Người Công Giáo Vùng Kinh Tế Mới A Lưới Ðược Nuôi Dưỡng Ðức Tin Suốt 20 Năm Nhờ Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Lịch Sử Của Một Giáo Xứ Vùng Cao Nguyên Việt Nam Ghi Nhận: Những Người Công Giáo Ðầu Tiên Ðược Nuôi Dưỡng Ðức Tin Suốt 20 Năm Nhờ Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu (Radio Veritas Asia).
(Huế, Việt Nam - Thượng tuần tháng 8 năm 2006) - Những người Công Giáo của một giáo xứ vùng núi cao ở miền trung Việt Nam cho biết trong lịch sử hình thành nên giáo xứ của mình, họ quy tụ để sinh hoạt tôn giáo và nuôi dưỡng đức tin của mình suốt 20 năm nhờ Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.
- Thông tin của Linh mục quản xứ Phêrô Nguyễn Ðại:
Từ sau năm 1975, nhiều giáo dân của các giáo xứ trong Tổng giáo phận Huế, bị chính quyền đưa lên khai hoang lập nghiệp ở một vùng đất cao nguyên thuộc huyện A Lưới, gọi là vùng kinh tế mới A Lưới, cách thành phố Huế 70 kilômét về hướng Tây Nam, giáp biên giới Lào. Vùng đất này trước 1975 chỉ có người dân tộc thiểu số ở mà thôi. Sau 1975, một số người Kinh ở đồng bằng phải lên lập nghiệp ở đây, họ phải vật lộn với cuộc sống vất vả, nghèo khổ, cách biệt với nền văn minh ở thành thị. Hơn nữa, phương tiện giao thông đi lại chưa có, nhiều người muốn về thăm quê cũng không thể thực hiện được. Quãng đường tuy chỉ có 70 kilômét, nhưng đèo núi rất nguy hiểm, chỉ có cách là đi bộ mà thôi.
Riêng những người Công Giáo thì phải ở cách xa nhau hàng chục cây số, không ai biết ai. Người Công Giáo không thể thực hành đạo được, các linh mục không được phép lên cử hành các phép bí tích. Suốt gần 20 năm phải sống như thế nên đức tin của họ suy yếu dần và thậm chí có nhiều người xem như đã bỏ đạo. Các gia đình tự giữ đạo theo cách thức riêng và âm thầm, qua kinh nguyện hằng ngày và qua đài Chân Lý Á Châu (những gia đình có Radio).
Rồi đến một ngày kia, nhờ ơn Chúa, có 2 người Công Giáo đi bán hàng rong đã nhận ra nhau. Từ đó cả 2 cùng đi tìm kiếm người Công Giáo và tìm thấy 40 gia đình Công Giáo. Sau đó vào các ngày Chủ Nhật họ đã quy tụ lại đọc kinh cầu nguyện với nhau luôn phiên từng gia đình và dự thánh lễ chung qua Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu. Ðời sống đức tin bắt đầu được khơi dậy.
Từ 1995-2000, Tòa Tổng giám mục Huế, mỗi năm 2 lần, được phép gửi linh mục lên cử hành lễ Phục Sinh và Giáng Sinh cho giáo dân. Từ năm 2001 cha Nguyễn Ðại thuộc Dòng Thánh Tâm ở thành phố Huế được phái lên làm quản xứ chui, lúc đầu cứ hai hoặc ba tháng ngài dâng 1 Thánh lễ cho họ, rồi dần dần ngài dâng lễ thường xuyên vào các ngày Chúa Nhật.
Tổng cộng gần 30 năm, người Công Giáo ở A Lưới sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh tế cũng như về tôn giáo. Ngày 1-8-2005, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế mới chấp nhận cho thành lập giáo xứ với tên gọi giáo xứ Sơn Thủy và chấp thuận việc Tòa Tổng Giám Mục Huế chính thức bổ nhiệm cha Ðại làm Quản xứ giáo xứ Sơn Thủy.
- Thông tin thu thập trực tiếp tại A Lưới qua những người Giáo dân kỳ cựu:
A Lưới là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện có 21 xã với tổng diện tích 1,230 kilômét vuông, tổng số dân khoảng 36,000 người, trong đó có khoảng 550 giáo dân người Kinh sống rải rác ở một số xã và phần lớn là người thuộc 4 dân tộc thiểu số Pa cô, Pa hy, Tà ôi và Cờ tu đều chưa biết Thiên Chúa.
Vào những năm đầu sau khi đến sinh sống tại A Lưới, người Công Giáo gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giữ đạo và sinh hoạt tôn giáo của mình, do tình hình chính trị mới thay đổi và do người dân sống ở khu vực đường biên giới. Nhưng họ vẫn được soi sáng và tìm mọi cách để tuyên xưng đức tin, nhận ra nhau và quy tụ lại để đọc kinh, nghe lời Chúa và tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật qua Radio Veritas Asia.
Ông Phaolô Nguyễn Trọng, ở xã Hương Phong, cho biết khi ông và gia đình di cư đến vùng kinh tế mới, họ mang theo một chiếc radio nhỏ, "tôi không ngờ rằng chính nơi rừng núi hiểm trở như vậy nó lại thu được sóng phát thanh của Ðài Chân Lý Á Châu". Chiếc radio trở nên một đồ dùng cần thiết tối ưu cho gia đình ông trong những buổi phát thanh hằng ngày và "tạm" tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật.
Ông Trọng, 73 tuổi, kể: Một thời gian ngắn sau khi ổn định vị trí sinh sống, một số gia đình Công Giáo khác tìm và nhận ra gia đình tôi có cùng một niềm tin tôn giáo với họ, chúng tôi đã cùng nhau ngồi bên chiếc Ðài nhỏ để "tham dự Thánh lễ" vào sáng ngày Chúa Nhật. Có những người phải đi bộ gần 10 kilômét đường đất đồi và băng qua con suối để đến nhà của một gia đình nào đó để dự lễ. Có những lần họ phải nghỉ lại vì mưa lớn hoặc vì nước ở con suối dâng cao không thể lội qua được. Dần dần con số tăng lên 10 gia đình Công giáo, chúng tôi cùng nhau đọc các kinh, lần chuỗi Mân Côi và sau đó tham dự Thánh lễ qua chiếc Ðài nhỏ.
Họ thống nhất thay đổi vị trí bằng cách thực hiện mỗi tuần tập trung tại mỗi gia đình khác nhau. Ông Trọng có nhiệm vụ thỉnh thoảng đi bộ 2 ngày trời về Toà Tổng giám mục để mang Mình Thánh Chúa lên cho anh chị em và con cháu mình rước lễ. Ðức tin của họ được nuôi dưỡng như vậy hết tháng này qua tháng khác.
Từ năm 1975 đến 1995, các linh mục của Tổng giáo phận Huế không thể đi lên A Lưới để dâng lễ và ban các phép Bí tích vì thời thế khó khăn. Nhưng người Công Giáo vẫn quy tụ lại đọc kinh, cầu nguyện và nghe dự Thánh lễ được phát thanh trực tiếp từ Ðài Chân Lý Á Châu ở Philippine.
Thời chiến tranh, quân đội Bắc Việt tiến từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển vũ khí và lương thực men theo dãy Trường Sơn. Vùng đất A Lưới là bãi chiến trường khốc liệt, nhiều bom đạn và mìn do Mỹ ném xuống chưa phát nổ, nó vùi lẫn trong đất, rừng cây và khe suối.
Ông Simon Nguyễn Láng, 63 tuổi, ở xã Sơn Thuỷ, cho biết các gia đình đều có người bị bom bi hoặc mìn cướp mất mạng sống, một số người bị thương tật, tai nạn xảy ra khi đang khai hoang nương đồi để trồng sắn, khoai và lúa.
Ông Têphanô Nguyễn Ðình Hoành, 68 tuổi, là người tuyên xưng đức tin với bà con trong huyện bằng cách làm một cây Thánh giá đặt trên quan tài của người con trai mình. Ông cho biết con trai ông đang khi lao động cuốc đất trồng cây thì bổ phải bom mìn, con ông thiệt mạng vì bom mìn phát nổ. Người dân và cán bộ đến tham dự đám tang đông đúc đều ngạc nhiên thấy cây Thánh giá được đặt trên quan tài người quá cố.
Từ năm 1991, nhà ông Hoành trở thành trung tâm điểm của 30 gia đình Công giáo. Gia đình ông Hoành quyết định dâng hiến 4,500 mét vuông đất và nhà của mình cho cộng đoàn để làm Nhà Nguyện. Vợ chồng ông và 7 người con sinh sống ở vị trí khác cách đó khoảng 1 kilômét. Hằng ngày ông Hoành trông coi Nhà Nguyện, mỗi sáng Chúa Nhật ông dọn dẹp nhà và chuẩn bị Radio để đón mọi người đến đọc kinh và dự lễ qua Ðài. Nhiều gia đình vẫn phải đi bộ hoặc xe đạp 15 kilômet đến tham dự.
Ông Hoành kể: Linh mục Tổng đại diện lúc đó là cha Bính ở Huế đã cho chúng tôi 500 đồng để mua một chiếc Radio lớn hơn, hết 250 đồng, số tiền còn lại chúng tôi đóng bàn thờ và trang hoàng cho xứng đáng là nơi đặt Mình Thánh Chúa và là nơi diễn ra nghi thức cầu nguyện hàng tuần.
Ðến năm 1996 những người Công giáo ở đây mới được Linh mục đến dâng lễ và ban các phép bí tích. Chính quyền địa phương chấp thuận việc Toà Tổng Giám Mục Huế giao A Lưới cho Dòng Thánh Tâm thường xuyên chăm lo mục vụ cho người Công Giáo.
Những người Công giáo ở đây đang mong đợi có một ngôi nhà thờ khang trang để hàng ngày đọc kinh cầu nguyện hoặc tham dự Thánh lễ. Hiện họ đang sử dụng phần đất mà gia đình ông Hoành đã dâng cúng, dựng một cái lán (gara) lợp tôn rộng khoảng 150 mét vuông để làm Nhà Nguyện tạm thời. Mỗi khi có mưa gió, nhà nguyện này không thể tránh khỏi nước mưa và bụt đất bay vào vì không có tường và cửa.
Mãi đến ngày 1-8-2005, chính quyền mới công nhận tại A Lưới có một giáo xứ Công giáo. Ðức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể của Huế đã đến dâng Thánh lễ tuyên bố chính thức thành lập giáo xứ Sơn Thuỷ, giáo điểm toạ lạc ở thôn Quảng Hợp, xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới. Huế cách thủ đô Hà Nội 658 kilômét về hướng Nam.
Chủ tịch Hội đồng giáo xứ là ông Trọng, ông Láng làm phó. Hai ông này cùng với ông Hoành và một số người khác đã có công nhen nhóm và quy tụ lên cộng đoàn giáo xứ ngày nay. Họ cho biết hiện nay họ vẫn còn nghe đài hằng ngày nhưng không phải dự lễ qua đài như xưa mà nay đã có cha xứ thường xuyên dâng lễ cho họ, tuy nhiên những người vì phải coi nhà không đến tham dự thánh lễ được thì vẫn mở đài để nghe ở nhà.
Ông Trọng cho biết khi đến A Lưới sinh sống, nhiều gia đình Công Giáo chưa có niềm tin sâu sắc nên đã chôn dấu tượng ảnh vì sợ và vì chưa am hiểu giáo lý. "Tôi thích nghe mục 'Tìm hiểu Kinh Thánh', 'Ðạo lý thiên niên kỷ mới' và 'Lời Chúa ngày Chúa Nhật'. Vì từ ngày được rửa tội, vợ chồng tôi và 10 người con không có cơ hội học giáo lý. Nhờ nghe đài Chân Lý Á Châu mà chúng tôi hiểu biết thêm nhiều về giáo lý và Kinh Thánh, sống niềm tin kiên vững hơn", ông nói.
Theo ông Hoành, chương trình phát thanh của Ðài Chân Lý Á Châu là "món ăn tinh thần không thể thiếu đối với tôi hằng ngày. Ngày nào cũng có nội dung hay và bổ ích. Tôi thích nghe mục 'Chuyện Tử Tế' vì nội dung trung thực và hay". Nhưng tin tức Giáo hội thu hút ông lắng nghe hơn hết, "nhờ đó tôi biết được Ðức Giáo Hoàng có khoẻ không, Ngài đang làm gì, đi đâu và giáo huấn điều gì. Tôi cũng biết được tình hình Giáo hội ở mọi nước trên Thế giới, nhất là tại Châu Á và Việt Nam". Tuy nhiên ông thừa nhận tại Việt Nam còn thiếu nhiều tin tức về các Giáo hội tại địa phương, người Công Giáo Việt Nam rất thích nghe những tin này.
Ông Láng cho biết ông và gia đình vừa mở to đài Chân Lý Á Châu lên để nghe, vừa làm các công việc xung quanh nhà. Những vấn đề gì quan trọng và hay như "Câu Chuyện Gia Ðình" và tin tức quan trọng thì mọi người dừng lại để chăm chú lắng nghe để qua đó hiểu biết và thực hành những bài học trong cuộc sống.
(Phóng sự được thực hiện vào những ngày đầu tháng 8-2006)
Ðàm Xuyên
Lịch Sử Của Một Giáo Xứ Vùng Cao Nguyên Việt Nam Ghi Nhận: Những Người Công Giáo Ðầu Tiên Ðược Nuôi Dưỡng Ðức Tin Suốt 20 Năm Nhờ Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu (Radio Veritas Asia).
(Huế, Việt Nam - Thượng tuần tháng 8 năm 2006) - Những người Công Giáo của một giáo xứ vùng núi cao ở miền trung Việt Nam cho biết trong lịch sử hình thành nên giáo xứ của mình, họ quy tụ để sinh hoạt tôn giáo và nuôi dưỡng đức tin của mình suốt 20 năm nhờ Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.
- Thông tin của Linh mục quản xứ Phêrô Nguyễn Ðại:
Từ sau năm 1975, nhiều giáo dân của các giáo xứ trong Tổng giáo phận Huế, bị chính quyền đưa lên khai hoang lập nghiệp ở một vùng đất cao nguyên thuộc huyện A Lưới, gọi là vùng kinh tế mới A Lưới, cách thành phố Huế 70 kilômét về hướng Tây Nam, giáp biên giới Lào. Vùng đất này trước 1975 chỉ có người dân tộc thiểu số ở mà thôi. Sau 1975, một số người Kinh ở đồng bằng phải lên lập nghiệp ở đây, họ phải vật lộn với cuộc sống vất vả, nghèo khổ, cách biệt với nền văn minh ở thành thị. Hơn nữa, phương tiện giao thông đi lại chưa có, nhiều người muốn về thăm quê cũng không thể thực hiện được. Quãng đường tuy chỉ có 70 kilômét, nhưng đèo núi rất nguy hiểm, chỉ có cách là đi bộ mà thôi.
Riêng những người Công Giáo thì phải ở cách xa nhau hàng chục cây số, không ai biết ai. Người Công Giáo không thể thực hành đạo được, các linh mục không được phép lên cử hành các phép bí tích. Suốt gần 20 năm phải sống như thế nên đức tin của họ suy yếu dần và thậm chí có nhiều người xem như đã bỏ đạo. Các gia đình tự giữ đạo theo cách thức riêng và âm thầm, qua kinh nguyện hằng ngày và qua đài Chân Lý Á Châu (những gia đình có Radio).
Rồi đến một ngày kia, nhờ ơn Chúa, có 2 người Công Giáo đi bán hàng rong đã nhận ra nhau. Từ đó cả 2 cùng đi tìm kiếm người Công Giáo và tìm thấy 40 gia đình Công Giáo. Sau đó vào các ngày Chủ Nhật họ đã quy tụ lại đọc kinh cầu nguyện với nhau luôn phiên từng gia đình và dự thánh lễ chung qua Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu. Ðời sống đức tin bắt đầu được khơi dậy.
Từ 1995-2000, Tòa Tổng giám mục Huế, mỗi năm 2 lần, được phép gửi linh mục lên cử hành lễ Phục Sinh và Giáng Sinh cho giáo dân. Từ năm 2001 cha Nguyễn Ðại thuộc Dòng Thánh Tâm ở thành phố Huế được phái lên làm quản xứ chui, lúc đầu cứ hai hoặc ba tháng ngài dâng 1 Thánh lễ cho họ, rồi dần dần ngài dâng lễ thường xuyên vào các ngày Chúa Nhật.
Tổng cộng gần 30 năm, người Công Giáo ở A Lưới sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh tế cũng như về tôn giáo. Ngày 1-8-2005, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế mới chấp nhận cho thành lập giáo xứ với tên gọi giáo xứ Sơn Thủy và chấp thuận việc Tòa Tổng Giám Mục Huế chính thức bổ nhiệm cha Ðại làm Quản xứ giáo xứ Sơn Thủy.
- Thông tin thu thập trực tiếp tại A Lưới qua những người Giáo dân kỳ cựu:
A Lưới là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện có 21 xã với tổng diện tích 1,230 kilômét vuông, tổng số dân khoảng 36,000 người, trong đó có khoảng 550 giáo dân người Kinh sống rải rác ở một số xã và phần lớn là người thuộc 4 dân tộc thiểu số Pa cô, Pa hy, Tà ôi và Cờ tu đều chưa biết Thiên Chúa.
Vào những năm đầu sau khi đến sinh sống tại A Lưới, người Công Giáo gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giữ đạo và sinh hoạt tôn giáo của mình, do tình hình chính trị mới thay đổi và do người dân sống ở khu vực đường biên giới. Nhưng họ vẫn được soi sáng và tìm mọi cách để tuyên xưng đức tin, nhận ra nhau và quy tụ lại để đọc kinh, nghe lời Chúa và tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật qua Radio Veritas Asia.
Ông Phaolô Nguyễn Trọng, ở xã Hương Phong, cho biết khi ông và gia đình di cư đến vùng kinh tế mới, họ mang theo một chiếc radio nhỏ, "tôi không ngờ rằng chính nơi rừng núi hiểm trở như vậy nó lại thu được sóng phát thanh của Ðài Chân Lý Á Châu". Chiếc radio trở nên một đồ dùng cần thiết tối ưu cho gia đình ông trong những buổi phát thanh hằng ngày và "tạm" tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật.
Ông Trọng, 73 tuổi, kể: Một thời gian ngắn sau khi ổn định vị trí sinh sống, một số gia đình Công Giáo khác tìm và nhận ra gia đình tôi có cùng một niềm tin tôn giáo với họ, chúng tôi đã cùng nhau ngồi bên chiếc Ðài nhỏ để "tham dự Thánh lễ" vào sáng ngày Chúa Nhật. Có những người phải đi bộ gần 10 kilômét đường đất đồi và băng qua con suối để đến nhà của một gia đình nào đó để dự lễ. Có những lần họ phải nghỉ lại vì mưa lớn hoặc vì nước ở con suối dâng cao không thể lội qua được. Dần dần con số tăng lên 10 gia đình Công giáo, chúng tôi cùng nhau đọc các kinh, lần chuỗi Mân Côi và sau đó tham dự Thánh lễ qua chiếc Ðài nhỏ.
Họ thống nhất thay đổi vị trí bằng cách thực hiện mỗi tuần tập trung tại mỗi gia đình khác nhau. Ông Trọng có nhiệm vụ thỉnh thoảng đi bộ 2 ngày trời về Toà Tổng giám mục để mang Mình Thánh Chúa lên cho anh chị em và con cháu mình rước lễ. Ðức tin của họ được nuôi dưỡng như vậy hết tháng này qua tháng khác.
Từ năm 1975 đến 1995, các linh mục của Tổng giáo phận Huế không thể đi lên A Lưới để dâng lễ và ban các phép Bí tích vì thời thế khó khăn. Nhưng người Công Giáo vẫn quy tụ lại đọc kinh, cầu nguyện và nghe dự Thánh lễ được phát thanh trực tiếp từ Ðài Chân Lý Á Châu ở Philippine.
Thời chiến tranh, quân đội Bắc Việt tiến từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển vũ khí và lương thực men theo dãy Trường Sơn. Vùng đất A Lưới là bãi chiến trường khốc liệt, nhiều bom đạn và mìn do Mỹ ném xuống chưa phát nổ, nó vùi lẫn trong đất, rừng cây và khe suối.
Ông Simon Nguyễn Láng, 63 tuổi, ở xã Sơn Thuỷ, cho biết các gia đình đều có người bị bom bi hoặc mìn cướp mất mạng sống, một số người bị thương tật, tai nạn xảy ra khi đang khai hoang nương đồi để trồng sắn, khoai và lúa.
Ông Têphanô Nguyễn Ðình Hoành, 68 tuổi, là người tuyên xưng đức tin với bà con trong huyện bằng cách làm một cây Thánh giá đặt trên quan tài của người con trai mình. Ông cho biết con trai ông đang khi lao động cuốc đất trồng cây thì bổ phải bom mìn, con ông thiệt mạng vì bom mìn phát nổ. Người dân và cán bộ đến tham dự đám tang đông đúc đều ngạc nhiên thấy cây Thánh giá được đặt trên quan tài người quá cố.
Từ năm 1991, nhà ông Hoành trở thành trung tâm điểm của 30 gia đình Công giáo. Gia đình ông Hoành quyết định dâng hiến 4,500 mét vuông đất và nhà của mình cho cộng đoàn để làm Nhà Nguyện. Vợ chồng ông và 7 người con sinh sống ở vị trí khác cách đó khoảng 1 kilômét. Hằng ngày ông Hoành trông coi Nhà Nguyện, mỗi sáng Chúa Nhật ông dọn dẹp nhà và chuẩn bị Radio để đón mọi người đến đọc kinh và dự lễ qua Ðài. Nhiều gia đình vẫn phải đi bộ hoặc xe đạp 15 kilômet đến tham dự.
Ông Hoành kể: Linh mục Tổng đại diện lúc đó là cha Bính ở Huế đã cho chúng tôi 500 đồng để mua một chiếc Radio lớn hơn, hết 250 đồng, số tiền còn lại chúng tôi đóng bàn thờ và trang hoàng cho xứng đáng là nơi đặt Mình Thánh Chúa và là nơi diễn ra nghi thức cầu nguyện hàng tuần.
Ðến năm 1996 những người Công giáo ở đây mới được Linh mục đến dâng lễ và ban các phép bí tích. Chính quyền địa phương chấp thuận việc Toà Tổng Giám Mục Huế giao A Lưới cho Dòng Thánh Tâm thường xuyên chăm lo mục vụ cho người Công Giáo.
Những người Công giáo ở đây đang mong đợi có một ngôi nhà thờ khang trang để hàng ngày đọc kinh cầu nguyện hoặc tham dự Thánh lễ. Hiện họ đang sử dụng phần đất mà gia đình ông Hoành đã dâng cúng, dựng một cái lán (gara) lợp tôn rộng khoảng 150 mét vuông để làm Nhà Nguyện tạm thời. Mỗi khi có mưa gió, nhà nguyện này không thể tránh khỏi nước mưa và bụt đất bay vào vì không có tường và cửa.
Mãi đến ngày 1-8-2005, chính quyền mới công nhận tại A Lưới có một giáo xứ Công giáo. Ðức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể của Huế đã đến dâng Thánh lễ tuyên bố chính thức thành lập giáo xứ Sơn Thuỷ, giáo điểm toạ lạc ở thôn Quảng Hợp, xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới. Huế cách thủ đô Hà Nội 658 kilômét về hướng Nam.
Chủ tịch Hội đồng giáo xứ là ông Trọng, ông Láng làm phó. Hai ông này cùng với ông Hoành và một số người khác đã có công nhen nhóm và quy tụ lên cộng đoàn giáo xứ ngày nay. Họ cho biết hiện nay họ vẫn còn nghe đài hằng ngày nhưng không phải dự lễ qua đài như xưa mà nay đã có cha xứ thường xuyên dâng lễ cho họ, tuy nhiên những người vì phải coi nhà không đến tham dự thánh lễ được thì vẫn mở đài để nghe ở nhà.
Ông Trọng cho biết khi đến A Lưới sinh sống, nhiều gia đình Công Giáo chưa có niềm tin sâu sắc nên đã chôn dấu tượng ảnh vì sợ và vì chưa am hiểu giáo lý. "Tôi thích nghe mục 'Tìm hiểu Kinh Thánh', 'Ðạo lý thiên niên kỷ mới' và 'Lời Chúa ngày Chúa Nhật'. Vì từ ngày được rửa tội, vợ chồng tôi và 10 người con không có cơ hội học giáo lý. Nhờ nghe đài Chân Lý Á Châu mà chúng tôi hiểu biết thêm nhiều về giáo lý và Kinh Thánh, sống niềm tin kiên vững hơn", ông nói.
Theo ông Hoành, chương trình phát thanh của Ðài Chân Lý Á Châu là "món ăn tinh thần không thể thiếu đối với tôi hằng ngày. Ngày nào cũng có nội dung hay và bổ ích. Tôi thích nghe mục 'Chuyện Tử Tế' vì nội dung trung thực và hay". Nhưng tin tức Giáo hội thu hút ông lắng nghe hơn hết, "nhờ đó tôi biết được Ðức Giáo Hoàng có khoẻ không, Ngài đang làm gì, đi đâu và giáo huấn điều gì. Tôi cũng biết được tình hình Giáo hội ở mọi nước trên Thế giới, nhất là tại Châu Á và Việt Nam". Tuy nhiên ông thừa nhận tại Việt Nam còn thiếu nhiều tin tức về các Giáo hội tại địa phương, người Công Giáo Việt Nam rất thích nghe những tin này.
Ông Láng cho biết ông và gia đình vừa mở to đài Chân Lý Á Châu lên để nghe, vừa làm các công việc xung quanh nhà. Những vấn đề gì quan trọng và hay như "Câu Chuyện Gia Ðình" và tin tức quan trọng thì mọi người dừng lại để chăm chú lắng nghe để qua đó hiểu biết và thực hành những bài học trong cuộc sống.
(Phóng sự được thực hiện vào những ngày đầu tháng 8-2006)
Ðàm Xuyên