Phi Luật Tân là quốc gia duy nhất ở Á Châu có đại đa số dân chúng là người Công Giáo. Dân số vào khoảng 100 triệu người trong đó 1/3 duới 15 tuổi, và 10 triệu người Phi Luật Tân sống ở hải ngoại. Reinhard Backes của tổ chức Bác Ái Công Giáo Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu cầu gọi tắt là ACN (Catholic charity Aid to the Church in Need) vừa có chuyến đi thanh sát các chương trình tại Phi Luật Tân. Trở về ông dành cho cơ quan thông tấn Zenit cuộc phỏng vấn.
Hỏi : Giáo Hội Phi Luật Tân có điểm nào đáng chú ý?
Reinhard Backes : Giáo Hội Phi Luật Tân đang phải quan tâm cả về phương diện giáo dục tổng quát lẫn giáo dục tôn giáo cho các tín hữu. Giáo dân ở đây rất sùng đạo nhưng về phương dỉện giáo dục thì rất tồi tệ. Hãy nêu ra một thí dụ : tôi tham dự một lễ cưới tập thể ở đảo Luzon, có 10 cặp làm lễ cưới cùng một lúc. Họ làm lễ cưới mà đem cả con cái của họ đến dự lễ cưới. Người ta giải thích cho tôi rằng nhiều cặp đã sống chung với nhau từ trước rồi mới làm lễ cưới. Lý do một phần họ không có tiền, phần khác cũng vì sự thiếu hiểu biết về giáo lý đức tin.
Hỏi : Trong chuyến đi cái gì làm cho ông có ấn tượng nhất .
Reinhard Backes : Điều làm tôi ấn tượng nhất là công cuộc đối thoại giữa lực lượng chính quyền Phi Luât Tân và Măt Trận Quốc Gia Giải Phóng Moro gọi tắt là MNFL (Moro National Liberation Front ) hai bên đã đánh nhau trong 40 năm làm khoảng 120,000 người chết. Cơ quan Bác Ái Công Giáo ANC đã và đang ủng hộ sáng kiến của Linh Mục Sebastiano D’Ambra, người Ý và bà Minda Sano, người Phi Luật Tân quê ở đảo Mindanao. Hai người này lập nên phong trào gọi là Silsilah mà tiếng Ả Rập có nghiã là Liên Kết. Họ đã nỗ lực trong 40 năm làm trung gian hoà giải giữa các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác nhau, tranh đấu cho công lý xã hội, trợ giúp dân tỵ nạn, thiết lập các trường học và nhiều sáng kiến khác.
Tại Mindanao 60% dân chúng là người Công Giáo và 40% còn lại là tín hữu Hồi Giáo. Nhưng tại các đảo khác như Basilan thì đa số dân chúng theo Hồi Giáo. Tại những vùng này nhóm Hồi Giáo quá khích gọi là Abu Sayyaf hoạt động mạnh, tấn công người Công Giáo và lực lượng chính phủ, bắt người đòi tiền chuộc. Những vùng do Abu Sayyaf kiểm soát, nhiều linh mục và giáo dân bị sát hại.
Phong trào Silsilah không chùn chân trước bạo lực vẫn khuyến khích người Hồi Giáo và Kitô Giáo đối thoại, xây dựng niềm tin lẫn nhau và giúp đỡ nạn nhân bạo động của cả hai phiá.
Hỏi : Nhu cầu lớn nhất hiện nay của Giáo Hội điạ phương là gì?
Trả lời : Ước lượng có đến 10,000 người chết vì cơn bão Yolanda thổi vào đảo Leyte vào năm 2013. Chỗ nào cũng bị tàn phá, nhiều nhà thờ bị phá hủy Chủng viện ở tổng giáo phận Palo là căn nhà một tầng cũng bị phá hủy. Tổ chức Bác Ái ACN đã giúp tổng giáo phận xây dựng lại 10 nhà thờ và bây giờ Đức Tổng Giám Mục John Forrosuelo Du đã yêu cầu chúng tôi giúp xây dựng lại chủng viện. Công tác xây dựng đã hoàn thành được một nửa và chủng sinh đã bắt đầu sinh hoạt ở đây. Theo dự trù chủng viện mới gồm nhiều tòa nhà và hy vọng trong tương lai có thể chống chọi lại được với thiên tai.
Hỏi : Giáo Hội Phi Luật Tân có điểm nào đáng chú ý?
Reinhard Backes : Giáo Hội Phi Luật Tân đang phải quan tâm cả về phương diện giáo dục tổng quát lẫn giáo dục tôn giáo cho các tín hữu. Giáo dân ở đây rất sùng đạo nhưng về phương dỉện giáo dục thì rất tồi tệ. Hãy nêu ra một thí dụ : tôi tham dự một lễ cưới tập thể ở đảo Luzon, có 10 cặp làm lễ cưới cùng một lúc. Họ làm lễ cưới mà đem cả con cái của họ đến dự lễ cưới. Người ta giải thích cho tôi rằng nhiều cặp đã sống chung với nhau từ trước rồi mới làm lễ cưới. Lý do một phần họ không có tiền, phần khác cũng vì sự thiếu hiểu biết về giáo lý đức tin.
Hỏi : Trong chuyến đi cái gì làm cho ông có ấn tượng nhất .
Reinhard Backes : Điều làm tôi ấn tượng nhất là công cuộc đối thoại giữa lực lượng chính quyền Phi Luât Tân và Măt Trận Quốc Gia Giải Phóng Moro gọi tắt là MNFL (Moro National Liberation Front ) hai bên đã đánh nhau trong 40 năm làm khoảng 120,000 người chết. Cơ quan Bác Ái Công Giáo ANC đã và đang ủng hộ sáng kiến của Linh Mục Sebastiano D’Ambra, người Ý và bà Minda Sano, người Phi Luật Tân quê ở đảo Mindanao. Hai người này lập nên phong trào gọi là Silsilah mà tiếng Ả Rập có nghiã là Liên Kết. Họ đã nỗ lực trong 40 năm làm trung gian hoà giải giữa các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác nhau, tranh đấu cho công lý xã hội, trợ giúp dân tỵ nạn, thiết lập các trường học và nhiều sáng kiến khác.
Tại Mindanao 60% dân chúng là người Công Giáo và 40% còn lại là tín hữu Hồi Giáo. Nhưng tại các đảo khác như Basilan thì đa số dân chúng theo Hồi Giáo. Tại những vùng này nhóm Hồi Giáo quá khích gọi là Abu Sayyaf hoạt động mạnh, tấn công người Công Giáo và lực lượng chính phủ, bắt người đòi tiền chuộc. Những vùng do Abu Sayyaf kiểm soát, nhiều linh mục và giáo dân bị sát hại.
Phong trào Silsilah không chùn chân trước bạo lực vẫn khuyến khích người Hồi Giáo và Kitô Giáo đối thoại, xây dựng niềm tin lẫn nhau và giúp đỡ nạn nhân bạo động của cả hai phiá.
Hỏi : Nhu cầu lớn nhất hiện nay của Giáo Hội điạ phương là gì?
Trả lời : Ước lượng có đến 10,000 người chết vì cơn bão Yolanda thổi vào đảo Leyte vào năm 2013. Chỗ nào cũng bị tàn phá, nhiều nhà thờ bị phá hủy Chủng viện ở tổng giáo phận Palo là căn nhà một tầng cũng bị phá hủy. Tổ chức Bác Ái ACN đã giúp tổng giáo phận xây dựng lại 10 nhà thờ và bây giờ Đức Tổng Giám Mục John Forrosuelo Du đã yêu cầu chúng tôi giúp xây dựng lại chủng viện. Công tác xây dựng đã hoàn thành được một nửa và chủng sinh đã bắt đầu sinh hoạt ở đây. Theo dự trù chủng viện mới gồm nhiều tòa nhà và hy vọng trong tương lai có thể chống chọi lại được với thiên tai.