Washington:Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ đã nói vào hồi đầu tuần tháng 4 rằng Ngài thật cảm kích vì sự sinh động của Giáo Hội Công Giáo Hoa kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Cha nói "Có những vấn đề trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Thế nhưng tôi cũng biết rằng có rất nhiều sự sinh động mà tôi muốn điều này phải được biết tới".

Đức Tân Sứ Thần Tòa Thánh đã tới Hoa Kỳ vào ngày 24/2/2006 trước khi bắt đầu vào Mùa Chay. Ngài cảm kích đến những bản tường trình từ các Giám Mục Hoa Kỳ đến "hàng trăm và hàng trăm tân tòng" đã đến các nhà thờ chánh tòa vào ngày Chúa Nhật I Mùa Chay để bắt đầu giai đoạn cuối cùng chuẩn bị để được rửa tội vào Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh vào ngày hôm qua Thứ Bảy 15/4.

Đức Tổng Giám Mục Sambi cũng cảm kích đến mức độ tham dự Thánh Lễ hàng tuần của người Công Giáo Hoa Kỳ và tấm lòng rộng lượng của họ đối với người khác.

Là một người thông thạo 4 ngôn ngữ Ý, Anh, Pháp và Tây Ban Nha, Đức Tổng bày tỏ là một viên chức ngoại giao tòa thánh "tôi đã đi rất nhiều nơi khắp thế giới. Thật là khó để tìm thấy một nơi trên thế giới mà việc từ thiện của người Công Giáo Hoa Kỳ không được đến tay người nghèo và người ốm đau".

Trước khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Sambi làm việc tại Giêrusalem, là Sứ Thần Tòa Thánh cho Israel và Cyprus và là Đặc Ủy của Giáo Hoàng cho các lãnh thổ của người Palestine.

Khi được hỏi về quan điểm hòa bình tại Trung Đông và vai trò của Hoa Kỳ tại đó, Đức Cha nói "Tôi có một sự xác tín sâu xa rằng hòa bình tại Giêrusalem có nghĩa là hòa bình nơi một phần quan trọng của thế giới". Vì Giêrusalem là thành phố thánh của người Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo, nếu các nền văn minh của người Do Thái Giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo tại đó được học hỏi để chấp nhận lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác cho điều tốt đẹp nhất, thì đó sẽ là nền hòa bình tại tất cả mọi phần trên thế giới, nơi có ảnh hưởng của những nền văn minh này".

Đức Tổng Giám Mục Sambi đã từ chối bình luận về chính sách của Hoa Kỳ tại Iraq và Ngài nói rằng điều đó vượt ra ngoài nhiệm vụ với tư cách là một viên chức ngoại giao Vatican. Thế nhưng Ngài chia sẻ đến sự nhạy cảm mà Ngài nghĩ nó là cảm giác chung của cư dân Hoa Kỳ, "để cầu nguyện và hy vọng rằng tình trạng xung đột này sẽ đến hồi chấm dứt và sẽ nảy sinh một xã hội dân chủ và tự do".

Khi được hỏi về tình trạng tranh luận hiện hành trong sự cải cách di dân mà theo đó một số các Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại những dự luật hạn chế đối với người di dân, Tổng Giám Mục Sambi nói với tư cách là một đại sứ cho nên đó không phải là vai trò để bình luận đến chuyện "nội bộ" của một quốc gia.

Thế nhưng Đức Tổng đã thêm rằng "Tôi vui mừng đến các Giám Mục đã thực sự mạnh dạn trên vấn đề này".

Khi hỏi đến những chấn động văn hóa tại Hoa Kỳ trên các vấn đề với chiều kích luân lý như phá thai, hôn nhân đồng tính, Đức Sambi đã trả lời theo những gì có nghĩa là một người Công Giáo.

"Tôi không muốn nói bên trong Giáo Hội Công Giáo về cấp tiến hay bảo thủ, nhưng về con người tín hữu cho Chúa Giêsu Kitô và cho giáo hội của Người. Giáo Hội được Thiên Chúa chúng ta thiết lập để tiếp tục mầu nhiệm cứu rỗi nhân loại. Đó không phải là sự phát minh của bạn, cũng không phải là sự phát minh của tôi. Để trung thành với giáo hội có nghĩa là chấp nhận quyền thống trị của Đức Giêsu Kitô trên sự sống của bạn. .. Câu hỏi của giáo hội không chỉ là một câu hỏi về văn hóa, nhưng nó là một câu hỏi của phúc âm".

Đức Tổng Giám Mục đã tóm tắt sự sinh động của giáo hội trong 3 nguyên tắc:

- Trước hết, phải có một căn tính rõ ràng, là một người Kitô hữu và Công Giáo có nghĩa là gì.

- Thứ hai, phải có một cảm giác mạnh mẽ đến sự thuộc về. Cộng đồng của bạn cần bạn và bạn cần đến cộng đồng của bạn. Một người đi một mình ên sẽ đi lạc.

- Thứ ba là, số lượng không phải là một đường lối để dấy lên và có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Chất lưọng ngoại lệ mới là một đường lối tốt nhất để có tầm ảnh hưởng.

Một vị Sứ Thần Tòa Thánh không chỉ là một viên đại sứ tại quốc gia nhưng còn là một giáo sĩ đóng vai trò liên lạc chính của Tòa Thánh Vatican với các giám mục tại quốc gia đó.

Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ cũng bày tỏ rằng thật là quá sớm để mà nói sứ điệp của ngài sẽ như thế nào đối với các giám mục khi Đức Tổng gặp gỡ các Ngài. "Hãy cho tôi một ít thời gian nữa để tôi biết thêm tình thế".

Nhưng một cách chung, Đức Tổng nói: "Nhiệm vụ của tôi là điều này: củng cố sự hiệp thông giữa Đức Thánh Cha với các giám mục và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, trong mọi lúc mang đến sự nâng đõ và khuyến khích của Đức Giáo Hoàng tới những người anh em trong hàng giám mục và tới các tín hữu, là một khí cụ đại kết và đối thoại liên tôn, bảo vệ sự sống và nhân phẩm của từng người, tìm một đường lối hòa bình với công lý trên thế giới".