải là sản phẩm phụ do ngẫu nhiên tình cờ của vật chất, [như Thánh Augustinô đã viết: Đối với Thiên Chúa không có gì là ngẫu nhiên cả, chí có bản thể và tương quan (In God, there are no accidents, only substance and relation)], nhưng tâm trí đi trước vật chất. Và thế giới này khả tri được vì đã được nghĩ ra bởi logos. Và trí óc của chúng ta có hiểu thấu được sự việc là vì trí óc của chúng ta cũng được chia sẻ vào trong lý trí căn bản của logos.
Kitô Giáo mang tính phổ quát và lịch sử. Đức tin Kitô giáo dạy rằng con người chỉ có thể hiểu được mình như là một tạo vật được liên kết với một toàn bộ. Do đó, Kitô-Giáo chống lại sự diễn dịch đời sống của con người tách rời khỏi lịch sử hoặc mang tính cá nhân cực đoan.
Diễn luận về Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ:
Trọng tâm của sự hiện hữu của con người là một hồng ân, một món quà được lãnh nhận, chứ không phải điều gì làm ra được. Đây là những cấu tố nền tảng của Đức tin Kitô-giáo và làm cho nó hữu lý.
Tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi không bắt nguồn từ triết học nhưng từ lịch sử.
Trong một nỗ lực hòa hợp một số niềm tin dường như xung khắc nhau như Thiên Chúa, trong một cách nào đó, là Đấng hiện hữu mà các triết gia bàn tới, rằng Thiên Chúa mặc khải chính Người một cách đặc thù trực tiếp qua Đức Giêsu Nazarét, và rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất.
Tác gỉa Ratzinger gợi ý rằng Thiên Chúa Ba Ngôi là một loại dấu hiệu tuyên báo về sự bí nhiệm của Thiên Chúa. Một lãnh vực mà suy tư của con người không thể hoàn toàn nắm bắt được.
Tín điều về Chúa Cha phần lớn là di sản từ triết học cổ điển. Tư tưởng độc thần là cách thái từ bỏ quá trình thần thánh hóa của các uy quyền chính trị trên trần gian, hoặc của thiên nhiên, hoặc của vô số thần linh của thế giới cổ đại.
Cùng khi Thiên Chúa của các triết gia thì toàn năng và siêu việt, đức tin Kitô Giáo dạy rằng Người cũng gần gủi riêng tư. Các triết gia bảo rằng Thiên Chúa là trí óc và tư tưởng thì Giáo Hội dạy rằng Thiên Chúa cũng là Tình yêu. Các triết gia bảo rằng Thiên Chúa hiện hữu trong cõi riêng của Người trong chân lý và trọn hảo, nhưng Giáo Hội dạy rằng Thiên Chúa cố hữu cũng là tương quan.
Kinh Tin Kính gọi Chúa là Cha Phép Tắc vô cùng, và danh xưng này tóm tắt điều hiểu biết này về Thiên Chúa: Người là Đấng toàn năng nhưng cũng rất nhân hậu và đầy yêu thương. Chúa Cha cũng là Đấng dựng nên trời đất, Người đã nghĩ ra thế giới và rồi cho nó sự hiện hữu thực. Tác giả Ratzinger đã cho thấy tín điều này đã khâu mối nối kết giữa thuyết duy tâm và duy vật.
Về ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, tác giả luận cứ rằng điều này không có liên hệ gì tới tư tưởng Hy lạp về thần nhân hoặc sự hạ sinh đồng trinh, nhưng nằm trong những tuyên ngôn của Chúa Giêsu trong các Phúc Âm. Sự hạ sinh bởi Đức Trinh Nữ không gợi ý rằng Đức Giêsu là một loại thần nhân nào đó, nhưng Người hoàn toàn là Chúa và cũng hoàn toàn là người, cũng không gợi ý rằng Đức Giêsu là một Chúa mới – Chúa Con- vì Chúa Con đã hiện diện với Chúa Cha từ thuở muôn đời. Thay vào đó, sự sinh hạ đồng trinh quan trọng vì điều đó nhấn mạnh rằng sự cứu độ là một hồng ân. Tác giả cũng chỉ ra điều lý thú là tất cả những tuyên xưng trong Kinh Tin Kính về Đức Giêsu Kitô đều là những tuyên xưng về các sự kiện chứ không phải về các giáo huấn của Người. Điều này mặc nhiên nói lên rằng con người và giáo huấn của Đức Giêsu Kitô là một và như nhau. Kinh Tin Kính không cống hiến cho ta một giáo huấn nào của Đức Giêsu Kitô cả.
Sự hiệp nhất của con người và sứ vụ nằm trọn vẹn trong danh xưng “Giêsu Kitô”.
Phần cuối cùng của Kinh Tin Kính chứa đựng tín điều về Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Chúa Thánh thần được hiểu như là Thiên Chúa trong trần thế. Tín điều về Chúa Thánh Thần liên kết các tư biện siêu hình và lịch sử. Đời sống của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội là bí tích: “Các Thánh thông công” nói về cộng đồng Thánh Thể của việc thờ phượng; “phép tha tội” nói về bí tích giải tội và sám hối. Và sự biến đổi tối hậu bởi Chúa Thánh Thần là sự sống lại và sự sống.
Cố gắng thu thập của người viết trong đoạn văn trên đây cũng tương tự như việc làm của chú bé trên bãi biển...chắt nước đại dương mênh mông để đổ vào một lỗ cát. Muốn đem tư tưởng của tác giả Ratzinger trong tác phẩm bản lề "Dẫn vào Đức Tin Kitô Giáo" để gói vào trong một vài trang giấy.
Tuy nhiên, nếu có ai trong chúng ta theo dõi tin tức thời sự thì thấy ngay, trong những ngày vừa qua, tác phẩm này lại đã làm công việc định hướng lịch sử Giáo Hội một lần nữa, qua biến cố lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội đã thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân-Phúc Âm Hóa (Pontifical Council for New Evangilization).
Vấn nạn của Giáo Hội đã được tác giả Ratzinger nhìn thấy từ trên 40 năm trước.