RVA (12.11.2015) – Hướng đến sự kiện trọng đại mừng kỷ niệm 50 năm thành lập (1969-2019), từ ngày mùng 9 đến 12 tháng 11 năm 2015, tại Trung tâm tĩnh tâm của hội dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, thành phố Quezon, Philippines, Đài phát thanh Chân Lý Á Châu, thuộc Uỷ ban Truyền Thông Xã Hội của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (OSC), đã nhóm họp Hội nghị Khoáng đại lần thứ ba. Chủ đề của Hội nghị lần này là: “Đài Chân Lý Á Châu – Canh tân dấn thân, chia sẻ Chúa Kitô với người Á châu toàn cầu: Những hi vọng và thách đố”.
Thành phần tham dự Hội nghị lần này gồm có: Đức Hồng Y Gaudencio Rosales, nguyên Tổng giám mục Tổng giáo phận Manila, Philippines, Đức Cha Chacko Thottumarickal, SVD, Giám mục giáo phận Indore, Ấn Độ, Chủ tịch OSC, các Tổng giám mục và Giám mục đến từ các nước như: Myanmar 5 vị, Philippines 2 vị, Ấn Độ 2 vị, Đài Loan 1 vị, Thái Lan 1 vị và Bangladesh 1 vị, cùng với khoảng 50 tham dự viên là linh mục, tu sĩ, giáo dân trưởng ban và phát thanh viên của 17 ngôn ngữ thuộc Đài Chân Lý Á Châu. Ngoài ra, Hội nghị còn có sự hiện diện của đại diện các tổ chức tài trợ cho Đài Chân Lý Á Châu trong gần 50 năm qua từ Đức quốc. Ngoài 3 thành viên thuộc Chương trình tiếng Việt, Việt Nam không có đại biểu nào trong Hội nghị này do Đức Cha Đặc trách Uỷ ban Truyền Thông Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam bận công tác trong giáo phận của mình.
Các chuyên gia được mời nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm trong Hội nghị là hai chuyên viên từ Đài phát thanh Vatican: giáo sư Sean Patrick Lovett, giám đốc Chương trình Anh ngữ của Đài phát thanh Vatican và chuyên viên David Rem Picci.
Trong ngày đầu tiên, sau phát biểu khai mạc của Đức Cha Chacko Thottumarickal, Đức Hồng Y Gaudencio Rosales, một trong những chứng nhân còn lại từ lúc thành lập Đài, đã lược lại bối cảnh thành lập Đài Chân Lý Á Châu khởi đi từ những cuộc họp đầu tiên trong thập niên 1950 của thế kỷ trước. Trước khả năng trong tương lai, Đài Chân Lý Á Châu sẽ ngưng hoàn toàn phát thanh qua làn sóng ngắn, vì điều kiện tài chánh, và chỉ phát thanh trực tuyến trên internet, Đức Hồng Y Rosales gợi lên câu hỏi cho các tham dự viên suy nghĩ về những người sẽ “bị bỏ lại đàng sau”, là những người nghèo nơi xa xôi không có điều kiện tiếp cận những phương tiện hiện đại để nghe Đài. Kế đó là những báo cáo của 17 ngôn ngữ về tình hình hiện tại và hướng đi của mỗi chương trình trong tương lai; cách riêng, hai ngôn ngữ Mandarin và Việt Nam đã trình bày những hiệu quả và cảm nghiệm từ các thính giả khi nghe Đài Chân Lý Á Châu. Chương trình Việt Ngữ được các tham dự viên đánh giá cao vì số lượng lớn một cách ngạc nhiên thính giả nghe Đài, từ khi chương trình Việt ngữ bắt đầu hiện diện trực tuyến cách nay đúng một năm.
Ngày thứ hai bắt đầu với bài nói chuyện “Cuộc chiến giữa làn sóng ngắn và internet” của chuyên gia David Rem Picci, nhấn mạnh trên những kinh nghiệm từ Đài phát thanh Vatican.
Kế đó và trong suốt ngày thứ ba là những chia sẻ sâu sắc, hiểu biết và đầy hùng biện của giáo sư Sean Patrick Lovett. Từ kinh nghiệm làm việc hơn 40 năm của mình tại Đài phát thanh Vatican, cách riêng trong Ban Anh ngữ, giáo sư Sean Patrick đã đưa ra những bài học từ quá khứ, đồng thời trình bày các khía cạnh trong việc loan báo Tin mừng bằng các phương tiện truyền thông, nhất là chiến lược và tầm nhìn của việc phát thanh trong tương lai của Đài Chân Lý Á Châu nếu phải tiếc nuối chia tay hoàn toàn với “làn sóng ngắn”. Giáo sư Sean cũng lắng nghe, trao đổi và hướng dẫn từng ngôn ngữ trong các buổi thảo luận nhóm bằng những ví dụ cụ thể, để giúp từng ngôn ngữ xác định mục tiêu, tận dụng những nội lực và đưa ra tầm nhìn chiến lược trong việc loan báo Tin mừng qua phương tiện truyền thanh, cách riêng là việc phát thanh trực tuyến.
Ngày cuối cùng của Hội nghị kết thúc với thánh lễ tạ ơn tại Nhà nguyện của Đài Chân Lý Á Châu để tưởng niệm và ghi ơn Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Nguyên Giám đốc Chương Trình và Trưởng Ban Việt Ngữ của Đài phát thanh Chân Lý Á Châu.
Thánh lễ do Đức Cha Chacko, Chủ tịch OSC chủ sự. Đồng tế với ngài là các tổng giám mục, giám mục, linh mục tham dự Hội nghị, với sự hiện diện của các tham dự viên và nhân viên Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.
Trong bài giảng, cha Franz-Josef Eilers, Dòng SVD, người Đức, Nguyên Tổng thư ký OSC, đã chia sẻ về cuộc đời loan báo Tin mừng không mệt mỏi của Đức ông Phêrô Tài qua phương tiện truyền thông, nhất là sự đóng góp to lớn của Đức ông Phêrô trong quá trình định hình và phát triển Đài Chân Lý Á Châu như mọi người thấy hiện nay. Cũng cần nói thêm là, tối mùng 4-11 vừa qua, giải thưởng cá nhân có tên gọi Serviam trong năm 2015 (lần thứ 37) đã được trao cho Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài vì sự cống hiến của Đức ông cho ngành truyền thông Công Giáo tại Philippines nói riêng và tại châu Á nói chung, dù Đức ông Phêrô đã mất cách nay 7 tháng. Giải thưởng Truyền thông Công Giáo nói trên do Đức cố Hồng Y Jaime Sin, nguyên Tổng giám mục Manila, thiết lập vào năm 1978 để tôn vinh những cá nhân, tổ chức cống hiến cách xuất sắc trong sứ vụ loan truyền Tin mừng bằng phương tiện truyền thông như: truyền hình, phát thanh, phim ảnh, sách báo, tranh ảnh…
Được biết, hai Hội nghị khoáng đại trước đây của Đài phát thanh Chân Lý Á Châu được tổ chức vào các năm 1985 và 2000. Theo cha Raymond Ambroise, người Ấn Độ, Tổng Thư ký OSC, kết quả của Hội nghị khoáng đại lần thứ ba này sẽ được trình bày tại hội nghị Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, diễn ra vào đầu năm 2016 tại Sri Lanka.
Các chuyên gia được mời nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm trong Hội nghị là hai chuyên viên từ Đài phát thanh Vatican: giáo sư Sean Patrick Lovett, giám đốc Chương trình Anh ngữ của Đài phát thanh Vatican và chuyên viên David Rem Picci.
Trong ngày đầu tiên, sau phát biểu khai mạc của Đức Cha Chacko Thottumarickal, Đức Hồng Y Gaudencio Rosales, một trong những chứng nhân còn lại từ lúc thành lập Đài, đã lược lại bối cảnh thành lập Đài Chân Lý Á Châu khởi đi từ những cuộc họp đầu tiên trong thập niên 1950 của thế kỷ trước. Trước khả năng trong tương lai, Đài Chân Lý Á Châu sẽ ngưng hoàn toàn phát thanh qua làn sóng ngắn, vì điều kiện tài chánh, và chỉ phát thanh trực tuyến trên internet, Đức Hồng Y Rosales gợi lên câu hỏi cho các tham dự viên suy nghĩ về những người sẽ “bị bỏ lại đàng sau”, là những người nghèo nơi xa xôi không có điều kiện tiếp cận những phương tiện hiện đại để nghe Đài. Kế đó là những báo cáo của 17 ngôn ngữ về tình hình hiện tại và hướng đi của mỗi chương trình trong tương lai; cách riêng, hai ngôn ngữ Mandarin và Việt Nam đã trình bày những hiệu quả và cảm nghiệm từ các thính giả khi nghe Đài Chân Lý Á Châu. Chương trình Việt Ngữ được các tham dự viên đánh giá cao vì số lượng lớn một cách ngạc nhiên thính giả nghe Đài, từ khi chương trình Việt ngữ bắt đầu hiện diện trực tuyến cách nay đúng một năm.
Ngày thứ hai bắt đầu với bài nói chuyện “Cuộc chiến giữa làn sóng ngắn và internet” của chuyên gia David Rem Picci, nhấn mạnh trên những kinh nghiệm từ Đài phát thanh Vatican.
Kế đó và trong suốt ngày thứ ba là những chia sẻ sâu sắc, hiểu biết và đầy hùng biện của giáo sư Sean Patrick Lovett. Từ kinh nghiệm làm việc hơn 40 năm của mình tại Đài phát thanh Vatican, cách riêng trong Ban Anh ngữ, giáo sư Sean Patrick đã đưa ra những bài học từ quá khứ, đồng thời trình bày các khía cạnh trong việc loan báo Tin mừng bằng các phương tiện truyền thông, nhất là chiến lược và tầm nhìn của việc phát thanh trong tương lai của Đài Chân Lý Á Châu nếu phải tiếc nuối chia tay hoàn toàn với “làn sóng ngắn”. Giáo sư Sean cũng lắng nghe, trao đổi và hướng dẫn từng ngôn ngữ trong các buổi thảo luận nhóm bằng những ví dụ cụ thể, để giúp từng ngôn ngữ xác định mục tiêu, tận dụng những nội lực và đưa ra tầm nhìn chiến lược trong việc loan báo Tin mừng qua phương tiện truyền thanh, cách riêng là việc phát thanh trực tuyến.
Ngày cuối cùng của Hội nghị kết thúc với thánh lễ tạ ơn tại Nhà nguyện của Đài Chân Lý Á Châu để tưởng niệm và ghi ơn Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Nguyên Giám đốc Chương Trình và Trưởng Ban Việt Ngữ của Đài phát thanh Chân Lý Á Châu.
Thánh lễ do Đức Cha Chacko, Chủ tịch OSC chủ sự. Đồng tế với ngài là các tổng giám mục, giám mục, linh mục tham dự Hội nghị, với sự hiện diện của các tham dự viên và nhân viên Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.
Trong bài giảng, cha Franz-Josef Eilers, Dòng SVD, người Đức, Nguyên Tổng thư ký OSC, đã chia sẻ về cuộc đời loan báo Tin mừng không mệt mỏi của Đức ông Phêrô Tài qua phương tiện truyền thông, nhất là sự đóng góp to lớn của Đức ông Phêrô trong quá trình định hình và phát triển Đài Chân Lý Á Châu như mọi người thấy hiện nay. Cũng cần nói thêm là, tối mùng 4-11 vừa qua, giải thưởng cá nhân có tên gọi Serviam trong năm 2015 (lần thứ 37) đã được trao cho Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài vì sự cống hiến của Đức ông cho ngành truyền thông Công Giáo tại Philippines nói riêng và tại châu Á nói chung, dù Đức ông Phêrô đã mất cách nay 7 tháng. Giải thưởng Truyền thông Công Giáo nói trên do Đức cố Hồng Y Jaime Sin, nguyên Tổng giám mục Manila, thiết lập vào năm 1978 để tôn vinh những cá nhân, tổ chức cống hiến cách xuất sắc trong sứ vụ loan truyền Tin mừng bằng phương tiện truyền thông như: truyền hình, phát thanh, phim ảnh, sách báo, tranh ảnh…
Được biết, hai Hội nghị khoáng đại trước đây của Đài phát thanh Chân Lý Á Châu được tổ chức vào các năm 1985 và 2000. Theo cha Raymond Ambroise, người Ấn Độ, Tổng Thư ký OSC, kết quả của Hội nghị khoáng đại lần thứ ba này sẽ được trình bày tại hội nghị Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, diễn ra vào đầu năm 2016 tại Sri Lanka.