(FORT WORTH, Texas) " Vì là người Công Giáo, chúng ta sẽ không bỏ rơi bất kỳ ai" là lời giảng dạy của ĐGM Kevin W. Vann, GM giáo phận Fort Worth, khi ngài chủ tế thánh lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh của các hiệp hội bác ái với chủ đề "Poverty Summit and National Gathering" "Hội Thương đỉnh và dồn nỗ lực tòan quốc cho người nghèo".
Đây là buổi hội thảo đầu tiên, diễn ra hai ngày 18 và 19 tại Fort Worth Texas (cách Dallas 30 miles)
"Chúng ta đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ cho tất cả những ai cần tới, đó là một nhiệm vụ xuất phát từ một thực tế, là vì chúng ta là người Công Giáo", Đức Giám Mục Vann nói, "và vì Giáo hội là "phổ quát", cho nên việc (phục vụ cho người nghèo) định nghĩa ơn gọi và nhiệm vụ của chúng ta. Đó là căn tính của chúng ta (We are who we are)."
Tầng lớp người nghèo, đối tượng của các tổ chức từ thiện Công Giáo và đối tác, đang trên đà gia tăng nhanh.
Đến từ một văn phòng từ thiện Công Giáo ở vùng nông thôn Cottonwood, Arizona, cách thành phố Flagstaff khoảng 35 dặm, cô Carol Quasula cho biết cô đang phải đối phó với một loại nghèo túng mới. Thường thì công việc của cô là giúp đỡ những thế hệ trẻ em nghèo mà cha mẹ sống thiếu thốn triền miên, chúng lớn lên sẽ lâm vào một cảnh nghèo đói tương tự. Tuy nhiên bây giờ, các gia đình đi qua ngưỡng cửa văn phòng của cô, là những người từng có việc làm, có tiền lương và một cuộc sống tương đối.
Hòan cảnh địa ốc bị tịch thu gia tăng đã làm cho các dự án xây cất mới trong khu vực dừng lại, và sự mất mát các công trình xây dựng có nghĩa là nhiều người bị rơi vào tình trạng đói nghèo.
"Họ mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp cũng hết, và họ đến với tôi một cách khiêm tốn, yêu cầu được trợ giúp", Cô Quasala giải thích với tờ báo của giáo phận Fort Worth, tờ North Texas Catholic.
Nhu cầu cần giúp đỡ thì gia tăng trong khi dịch vụ và số nhân viên của văn phòng Catholic Charities xuống mức thấp nhất.
"Nguồn tài trợ cho các tổ chức xã hội thì khô cạn mà sự cạnh tranh thì lại rất cao," cô nói thêm.
Đến từ miền Bắc, ông Joseph Ransom cho thấy một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng nghèo:
"Tìm cho ra một chỗ ở có giá cả phải chăng cho người vô gia cư ở thành phố New York là hầu như không thể làm được," ông nói.
"Chúng tôi không còn phòng, và không có đất để xây dựng thêm," ông nói.
Là giám đốc của trại tạm cư St Raymond Outreach Center ở phố Bronx, ông Ransom thuê nhân viên bán thời gian dùng những người có con cái đang sống tạm trú tại trung tâm. Ngân quỹ hạn hẹp không cho phép ông thuê một nhân viên toàn thời gian.
"Họ nghèo lắm. Số tiền tôi trả cho họ giúp họ sống qua ngày", ông Ransom tin rằng bộ máy quan liêu của chính phủ thường đi ngược lại lợi ích cuả những người vô gia cư. "Bây giờ thì người nghèo là những người phải phục vụ cho những người nghèo khác."
Ông Ransom và cô Quasala là hai trong số 600 người tham gia Hội nghị Thượng đỉnh nghèo tại Fort Worth.
Hội nghị là một nỗ lực chung của Tổ chức từ thiện Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic Charities USA) kết hợp với chín đối tác phi lợi nhuận, sự kiện có tính chất đột phá này qui tụ nhiều người từ khắp nơi trong nước với mục đích tìm ra sáng kiến giảm nghèo ở Mỹ và bảo vệ những tài trợ của Liên Bang liên hệ tới các chương trình hỗ trợ cho người nghèo.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh nghèo kết thúc thì một cuộc họp thường niên cùa Catholic Charities đã tiếp tục với chương trình và hội thảo vào hai ngày 20 và 21 Tháng 9.
Trong phần phát biểu khai mạc, Cha Larry Snyder, chủ tịch của Catholic Charities USA, nhắc nhở những người tham gia hội nghị thượng đỉnh rằng họ là tiếng nói của các bà mẹ độc thân, các cựu chiến binh vô gia cư và những người đã bị đẩy xuống các hố sâu của xã hội.
Hiện tại có 46 triệu người Mỹ sống trong cảnh nghèo đói, và cứ 5 em nhỏ thì có 1 em phải lo lắng về bữa ăn không đủ no. Cái nghèo cũng là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, bệnh tim và điểm học thấp kém.
"Chúng ta hãy cùng nhau phát huy những sáng tạo tập thể, lòng trắc ẩn, và nỗ lực để tìm ra những giải pháp cải thiện cuộc sống của rất nhiều người, đồng thời xây dựng một xã hội bác ái và công bằng", Cha Snyder kêu gọi. "Nếu chúng ta có thể làm điều đó, Hội nghị thượng đỉnh đói nghèo đầu tiên của chúng ta sẽ là một thành công."
Năm ngoái, hội Catholic Charities USA phục vụ hơn 10 triệu người trong các lĩnh vực dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, cứu trợ thiên tai, và nhiều hòan cảnh khác.
Các hội "Feeding America" và "Save the Children" là hai trong số các đối tác cùng chung tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nghèo cũng đóng góp không nhỏ:
Hơn 27 triệu người Mỹ đã được cung cấp thực phẩm từ các ngân hàng thực phẩm của hội Feeding America, còn hội Save the Children đã cung cấp thực phẩm có chất lượng cao cho sự phát triển thời thơ ấu, xoá nạn mù chữ và cung cấp các chương trình hoạt động thể chất cho 21.000 trẻ em của các cộng đồng nông thôn khắp nước.
Các tổ chức phi lợi nhuận khác tham dự hội Thượng đỉnh bao gồm: American Campaign for Human Development, Bread for the World, the Corporation for Enterprise Development, the Coalition on Human Needs, the National Alliance to End Homelessness, and the Society of St. Vincent de Paul.
"Chúng ta đang sống trong một quốc gia giàu có nhất thế giới, dù cho có những thâm hụt ngân sách cũng vậy. Thế mà hầu như cả nước đã đi ngủ mỗi đêm mà không có ý thức rằng 1 trong 6 người Mỹ đang phải khó khăn khổ cực chỉ đơn giản là để có thể sống qua ngày" Cha Snyder nói. "Điều này phải thay đổi. Đây là điều tùy thuộc vào chúng ta để thay đổi nó."
Các chuyên gia làm việc trên tuyến đầu của nạn đói, vô gia cư, và cơ hội kinh tế đã tham gia vào một cuộc thảo luận xôi nổi về việc làm thế nào để xóa đói giảm nghèo ở Mỹ.
Các điều hợp viên của buổi hội thảo gồm có các ông John Bridgeland, Giám đốc Civic Enterprises, Mục sư (Lutheran) David Beckmann, chủ tịch Bread for the World, Bà Andrea Levere, chủ tịch của Corporation for Enterprise Development và Bà Nan Roman, chủ tịch và giám đốc điều hành của National Alliance to End Homelessness.
Mục sư Beckman đề cập đến những đề xuất cắt giảm ngân sách có ảnh hưởng đến nạn nghèo đói và vô gia cư. Ngài cho biết hai phần ba những cắt giảm tập trung vào các chương trình như Medicaid, tín dụng thuế cho người lao động nghèo, và chương trình hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng.
"Nếu việc cắt giảm này trở thành luật, thì những người nghèo sẽ mất thêm một số lương thực nhiều gấp ba lần số thực phẩm của tất cả các tổ chức từ thiện trong cả nước."
Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã đề xướng một tổ chức liên tôn và được nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác tham gia, gọi là một "vòng đai phòng thủ" ("circle of protection") để bảo vệ các chương trình giúp người nghèo của Liên bang.
Đây là buổi hội thảo đầu tiên, diễn ra hai ngày 18 và 19 tại Fort Worth Texas (cách Dallas 30 miles)
"Chúng ta đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ cho tất cả những ai cần tới, đó là một nhiệm vụ xuất phát từ một thực tế, là vì chúng ta là người Công Giáo", Đức Giám Mục Vann nói, "và vì Giáo hội là "phổ quát", cho nên việc (phục vụ cho người nghèo) định nghĩa ơn gọi và nhiệm vụ của chúng ta. Đó là căn tính của chúng ta (We are who we are)."
Tầng lớp người nghèo, đối tượng của các tổ chức từ thiện Công Giáo và đối tác, đang trên đà gia tăng nhanh.
Đến từ một văn phòng từ thiện Công Giáo ở vùng nông thôn Cottonwood, Arizona, cách thành phố Flagstaff khoảng 35 dặm, cô Carol Quasula cho biết cô đang phải đối phó với một loại nghèo túng mới. Thường thì công việc của cô là giúp đỡ những thế hệ trẻ em nghèo mà cha mẹ sống thiếu thốn triền miên, chúng lớn lên sẽ lâm vào một cảnh nghèo đói tương tự. Tuy nhiên bây giờ, các gia đình đi qua ngưỡng cửa văn phòng của cô, là những người từng có việc làm, có tiền lương và một cuộc sống tương đối.
Hòan cảnh địa ốc bị tịch thu gia tăng đã làm cho các dự án xây cất mới trong khu vực dừng lại, và sự mất mát các công trình xây dựng có nghĩa là nhiều người bị rơi vào tình trạng đói nghèo.
"Họ mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp cũng hết, và họ đến với tôi một cách khiêm tốn, yêu cầu được trợ giúp", Cô Quasala giải thích với tờ báo của giáo phận Fort Worth, tờ North Texas Catholic.
Nhu cầu cần giúp đỡ thì gia tăng trong khi dịch vụ và số nhân viên của văn phòng Catholic Charities xuống mức thấp nhất.
"Nguồn tài trợ cho các tổ chức xã hội thì khô cạn mà sự cạnh tranh thì lại rất cao," cô nói thêm.
Đến từ miền Bắc, ông Joseph Ransom cho thấy một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng nghèo:
"Tìm cho ra một chỗ ở có giá cả phải chăng cho người vô gia cư ở thành phố New York là hầu như không thể làm được," ông nói.
"Chúng tôi không còn phòng, và không có đất để xây dựng thêm," ông nói.
Là giám đốc của trại tạm cư St Raymond Outreach Center ở phố Bronx, ông Ransom thuê nhân viên bán thời gian dùng những người có con cái đang sống tạm trú tại trung tâm. Ngân quỹ hạn hẹp không cho phép ông thuê một nhân viên toàn thời gian.
"Họ nghèo lắm. Số tiền tôi trả cho họ giúp họ sống qua ngày", ông Ransom tin rằng bộ máy quan liêu của chính phủ thường đi ngược lại lợi ích cuả những người vô gia cư. "Bây giờ thì người nghèo là những người phải phục vụ cho những người nghèo khác."
Ông Ransom và cô Quasala là hai trong số 600 người tham gia Hội nghị Thượng đỉnh nghèo tại Fort Worth.
Hội nghị là một nỗ lực chung của Tổ chức từ thiện Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic Charities USA) kết hợp với chín đối tác phi lợi nhuận, sự kiện có tính chất đột phá này qui tụ nhiều người từ khắp nơi trong nước với mục đích tìm ra sáng kiến giảm nghèo ở Mỹ và bảo vệ những tài trợ của Liên Bang liên hệ tới các chương trình hỗ trợ cho người nghèo.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh nghèo kết thúc thì một cuộc họp thường niên cùa Catholic Charities đã tiếp tục với chương trình và hội thảo vào hai ngày 20 và 21 Tháng 9.
Trong phần phát biểu khai mạc, Cha Larry Snyder, chủ tịch của Catholic Charities USA, nhắc nhở những người tham gia hội nghị thượng đỉnh rằng họ là tiếng nói của các bà mẹ độc thân, các cựu chiến binh vô gia cư và những người đã bị đẩy xuống các hố sâu của xã hội.
Hiện tại có 46 triệu người Mỹ sống trong cảnh nghèo đói, và cứ 5 em nhỏ thì có 1 em phải lo lắng về bữa ăn không đủ no. Cái nghèo cũng là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, bệnh tim và điểm học thấp kém.
"Chúng ta hãy cùng nhau phát huy những sáng tạo tập thể, lòng trắc ẩn, và nỗ lực để tìm ra những giải pháp cải thiện cuộc sống của rất nhiều người, đồng thời xây dựng một xã hội bác ái và công bằng", Cha Snyder kêu gọi. "Nếu chúng ta có thể làm điều đó, Hội nghị thượng đỉnh đói nghèo đầu tiên của chúng ta sẽ là một thành công."
Năm ngoái, hội Catholic Charities USA phục vụ hơn 10 triệu người trong các lĩnh vực dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, cứu trợ thiên tai, và nhiều hòan cảnh khác.
Các hội "Feeding America" và "Save the Children" là hai trong số các đối tác cùng chung tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nghèo cũng đóng góp không nhỏ:
Hơn 27 triệu người Mỹ đã được cung cấp thực phẩm từ các ngân hàng thực phẩm của hội Feeding America, còn hội Save the Children đã cung cấp thực phẩm có chất lượng cao cho sự phát triển thời thơ ấu, xoá nạn mù chữ và cung cấp các chương trình hoạt động thể chất cho 21.000 trẻ em của các cộng đồng nông thôn khắp nước.
Các tổ chức phi lợi nhuận khác tham dự hội Thượng đỉnh bao gồm: American Campaign for Human Development, Bread for the World, the Corporation for Enterprise Development, the Coalition on Human Needs, the National Alliance to End Homelessness, and the Society of St. Vincent de Paul.
"Chúng ta đang sống trong một quốc gia giàu có nhất thế giới, dù cho có những thâm hụt ngân sách cũng vậy. Thế mà hầu như cả nước đã đi ngủ mỗi đêm mà không có ý thức rằng 1 trong 6 người Mỹ đang phải khó khăn khổ cực chỉ đơn giản là để có thể sống qua ngày" Cha Snyder nói. "Điều này phải thay đổi. Đây là điều tùy thuộc vào chúng ta để thay đổi nó."
Các chuyên gia làm việc trên tuyến đầu của nạn đói, vô gia cư, và cơ hội kinh tế đã tham gia vào một cuộc thảo luận xôi nổi về việc làm thế nào để xóa đói giảm nghèo ở Mỹ.
Các điều hợp viên của buổi hội thảo gồm có các ông John Bridgeland, Giám đốc Civic Enterprises, Mục sư (Lutheran) David Beckmann, chủ tịch Bread for the World, Bà Andrea Levere, chủ tịch của Corporation for Enterprise Development và Bà Nan Roman, chủ tịch và giám đốc điều hành của National Alliance to End Homelessness.
Mục sư Beckman đề cập đến những đề xuất cắt giảm ngân sách có ảnh hưởng đến nạn nghèo đói và vô gia cư. Ngài cho biết hai phần ba những cắt giảm tập trung vào các chương trình như Medicaid, tín dụng thuế cho người lao động nghèo, và chương trình hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng.
"Nếu việc cắt giảm này trở thành luật, thì những người nghèo sẽ mất thêm một số lương thực nhiều gấp ba lần số thực phẩm của tất cả các tổ chức từ thiện trong cả nước."
Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã đề xướng một tổ chức liên tôn và được nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác tham gia, gọi là một "vòng đai phòng thủ" ("circle of protection") để bảo vệ các chương trình giúp người nghèo của Liên bang.