Tin Roma (Apic 30/06/2006) - Sáng thứ Sáu, ngày 30 tháng 6 năm 2006, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã tiếp kiến Ông Mario Juan Bosco Cayota Zappettini, Tân Ðại Sứ Uruguay cạnh Toà Thánh đến trình ủy nhiệm thư. Trong bài diễn văn đọc trong dịp này, ÐTC đã cảnh báo những phương tiện truyền thông xã hội châm biếm và bôi lọ giá trị của hôn nhân và gia đình, để quảng cáo cho những hình thức phối hợp khác. Làm như thế, các phương tiện truyền thông cổ võ một nếp sống ích kỷ, không định hướng, gây hại cho lòng quảng đại và hy sinh, là hai yếu tố cần thiết để duy trì vững chắc cơ cấu gia đình, tế bào đầu tiên của cộng đoàn nhân loại. ÐTC kêu gọi hãy khích lệ gia đình, giúp gia đình chu toàn những sứ mạng thiết yếu của mình, và nhất là hãy tôn trọng những quyền lợi riêng của gia đình; và những quyền lợi riêng biệt này không thể nào bị phá tan, để làm lợi cho những hình thức kết hiệp mới khinh rẽ những quyền lợi của gia đình.
ÐTC cũng nhắc đến vấn đề rộng lớn của nạn nghèo cùng và bị loại ra ngoài lề xã hội. Ðây là một thách thức bức xúc đối với các nhà cai trị và những kẻ có trách nhiệm về những cơ chế phục vụ cộng đồng. ÐTC cũng nhắc lại rằng diễn tiến toàn cầu hoá đã tạo ra những khả thể mới, nhưng đồng thời mang đến những liều lỉnh mới. Và người ta không nên đơn giản những khả thể mới này chỉ vào việc thuần tuý trao đổi thương mại và thực dụng mà thôi. Ngoài ra còn phải lưu ý đến vấn đề những anh chị em di dân, bị bắt buộc rời bỏ quê hương mình, để đi tìm những điều kiện sinh sống tốt hơn, và do đó gây ra những hậu quả trầm trọng trên bình diện cá nhân, gia đình và xã hội.
Ðược biết quốc gia Uruguay chỉ có khoảng 3 triệu rưỡi dân, mà gần 90% là gốc di dân từ âu châu sang; và hai phần ba dân số theo đạo công giáo; vào khoảng thập niên 50 (1950), nền kinh tế của Uruguay ở mức ngang tầm với các quốc gia âu châu lúc đó. Nhưng đến thập niên 60 (1960), thì quốc gia Uruguay lâm vào cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng, mà cho đến nay chưa hoàn toàn phục hồi được. Hiện nay có khoảng 23% dân số sống dưới mức nghèo cùng.
ÐTC cũng nhắc đến vấn đề rộng lớn của nạn nghèo cùng và bị loại ra ngoài lề xã hội. Ðây là một thách thức bức xúc đối với các nhà cai trị và những kẻ có trách nhiệm về những cơ chế phục vụ cộng đồng. ÐTC cũng nhắc lại rằng diễn tiến toàn cầu hoá đã tạo ra những khả thể mới, nhưng đồng thời mang đến những liều lỉnh mới. Và người ta không nên đơn giản những khả thể mới này chỉ vào việc thuần tuý trao đổi thương mại và thực dụng mà thôi. Ngoài ra còn phải lưu ý đến vấn đề những anh chị em di dân, bị bắt buộc rời bỏ quê hương mình, để đi tìm những điều kiện sinh sống tốt hơn, và do đó gây ra những hậu quả trầm trọng trên bình diện cá nhân, gia đình và xã hội.
Ðược biết quốc gia Uruguay chỉ có khoảng 3 triệu rưỡi dân, mà gần 90% là gốc di dân từ âu châu sang; và hai phần ba dân số theo đạo công giáo; vào khoảng thập niên 50 (1950), nền kinh tế của Uruguay ở mức ngang tầm với các quốc gia âu châu lúc đó. Nhưng đến thập niên 60 (1960), thì quốc gia Uruguay lâm vào cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng, mà cho đến nay chưa hoàn toàn phục hồi được. Hiện nay có khoảng 23% dân số sống dưới mức nghèo cùng.