LONGDON -- Vào ngày 26.5.2006, tại điện Buckingham Palace, ông Vũ Khánh Thành đã được thái tử Charles trao tặng Quốc Huân Chương MBE (A Member of the Order of the British Empire).
Ông Vũ Khánh Thành, qua sự đề cử của Thủ Tướng Anh Tony Blair mà được vinh dự này, Ông Thành là người đã tích cực hoạt động trong suốt 25 năm qua để giúp đỡ cộng đồng Việt Nam tại Vương Quốc Anh hội nhập thành công vào xã hội mới đồng thời ông đã hoàn tất tốt đẹp nhiệm kỳ 4 năm nghị viên tại thành phố Hackney London vào đầu tháng 5 vừa qua.
Ông Thành là một thuyền nhân đến Anh Quốc vào năm 1979, làm việc cho chương trình đón nhận 30 ngàn người tị nạn từ Hồng Kông đến Anh. Ông đã vượt biên 4 lần thất bại. Lần chót, ông ra đi một mình trên một chiếc thuyền dài 9 mét với 41 người, để lại gia đình ở Việt Nam. Ông đã được Bộ Nội Vụ Anh cho phép gia đình đoàn tụ từ năm 1979 nhưng không được phía Việt Nam cho đi vì ông là người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội. Năm năm sau, vì ông phải qua một cuộc giải phẫu tại Bệnh Viện, bạn bè ông đã làm đơn kêu cứu Nữ Hoàng, Thủ Tướng Thatcher, lãnh tụ đảng Lao Động lúc bấy giờ là ông Michael Foot can thiệp. Chỉ 3 tuần sau vợ và các con ông đã được đến nước Anh đoàn tụ vào dịp lễ Giáng Sinh 1983. Qua 27 năm, ông vẫn chưa dám về thăm Việt Nam.
Ông Vũ Khánh Thành đã thành lập cộng đồng Việt Nam tại Hackney ngay sau khi chương trình tiếp nhận người tị nạn đến Anh Quốc chấm dứt vào năm 1882. Những khó khăn hội nhập vào đời sống mới của người Việt lúc đó rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ và va chạm văn hóa. Sau đó là huấn nghệ, tìm kiếm công ăn việc làm. Hội An Việt đã giúp đỡ rất nhiều cho người Việt trong việc mở tới khoảng 40 hãng gia công may mặc ở thập niên 1985 -1995, các tiệm ăn, tiệm tạp hóa và nay là các tiệm sơn móng tay. Riêng tại London đã có khoảng 500. Tổng số các ngành nghề kinh doanh của người Việt tại Anh Quốc tới nay đã lên tới 1500 đơn vị, so với số dân 35 ngàn người Việt thì thật không nhỏ. Bên cạnh đó là sự thành công của thế hệ thứ hai thường đứng đầu trên Đại Học hay Trung Học cũng như tỉ lệ có công ăn việc làm rất cao, tưởng không lấy gì làm lạ.
Ông Thành còn thành lập Hội Gia Cư An Việt vào năm 1986. Được chính phủ Anh công nhận và tài trợ. Chỉ 3 năm đầu đã xây được gần 200 đơn vị gia cư cho người Việt thuê với giá hạ so với thị trường. Ngoài ra Hội An Việt đã cùng thành phố Hackney và Đại Học London Met xin được nửa triệu tiền Âu Châu cho một dự án phát triển đồ gốm ở tỉnh Hải Dương.
Hướng về tương lai, Hội An Việt đang thành lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á, bước đầu là thành lập một thư viện phần lớn là sách Anh Pháp liên quan đến thời kỳ tiền sử để chứng minh rằng Bách Việt làm chủ văn hóa Tàu trước khi có người Tàu. Nhưng sau đó người Tàu có công hoàn chỉnh cũng như sau làm sa đọa ra Hán Nho.
Ngoài ra một Làng Việt Nam cho thời kỳ hậu Olympic cũng sẽ trở thành hiện thực ở London do sự phối hợp của một biểu tượng văn hóa Viêt với sự phát triển cho thương mại Việt Nam ở Âu Châu với số vốn đầu tư từ hải ngoại cũng như từ Việt Nam.
Thái tử Charles trao huân chương cho Ông Thành |
Ông Thành là một thuyền nhân đến Anh Quốc vào năm 1979, làm việc cho chương trình đón nhận 30 ngàn người tị nạn từ Hồng Kông đến Anh. Ông đã vượt biên 4 lần thất bại. Lần chót, ông ra đi một mình trên một chiếc thuyền dài 9 mét với 41 người, để lại gia đình ở Việt Nam. Ông đã được Bộ Nội Vụ Anh cho phép gia đình đoàn tụ từ năm 1979 nhưng không được phía Việt Nam cho đi vì ông là người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội. Năm năm sau, vì ông phải qua một cuộc giải phẫu tại Bệnh Viện, bạn bè ông đã làm đơn kêu cứu Nữ Hoàng, Thủ Tướng Thatcher, lãnh tụ đảng Lao Động lúc bấy giờ là ông Michael Foot can thiệp. Chỉ 3 tuần sau vợ và các con ông đã được đến nước Anh đoàn tụ vào dịp lễ Giáng Sinh 1983. Qua 27 năm, ông vẫn chưa dám về thăm Việt Nam.
Ông Vũ Khánh Thành đã thành lập cộng đồng Việt Nam tại Hackney ngay sau khi chương trình tiếp nhận người tị nạn đến Anh Quốc chấm dứt vào năm 1882. Những khó khăn hội nhập vào đời sống mới của người Việt lúc đó rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ và va chạm văn hóa. Sau đó là huấn nghệ, tìm kiếm công ăn việc làm. Hội An Việt đã giúp đỡ rất nhiều cho người Việt trong việc mở tới khoảng 40 hãng gia công may mặc ở thập niên 1985 -1995, các tiệm ăn, tiệm tạp hóa và nay là các tiệm sơn móng tay. Riêng tại London đã có khoảng 500. Tổng số các ngành nghề kinh doanh của người Việt tại Anh Quốc tới nay đã lên tới 1500 đơn vị, so với số dân 35 ngàn người Việt thì thật không nhỏ. Bên cạnh đó là sự thành công của thế hệ thứ hai thường đứng đầu trên Đại Học hay Trung Học cũng như tỉ lệ có công ăn việc làm rất cao, tưởng không lấy gì làm lạ.
Ông Thành còn thành lập Hội Gia Cư An Việt vào năm 1986. Được chính phủ Anh công nhận và tài trợ. Chỉ 3 năm đầu đã xây được gần 200 đơn vị gia cư cho người Việt thuê với giá hạ so với thị trường. Ngoài ra Hội An Việt đã cùng thành phố Hackney và Đại Học London Met xin được nửa triệu tiền Âu Châu cho một dự án phát triển đồ gốm ở tỉnh Hải Dương.
Hướng về tương lai, Hội An Việt đang thành lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á, bước đầu là thành lập một thư viện phần lớn là sách Anh Pháp liên quan đến thời kỳ tiền sử để chứng minh rằng Bách Việt làm chủ văn hóa Tàu trước khi có người Tàu. Nhưng sau đó người Tàu có công hoàn chỉnh cũng như sau làm sa đọa ra Hán Nho.
Ngoài ra một Làng Việt Nam cho thời kỳ hậu Olympic cũng sẽ trở thành hiện thực ở London do sự phối hợp của một biểu tượng văn hóa Viêt với sự phát triển cho thương mại Việt Nam ở Âu Châu với số vốn đầu tư từ hải ngoại cũng như từ Việt Nam.