Hội nghị Nho Học tại Việt Nam

Ngày 17.12.2004 cuộc hội thảo quốc tế về Nho giáo đã được Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam và viện Harvard Yenching Hoa kỳ tổ chức. Trong cuộc hội thảo này có 37 tham luận của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học thuộc các quốc gia khu vực và vùng lãnh thổ gởi về như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Ðài Loan và Việt Nam.

Hội An Việt hết sức vui mừng, ngỡ đây là sự đáp ứng lời mời gọi của hội nghị triết học thế giới vào mùa hè năm1939 ở Honolulu, tìm cho nhân loại một nền triết lý chủ đạo, hội nghị đã đề cử Khổng Tử làm nhạc trưởng cho cuộc hoà hợp Ðông Tây, vì ông có chân đứng trên cả hai tàu : vừa chấp nhận cải thiện đời sống trần gian nhất là những mối giao liên của con người - ñàng khác tuy không chấp nhận lập trường Lão giáo độc chú vào đời sống tâm linh, nhưng cũng dọn phòng đón nhận mọi giá trị tâm linh (Essay in East West philosophy, by Charles Moore, page 447, University of Hawaii, 1951).

Nhưng khi đọc qua những đề tài các bài tham luận, thì chúng tôi mới biết là mình tưởng vậy, chứ không phải vậy, mà hội nghị chỉ bàn về quá trình du nhập Nho giáo ở Việt Nam ( Tống Nho với thời đại chúng ta ), ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, Nho giáo thời phong kiến. . .

Chuùng tôi không nghĩ là hội nghị đi tìm một triết lý chủ đạo, mà lại đi vào con đường tầm chương trích cú cuả Hán Nho, công việc có tính cách hàn lâm này đã đánh rơi đại đạo.
Vì thế cho nên khi chủ nghĩa CS tràn qua phương Ðông với duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các hậu duệ của Hán Nho, Tống Nho được xem như là thành phần quê mùa lạc hậu, không thể đem cái lối chú sớ, tầm chương trích cú ra mà chống trả lại cái làn sóng đỏ được.

Cái chủ thuyết CS như ta đã thấy không dung dưỡng con người cả về phần vật chất lẫn tâm linh .

Nhà Tần đốt sách chôn Nho là đốt triết lý nông nghiệp, nhà Hán thì khôn ngoan hơn hơn lập ra gác Thạch Cừ, không tiêu diệt Nho bằng cách trắng trợn, mà tìm cách bẻ quẹo, xen dặm để đánh lạc hướng và nhất là bẻ quặt Nho giáo (Nguyên Nho) bằng những yếu tố pháp gia, âm dương gia và óc chuyên chế của nhà Tần. Nhà Nguyên thì gạt hạng Nho sĩ xuống bên dưới hạng ăn mày. Nhà Thanh khi mới vào được Trung nguyên cũng giết Nho sĩ. (Tuy rằng có một số những tổng hợp của Ðổng Trọng Thư với thuyết Tam tài, Tống Nho với lý khí. . . ). Ðến thời Mao Trạch Ðông thì lại cho Nho học là cái học ăn cứt.

Ta thử hỏi tại sao Nho giáo lại bị các vua chúa từ đời Tần trở đi dày xéo như vậy, là vì các vua chúa thì muốn đi theo con đường bá đạo, mà Nho giáo lại cổ võ cho con đường vương đạo, họ phải tìm cách giải thích cho con đường bá đạo của họ .

Nhà Tần, nhà Hán, nhaø Tấn, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, đều không đi theo con đường vương đạo, còn Trung Cộng với Mao Trạch đông thì lại dùng Nho giáo như là phương tiện vận động quần chúng nông dân vùng lên làm cách mạng vô sản, để rồi khi cách mạng vô sản giả sử thành công, thì ảnh hưởng của Nho giáo sẽ bị quét sạch. Trung Hoa, Singapore, Ðài Loan, nhất là Việt Nam ngày nay, nếu chưa vượt qua khỏi Tần Hán tìm để về đại đạo thì chẳng qua chỉ là tìm đường hâm nóng lại chủ trương của pháp gia ( như Thượng Öôûng. . . ) mà thôi .


1. Người ta trông đợi gì trong việc phục hưng Nho Giáo?

Nho Giáo là của Việt Tộc, là của tổ tiên chúng ta đã hình thành, bảo vệ và gìn giữ nó để giáo dục con cái LÀM NGƯỜI, làm con trong gia đình, làm công dân của đất nước.
Nó cần thiết như hơi thở nên còn sống mãi đã bao ngàn năm tuy dù đã gặp bao thử thách. Phục hồi Nho Giáo sẽ có lợi liền trước mắt là người người được yên, nhà nhà đều yên. Lấy một thí dụ:

a. Nhân chủ: Con người được đưa lên ngang hàng với Thiên Địa nên sống an nhiên tự tại, không còn sợ trời đánh thánh vật, không còn coi vật chất (địa) làm cứu cánh ở đời. Trong văn minh Việt Nam Vua phong thần thánh cho người làm thành hoàng cho làng xã. Thần nào không thiêng, làng xã có thể truất đi, rước thần khác về. Khổng Tử chủ trương “kính quỉ thần nhi viễn chi” (Kính thần thánh xa xa vậy thôi) bằng một năm cúng tế một lần. Vua cũng chỉ một năm tế TRỜI một lần. Sau lễ tế ở làng xã, mọi người cũng được nhờ ngay là ăn uống vui vẻ. Các cô cậu cũng có dịp làm quen nhau hay những lúc hát hò (hát trống quân) những mối tình nở rộ rồi đi đến hôn nhân. Khác với các tôn giáo bày ra đủ mọi lễ tục để trói buộc con người, nào bịt mặt, nào chay tịnh, nào đi cúng lễ mỗi ngày, nào chết cho các chủ truơng chính trị, tôn giáo để được lên thiên đàng. . . không làm thi phải tội, biến con người thành nô lệ tinh thần. Phải làm điều nọ điều kia vì sợ hay vì lợi (để được lên thiên đàng) chứ không làm vì thấy cần phải làm, không cần lợi lộc nào hết.

b. Thái Hòa: Trong triết lý Nho Giáo, Chữ Hòa là nền tảng hơn hết, lớn lao hơn hết. Các cụ ta biểu lộ bằng Vuông Tròn cộng một, bánh dầy tròn, bánh chưng vuông và đưa lên hàng đồ cúng tế trong ngày linh thiêng nhất, ngày Tết - và cũng được biểu lộ trong chuyện Bánh Dầy Bánh Chưng với hoàng tử Tiết Liệu. Ai nắm được thì làm Vua. Thái Hòa là hòa với trời đất với thiên địa. Thiên Chúa giáo biểu lộ chữ hòa này bằng chuyện thiên chúa xuống làm người và đưa con người lên làm CON thiên chúa. “Hãy trở nên hoàn thiện như CHA trên trời”. Có nghĩa như Khổng nói “Chí thành như thần”. Tức là nếu bạn chí thành với cái tâm của bạn thì bạn sẽ trở thành Thánh thành Thần. Nghi lễ, luật lệ, cúng vái, tử vì đạo. .. chỉ là tùy phụ hay không cần thiết. Từ cái hòa với thiên địa, đến hòa với mọi người, hòa với thân nhân, láng diềng, không kỳ thị ai hết vì mọi người đều là người như mình “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Chữ HÒA biểu lộ nét song trùng của Việt với nghĩa Trời không đẩy đất, đất không đẩy trời - Lý không đẩy tình, tình không đẩy lý - Được pháp luật, mất tự do v.v. .. Ngôn ngữ Việt luôn luôn luôn luôn biểu lộ nét song trùng: sông núi, học hành, cơm nước, rồng tiên, ông đùng bà đà. ..

c. Tâm Linh: Phải dựa vào tiếng nói của lương tâm mình. Dù là kẻ sát nhân, lúc nào đó tiếng lương tâm sẽ nhắc nhỡ, đừng làm điều ác. “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người bẩm sinh hướng về điều thiện). Lương tâm ví như viên ngọc quí, phải được mài dũa để trở nên ngày một trong sáng, (bỏ dần những chấp, u minh trong Phật Giáo) để một ngày kia hòa tiểu ngã của mình vào Đại Ngã của Vũ Trụ để trở thành thánh, thành thần, thành CON của Thượng Đế.

Tâm linh cũng gọi là Thần mà “thần thì vô phương”, không lệ thuộc vào hình thái nào hay nơi nào, thấu nhập cùng khắp mới có thể nối 2 thái cực Trời và Đất thành Thái Hòa (Hòa cùng cực). Ở các tôn giáo, quan niệm Thần Linh vẫn trong đợt giống con ngưới: có tượng (hình ảnh giống con người) có thanh (thần, thánh nói) có (thánh thần phù hộ hay sửa phạt) - Con người của tôn giáo vẫn ở đợt cưõng hành (làm vì sợ trời đánh thánh vật) hay lợi hành (làm vì lợi để được phúc) chứ chưa có an hành (làm vì thấy cần phải làm).

2. Đâu là tư tưởng đích thực của Khổng Tử ?

Khổng Tử ra đời tại miền Nam Trung Quốc ngày nay vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch, cùng thời với Plato, Aristote ở Hy Lạp; Phật tổ ở Ấn Độ ở thời kì mà Karl Jaspers -tư tưởng gia người Đức - gọi là thời hoàng kim của tư tưởng nhân loại, chấm dứt ở sự ra đời của Đức Jesus (thế kỉ thứ 1 tây lịch) với tư tưởng công bằng bác ái. Sau các ngài, cho đến bây giờ không có đại tư tưởng gia nào khác vượt qua các tư tưởng của các ngài.

Trường hợp Khổng Tử, ông tuyên bố tôi chỉ thuật lại tư tưởng của người xưa chứ không sáng tác ra điều gì mới (thuật nhi bất tác). Đệ tử lại hỏi ông: Tìm Đạo ở đâu ? ông trả lời tìm ở phương Nam. Điều này có nghĩa Đạo Làm Người của tổ tiên ta đã được hình thành từ nền văn minh nông nghiệp ngay từ những thời đầu tiên của lịch sử con người mà huyền sử đã tô đậm bằng Tổ Thần Nông ở miền nam Trung Quốc ngày nay tức là địa bàn của dân Bách Việt và Khổng Tử là người phương Nam, người thuộc tộc Bách Việt (khác với người Hán gốc du mục từ phương Bắc).

Khổng Tử không viết sách, các đệ tử sau này thuật lại các lời dạy dỗ của ngài. Cuốn sách được coi là tương đối phản ảnh tư tưởng Khổng Tử hơn hết là Luận Ngữ. Cuốn này được viết sau Khổng cả gần 100 năm. Do vậy sự thay đổi gán ghép tư tưởng của ngài để phục vụ chế độ phong kiến của các vua chúa không phải không có. Thí dụ giải thích thế nào về tư tưởng Khổng Tử nói về trung quân? Lúc thì có chỗ Khổng nói “giết một tên vua vô đạo như giết một tên đạo tặc” - lúc thì Khổng chủ trương “Vua bảo tôi chết, tôi không chết là bất trung”. Muốn biết phân biệt đâu là tư tưởng chính truyền của Khổng, đâu là giả trá phải dựa vào tính nhất quán là sợi chỉ hồng xuyên xuất tất cả tư tưởng của người đó. Thí dụ toàn bộ tư tưởng của Khổng là Nhân Đạo, là Vương Đạo thì không thể nào lại thiếu sự nhất quán được, không thể có sự mâu thuẫn lúc thế này lúc thế kia. Một bậc thánh nhân Khổng, như Phật. .. từ 2500 năm trước đã có một tư tưởng vĩ đại như thế không thể nào lại mâu thuẫn với chính mình, nói ngược lại những điều mình đã chủ trương.

3. Phục hồi Nho Giáo bắt đầu từ đâu ?

Vài thí dụ nêu trên chỉ là vài điểm trong triết lý Nho Giáo, là hồn của đạo làm người mà con người mọi nơi, mọi thời đều cần đến. Tây Phương chỉ có luân lý chứ chưa có Đạo Học. Theo dõi các cuộc tranh luận công khai trên truyền thanh, truyền hình, mọi người đều đồng ý là xã hội ngày nay thác loạn dù kỹ thuật đã rất cao, của cải vật chất đã quá dư thừa do kinh tế tư bản đem lại. Họ muốn đem công dân giáo dục vào học đường, nhưng dựa vào đâu đây ? Dựa vào luân lý Thiên Chúa Giáo như ngày xưa thì các tôn giáo khác chống. Dựa vào nền đạo đức thực dụng thì thiếu nền tảng như Đạo Đức Cách Mạng của cộng sản thì máu đổ thịt rơi, con tố cha, vợ tố chồng. .. thì cũng đã sụp đổ. Đây là thời cơ thuận tiện nhất để xây dựng một xã hội mới hậu công nghệ mà bước đầu tiên cần làm là CẢI TỔ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC để vì lợi ích trăm măm là trồng người trước đã. Việt Nam là bãi chiến trường cho 2 chủ thuyết cộng sản trong thời chiến và tư bản cho thời toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam có làm được chính sách BÌNH SẢN trong kinh tế và ĐẠO HỌC cho giáo dục để đáp ứng vai trò Hội Nghị Quốc Tế ở Honolulu năm 1939 và Hội Nghị Nho Học tại Việt Nam tháng 17.12. 2004 tại Hà Nội vừa qua hay không ? Chúng tôi xin góp một ý nhỏ về chương trình giáo dục để các bậc thức giả trong nước và hải ngoại góp ý thảo luận.

1. Tam giác ngữ cho giáo dục Việt Nam: Tam giác ngữ là cho học sinh học ngay 3 thứ tiếng cùng một lúc ngay ở tiểu học. Đó là tiếng Việt (mẹ đẻ) tiếng Anh (sinh ngữ) và chữ Hán (tử ngữ). Thời cơ ở Việt Nam ngày nay đã chín mùi để mạnh dạn đưa vào chương trình giáo dục. Quần chúng đã và đang học tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Nhật, tiếng Đài Loan để giao tiếp và làm kinh tế. Học tiếng Anh để tiếp xúc với nửa phần nhân loại còn nửa phần nhân loại khác là chữ Tầu, tiếng Tàu (tiếng Phổ thông). Kinh tế, văn hóa thế giới hiện nay do 2 thứ tiếng này thống trị. Phải giải quyết cho xong vấn đề ngôn ngữ ở bậc tiẻu học để học sinh đọc thông viết thạo 3 thứ tiếng này rồi lên bậc trung học hãy dồn vào học kiến thưc phổ thông rồi Đaị Học học chuyên môn. Điều cần lưu ý là phải học chữ Hán theo lối chân phương để có thể đọc các sách cổ và chữ Nôm của ta. Không học lối viết tắt của Tàu hiện nay vì sẽ cắt đứt mất nguồn tìm về đạo học và văn hóa vốn đã rất liên hệ giữ Tàu và Việt cả hàng mấy ngàn năm nay. Tuổi trẻ rất dễ học sinh ngữ và tử ngữ. Khoa học ngày nay đã chứng minh trẻ rất dễ học, miễn là học lúc còn nhỏ. Nước Anh nay cũng bắt học sinh nay phải học 2 sinh ngữ. Dạy chữ Hán cho các em phải đưa vào các câu có nội dung Đạo Học dù các em không hiểu, sau này lớn lên, tiềm thức sẽ cho các em hiểu và làm theo những gì đã học ngày còn bé. Những câu đó thí dụ như: Tiên học lễ hậu học văn, Công cha như núi Thái Sơn. .. Chí Thành như Thần - Thiên Lý tại nhân tâm v.v... Ngày nay kỹ thuật tiên tiến với TV và các phương tiện khác, mỗi trường chỉ cần một số thầy cô giáo người nói tiếng Anh, tiếng Phổ Thông chính gốc, không còn khó khăn gì.
2. Lễ Gia Tiên. Trẻ em Việt Nam ngày nay nổi tiếng khắp thế giới vì học giỏi và thành công là nhờ đâu? Người ta đã nghiên cứu và bàn cãi nhiều, tôi chỉ xin nêu một lý do căn bản là nền tảng gia đình. Gia đình càng vững chắc, trẻ càng học giỏi và thành công. Vậy lấy nền tảng gia đình từ đâu? Đó là LỄ GIA TIÊN hay ĐẠO THỜ ÔNG BÀ. Có người nói rằng đâu phải chỉ có Việt tộc mới có lễ gia tiên, có đạo thờ ông bà? Đúng. Nhưng cái khác biệt của ta là thờ cách nào hay nói khác đi là cách đặt bài vị ra sao, triết lý nằm sâu trong đạo thờ ông bà ở chỗ mô? Thờ ông bà không phải là mong ông bà về ăn của cúng mà là thờ nhân tính con người. Nếu trời đất đáng thờ thì con người cũng phải được thờ vì con người ngang hàng với trời cùng đất, con người là một trong tam tài (thiên địa nhân). Tổ tiên chúng ta lấy việc thờ cúng tổ tiên làm phương tiện giáo dục con cái, đừng làm uế nhục gia tiên, thanh danh gia đình. Con cái làm nên là do phúc đức ông bà để lại. Con cháu phải tiếp thừa và phát huy truyền thống ấy cho nên lối đặt bài vị trong bàn thờ tổ tiên lấy MÌNH làm gốc. Từ mình tính lên thờ 4 đời là: Nị (cha) Tổ (ông) Tằng (ông Cố - cha của ông) Cao (cha của ông Cố) - tính xuống là thờ 4 đời là: Con, cháu, chắt, chít. Bài vị được xếp theo Ngũ Hành: thủy hỏa kim mộc thổ. Tất cả các hành đều đi qua Thổ trung cung. Thổ nằm ở giữa là MÌNH để tính lên hay tính xuống 4 đời như nói ở trên. Thổ cũng là Văn Tổ tức là vươn lên từ hồn thiêng của cha ông lên đến nhân tính con người. Đạo thờ ông bà cao trọng như vậy nhưng chính MÌNH lại là trung tâm nên mình phải sống làm sao để xứng đáng kế nghiệp truyền thống gia đình của mình. Bởi vậy lễ Cúng Giao Thừa là giây phút thiêng liêng nhất của mỗi gia đình nhằm giáo dục con em.

Đây là ý kiến của Hội An Việt tại Vương Quốc Anh. Mong quí vị đóng góp ý kiến hầu đạo sống của dân tộc được phục hồi đem lại sự phú cường cả về tinh thần lẫn vật chất cho đất nước. Vì triết lý là gì nếu không phải là một nghệ thuật xếp đặt việc nước việc nhà cho mọi người đều được hạnh phúc” - KIM ĐỊNH

VŨ KHÁNH THÀNH
Hội An Việt tại Vương Quốc Anh
ĐT: (44) 207 275 7780
E-mail: anvietuk@aol.com