Tuần lễ vừa qua chính phủ Việt Nam chính thức cho thiết lập Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam theo lời yêu cầu của Trung Quốc. Giữa lúc dư luận Việt Nam đang sôi sục về việc đảng CSVN đang tỏ ra khiếp nhựơc trước mưu đồ thôn tính Việt Nam, kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc bằng việc phản đối lấy lệ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, thiết lập xa lộ từ Trung Hoa qua Lào, dọc trường sơn tới cảng Kampuchea, cảng Thái Lan, nắm mũi Cà Mâu của Việt và việc cho Trung Quốc khai thác Bauxit tại Tây Nguyên, đưa hàng chục ngàn nhân công mà thực ra là quân đội trá hình vào vị trí chiến lược tại Tây Nguyên với ngầm ý chiếm Đông Dương, kiểm soát Biển Đông và bảo vệ sự tồn tại của đảng CSVN phòng khi có biến, Trung Quốc sẽ chính thức xâm lược Việt nam theo lời kêu cứu của đảng CSVN để đưa quân vào, thực hiện mưu đồ thống trị Việt Nam như những thời Bắc thuộc “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năn nô lệ giặc Tây” trước đây.
Cùng với dã tâm xâm lược ấy, việc thiết lập Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam theo ý nghĩ thông thường của người dân hiện nay là nhằm thống trị văn hoá. Nhưng Văn Hoá Trung Hoa và Văn Hoá Việt Nam cũng như toàn khối Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là nền văn hoá nhân bản khởi đầu bằng Bách Việt trên 5 ngàn năm trước, lúc đó chưa có Hán Tộc và lãnh thổ Trung Hoa như hiện nay. Nhất là với ông tổ của cộng sản Tàu là Mao Trạch Đông đã nói một câu bất hủ “Cái học Khổng Tử là cái học ăn cứt”. Bây giờ tình thế thay đổi, giới lãnh đạo Tàu hiện nay, hậu duệ của Mao, muốn hiện đại hoá đất nước, nhưng vẫn độc quyền chính trị, cai trị dân như chó ngựa, ngược hẳn với chủ trương nhân trị của Khổng Tử thì việc khôi phục văn hoá Khổng Tử và bành trướng các Học Viện Khổng Tử chỉ là bôi son trét phấn cho tư tưởng bá đạo của nhà nước “Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa”để lòe bịp dư luận chứ không thay đổi được gì. Cái học “ăn cứt” Mao đã tận diệt để thay thế bằng học thuyết Mác Lê với đấu tranh giai cấp và đạo đức cách mạng là con tố cha, vợ tố chồng, bạn bè phản nhau, giết hại lương tri con người đến muôn thế hệ mà nay cổ võ cho “cái học ăn cứt” kia bằng việc liếm láp chút đỉnh cục cứt mà Mao đã nguyền rủa tận diệt thì còn có ý nghĩa gì chăng ?
Chưa kể nói tới Đạo Học mà Khổng đã chủ trương ngay thời của Ngài rằng “Tìm Đạo ở phương Nam”. Phương Nam là phương nào ? Là miền Nam sông Hoàng Hà Dương Tử, là vùng văn hoá nông nghiệp đầu tiên của nhân loại, bắt đầu từ Bách Việt. Trong lúc đó phuơng Bắc còn sống bằng du mục, trọng võ nghệ, gỏi cung đao, nay đây mai đó làm gì đã có văn minh. Phương Nam Bách Việt, nhờ nông nghiệp nên văn minh trước, nhìn trăng sao mây nước để định gieo gặt cày cấy, thấy sự chuyển biến của vũ trụ làm nến tảng cho dịch, có làng xã, có chữ viết tượng hình, có thi, thơ, lễ, nhạc mà sau này Khổng Tử đã san định những sinh hoạt văn hoá truyền khẩu phương Nam thành Lục Kinh: KINH DỊCH, KINH THI, KINH THƯ, KINH LỄ, KINH NHẠC, KINH XUÂN THU (Kinh Nhạc đã thất truyền, nay chỉ còn NGŨ KINH). Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế đã hoàn thiện chữ tượng hình của Bách Việt, chữ con quăng (chữ chân chim, chữ nòng nọc - chữ của những dân đã nhận vật biểu Xà Long và Giao Long) thành chữ Hán ngày nay. Về văn hoá thì tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng đốt Sách chôn Nho, lập ra gác Thạch Cừ lấy các văn nô nô thay đổi lời dạy về Đạo Học của Khổng Tử để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế, gán những lời đã thay đổi kia thành lời của Khổng Tử mà mãi cho tới tận ngày nay thiên hạ vẫn lầm tưởng là Khổng Tử dạy như vậy. Khổng là bậc Thánh Nhân không thể bất nhất trong đạo học được. Người học phải có cái nhìn nhất quán mới nhìn ra những chỗ sai của những điểu “Tử viết” kia đâu là chính thực của ngài, đâu là đã bị bẻ quặt đi.
Trong Ngũ kinh, Kinh Lễ chứa đựng nhiều điều tai dị ngược với tinh thần Khổng Tử. Kinh Lễ là một thí dụ Khổng giáo che lấp Khổng Tử. Hai chương trong Kinh Lễ được coi là tinh túy nhất, người đời sau đã tách ra làm thành một trong TỨ THƯ là: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử. Luận Ngữ được coi là phản chiếu khá trung thành hình ảnh Nho Giáo chính truyền.
Nhà Hán đã kế tiếp nhà Tần không những trong di sản chính trị là trung ương tập quyền và luôn cả óc chuyên chế y như chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ngày nay. Nho Giáo trong bản chất chống đối óc độc tài chuyên chế, đề cao “ý dân là ý trời”, đề cao người hiền đức, trọng dụng người tài, không kể gì đến dòng tộc (ngày nay là đảng viên v.v…).
Ngày xưa sách vở chính truyền đã bị đốt sạch, nho sĩ đã bị giết cũng như ngày nay tại Trung Quốc và Việt Nam sách vở của miền Nam Việt Nam trước kia đã bị đốt phá hết bằng các chiến dịch gọi là “văn hoá phản động đồi trụy”, còn ít nào ở thư viện thì muốn được vào thư viện đọc sách cũ phải có giấy phép tham khảo dành cho các cán bộ đảng thì còn đâu là tư tưởng chân thực. Cái trò khôi phục văn hoá dân tộc hay mở các học viện Khổng Tử cũng không khác gì việc lập lại hành động đốt sách chôn nho, bẻ quẹo Nho giáo để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế của thời nhà Tần, nhà Hán xưa kia vậy.
Một mưu đồ đen tối ghê gớm khác của Mao Trạch Đông nhằm tận diệt Nho Giáo và tư tưởng Khổng Tử là chữ viết. Mao đã bắt buộc học chữ quan thoại với lối viết giản tiện ngày nay, thoạt nhìn là tốt vì dễ học, dễ viết nhưng mưu đồ bên trong là cắt đứt việc trở về nghiên cứu sách vở đạo lý, lịch sử, phong tục xưa viết bằng chữ chân phương. Thế hệ sau sẽ không đọc được sách vở, chữ cổ nữa. Vì lý do này mà Đài Loan, Hồng Kông vẫn học chữ chân phương.
Lược qua mấy điểm nêu trên ta thấy Nho Giáo đã thực hiện những điều sau đây cho các xã hội Viễn Đông:
1. Sớm bỏ được chế độ nô lệ trước Tây Phương vài chục thế kỷ,
2. Đã có nhiều cố gắng thực hiện sự quân phân tài sản như các kiểu công điền,
3. Đặt chức Gián Quan để dòm ngó chính quyền, kể cả Vua,
4. Đặt phép thi cử để tuyển người tài đức trong cả nước, không phân biệt dòng họ.
Đấy là về tổ chức còn về Đạo Học, Nho Giáo chủ trương con người ngang hàng với trời cùng đất, sống hoà với trời và người, lấy tâm của mình là thước đo của mọi hành vi (Nhân Chủ, Thái Hoà, Tâm Linh). Mọi hành vị y cứ trên 3 đức nền tảng Trí, Nhân, Dũng. Cư xử thì trọng phép nước, kính thầy, hiếu với cha mẹ, đễ với anh em, tín với bạn bè. Những nguyên tắc ấy không bao giờ lỗi thời, thay đổi.
Nói tón lại Học Viện Khổng Tử đáng trao vào tay ĐÀI LOAN, NAM HÀN hay NHẬT BẢN được coi như người anh cả trong đại gia đình văn hoá Đông Á. để khởi xướng lên một ĐẠO TRƯỜNG CHUNG cho Đông Á bên cạnh thị trường chung về Kinh Tế, như Giáo Sư Triết Gia Kim Định đã kêu gọi tại Hội Nghị Quốc Tế Nho Học tổ chức tại Đài Bắc tháng 11 năm 1987:
“Sở dĩ đề nghị lập Đạo Trường là cốt để Đông Á có thể đáp ứng sự mong đợi của triết học Tây Âu đang ngóng chờ sự đóng góp của triết lý Á Đông giúp lập lại thế quân bình giữa tâm và vật. Vì hiện nay con người quá thiên về vật chất mà nhãng bỏ tâm linh, cần phải đưa tâm linh vào cho cân đối. Điều đó một mình triết tây không làm được vì đã quá thiên về lý trí nên chỉ có lý thuyết suông, trừu tượng, xa đời và hóc búa không thể dẫn đưa nhân loại đến quân bình mà còn bị kinh tế chỉ huy. Lẽ ra triết lý phải chỉ huy hạ tầng kinh tế thế mà nay phải để cho hạ tầng kinh tế chỉ huy thì đủ biết văn hoá thiếu hồn, quá yếu. Các triết gia Tây Âu đã ý thức điều đó nên mới chờ mong cái gì khác hơn ở triết lý Á Đông”.
Học Viện Khổng Tử Trung Quốc đang muốn thiết lập tại nhiều nơi, nhất là lập tại Việt Nam thì nên chú trọng vào mấy điểm sau:
1. Bách Việt làm chủ nước Tàu, văn hóa Tàu trước người Tàu. Người Hán đến sau làm đã làm sa đoạ ra Hán Nho như thế nào.
2. Hãy tìm hiểu xem tại sao Việt còn giữ được mấy điểm hơn Tàu như: địa vị đàn bà Việt cao hơn Tàu. Chế độ bình sản giữ được nhiều hơn (quá bán ruộng là công điền công thổ). Chỉ có thời thực dân Pháp gom ruộng vào mây tên chủ điền, tạo nên chênh lệch xã hội. Không có vụ chôn người sống theo người chết. (Tần Thủy Hoàng chết, chôn theo 3 ngàn cung phi !)
3. Hãy nghiên cứu bãi bỏ chế độ toàn trị, chuyên chế của đảng cộng sản hiện nay, trả lại quyền làm người cho người dân. Thực hiện ý dân là ý trời như Khổng Tử đề cao trong Nho Giáo chính thực.
Cùng với dã tâm xâm lược ấy, việc thiết lập Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam theo ý nghĩ thông thường của người dân hiện nay là nhằm thống trị văn hoá. Nhưng Văn Hoá Trung Hoa và Văn Hoá Việt Nam cũng như toàn khối Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là nền văn hoá nhân bản khởi đầu bằng Bách Việt trên 5 ngàn năm trước, lúc đó chưa có Hán Tộc và lãnh thổ Trung Hoa như hiện nay. Nhất là với ông tổ của cộng sản Tàu là Mao Trạch Đông đã nói một câu bất hủ “Cái học Khổng Tử là cái học ăn cứt”. Bây giờ tình thế thay đổi, giới lãnh đạo Tàu hiện nay, hậu duệ của Mao, muốn hiện đại hoá đất nước, nhưng vẫn độc quyền chính trị, cai trị dân như chó ngựa, ngược hẳn với chủ trương nhân trị của Khổng Tử thì việc khôi phục văn hoá Khổng Tử và bành trướng các Học Viện Khổng Tử chỉ là bôi son trét phấn cho tư tưởng bá đạo của nhà nước “Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa”để lòe bịp dư luận chứ không thay đổi được gì. Cái học “ăn cứt” Mao đã tận diệt để thay thế bằng học thuyết Mác Lê với đấu tranh giai cấp và đạo đức cách mạng là con tố cha, vợ tố chồng, bạn bè phản nhau, giết hại lương tri con người đến muôn thế hệ mà nay cổ võ cho “cái học ăn cứt” kia bằng việc liếm láp chút đỉnh cục cứt mà Mao đã nguyền rủa tận diệt thì còn có ý nghĩa gì chăng ?
Chưa kể nói tới Đạo Học mà Khổng đã chủ trương ngay thời của Ngài rằng “Tìm Đạo ở phương Nam”. Phương Nam là phương nào ? Là miền Nam sông Hoàng Hà Dương Tử, là vùng văn hoá nông nghiệp đầu tiên của nhân loại, bắt đầu từ Bách Việt. Trong lúc đó phuơng Bắc còn sống bằng du mục, trọng võ nghệ, gỏi cung đao, nay đây mai đó làm gì đã có văn minh. Phương Nam Bách Việt, nhờ nông nghiệp nên văn minh trước, nhìn trăng sao mây nước để định gieo gặt cày cấy, thấy sự chuyển biến của vũ trụ làm nến tảng cho dịch, có làng xã, có chữ viết tượng hình, có thi, thơ, lễ, nhạc mà sau này Khổng Tử đã san định những sinh hoạt văn hoá truyền khẩu phương Nam thành Lục Kinh: KINH DỊCH, KINH THI, KINH THƯ, KINH LỄ, KINH NHẠC, KINH XUÂN THU (Kinh Nhạc đã thất truyền, nay chỉ còn NGŨ KINH). Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế đã hoàn thiện chữ tượng hình của Bách Việt, chữ con quăng (chữ chân chim, chữ nòng nọc - chữ của những dân đã nhận vật biểu Xà Long và Giao Long) thành chữ Hán ngày nay. Về văn hoá thì tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng đốt Sách chôn Nho, lập ra gác Thạch Cừ lấy các văn nô nô thay đổi lời dạy về Đạo Học của Khổng Tử để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế, gán những lời đã thay đổi kia thành lời của Khổng Tử mà mãi cho tới tận ngày nay thiên hạ vẫn lầm tưởng là Khổng Tử dạy như vậy. Khổng là bậc Thánh Nhân không thể bất nhất trong đạo học được. Người học phải có cái nhìn nhất quán mới nhìn ra những chỗ sai của những điểu “Tử viết” kia đâu là chính thực của ngài, đâu là đã bị bẻ quặt đi.
Trong Ngũ kinh, Kinh Lễ chứa đựng nhiều điều tai dị ngược với tinh thần Khổng Tử. Kinh Lễ là một thí dụ Khổng giáo che lấp Khổng Tử. Hai chương trong Kinh Lễ được coi là tinh túy nhất, người đời sau đã tách ra làm thành một trong TỨ THƯ là: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử. Luận Ngữ được coi là phản chiếu khá trung thành hình ảnh Nho Giáo chính truyền.
Nhà Hán đã kế tiếp nhà Tần không những trong di sản chính trị là trung ương tập quyền và luôn cả óc chuyên chế y như chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ngày nay. Nho Giáo trong bản chất chống đối óc độc tài chuyên chế, đề cao “ý dân là ý trời”, đề cao người hiền đức, trọng dụng người tài, không kể gì đến dòng tộc (ngày nay là đảng viên v.v…).
Ngày xưa sách vở chính truyền đã bị đốt sạch, nho sĩ đã bị giết cũng như ngày nay tại Trung Quốc và Việt Nam sách vở của miền Nam Việt Nam trước kia đã bị đốt phá hết bằng các chiến dịch gọi là “văn hoá phản động đồi trụy”, còn ít nào ở thư viện thì muốn được vào thư viện đọc sách cũ phải có giấy phép tham khảo dành cho các cán bộ đảng thì còn đâu là tư tưởng chân thực. Cái trò khôi phục văn hoá dân tộc hay mở các học viện Khổng Tử cũng không khác gì việc lập lại hành động đốt sách chôn nho, bẻ quẹo Nho giáo để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế của thời nhà Tần, nhà Hán xưa kia vậy.
Một mưu đồ đen tối ghê gớm khác của Mao Trạch Đông nhằm tận diệt Nho Giáo và tư tưởng Khổng Tử là chữ viết. Mao đã bắt buộc học chữ quan thoại với lối viết giản tiện ngày nay, thoạt nhìn là tốt vì dễ học, dễ viết nhưng mưu đồ bên trong là cắt đứt việc trở về nghiên cứu sách vở đạo lý, lịch sử, phong tục xưa viết bằng chữ chân phương. Thế hệ sau sẽ không đọc được sách vở, chữ cổ nữa. Vì lý do này mà Đài Loan, Hồng Kông vẫn học chữ chân phương.
Lược qua mấy điểm nêu trên ta thấy Nho Giáo đã thực hiện những điều sau đây cho các xã hội Viễn Đông:
1. Sớm bỏ được chế độ nô lệ trước Tây Phương vài chục thế kỷ,
2. Đã có nhiều cố gắng thực hiện sự quân phân tài sản như các kiểu công điền,
3. Đặt chức Gián Quan để dòm ngó chính quyền, kể cả Vua,
4. Đặt phép thi cử để tuyển người tài đức trong cả nước, không phân biệt dòng họ.
Đấy là về tổ chức còn về Đạo Học, Nho Giáo chủ trương con người ngang hàng với trời cùng đất, sống hoà với trời và người, lấy tâm của mình là thước đo của mọi hành vi (Nhân Chủ, Thái Hoà, Tâm Linh). Mọi hành vị y cứ trên 3 đức nền tảng Trí, Nhân, Dũng. Cư xử thì trọng phép nước, kính thầy, hiếu với cha mẹ, đễ với anh em, tín với bạn bè. Những nguyên tắc ấy không bao giờ lỗi thời, thay đổi.
Nói tón lại Học Viện Khổng Tử đáng trao vào tay ĐÀI LOAN, NAM HÀN hay NHẬT BẢN được coi như người anh cả trong đại gia đình văn hoá Đông Á. để khởi xướng lên một ĐẠO TRƯỜNG CHUNG cho Đông Á bên cạnh thị trường chung về Kinh Tế, như Giáo Sư Triết Gia Kim Định đã kêu gọi tại Hội Nghị Quốc Tế Nho Học tổ chức tại Đài Bắc tháng 11 năm 1987:
“Sở dĩ đề nghị lập Đạo Trường là cốt để Đông Á có thể đáp ứng sự mong đợi của triết học Tây Âu đang ngóng chờ sự đóng góp của triết lý Á Đông giúp lập lại thế quân bình giữa tâm và vật. Vì hiện nay con người quá thiên về vật chất mà nhãng bỏ tâm linh, cần phải đưa tâm linh vào cho cân đối. Điều đó một mình triết tây không làm được vì đã quá thiên về lý trí nên chỉ có lý thuyết suông, trừu tượng, xa đời và hóc búa không thể dẫn đưa nhân loại đến quân bình mà còn bị kinh tế chỉ huy. Lẽ ra triết lý phải chỉ huy hạ tầng kinh tế thế mà nay phải để cho hạ tầng kinh tế chỉ huy thì đủ biết văn hoá thiếu hồn, quá yếu. Các triết gia Tây Âu đã ý thức điều đó nên mới chờ mong cái gì khác hơn ở triết lý Á Đông”.
Học Viện Khổng Tử Trung Quốc đang muốn thiết lập tại nhiều nơi, nhất là lập tại Việt Nam thì nên chú trọng vào mấy điểm sau:
1. Bách Việt làm chủ nước Tàu, văn hóa Tàu trước người Tàu. Người Hán đến sau làm đã làm sa đoạ ra Hán Nho như thế nào.
2. Hãy tìm hiểu xem tại sao Việt còn giữ được mấy điểm hơn Tàu như: địa vị đàn bà Việt cao hơn Tàu. Chế độ bình sản giữ được nhiều hơn (quá bán ruộng là công điền công thổ). Chỉ có thời thực dân Pháp gom ruộng vào mây tên chủ điền, tạo nên chênh lệch xã hội. Không có vụ chôn người sống theo người chết. (Tần Thủy Hoàng chết, chôn theo 3 ngàn cung phi !)
3. Hãy nghiên cứu bãi bỏ chế độ toàn trị, chuyên chế của đảng cộng sản hiện nay, trả lại quyền làm người cho người dân. Thực hiện ý dân là ý trời như Khổng Tử đề cao trong Nho Giáo chính thực.