MANILA, Philippines - Trên đảo Mindanao của Phi Luật Tuân, nơi thường diễn ra những cuộc xung đột tôn giáo, trong tuần này diễn ra hội nghị kéo dài một tuần giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo.
Nghị hội Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo ở Mindanao đã được thành lập từ năm 1996 và hàng năm các nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo cũng như Hồi Giáo gặp nhau để cổ súy cho những cuộc đối thoại và sáng kiến hòa bình. Chủ đề được nghị hội đề ra năm nay là: Tha Thứ Ðể Chữa Trị: Ðường Lối Ðể Phát Triển Con Người Toàn Diện.
Trong quá khứ các cuộc gặp gỡ đã được diễn ra tại những địa phương mà người Công Giáo chiếm thiểu số, người Hồi Giáo chiếm đa số như tại Marawi, Basilan, Jolo.
Tuần Lễ Hòa Bình được khai mạc vào ngày thứ Năm vừa qua và được sự hỗ trợ của chính phủ trung ương. Trong dịp này chính phủ Phi Luật Tân đã loan báo một loạt những chương trình phát triển cho đảo Mindanao và tuyên bố ngưng bắn với Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Moro.
Nghị hội Thiên Chúa Giáo - Hồi Giáo ý thức rằng muốn có nền hòa bình lâu dài, nhất thiết phải có việc hằn gắn xã hội bằng phương cách tha thứ lẫn nhau.
ÐGM Martin Jumoad của địa phận Isabela miền nam đảo Basilan nới với cơ quan thông tấn AsiaNews rằng đây là tuần lễ quan trọng cho giới trẻ. Họ là tương lai của Basilan, chúng tôi phải làm cho giới trẻ tin ở giá trị hòa bình.
Ðảo Basilan có dân số khoảng 300,000 người trong đó 70% là người Hồi Giáo, 28% Công Giáo. Tại nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân chính phủ và quându kích Abu Sayyaf. Dù có nghị hội gọi là tuần lễ hòa bình nhưng vẫn có sự căng thẳng về mặt quân sự. Nghị hội đã yêu cầu lực lượng chính phủ bảo vệ an ninh.
Nghị hội được thành lập từ năm 1996 gồm ba vị chủ tịch là Ðức TGM Fernando Capalla, Mahid Mutila của Liên Ðơàn Hồi Giáo Ulema, và Ðức Giám Mục Hilario Gomez của Tin lành giáo Phái Giáo Hội Thống Nhất của chúa Kitô (United Church of Christ).
Trong qua khứ nghị hội đã được chính phủ kêu gọi làm trung gian hòa giải giữa quân chính phủ và quân du kích trong việc điều đình thả con tin bị bắt cóc.
Nghị hội đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nối lại hòa đàm giữa chính phủ và Mặt Trận Hồi Giáo Giải Phóng Moro. Cả hai phía đều nhờ đức TGM Capalla làm cố vấn trong cuộc hòa đàm được dự trù vào tháng 12 tại Mã Lai.
Nghị hội Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo ở Mindanao đã được thành lập từ năm 1996 và hàng năm các nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo cũng như Hồi Giáo gặp nhau để cổ súy cho những cuộc đối thoại và sáng kiến hòa bình. Chủ đề được nghị hội đề ra năm nay là: Tha Thứ Ðể Chữa Trị: Ðường Lối Ðể Phát Triển Con Người Toàn Diện.
Trong quá khứ các cuộc gặp gỡ đã được diễn ra tại những địa phương mà người Công Giáo chiếm thiểu số, người Hồi Giáo chiếm đa số như tại Marawi, Basilan, Jolo.
Tuần Lễ Hòa Bình được khai mạc vào ngày thứ Năm vừa qua và được sự hỗ trợ của chính phủ trung ương. Trong dịp này chính phủ Phi Luật Tân đã loan báo một loạt những chương trình phát triển cho đảo Mindanao và tuyên bố ngưng bắn với Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Moro.
Nghị hội Thiên Chúa Giáo - Hồi Giáo ý thức rằng muốn có nền hòa bình lâu dài, nhất thiết phải có việc hằn gắn xã hội bằng phương cách tha thứ lẫn nhau.
ÐGM Martin Jumoad của địa phận Isabela miền nam đảo Basilan nới với cơ quan thông tấn AsiaNews rằng đây là tuần lễ quan trọng cho giới trẻ. Họ là tương lai của Basilan, chúng tôi phải làm cho giới trẻ tin ở giá trị hòa bình.
Ðảo Basilan có dân số khoảng 300,000 người trong đó 70% là người Hồi Giáo, 28% Công Giáo. Tại nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân chính phủ và quându kích Abu Sayyaf. Dù có nghị hội gọi là tuần lễ hòa bình nhưng vẫn có sự căng thẳng về mặt quân sự. Nghị hội đã yêu cầu lực lượng chính phủ bảo vệ an ninh.
Nghị hội được thành lập từ năm 1996 gồm ba vị chủ tịch là Ðức TGM Fernando Capalla, Mahid Mutila của Liên Ðơàn Hồi Giáo Ulema, và Ðức Giám Mục Hilario Gomez của Tin lành giáo Phái Giáo Hội Thống Nhất của chúa Kitô (United Church of Christ).
Trong qua khứ nghị hội đã được chính phủ kêu gọi làm trung gian hòa giải giữa quân chính phủ và quân du kích trong việc điều đình thả con tin bị bắt cóc.
Nghị hội đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nối lại hòa đàm giữa chính phủ và Mặt Trận Hồi Giáo Giải Phóng Moro. Cả hai phía đều nhờ đức TGM Capalla làm cố vấn trong cuộc hòa đàm được dự trù vào tháng 12 tại Mã Lai.